Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TẠ QUANG BẮC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TẠ QUANG BẮC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8
TP. HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày… tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phản biện 1


3

Phản biện 2

4

Ủy viên

5

Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG Đ ẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày tháng năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TẠ QUANG BẮC


Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 13 tháng 6 năm 1977

Nơi sinh: Tp. Hồ CHí Minh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1241820004

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt độ ng sản
xuất trên đị a bàn Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ của đề tài là xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người
lao động, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động về công
việc tại doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh.
Nội dung gồm bốn nội dung chính: cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu,
phân tích kết quả và kết luận kiến nghị. Đề tài đã tìm ra mô hình, các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của người lao động và qua kết quả phân tích cũng đã cho ra được
phương trình hồi quy.
Hạn chế của đề tài là chưa nghiên cứu với lượng mẫu lớn, chưa nghiên cứu tất
cả các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận .
III- Ngày giao nhiệm vụ : ngày tháng năm 20.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày tháng năm 20.
V- Cán bộ hướng dẫn:PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

TẠ QUANG BẮC


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ l òng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Phú Tụ, người trực tiếp hư ớng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và giúp tôi tìm
ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu. giải
quyết vấn đề… nhờ đó tôi có thể hoàn thành luận văn cao học của mình.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi còn nhận được nhiều
sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ của cha, mẹ, quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người
thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Cha mẹ và người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ

tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
 Ban Giám hiệu Nhà trường, Quý thầy cô khoa Quản trị Kinh doanh và Quý
thầy cô Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học Trường Đại học
Công nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt
khóa học vừa qua.
 Bạn Huỳnh N gọc Anh – trưởn g phòng công tác sinh viên và đồng nghiệp
phòng kinh tế Quận 8 đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
 Ban giám đốc, c ác anh chị cán bộ quản lý, nhân viên kỷ thuật, công nhân trực
tiếp sản xuấtcác doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 đã nhiệt
tình tham gia trả lời phỏng vấn ngh iên cứu cho đề tài.
Học viên

TẠ QUANG BẮC


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 8 TP. HỒ CHÍ MINHđược thực hiệntrong bối cảnh cả nước đang quan
tâm đến việc tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó v ấn đề được đặt ra, làm thế nào để duy
trì, phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả công việc, tinh
thần trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề
trên, các doanh nghiệp phải đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong
doanh nghiệp mình thông qua việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của người . Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại đại diện một số doanh nghiệp
hoạt động sản xuất có nhiều sự quan tâm đến người lao động, chấp hành tốt chính
sách, pháp luật của nhà nước về lao động trên địa bàn quận 8.

Luận văn bao gồm ba vấn đề chính:
- Thứ nhất: đề tài nghiên cứu dựa trên các mô hình nghiên cứu liên quan đến
sự hài lòng công việc của người lao động của Trần Kim Dung (2005); Hà Nam
Khánh Giao & Võ Thị Mai Phương (2011); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010); Lê Văn
Nhanh (2011) và các lý thuyết cơ sở lý thuyết sự hài lòng công việc của người lao
động. Trê n cơ sở đó, tác giả đã điều chỉnh mô hình cho phù hợp với nghiên cứu về sự
hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận
8 Tp. Hồ Chí Minh.Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là phương pháp
nghiên cứu địnhtính và định lượng. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu
thập từ 2 42 mẫukhảo sát từ bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức tại các doanh nghiệp .
Phần mềm phân tích thốngkê SPSS 16.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu.


iv

- Thứ hai, qua phân tích dữ liệu điều tra từ đại diện một số doanh nghiệp hoạt
động sản xuất có nhiều sự quan tâm đến người lao động, chấp hành tốt chính sách,
pháp luật của nhà nước về lao động trên địa bàn quận 8. Nghiên cứu đã cho thấy
những nhân tố về Thu nhập; Lãnh đạo;Cơ hội đào tạo và thăng tiến ;Điều kiện làm
việc; Đánh giá công việc,có tác động mạnh đến sự hài lòng của người lao động.Kết
quả kiểm định cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các đặcđiểm cá nhân đến sự
hài lòng chung của người lao động đối với công việc ngoại trừ đặc điểmtình trạng hôn
nhân và Trình độ học vấn.
- Thứ ba, từ thực trạng ở các doanh nghiệp hoạt động sản xuất đã được phân
tích ở trên, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng hiện tại của các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8 Tp. Hồ Chí Minh.
Về phía các doanh nghiệp, tác giả đề xuất các nhóm Giải pháp về Thu nhập;
Lãnh đạo;Cơ hội đào tạo và thăng tiến ;Điều kiện làm việc; Đánh giá công việc .
Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp đối với các c ơ quan chức năng
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công tác
nhân sự có thể sử dụng, điều chỉnh các thang đo lường phù hợp với nghiên cứu của
mình trong lĩnh vực tương tự...; có thể xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của người lao động để đầu tư phát triển, đưa ra giải pháp phù hợp để
nâng cao mức độ hài lòng của người lao động của mình; tùy từng đặc điểm cá nhân
sẽ có những nhận xét khác nhau và mức độ hài lòng, cũng như cảm nhận khác nhau
đối với các nhân tố được khảo sát; làm tài liệu tham khảo cho những ai làm luận văn
cao học, hoặc nghiên cứu khoa học với những đề tài tương tự, đo lường sự hài lòng
trong những lĩnh vực chuyên môn tương tự …
Hạn chế của đề tài này là ở phạm vi nghiên cứu chỉ được tiến hành tại đại diện
cho các một số doanh nghiệp sản xuất theo từng loại hình doanh nghiệp nên tính
khái quát của đề tài là không cao. Nghiên cứu này chưa xét đến sự ảnh hưởng của
các nhân tố bên ngoài khác như: Xã hội, văn hóa, địa lý,…ảnh hưởng đến sự hài
lòng của người lao động đối với công việc. Nghiên cứu này cần có những nghiên
cứu về sự trung thành, gắn bó, ý định nghỉ việc,…của người lao động đối với công
việc, tổ chức, doanh nghiệp. Mặt khác nghiên cứu được thực hiện trong thời gian


v

tương đối ngắn, mỗi thời điểm khác các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người lao động khác nhau nên giá trị thống kê là không thể hoàn toàn chính xác. Tất
cả những hạn chế trên sẽ là tiền đề cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.


vi

ABSTRACT
The research onASSESSMENT OF EMPLOYEE’S SATISFACTION TO
THEIR WORK AT SOME PRODUCTION COMPANIESIN AREA OF

DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY hasbeen made in the concept of our whole
country is taking deep interest for economy restructure, in which one of the most
important matter is how to maintain and develop the creativity, improve the capability
of employee, improve the work effectiveness and responsibilities of employee towards
the company they work for. To deal with this, the companies have to make assessment
on their employees’ satisfaction by considering the factors that may have affect. This
research has been made at some production companies in district 8 that have good care
for their employee and well obey the law and labour regulations of the state.
This research contains three main parts:
- Firstly: This research is based on the model of

researching on work

satisfaction of employee by Trần Kim Dung (2005); Hà Nam Khánh Giao & Võ Thị
Mai Phương (2011); Nguyễn Thị Kim Ánh (2010); Lê Văn Nhanh (2011) and the
theories of work satisfaction of employee. With reference to those, the writer has
adjusted the researching model to make it suit the research on satisfaction of
employee with their production companies in area of district 8,Ho Chi Minh City.
The methods used for this research are qualitative analysis and quantitative analysis.
The data used for this research has been collected from 242 forms answering the
official questionnaire used at the companies. The statistical analysis software SPSS
16.0 is used to analyze the data.\
- Secondly,by analysing the data got from some production companies that
have good care for employee and well obey the law and labour regulations of the state
in area of district 8, the research reveals the factors of Income; Manager;Training and
Promotion opportunities; Work conditions; Performance review significantly affect the
satisfaction of the employees. The result also shows that personal characteristics make
no difference to the general satisfaction of employee towards work except for Marriage
and Lore leveling.
- Thirdly,from the reality has been analysed, this research proposes solutions to

the current issues of some production companies in district 8, Ho Chi Minh City.


vii

As for companies, the writer propose the solutions containing Income;
Manager; Training and Promotion opportunities; Work conditions; Performance
review. Meanwhile, the writer also proposes some solutions to business
management for government agencies.
The result of this reseach can be helpful for human resource researchers, they
can take reference from the data, adjust the analysing criteria to suit their research in
the similar fields, they can identify the factors that affect the satisfaction of the
employee to set up the suitable business investment strategy, find the best solutions
for improving the satisfaction of employee. Depending on individual characteristics,
each researcher can have different judgement on satisfaction level, as well as
different judgement on the researching factors. The result of this research can also be
used as reference for those who do master degree composition, or study the similar
topics, measuring the satisfaction in similar fields...
The limitation of this research is the researching scale as it is just done in some
representative production companies so this topic is not so general. This research does
not consider the external factors like Society, culture, geography ect that may affect the
employee satisfaction to their jobs.This research needs more study about the
employee’s loyalty to the company, attention of resignation of employee ect. This
research has been done in a short period of time; the factors that affect employee
satisfaction differ time to time so the statistics value cannot be extremely exact. All
of the mentioned limitation will be the premise for the next researches.


viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ...............................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................xiv
1. Lý do nghiên cứu: ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................3
5- Ý nghĩa của đề tài: ..................................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài: ...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................1
1.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ...1
1.1.1 Sự hài lòng chung đối với công việc. .................................................................1
1.1.2. Sự hài lòng với các thành phần của công việc. .................................................1
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC.
.....................................................................................................................................2
1.3 LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC: ................................................2
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow: ............................................2
1.3.2. Lý thuyết thúc đẩy theo nhu cầu của David C.McClelland: .............................4
1.3.3. Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg......................................................5
1.3.4. Lý thuyết E.R.G. ...............................................................................................6
1.3.5. Lý thuyết công bằng của John Stacy Adams. ...................................................6
1.4. CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC. ........................7
1.5. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
...................................................................................................................................12
1.5.1. Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động tại nơi làm việc ......12
1.5.2. Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động .........14



ix

1.5.3. Ả nh hưởng của quyền sở hữu đến lòng trung thành trong công việc của người
lao động và lòng trung thành đối với tổ chức ...........................................................15
1.6. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. ...............................................8
1.6.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước. ............................................................................8
1.6.2. Các nghiên cứu ở trong nước: .........................................................................10
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH N GHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................17
2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT LIÊN QUAN:
...................................................................................................................................17
2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ..........................................................................17
2.1.2. Các giả thiết kỳ vọng cho mô hình nghiên cứu: .............................................18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................19
2.2.1.Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................19
2.2.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................................20
2.3. THIẾT KẾ MẪU. ...............................................................................................24
2.3.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................................24
2.3.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................30
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA BÀN QUẬN 8: ................30
3.1.1. Vị trí địa lý và các đặc điểm chính của Quận 8: .............................................30
3.1.2. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận 8: ....................................31
3.1.4. Cơ cấu lao động tại quận 8 ..............................................................................33
3.2. KHÁI QUÁT ĐIỀU TRA MẪU ........................................................................34
3.2.1. Về giới tính: ....................................................................................................34
3.2.2. Độ tuổi: ............................................................................................................34
3.2.3. Tình trạng hôn nhân: .......................................................................................35

3.2.4. Trình độ chuyên môn: .....................................................................................35
3.2.5. Vị trí việc làm: ................................................................................................36
3.2.6. Thời gian làm việc tại Doanh nghiệp: .............................................................36
3.2.7. Mức thu nhập bình quân/tháng (đồng): ...........................................................37
3.2.8. Loại hình doanh nghiệp:..................................................................................37


x

3.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S
ALPHA......................................................................................................................38
3.3.1.Cronbach’s Alpha thang đo “Bản chất công việc”: .........................................38
3.3.2.Cronbach’s Alpha thang đo “Tiền lương”: ......................................................39
3.3.3.Cronbach’s Alpha thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”. ...........................40
3.3.4.Cronbach’s Alpha thang đo “Lãnh đạo”: .........................................................40
3.3.5.Cronbach’s Alpha thang đo “Đồng nghiệp”. ...................................................41
3.3.6.Cronbach’s Alpha thang đo “Điều kiện làm việc”. ..........................................41
3.3.7.Cronbach’s Alpha thang đo “Phúc lợi”. ...........................................................42
3.3.8.Cronbach’s Alpha thang đo “Đánh giá thực hiện công việc”. .........................42
3.3.9.Cronbach’s Alpha thang đo “Hài lòng chung đối với công việc”. ..................43
3.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ – EFA..................................................44
3.4.1. Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao
động đối với công việc ..............................................................................................45
3.4.2. Phân tích EFA thang đo sự hài lòng chung của người lao động đối với công
việc ............................................................................................................................48
3.5.HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ................50
3.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................51
3.6.1 Kiểm định mô hình ...........................................................................................51
3.6.1.1 Thống kê mô tả: ............................................................................................52
3.6.1.2. Phân tích tương quan hệ số Pearson: ...........................................................52

3.6.1.3. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................54
3.7. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG: .............................................................................................................56
3.7.1. Kiểm định về sự khác biệt theo “ Giới tính“: ..................................................56
3.7.2- Kiểm định về sự khác biệt theo “Nhóm tuổi”.................................................58
3.7.3. Kiểm định về sự khác biệt theo “Tình trạng hôn nhân”. .................................59
3.7.4. Kiểm định về sự khác biệt theo “Trình độ học vấn”. ......................................60
3.7.5. Kiểm định về sự khác biệt theo “Vị trí làm việc”. ..........................................62
3.7.6. Kiểm định về sự khác biệt theo “Thời gian làm việc”. ...................................63
3.7.7. Kiểm định về sự khác biệt theo “Thu nhập”. ..................................................64


xi

3.7.8- Kiểm định về sự khác biệt theo “Loại hình doanh nghiệp”. ...........................65
3.8. Kiểm định các giả thuyết – hiệu chỉnh mô hình: ...............................................66
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ......................................................69
4.1 Xác định vấn đề cần giải quyết: ..........................................................................69
4.2- Kiến nghị một số giải pháp từ kết quả nghiên cứu: ...........................................70
4.2.1- Một số giải pháp cụ thể cho từng nhân tố: ......................................................70
4.2.1.1. Nhân tố “Thu nhập” (β=0.379) ....................................................................70
4.2.1.2. - Nhân tố “ Lãnh đạo”(β=0.286). .................................................................72
4.2.1.3 Nhân tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” (β=0.150). ......................................73
4.2.1.4. Nhân tố “Điều kiện làm việc (β=0.138)” .....................................................74
4.2.1.5. Nhân tố “Đánh giá thực hiện công việc” (β=0.174). ..................................75
4.2.2 Đối với công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên
địa bàn quận 8 ...........................................................................................................75
4.2.3- Đối với công tác quản lý doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận
8:................................................................................................................................78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83
PHỤ LỤC 1:BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ..............................................................1
BẢNG PHỤ LỤC 2:PHÂN TÍCH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA ......................11
BẢNG PHỤ LỤC 3:PHÂN TÍCH EFA ...................................................................19
BẢNG PHỤ LỤC 4:PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA CHO CÁC BIẾN MỚI
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ...........................................................................................30
BẢNG PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ THANG ĐO LIKERT ĐƯỢC RÚT RA
TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH..........................................32


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ANOVA

: Analysis of variance (Phân tích phương sai)

2. EFA

: Exploratary factor analysis (Phân tích nhân tố).

3. VIF

: Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai)

4. Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh



xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nhu cầu cấp bậc của Maslow (Nguồn: Nguyễn Hữu Lam (1996) “Hành
vi Tổ chức”) .................................................................................................................... 3
Sơ đồ 1.3: Mô hình đo lường sự thỏa mãn công việc của nhân viên sản xuất tại
Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát.(Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế tháng
06.2011 số 248) ............................................................................................................. 11
Sơ đồ 2.1:Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng
của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8 ..... 18
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu đề tài đề xuất của tác giả ................................ 24
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả được điều chỉnh sau khi phân
tích nhân tố EFA ........................................................................................................... 50
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hài lòng của người lao
động ............................................................................................................................... 67


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Bảng 2.1: Tóm lược tiến độ thực hiện các nghiên cứu ................................................. 19
Bảng 2.2 : Mã hóa thang đo về Bản chất công việc ...................................................... 26
Bảng 2.3: Mã hóa thang đo về thu nhập ....................................................................... 26
Bảng 2.4 : Mã hóa thang đo về Cơ hội đào tạo và thăng tiến ........................................ 26
Bảng 2.5 : Mã hóa thang đo về lãnh đạo ....................................................................... 27
Bảng 2.6: Mã hóa thang đo về Đồn g nghiệp ................................................................ 27
Bảng 2.7 : Mã hóa thang đo về Điều kiện làm việc ....................................................... 27
Bảng 2.8: Mã hóa thang đo về Phúc lợi ........................................................................ 28
Bảng 2.9 : Mã hóa thang đo về Đánh giá thực hiện công việc ...................................... 28

Bảng 2.10: Mã hóa thang đo về sự hài lòng chung đối với công việc ......................... 28
Bảng 3.1: Số liệu phát triển công nghiệp – thương mại dịch vụ của quận 8 từ năm
2011 đến 2013 ............................................................................................................... 32
Bảng3.2: Thống kê mẫu theo giới tính: ........................................................................ 34
Bảng 3.3: Thống kê mẫu theo Độ tuổi: ........................................................................ 34
Bảng 3.4: Thống kê mẫu theo tình trạng hôn nhân: ..................................................... 35
Bảng 3.5: Thống kê mẫu theo trình độ chuyên môn: ................................................... 35
Bảng 3.6: Thống kê mẫu theo Vị trí việc làm: ............................................................. 36
Bảng 3.7: Thống kê mẫu theo thời gian làm việc tại doanh nghiệp ............................. 36
Bảng 3.8: Thống kê mẫu theo Mức thu nhập bình quân .............................................. 37
Bảng 3.9: Thống kê mẫu theo loại hình doanh nghiệp ................................................. 38
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Bản chất công việc ........ 39
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Thu nhập ....................... 39
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Cơ hội đào tạo và thăng
tiến ................................................................................................................................. 40
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Lãnh đạo ........................ 40
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Đồng nghiệp .................. 41
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Điều kiện làm việc ........ 41
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Phúc lợi ......................... 42


xv

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Đánh giá thực hiện công
việc ................................................................................................................................ 42
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha thang đo Hài lòng chung đối với
công việc: ...................................................................................................................... 43
Bảng 3.19: Kết quả phân tích EFA nhân tố thang đo sự hài lòng ................................ 46
Bảng 3.20: Chỉ số KMO và Bartlett’s Test .................................................................. 47
Bảng 3.21: Kết quả phân tích EFA nhân tố thang đo sự hài lòng chung ..................... 49

Bảng 3.22: Thống kê mô tả các nhân tố đo lường mức độ hài lòng ............................ 52
Bảng 3.23: Bảng ma trận tương quan theo hệ số Pearson ............................................ 53
Bảng 3.24. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter ............................................. 54
Bảng 3.25. Kết quả phân tích phương sai ANOVA ..................................................... 55
Bảng 3.26: Bảng phân tích các hệ số hồi quy đa biến .................................................. 55
Bảng 3.27: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
giới tính ......................................................................................................................... 57
Bảng 3.28: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
Nhóm tuổi...................................................................................................................... 58
Bảng 3.29: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
Tình trạng hôn nhân ...................................................................................................... 59
Bảng 3.30: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động
theo trình độ họ c vấn ..................................................................................................... 61
Bảng 3.31: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
Vị trí việc làm ................................................................................................................ 62
Bảng 3.32: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
Thời gian làm việc ......................................................................................................... 63
Bảng 3.33: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
Thu nhập........................................................................................................................ 64
Bảng 3.34: Kết quả phân tích ANOVA về mức độ hài lòng của người lao động theo
loại hình doanh nghiệp .................................................................................................. 65
Bảng 3.35: Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................... 66
Bảng 4.1: Trọng số đã chuẩn hóa và giá trị trung bình của các nhân tố ...................... 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nước ta tiến hành công cuộc

đổi mới đất nước, góp phần tạo ra những thay đổi to lớn trong đời sống xã hội và
tạo nên những tác động tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội, ngoại giao… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là từ
khi Việt Nam chính thức trở thành thành niên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội kinh doanh, đồng thời
phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như sự cạnh tranh gây gắt của đối thủ,
chất lượng và công nghệ sản xuất... Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển bền vững, các
doanh nghiệp phải tự thân vận động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có để
thích ứng kịp thời với những thay đổi. Để làm được điều này, một trong những y ếu
tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó là yếu tố con người. Vì
vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã khẳng định “Con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển”, lấy việc phát huy con
người làm yế u tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại
lớn nhất đất nước. Để góp phần vào việc phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và Quận 8 nói riêng, các doanh nghiệp trê n địa bàn Quận 8 phải
đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, cải tiến thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực
cạnh tranh so với đối thủ bằng việc tận dụng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện
tại của mình.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, tình trạ ng sản xuất bị đình
trện, sản phẩm làm ra tiêu thu gặp nhiệu khó khăn, mặc khác hiện tượng “Chảy máu
chất xám” vẫn đang diễn ra trong các doanh nghiệp, người lao động sẵn sàng
chuyển sang đơn vị khác làm việc với mức lương hấp dẫn, cơ hội thăng tiến và môi
trường làm việc có nhiều tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số người
lao động làm việc chưa nhiệt tình, thờ ơ với công việc...nhất là trong khu vực doanh
nghiệp hoạt động sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp chưa đáp ứng
được các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ.
Vấn đề được đặt ra, làm thế nào để duy trì, phát huy tính sáng tạo, nâng cao



2
năng lực, chất lượng hiệu quả công việc, tinh thần trách nhiệm của người lao động
đối với doanh nghiệp? Xuất phát từ vấn đề trên, các doanh ngh iệp phải đánh giá
mức độ hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp mình thông qua việc xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất trên địa bàn Quận 8”. Hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các
nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có được công
cụ đo lường mức độ hài lòng của người lao động và tìm ra những giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả động viên người lao động và hạn chế những khuyết
điểm trong việc thu hút, duy trì và phát triển tài năng của nguồn nhân lực trên. Mục
tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Nhu cầu nào được xem là quan trọng nhất hiện nay của người lao động?
- Xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao
động?
2. Mục đích nghiên cứu
Mức độ hài lòng của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, đồng thời duy trì người lao động tại doanh nghiệp. Do đó,
việc thu h út, duy trì, động viên và phát triển nguồn nhân lực hiện tại trong các
doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết nên phải được
quan tâm đúng mức. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8.
- Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt giữa tầm quan trọng của các yếu tố và thực
trạng hài lòng của người lao động.
- Đề xuất giải pháp và đưa ra kiến nghị nâng cao mức độ hài lòng của người
lao động nhằm động viên, kích thích nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả trong các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8 trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động đối với công


3
việc theo sự cảm nhận của người lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại các đơn vị: Công ty cổ
phần kỹ thuật mới; Công ty cổ phần Thủy tinh Hưng Phú; Công ty TNHH chế biến
gia cầm San Hà; Công ty liên doanh sản xuất giầy Phước Bình; Cty có vốn đầu tư
nước ngoài BQ ViNa; Doanh nghiệp tư nhân Khô bò Hải Châu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các mô hình nghiên cứu liên
quan về sự hài lòng của người lao động đối với công việc được thực hiện b ởi các
học viên, các nhà khoa học đã công bố trong và ngoài nước. Ngoài ra, nghiên cứu
này dựa trên cơ sở các khái niệm về sự hài lòng của người lao động đối với công
việc, các lý thuyết về sự hài lòng của người lao động và các tài liệu tham khảo liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính là nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính: Được
sử dụng trong nghiên cứu khám phá, nghiên cứu các tài liệu thứ ca61plie6n quan và
thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ để xây
dựng thang đo mức độ hài lòng của người lao động cho phù hợp với các điều kiện
thực tế trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8 – Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng: việc thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi được gởi đến người lao
động. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp
lấy mẫu thuận tiện cho 260 người lao động hiện đang công tác tại các doanh nghiệp

hoạt động sản xuất trên địa bàn Quận 8. Mục đích của nghiên cứu này là để sàng lọc
các biến quan sát và xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo.
Bảng câu hỏi điều tra điều tra được hình thành theo cách: Bảng câu hỏi
nguyên gốc -> Thảo luận nhóm -> Điều chỉnh -> Bảng câu hỏi điều tra.
- Việc kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; phân tích
nhân tố khám phá; phân tích so sánh; phân tích thống kê mô tả… dựa trên kết quả


4
xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows 16.0.
5- Ý nghĩa của đề tài:
* Đóng góp về mặt lý luận:
Luận văn sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự
hài lòng của người lao động đối với côn g việc. Mặt khác, luận văn còn là tài liệu
dùng để tham khảo cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu sử dụng trong các
nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này ở nước ta.
* Đóng góp về mặt thực tiễn:
- Tầm quan trọng của các nhu cầu chính yếu tác động đến sự hài lòng của
người lao động hiện nay trong việc thực hiện công việc trong các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất tại Quận 8.
- Mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động sản
xuất.
Trên cơ sở đó, giúp cho nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp có thể
hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người lao động; nhận thấy những thuận lợi, khó
khăn trong việc quản lý và sử dụng người lao động. Qua đó, nhà lãnh đạo và cán bộ
quản lý nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút, duy trì, độ ng viên
và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này sẽ có nhiều
đóng góp vào việc duy trì và phát triển một đội ngũ người lao động thật sự hiệu quả.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của

luận văn bao gồm trong 4 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luậnvề sự hài lòng của người lao động. Chương này sẽ
trình bày cơ sở lý thuyết về sự hài lòng người lao động đối với công việc, tóm tắt
các nghiên cứu trong và ngoài nước liên q uan đến đề tài, ngoài ra trong chương này
cũng đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như các giả thuyết liên quan đến mô
hình nghiên cứu
Chương 2:Thiết kế mô hình nghiên cứu . Chương này giới thiệu trình bày
phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính và định lượng cho luận văn, quy
trình nghiên cứu, cách xử lý số liệu, kiểm định độ tin cậy thang đo, các phương
pháp phân tích và so sánh.


5
Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này giới thiệu sơ bộ về tình
hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận 8, đồng thời trình bày mô tả mẫu điều
tra, kiểm định và phân tích hồi quy tuyến tính từ dữ liệu điều tra được để xác định
mứu độ ảnh hưởng. Từ đó, đánh giá tổng hợp các kết quả tìm được trong nghiên
cứu về tầm quan trọng của các tiêu chí tác động đến nhận thức của người lao động
trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn quận 8; Đo lường các tiêu
chí ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động theo kết quả phân tích nhân
tố
Chương 4: Kiến nghị giải pháp. Chương này sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu
chính, đưa ra những kiến nghị đối với người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp và một số hạn chế của đề tài.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Khái niệm về sự hài lòng đối với công việc là rất rộng. Trên thề giới và ở
Việt Nam hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng công việc của người lao
động. Sự hài lòng với công việc của nhân viên được định nghĩa và đo lường theo
hai khía cạnh đó là: sự hài lòng đối với công việc và sự hài lòng với các yếu tố
thành phần của công việc.
1.1.1 Sự hài lòng chung đối với công việc.
Theo Vroom (1964) sự hài lòng trong công việc là trạng thái mà người lao
động cóđịnh hướng hiệu quả rõ ràng đối với công việc trong tổ chức.
Greenberg và Baron (1997) định nghĩa sự hài lòng công việc phản ánh nhận
thức cánhân, tình cảm và đánh giá đối với công việc của họ.
Theo Graham (1982) sự hài lòng công việc là tổng số cảm xúc và thái độ của
mộtngười đối với công việc của họ.
Chen (2008) sự hài lòng công việc được mô tả là những cảm xúc, thái độ
hoặc sởthích cá nhân liên quan đến công việc.
TheoKreitner & Kinicki (2007) sự hài lòng công việc chủ yếu phản ánh mức
độmột cá nhân yêu thích công việc của mình, đó chính là tình cảm hay cảm xúc
củangười nhân viên đó đối với công việc.
Chelladurai (1999) sự hài lòng công việc đơn giản đó là thái độ của người
lao độngđối với công việc của họ.
Theo Spector (1997) sự hài lòng công việc đơn giản là việc người lao động
cảmthấy yêu thích công việc của họ và các khía cạnh công việc của họ như thế nào.
1.1.2. Sự hài lòng với các thành phần của công việc.
Theo Schemerhon (1993) cho rằng sự hài lòng công việc là những phản ứng
về mặt tình cảm vàcảm xúc đối với các khía cạnh k hác nhau của công việc.
Schemerhon cũng đã nhấn mạnh cácnguyên nhân của sự hài lòng công việc bao
gồm: Vị trí công việc, sự giám sát của cấptrên, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội
dung công việc, sự đãi ngộ và các phần thưởnggồm thăng tiến, điều kiện vật ch ất
của môi trường làm việc, cơ cấu của tổ chức.
Còn theo Smith, Kendal và Hulin (1969) thì mức độ hài lòng với các thành



×