Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai cho sản xuất gỗ xẻ ở việ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 17 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Báo cáo nội dung hoạt động

Dự án VIE:032/05
Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế của rừng
trồng Keo lai cho sản xuất gỗ xẻ ở Việt Nam

Nội dung 05: Xây dựng đường cơ sở đánh giá hiệu
quả kinh tế

Tháng 5, 2007


Báo cáo dự án CARD
Dự án CARD VIE 05/032 – Nội dung 5
Xây dựng đường cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế
C.E. Harwood, C. Beadle, Phi Hong Hai and Nguyen Duc Kien
Tháng 5, 2007.
Các thuật ngữ
Dbhob
IRR
MAI
NPV
Sedob
Sedub

đường kính ngang ngực có vỏ
tỷ lệ hoàn vốn nội bộ


lượng tăng trưởng hàng năm
tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận và chi phí
đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ có vỏ
đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ không vỏ

Tóm tắt
Bản báo cáo này cung cấp các dữ liệu đường cơ sở liên quan đến sinh trưởng của rừng
trồng sản xuất gỗ xẻ các loài Keo ở miền trung và miền bắc Việt Nam, về khải thác và
vận chuyển và quá trình sản xuất ván xẻ ở các nhà máy chế biến gỗ, các xưởng xẻ.
Trồng rừng Keo cho sản xuất gỗ giấy cho thấy có triển vọng mang lại lợi ích kinh tế
cao cho các hộ trồng rừng nhỏ, trong đó rất nhiều người đã sẵn sàng vay tiền từ ngân
hàng để trồng rừng. Các dòng Keo lai là giống cây trồng được ưa thích nhất tại đây.
Một mô hình phân tích kinh tế đơn giản cho sản xuất gỗ nguyên liệu giấy đã được xây
dựng cho thấy tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lên đến 24% trong các điều kiện đường cơ sở.
Các công nghệ xẻ hiện tại có thể xẻ được các khúc gỗ có chiều dài 1,5 – 2 m có
đường kính đầu nhỏ không vỏ (Sedub) khoảng 15 cm. Trong điều kiện trồng rừng
cung cấp gỗ giấy, rừng trồng Keo vẫn có thể sản xuất một lượng nhỏ gỗ có thể dung
cho gỗ xẻ thậm chí trong điều kiện không có tỉa thưa và tỉa cành.
Nghiên cứu đã được tiến hành trên một rừng trồng Keo lai 9 tuổi ở miền trung Việt
Nam. Kết quả cho thấy lượng tăng trưởng hàng năm của lâm phần đạt 18,9
m3/ha/năm. Trong tổng số trữ lượng của lâm phần thì có khoảng 36% là có khả năng
bán dưới dạng gỗ xẻ với đường kính đầu nhỏ khoảng 15 cm không vỏ. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu gỗ xẻ của lâm phần cho thấy tỷ lệ khuyết tất do mấu mắt sinh ra là
khá cao, do đó làm giảm lượng ván xẻ thành phẩm của lâm phần.
Những thông tin thu thập đã được sử dụng để xây dựng đường cơ sở đánh giá hiệu
quả của các biện pháp tác động cơ giới và các lợi ích kinh tế của các biện pháp tác
động hiện đang được trình diễn trong dự án (tỉa cành, tỉa thưa, phân bón và quản lý
thảm tươi).



Trồng rừng các loài Keo
Bản báo cáo về xây dựng đường cơ sở này chủ yếu đề cập đến các vùng thấp (dưới
800 m ở miền trung và miền nam Việt Nam, dưới 300 m ở miền bắc), những nơi có
lượng mưa hàng năm trên 1000 mm. Những vùng này đã được xác định trong bản báo
cáo tổng quan về các loài và giống Keo cho gỗ xẻ Việt nam (Harwood et al. 2006) là
những vùng có điều kiện thích hợp nhất cho trồng rừng cung cấp gỗ xẻ các loài Keo.
Các giống Keo tốt nhất cho sản xuất gỗ xẻ đã được đề cập tóm lược trong báo cáo về
các loài và giống Keo. Trong đó, các dòng Keo lai đã qua tuyển chọn là những giống
có năng suất cao nhất cho trồng rừng, tiếp theo là các giống đã qua hảo nghiệm và
tuyển chọn của Keo tai tượng và Keo lá tràm. Gỗ của các giống này hiện đã được
chấp nhận rộng rãi ở các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam. Keo lá liềm (A.
crassicarpa) là một loài mới rất có triển vọng, tuy nhiên chưa được kiểm chứng về
khả năng sử dụng làm gỗ xẻ ở Việt nam.
Trong khi ở phần lớn các nhà trồng rừng ở vùng thấp đều đã tiếp cận được với các
dòng Keo lai do Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam tuyển chọn cũng như hạt giốn có
chất lượng di truyền cao từ rừng giống và vườn giống của Keo tai tượng và Keo lá
tràm, thì ở một số nơi trong thực tế vẫn đang sử dụng các giống có chất luuwongj di
truyền thấp. Thí dụ, chúng tôi đã thăm một lâm phần rừng trồng ở gần Huế do công ty
phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên – Huế xây dựng năm 2005 vẫn sử dụng hạt giống thu
từ rừng trồng các dòng Keo lai. Hạt giống lai thế hệ hai này có sự hân ly rất lớn và nói
chung có sinh trưởng kém, Bộ Nông nghiệp và phát triển nong thôn (MARD) đã có
quy định về việc không sử dụng hạt lai F2 trong trồng rừng, tuy nhiên điều này vẫn
xảy ra ở một số nơi trong thực tế. Công ty này hiện nay đã chuyển hẳn sang sử dụng
các dòng Keo lai đã được MARD công nhận hiện đã được thương mại hóa trên thị
trường với giá rẻ (2 cents USD) ở các vườn ươm trong khu vực.
Hầu hết các rừng trồng Keo hiện nay đều sử dụng mật độ ban đầu là khoảng từ 1000 –
1600 cây/ha (khoảng cách trồng phổ biến là 3 m x 2 m, 3.5 x 2 m, and 4 x 2.5 m).
Các rừng trồng đều được xây dựng với mục tiêu chặt trắng để cung cấp gỗ giấy (Hình
1, 2). Luân kỳ kinh doanh dao động từ 5 năm ở miền Nam trồng các dòng Keo lai trên
những lập địa tốt đến 10 – 12 năm trên những lập địa kém hơn ở miền bắc và miền

trung Việt nam.


Hình 1. Rừng trồng Keo tai tượng 4 tuổi cung cấp gỗ gỗ nguyên liệu giấy ở gần Huế,
miền Trung Việt Nam. Mặc dù không có các biện pháp tỉa cành, hình dạng than cây
nhìn chung vẫn thẳng, mặc dù vậy vẫn có một số cây có hai thân do không được tỉa
thân.

Hình 2. Rừng trồng Keo lai 2 năm tuổi của một hộ dân ở Quảng Bình, chiều cao
trung bình đạt 6 – 7 m. Một số cây có hiện tượng hai thân do không được tỉa thân.
Lượng tăng trưởng hàng năm của rừng trồng gỗ nguyên liệu cho ba loài Keo chính
được nêu trong biểu 1 dưới đây, là lượng tăng trưởng hàng năm về thể tích cho luân
kỳ 7 năm tuổi, với đường kính đầu nhỏ không vỏ là 4 cm, sử dụng các nguồn giống có


chất lượng tốt, mật độ ban đầu là 1000 – 1600 cây/ha, sử dụng các phương thức lâm
sinh điển hình (phát dọn thực bì, đào hố thủ công 30 x 30 x 30 cm, làm cỏ bằng tay
hoăc hóa chất 2 lần, bón lót ban đầu 50 g phân NPK/hố). Giả thiết rừng được trồng
trên đất tốt, độ dốc vừa phải và độ sâu tầng đất tối thiểu là 50 cm.
Bảng 1. Lượng tăng trưởng hàng năm của rừng trồng gỗ nguyên liệu giấy các loài
Keo (tăng trưởng thể tích hàng năm của rừng trồng tính cho phần gỗ có đường kính
đầu nhỏ tới 4 cm)
Giống
Miền Bắc
Keo lai (các dòng tốt
10-15
nhất)
Keo tai tượng (hạt
8-12
giống từ vườn giống)

Keo lá tràm (Các
6-8
dòng tốt nhất hoặc
hạt từ vườn giống)

Miền Trung
12-20

Miền Nam
15-25

10-18

15-20

8-12

12-18

Năng suất rừng trồng sẽ rất thấp trên những lập địa nghèo kiệt, đất bị thoái hóa trầ
trọng như được thể hiện trên biều đồ 3. Khả năng giữa nước và chất dinh dưỡng của
đất là không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây rừng. Việc sử dụng các giống
được cải thiện và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũng sẽ không đem lai năng suất
rừng cao trên những lập địa nghèo kiệt và rõ rang chúng không phù hợp cho những
mục tiêu đầu tư trồng rừng sản xuất và cụ thể là sản xuất gỗ xẻ. Một trong những
thách thức của rừng trồng Việt nam là xác định được các lập địa không phù hợp để từ
đó có quyết định không sử dụng những loại đất này cho trồng rừng.

Hình 3. Rừng trồng Keo lai 2 năm tuổi sinh trưởng kém trên đất nghèo dinh dưỡng,
bị xói mòn ở phía nam Huế, lá cây có màu vang cho thấy cây bị stress và thiếu dinh

dưỡng trầm trọng.


Giá thành gỗ nguyên liệu giấy
Hiện nay có khaongr hơn 20 nhà máy băm dăm đang hoạt đọng ở gần các cảng ở
miền bắc, miền trung và miền nam Việt nam. Các nhà máy băm dăm này phục vụ chủ
yếu cho mục tiêu xuất khẩu, bên cạnh đó các nhà máy giấy ở Bãi Bằng (miền bắc) và
Tân Mai (miền Nam) cũng tiến hành thu mua gỗ nguyên liệu.
Giá thành gỗ thu mua tại cổng nhà máy băm dăm tại Đà Nẵng vào tháng 9 năm 2006
như sau:



Gỗ bạch đàn: 46 USD/tấn gỗ tươi đã bóc vỏ
Gỗ Keo: 41 USD/tấn gỗ tươi đã bóc vỏ

Tại nhà máy dăm Hải Phòng, giá gỗ nguyên liệu thu mua là như nhau cho cả gỗ Keo
và Bạch đàn (Mr S J Midgley, 2007). Giá thành của gỗ nguyên liệu Keo và Bạch đàn
dao động khá lớn giữa các nhà máy.
Tại nhà máy giấy Bãi Bằng, tại thời điểm tháng 3 năm 2005, với cây gỗ tiêu chuẩn là
4 m dài và 6 cm đường kính đầu nhỏ có giá là 500 000 VND/tấn gỗ tươi (tương
đương khoảng 30 USD) (S.J. Midgley, 2007).
Giá gỗ nguyên liệu thu mua tại rừng luôn thấp hơn giá thu mua tại nhà máy do các chi
phí khai thác, vận chuyển ra bãi gỗ, bóc vỏ, bốc dỡ và vận chuyển sẽ được tính vào
giá thành gỗ tại nhà máy.
Tại Động Hà, giá gỗ Keo thu mua tại cửa rừng là khaongr 400,000 – 500,000
VND/stere đôi (có kích thước 2 m x 1 m x 1m, tương đương với 1,2 m3 gỗ đặc), với
đường kính đầu nhỏ đã bóc vỏ tối thiểu là 4 cm. Với trọng lượng tươi khoảng 1 tấn/1
m3, giá thành này tương đương với 20 – 25 USD/m3. Gỗ được vận chuyển bằng xe
nhỏ đến bãi gỗ tập trung và sau đó được bốc lên xe tải lớn và vận chuyển theo đường

quốc lộ 200 km vào nhà máy tại Đà Nẵng. Giá thành vận chuyển từ Đông Hà và Đà
Nẵng là khoảng 100,000 VND/tấn. Những thông tin này được sử dụng để xây dựng
cấu trúc giá cả của gỗ nguyên liệu (Table 2). Thực tế là những hộ nông dân ở xa
đường sẽ phải chịu giá thành vận chuyển cao và o đó sẽ làm giảm giá gỗ bán tại rừng
so với những người ở gần đường.


Bảng 2. Cấu trúc giá cả gỗ Keo làm nguyên liệu giấy tại Đông Hà
Công đoạn
Giá gỗ cây đứng trước khi
khai thác
Giá thành chặt hạ, cắt khúc 2
– 4 m, vận chuyển ra lề đường
và bóc vỏ
Giá gỗ đã được khai thác, bóc
vỏ ở ven đường
Bốc gỗ và vận chuyển 15 km
về Đông Hà sử dụng xe tải
nhỏ và bốc lên xe tải lớn ở
Đông Hà
Vận chuyển bằng xe tải từ
Đông Hà vào Đà Nẵng
Giá thu mua tại nhà máy ở Đà
Nẵng

Giá cả hoặc giá
thành (USD/tấn gỗ
tươi)
15-20


Ghi chú

3-5
20-25
9-10

6-7

Tính trên cơ sở giá bán trên 1
stere
Tính bằng cách loại bỏ giá tại
bãi gỗ ven đường
Tương đương 0.04
USD/tấn/km

41

Mô hình kinh tế cho trồng rừng nguyên lieu giấy
Một mô hình kinh tế đơn giản cho trồng rừng Keo cho nguyên liệu giấy đã được xây
dựng sử dụng Microsoft Excel được thể hiện trên bảng 3. Mô hình xây dựng trên
những thông tin thu thập và cần được kiểm chứng thông qua làm việc với người dân
cũng như các cán bộ lâm nghiệp. Sử dụng công thức tính giảm giá của dòng tiền, mô
hình tính toán giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí (NPV) sử dụng tỷ lệ chiết khấu
10% và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Toàn bộ chi phí và thu nhập được tính vào thời giá
USD năm 2007 và không tính đến yếu tố lạm phát.
Trên cơ sở các thông tin thu thập được và mô hình đường cơ sở, việc trồng rừng Keo
làm nguyên liệu giấy mang lại lợi ích khá cao cho người nông dân vay tiền để đầu tư
trồng rừng. Một nông dân vay tiền đầu tư với tổng vốn là 569 USD cho cả luân kỳ 7
năm, mà chi phí chủ yếu tập trung trong năm đầu tiên sẽ thu được tổng giá trị 2100
USD từ việc bán cây đứng ở cuối năm thứ 7. Giá trị này tương đương với 512 USD

lợi nhuận ròng ở thời điểm hiện tại với tỷ lệ nội hoàn là 24%.
Rất nhiều nông dân hiện nay đã nhận thức được lợi ích của trồng rừng và đã sẵn sàng
vay tiền ngân hàng để đầu tư trồng rừng.
Độ dài của luân kỳ có thể từ 7 – 8 năm trên lập địa tốt ở miền trung Việt nam, có thể
dài hơn ở miền bắc và có thể chỉ 5 năm ở miền nam. Tỷ lệ hoàn vốn nôi bộ của đường
cơ sở là 24% với giả thuyết lương tăng trường thể tích hàng năm là 15 m3/ha/năm với
đường kính đầu nhỏ không vỏ là 4 cm.
Cần phải nhấn mạnh rằng chất lượng lập địa biến động rất lớn. Trong điều kiện rừng
trồng được quản lý kém hoặc chất lượng kém thì năng suất sẽ rất thấp. Nếu lượng
tăng trưởng hàng năm chỉ là 7 m3/ha/năm thì tỷ lệ hoàn vốn nội bộ chỉ có 10% và dẫn
đến thua lỗ trong đầu tư trồng rừng.


Bảng 3. Chiết khấu dòng tiền cho 1 ha rừng trồng gỗ nguyên liệu – trong điều kiện cơ
bản
Chiết khấu của dòng tiền cho 1 ha rừng trồng gỗ nguyên liệu giấy
Keo lai
các chi phí và thu nhập được tính bằng USD

Năm Chi phí
1
2
3
4
5
6
7
8
Mật độ ban đầu (m x m)
Chi phí

Năm 1
Chuẩn bị đất
Cây giống
Công trồng rừng
Phân NPK (kg/tree)
Làm cỏ hai lần
Năm 2
Chi phí lâm sinh
Làm cỏ hai lần
Chi phí thường xuyên
Thuế sử dụng đất
Chi phí chăm sóc từ năm 2 - 7
bảo vệ, chống cháy

$
$
$
$
$
$
$
$
$

(388)
(31)
(25)
(25)
(25)
(25)

(25)
(25)
(569)

Chiết khấu
chi phí

Thu nhập

($468) $
$
$
$
$
$
$
$

Chiết khấu
thu nhập

Giá trị hiện
tại của lợi
nhuận ròng

$981

$512

2,100.00


3.5

2

4 cents/cây
3 $
6 $

2
hàng năm

Thu nhập
Tăng trưởng hàng năm tính đến đường kính đầu nhỏ là 5 cm
Khai thác
Năm
Tổng trữ lượng (m3/ha)
Giá thành cây đứng (USD/m3)

IRR
($388)
($31)
($25)
($25)
($25)
($25)
($25)
$2,075

1429 Cây/ha


$
$
3 $
0.1 $
3 $

300
57
9
29
18

3 $

6

$
$

5
20

$

0.20

15
7
105

20

Kích thước gỗ xẻ và yêu cầu về chất lượng
Do nhu cầu rất lớn về gỗ xẻ Keo nên sau khi khai thác các khúc gỗ có kich thước lớn,
chất lượng tốt thường được vận chuyển thẳng về các xưởng xẻ, tại đó gỗ được bán với
với giá cao hơn nhiều so với gỗ làm ngyên liệu giấy. Tuy nhiên, trong các lâm phần
không được tỉa thưa hoặc tỉa cành thì chỉ một phần nhỏ gỗ trong các lâm phần là có
thể được dung làm gỗ xẻ.
Công nghệ xẻ quyết định kích thước khúc gỗ, các xưởng xẻ quy mô nhỏ thường sử
dụng hệ thống cưa vòng với khúc gỗ được đặt cố định và cưa vòng di chuyển trên
thanh ray (Hình 4), với hệ thống này đòi hỏi khúc gỗ phải có đường kính đầu nhỏ tối
thiểu là 18 – 20 cm. Các xưởng cưa sử dụng hệ thống cưa thẳng cố định và khúc gỗ
được đưa vào các lưỡi cưa thì có thể xẻ được các khúc gỗ có đường kính không vỏ
đến 15 cm (Hình 5).

24%


Hầu hết gỗ xẻ keo đều được dùng cho mục đích làm đồ nội thất, vì vậy không đòi hỏi
phải có được đoạn gỗ thẳng và dài. Chiều dài tối thiểu của khúc gỗ được chấp nhận ở
nhiều xưởng cưa xẻ là 1.2 m và kích thước ván xẻ sau khi sấy tối thiểu là 300 x 50 x
30 mm.
Các xưởng xẻ thường cử người đến các rừng đang khai thác và chọn mua các khúc gỗ
đẹp có kích thước lớn hơn yêu cầu tối thiểu của khúc gỗ tại xưởng xẻ. Họ thường
tránh các khúc gỗ bị cong queo và những khúc có khuyết tật trên bề mặt khúc gỗ. Các
khuyết tật trong khúc gỗ gây ra do mắt chết và rỗng ruột làm giảm tỷ lệ thành khí của
sản phẩm và làm tăng chi phí sản xuất do phải mất công loại bỏ các mắt chết trong
quá trình xẻ.

Hình 4. Hệ thống cưa vòng ở xưởng cưa tại Đông Hà đang xẻ khúc gỗ có đường

kính 22 cm

Hình 5. Hệ thống cưa lưỡi thẳng ở xưởng cưa tại Huế đang xẻ khúc gỗ có đường
kính 18 cm.


Hình 6. Ông Nguyễn Sĩ, chủ xưởng cưa tại Đông Hà đang thảo luận về các khuyết tật
gỗ trên ván xẻ từ gỗ Keo lai
Giá bán gỗ xẻ
Giá cả gỗ xẻ được tính trên đơn vị m3, cao nhất cho Keo lá tràm, sau đó là Keo lai và
cuối cùng là Keo tai tượng. Giá cả do các xưởng cưa ở miền trung và miền nam cung
cấp dưới đây là khá điển hình cho tình hình chung hiện nay.
Bảng 4. Giá gỗ xẻ Keo do công ty Hương Giang mua vào
Đường kính đầu nhỏ (cm)
8-14
15-20
20-30
>30

Giá thu mua gỗ Keo lai
$US m-3
45
70
80
100

Tỷ lệ hành khí (%)
42
50
55

60

Nhà máy chế biến gỗ Hương Giang nằm ở phía thượng nguồn song Hương, cách
thành phố Huế 10 km. Giá cả trên đây là giá thu mua tại nhà máy với chiều dài tối
thiểu là 1,5 – 2 m. Thể tích gỗ được tính theo hình trụ căn cứ theo chiều dài húc gỗ và
đường kính đầu nhỏ. Với Keo tai tượng thì giá thu mua tính trên m3 chỉ bằng 80 –
85% giá thu mua cho Keo lai, trong khi giá thu mua Keo lá tràm chỉ cao hơn 10% so
với Keo lai. Bảng giá trên đây cung cấp những thông tin hết sức hữu ích cho thấy giá
thu mua tăng theo đường kính khúc gỗ.
Ông Nguyễn Sĩ (Hình 6) là chủ xưởng cưa tại Đông Hà, tại đây có sử dụng gỗ Keo và
một số loại gỗ khác. Tại đây, họ thu mua gỗ xẻ Keo từ các rừng trồng ở địa phương
vào thời điểm khai thác và vận chuyển gỗ vè xưởng bằng xe của xưởng. Giá thu mua
tại rừng là 80 USD/m3 cho những khúc gỗ đẹp, không bị khuyết tật trên gỗ, đường
kính đầu nhỏ không vỏ lớn hơn 20 cm, chiều dài tối thiểu là 1,2 m. Giá này được áp


dụng chung cho tất cả các loại Keo, thể tích gỗ được tính theo chiều dài khúc gỗ và
đường kính đầu nhỏ.
Vào tháng 3 năm 2006, ở một xưởng cưa tại Đồng Hới, Quảng Bình cũng đã thu mua
với giá 80 USD/m3 với đường kính đầu nhỏ không vỏ là 15 cm.
Vào tháng 9 năm 2003, giá gỗ tròn Keo có đường kính đầu nhỏ không vỏ từ 20 cm trở
lên, vận chuyển đến nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh là 80 USD/m3. Cũng vào
thời điểm này, một số nhà máy cũng đã nhập gỗ Keo tai tượng của Malaysia với giá
tương đương (S.J. Midgley, 2003)
Năng suất gỗ ngyên liệu giấy và gỗ xẻ từ rừng trồng cho mục đích nguyên liệu
giấy
Chúng tôi đã tiến hành đo đếm chi tiết trên một mô hình rừng trồng Keo lai có diện
tích 5 ha tại Cam Lộ thuộc Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
ở Đông Hà. Rừng trồng được xây dựng năm 1997 sử dụng các dòng Keo lai tốt nhất
mới được chọn lọc và với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tốt nhất vào thời điểm đó

(phát dọn, đốt thực bì, cày rạch theo hàng, đào hố 30 x 30 x 30 cm, bón lót 50 g phân
NPK/hố, chăm sóc, làm cỏ, vun gốc 1 năm 2 lần trong hai năm đầu, tỉa thân giữ lại
một thân sau năm đầu tiên). Lập địa trồng rừng là tương đối đại diện cho lập địa ở
miền trung. Rừng hiện nay đã được khai thác và đất sẽ được sử dụng để xây dựng
khảo nghiệm lâm sinh trong khuôn khổ dự án (nội dung 7).
Hình 7 thể hiện phân bố số cây theo đường kính trên bốn ô tiêu chuẩn, mỗi ô có kích
thước 21.5 x 15 m, ở rừng Keo lai 9 tuổi, đo tháng 9 năm 2006

25

Frequency distribution of dbhob and stand characteristics
of nine-year-old acacia hybrid plantation at Dong Ha

number of trees

Mean dbhob = 16.3 cm

20
stocking at planting 1900 sph
stocking at 9 years 890 sph
basal area at 9 years 19.4 m2 /ha

15
10
5
0
11

12


13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

dbh over bark (cm)

Hình 7. Phân bố số cây theo đường kính có vỏ trên lâm phần Keo lai 10 tuổi tại
Đông Hà
Trong lâm phần này, mật độ trồng rừng ban đầu là 3,5 x 1,5 m, mật độ là 1900 cây/ha.
Lâm phần không được tỉa thưa tuy nhiên do cạnh tranh cũng như do bị chặt trộm nên



mật độ hiện tại còn lại là 890 cây/ha ở tuổi 9. Tổng tiết diện ngang của lâm phần là 19
m2 ha-1, đây là tổng tiết diện ngang trng bình của rừng trồng Keo; tổng tiết diện ngang
lớn hơn 25 m2/ha là rất hiếm gặp ở rừng trồng Keo thậm chí với cả trường hợp tại đảo
Sumatra, Indonesia nơi mà sinh trưởng của cây nhanh hơn so với Việt Nam, lượng
tăng trưởng thông thường là 25 m3/ha/năm (Dr E. Hardyanto cung cấp thông tin).
Vào tháng 9 năm 2006. chúng tôi chặt hạ 15 cây ngẫu nhiên trong lâm phần có đường
kính dao động từ 13 cm đến 22 cm để nghiên cứu đặc điểm của gỗ và ước đoán sản
lượng của rừng trồng. Chúng tôi đã tiến hành đo chiều cao cây và độ thon bawnfd
cách đo đường kính cả vỏ ở các độ cao 1.0, 1.3, 2.0, 4.0, 6.0 m trên mặt đất. Độ dày
vỏ được đo ở cách mặt đất 10 cm và ở độ cao 2 và 4 m. Ảnh 8 là ảnh chung của lâm
phần và một trong những cây được chọn để chặt hạ.

Hình 8. Rừng trồng Keo lai 9 tuổi tại Đông Hà và cây nghiên cứu.
Thể tích không vỏ của các khúc gỗ cho đến đường kính đầu nhỏ 4 cm được tính theo
công thức của Smalian cho các đoạn gỗ ở độ cao 1-2, 2-4, 4-6, 6-8 …m trên mặt đất.
Sau đó được điều chỉnh tương đối cho độ dày vỏ ở các độ cao khác nhau của cây.
Đoạn thân từ 0-1 m được ước đoán thể tích theo hình trụ sử dụng đường kính đầu nhỏ
ở đoan 1 m. Thể tích gỗ có đường kính đầu nhỏ không vỏ là 20 cm và 15 cm đươc
tính toán cho tường cây. Để làm điều này, thể tích không vỏ của đoạn gỗ có đường
kính đầu nhỏ dưới 20 cm hoặc dưới 15 cm được chia theo tỷ lệ theo đường kính ở hai
đầu. Thí dụ với 2 m chiều dài khúc gỗ có đường kính một đầu dưới là 16 cm (cả vỏ)
và đường kính không vỏ là 14,8 cm thì (16.0-15.0)/(16.0-14.8cm) = 83.3% thể tích
của khúc gỗ được tính cho gỗ xẻ.
Hình 9 dưới đây thể hiện % của tổng thể tích thân cây có thể sử dụng làm gỗ xẻ với
đường kính đầu nhỏ lớn hơn 15 cm và lớn hơn 20 cm cho 15 cây nghiên cứu.


percentage of log volume to sawlog
for logs sampled at Dong Ha


% of under bark volume

100
80
60

%saw log

40

%saw log>20 cm

20
0
12

14

16

18

20

22

24

log dbh over bark (cm )


Hình 9. Tỷ lệ phần trăm gỗ có thể sử dụng làm gỗ xẻ (đường kính không vỏ đầu
nhỏ > 15 cm và >20 cm cho 15 cây Keo lai 10 năm tuổi tại Đông Hà.
Tỷ lệ phần trăm thể tích của cây gỗ tính đến đường kính đầu nhỏ 4 cm có thể sử dụng
là gỗ xẻ có đường kính đầu nhỏ lớn hơn 15 cm luôn tăng trong khoảng đường kính
ngang ngực có vỏ dao động từ 16 – 21,5 cm với phương trình đường thẳng chiếm đến
96% biến động. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tổng lượng gỗ xẻ do người mua quyết định
sẽ có thể ít hơn do người mua tính thể tích theo dạng viện trụ với đường kính đầu nhỏ
không vỏ và chiều dài khúc gỗ hơn là tính theo dạng hình nón.
Một điều nữa có thể thấy trong hình 7 và 9 là nếu người trồng rừng có thể bán cho
xưởng cưa những khúc gỗ có đường kính đầu nhỏ lớn hơn 15 cm thì một phần khá lớn
gỗ trong lâm phần có thể bán làm gỗ xẻ. Trong trường hợp nếu như xưởng cưa chỉ
mua gỗ có đường kính đầu nhỏ lớn hơn 20 cm thì trong lâm phần Keo không tỉa thưa
trồng với mục tiêu nguyên liệu giấy thì sẽ có rất ít gỗ có thể sử dụng cho gỗ xẻ. Vì
vậy, công nghệ xẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng gỗ xẻ của rừng trồng.
Trữ lượng gỗ có đường kính đầu nhỏ đến 4 cm và trữ lượng gỗ xẻ có đường kính đầu
nhỏ đến 15 cm được ước đoán cho từng cây trên 4 ô tiêu cuẩn sử dựng phương trình
tương quan được lâp cho 15 cây lấy mẫu. Thể tích gỗ của từng cây được tính và tính
ra trữ lượng gỗ trên 1 ha. Lượng tăng trưởng hàng năm được tính dựa theo trữ lượng
gỗ của lâm phần và tuổi của lâm phần. Giá trị tính bằng USD của lâm phần ở cửa
rừng được tính trên cơ sở giá gỗ xẻ là 60 USD/khối và gỗ giấy là 25 USD/khối.
Bảng 5. Tổng trữ lượng không vỏ của lâm phần, trữ lượng gỗ xẻ và tổng giá trị của
lâm phần tính theo giá gỗ ở bãi gỗ ven đường của lâm phần Keo lai 9 năm tuổi tại
Đông Hà.
Trữ lượng
(m3 ha-1)
Tổng trữ lượng không vỏ của

168.1

Lượng tăng

trưởng
(m3 ha-1 year-1)

Giá trị ($US ha-1)


lâm phần có đường kính đầu
nhỏ đến 4 cm
Trữ lượng gỗ xẻ có đường kính
60.5
$3628*
đầu nhỏ lớn hơn 15 cm
Gỗ nguyên liệu giấy (đường
107.6
$2690*
kính đầu nhỏ từ 15 cm đến 4
cm
Tổng giá trị của lâm phần
$6318
*
Giá gỗ ở bãi gỗ tính là 60 USD/m3 gỗ xẻ và 25 USD/m3 gỗ nguyên liệu
Gía trị thể hiện trên bảng 5 chỉ mang tính chất tương đối, với giả thuyết rằng tất cả các
khúc gỗ có đường kính trên 15 cm đều được bán làm gỗ xẻ, trong khi thực tế những
khúc gỗ cong queo hoặc có nhiều khuyết tật trên cây gỗ sẽ bị loai ra, đồng thời trữ
lượng được tính theo hình nón trong khi người mua gỗ thường tính thể tích theo hình
trụ với đường kính đầu nhỏ. Tuy nhiên có thể thấy rõ ràng rằng trong lâm phần Keo
lai 9 tuổi tại Đông Hà vào thời điểm tiến hành đo đếm có khoảng 36% trữ lượng gỗ có
thể sử dụng làm gỗ xẻ có đường kính trên 15 cm và tương ứng là giá trị của lượng gỗ
xẻ này chiếm khoảng 60% tổng giá trị của lâm phần.
Lượng tăng trưởng trữ lượng hàng năm (không vỏ) tính đến đường kính đầu nhỏ

không vỏ 4 cm ở tuổi 9 là 18.9 m3 ha-1 year-1, trong đó chưa bao gồm thể tích của
những cây hai thân, nếu tính cả những cây này thì lượng tăng trưởng hàng năm sẽ vào
khoảng 20 m3 ha-1 year-1. Sự ước đoán này chỉ mang tính chất tương đối do chỉ căn cứ
vào 4 ô tiêu chuẩn. Một điều nữa là trong lâm phần cũng có một số cây đã bị chặt hạ
cho các mục đích khác nhau, làm giảm trữ lượng của lâm phần nhưng đồng thời lại
làm tăng tỷ lệ gỗ có thể sử dụng làm gố xẻ so với lâm phần không được tỉa thưa. Nếu
lâm phần được xây dựng và quản lý cho mục tiêu gỗ nguyên liệu giấy và không có tỉa
thưa thì sau 7 năm, lượng tăng trưởng của lâm phần có thể đạt đến 20-22 m3 ha-1 year-

1

.

Việc xác định trữ lượng gỗ và tỷ lệ gỗ xẻ được tiến hành trên lâm phần tương đối
nhiều tuổi hơn các lâm phần bình thường cho sản xuất gỗ nguyên liệu giấy. Tỷ lệ gỗ
xẻ sẽ thấp hơn nhiều nếu lâm phần được khai thác ở tuổi 7 cho sản xuất gỗ nguyên
liệu giấy.
Chất lượng gỗ xẻ của Keo lai tại Đông Hà
Để đánh giá chất lượng gỗ xẻ Keo lai, chúng tôi đã tiến hành xẻ 18 khúc gỗ từ 15 cây
Keo lai, mỗi khúc có chiều dài 2 m và tiến hành xẻ tại xưởng của ông Nguyễn Sĩ tại
Đông Hà. Xưởng cưa này sử dụng hệ thống cưa vòng với khúc gỗ được đặt cố định
trên giá đỡ và hệ thống cưa chạy trên thanh ray. Độ dày của ván xẻ được điều chỉnh
bằng tay và dao động một ít tùy thuộc vào khúc gỗ được xẻ, ván xẻ tươi trong trường
hợp này có độ dày từ 33-36 mm.


Bảng 6. Số lượng ván xẻ của 1 khúc gỗ và đường kính đầu nhỏ không vỏ của các
khúc gỗ
Số lượng
cây gỗ

14
3
1

Số ván xẻ/khúc gỗ
3
4
5

Đường kính đầu nhỏ của khúc
gỗ: trung bình (biến động)
16.3 (14.8-18.4)
18.1 (17.7-18.4)
18.2

Có thể nhận thấy rằng với các khúc gỗ có đường kính đầu nhỏ dươi 18 cm, sẽ rất khó
có thể xẻ được hơn 3 tấm gỗ có độ dày 35 mm bằng hệ thống cưa vòng. Điều này giả
thích tại sao các xưởng cưa ưa chuộng gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên –
mang lại hiệu suất cao hơn và tỷ lệ thành khí sẽ cao hơn rất nhiều nếu một khúc gỗ có
thể xẻ được từ 4 – 5 ván xẻ.
Các khuyết tật gỗ phát hiện được trong nghiên cứu này bao gồm mắt chết, rỗng ruột
và nứt. Ông Nguyễn Sĩ cho biết nếu trên bề mặt tấm gỗ chỉ xuất hiện 1- 2 khueets tật
nhỏ trên một mặt của tấm gỗ thì vẫn có thể chấp nhận được. Một hoặc hai mắt chết
nhỏ có thể trên bề mặt gỗ có thể khắc phục bằng cách bơm keo vào mắt chết. Sự xuất
hiện của các khuyết tật gỗ tren bề mặt của các tấm gỗ đã được xác định và ghi chép cụ
thể.
Hình 10 và 11 thể hiện các ván xẻ đẹp (không có khuyết tật) và kém (nhiều khuyêt
tật) được xẻ từ gỗ Keo lai 9 tuổi tại Đông Hà.

Hình 10. Ván xẻ đẹp từ cây số 1.


Hình 11. Ván xẻ có nhiều khuyết tật từ cây 12, ván bị nứt và mắt chết do không được
tải cành.
Những phần ván xẻ không bị khuyết tật được xẻ theo yêu cầu của khách hàng – ích
thước tối thiểu của ván xẻ sau khi sấy là 60 x 5 x 3 cm. Các khuyết tật gỗ sẽ được cắt
ra khỏi tấm gỗ lúc còn tươi và xẻ lại. Ván xẻ sau đó được sấy khô trong 20 ngày trong
bóng râm và sau đó được giao cho khách hàng. Giá ván xẻ hiện tại là 2,7 triệu đồng


($US 164) cho 1 m3 khỗ xẻ đã được sấy khô. Gỗ có đường kính lớn không mang lại
giá thành ván xẻ cao nhưng làm tăng tỷ lệ thành khí và do đó tăng lợi nhuận cho
xưởng chế biến. Có thể thấy rằng với tỷ lệ thành khí chỉ đạt từ 55 – 60% của thể tích
tươi và giá gỗ tròn là $US 80 m-3 thì lợi nhuận của xưởng cưa sẽ rất thấp.
Tất cả các khuyết tật gỗ dẫn đến làm giảm giá trị đều được ghi chép cho từng ván xẻ,
căn cứ theo vị trí và độ lớn của khuyết tật gỗ. Các thông tin này được sử dụng để tính
tần suất phân bố theo chiều dài của của đoạn gỗ không bị khuyết tật có thể cắt từ ván
xẻ (Biểu đồ 12)

Frequency distribution of defect-free sections of each
board in the sawing study

number of pieces

40
30
20
10
0
20-60


61-90

91-120

121-150

151-180

181-200

range of clear length (cm)

Hình 12. Tần suất phân bố theo chiều dài của của đoạn gỗ không bị khuyết tật có thể
cắt từ ván xẻ.
Có thể nhận thấy rằng có một phần rất lớn các phần gỗ sau khi loại bỏ các khuyết tật
lại trở nên quá ngắn để có thể bán được. Các khuyết tật như mắt chết, rỗng ruột là
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Tỷ lệ phần ván xẻ không bị khuyết
tật có chiều dài hơn 60 cm chiếm khoảng 72% tổng chiều dài của tấm gỗ. Có thể lưu ý
rằng việc tỉa cành khi còn sống có thể làm giảm tối đa các khuyết tật dạng này. Việc
tỉa cành tươi nếu được tiens hành đến độ cao 4 m trên thân cây có thể tăng được lượng
gỗ xẻ có chất lượng cao lên 20% hoặc hơn, đồng tời tạo ra ván xẻ dài và có kích thước
lớn mà không bị khuyết tật nếu với số lượng lớn sẽ có thể bán được với giá thành cao
hơn để làm các sản phẩm gỗ nội thất cao cấp.
Làm thế nào để nâng cao giá trị sản phẩm gỗ thông qua những người trồng rừng bằng
những biện pháp tỉa cành và tỉa thưa là một trong những nội dung nghiên cứu của dự
án.
Tài liệu tham khảo
Harwood, C.E., Le Dinh Kha, Ha Huy Thinh and Phi Hong Hai (2006). Đánh giá các
nguồn giống và phương pháp nhân giống các loài Keo cho sản xuất gỗ xẻ ở Việt Nam



Lời cảm ơn
Chúng tôi cảm ơn ông Cao Đình Hiệp, giám đốc công ty cổ phần chế biến gỗ Hương
Giang, Huế và ông Nguyễn Sĩ, chủ xưởng cưa tại Đông Hà về những thông tin mà họ
đã cung cấp trong quá trình điều tra tháng 9 năm 2006. Chúng tôi rất biết ơn ông S. J.
Midgley về sự chia sẻ những thông tin mà ông đã thu thập được về giá cả gỗ, và giáo
sư Lê Đình Khả về những góp ý hữu ích cho báo cáo này.



×