Ministry of Agriculture & Rural Development
032/05VIE
Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng
các loài Keo cung cấp gỗ xẻ
MS9: Báo cáo khóa đào tạo
Từ ngày 11-15 tháng 6 năm 2007
Phân viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
Khóa đào tạo tại VN về “Cải thiện giống cho rừng trồng
các loài Keo và biện pháp kỹ thuật lâm sinh
cho sản xuất gỗ xẻ”
Như một phần của dự án CARD 032/05VIE, phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho
rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ, một khóa đào tạo về cải thiện giống cho rừng
trồng các loài Keo và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được thực hiện từ ngày 11 tới ngày
15 tháng 6 năm 2007, tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Mục tiêu chính là
đào tạo các cán bộ nghiên cứu trẻ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Vi
ệt Nam (FSIV) và các
tỉnh về những nguyên lý cơ bản trong cải thiện giống cho rừng trồng các loài Keo và biện
pháp lâm sinh liên quan tới sản xuất gỗ xẻ.
Khóa học bao gồm các bài giảng (tại văn phòng Phân viên Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
(FSSIV) và thăm quan và thực hiện tại hiện trường. Mười ba học viên từ nhiều tổ chức lâm
nghiệp của 8 tỉnh đã tham dự khoa học này. Danh sách các học viên được trình bày ở Đính
kèm 1. Chương trình khóa h
ọc được chỉ ra ở Đính kèm 2.
Các kỹ năng và kiến thức cơ bản của các học viên được đánh giá khi bắt đầu khóa học.
Trước khi tổng kết khóa học các học viên cũng được hỏi các câu hỏi để xác định họ đã học
những gì. Các đánh giá này được tổng hợp tương ứng tại Đính kèm 3 và 4.
Phần lên lớp được thể hiện dưới đây.
1. Những nguyên lý cơ bản về cải thiện giống cho các loài Keo (Khongsak)
Bài giảng này đã đưa ra một tổng quan những nguyên lý cơ bản trong cải thiện giống cây
rừng, với các tài liêu tham khảo đặc thù về cải thiện giống cho các loài Keo tại Việt nam và
các nước láng riềng như Indonesia, Philippines và Thái lan. Nội dung tập chung nhiều hơn
vào khía cạnh thực hành so với lý thuyết và thống kê, những gì nên phải làm và những gì
không nên làm. Xây dựng và quản lý các lâm phân rừng s
ản xuất hạt, ví dụ như các rừng
giống và các vườn giống, đã được thảo luận rất chi tiết
2. Sử dụng và các yêu cầu về gỗ xẻ (Kiên)
Đây là một trình bày ngắn gọn để chỉ ra các loại gỗ xẻ mà các nhà máy xẻ thích mua. Các
nhà máy xẻ trả giá cao hơn cho các khúc gỗ xẻ có đường kính lớn hơn. Ví dụ, giá của gỗ
khúc Keo có đường kính 15 cm vào khoảng 700.000 đ/m
3
so với 1.300.000 đ/m
3
cho gỗ
khúc có đường kính lớn hơn 20 -30 cm. Nhìn chung, khúc gỗ có chiều dài 1,5 tới 2 m được
các nhà máy xẻ chấp nhận, bời vì độ dài này phù hợp với việc sản xuất đồ gia dụng.
Những kết quả từ một nghiên cứu xẻ trình diễn thực hiện trên một lâm phần Keo lai 9 tuối
cho thấy sự khác nhau lớn của ván xẻ từ các khúc gỗ khuyết tật và không khuyết tật.
Không khuyết tất thường chỉ
tiêu rất quan trọng cho các gỗ xẻ Keo. Các ván xẻ với hiện
tượng nứt đầu cuối và những mắt chết lớn là không thể sử dụng, thậm chí đem lại rất ít lợi
nhuận cho các nhà trồng rừng gỗ xẻ.
3. Mô hình kinh tế cho rừng trồng Keo cung cấp bột giấy (Kiên)
Sử dụng các trang tính toán trên chương trình Excel, ba mô hình kinh tế đã được thể hiện
cho (1) Rừng trồng Keo lá tràm cung cấp gỗ x
ẻ, (2) Rừng trồng Keo lai cung cấp gỗ xẻ, và
(3) Rừng trồng Keo lai cung cấp bột giấy.
4. Các hoạt động lâm sinh cơ bản cho rừng trồng Keo (Hưởng)
Bài giảng này dựa trên một loạt các thí nghiệm về quản lý rừng trồng bền vững được xây
dựng tại tỉnh Bình Dương dưới sự hợp tác với CIFOR. Đầu vào của các công thức thí
nghiệm bao gồm (1) quản lý lượng rơi rụng (phương quản lý lập địa khác nhau), (2) quản
lý thực bì (làm cỏ), và (3) quản lý dinh dưỡng (phân bón). Loài cây được sử
dụng là Keo lá
tràm. Tổng hợp lại, thông điệp gửi tới cho các học viên là:
(1) Sinh trưởng của rừng trồng tăng nêu tất cả lượng rơi rụng không bị đốt đi trong
quán trình chuận bị đất.
(2) Làm cỏ bằng thuốc diệt cỏ phun theo rạch 1,5 m bề rộng là hiệu quả nhất, tốt hơn
cả phun toàn diện và đối chứng không làm cỏ.
(3) Phân bó cả thi
ện sinh trưởng cây.
5. Quản lý lân phần sản xuất gỗ xẻ Keo (Khongsak)
Phần bài giảng này tập chung vào các kỹ thuật tỉa thưa và tỉa cành, chúng là một phần thiết
yếu trong quản lý lâm sinh rừng trồng Keo, đặc biệt là Keo tai tượng, nếu mục đích kinh
doanh là sản xuất gỗ xẻ. Bởi vì các cành chết, nếu không được tỉa cành, có liên quan tới tỷ
lệ cao biến mầu gỗ và mục nát trong gỗ Keo tai tượ
ng. Dựa trên kinh nghiệm của
Indonesia, hai kiểu tỉa cành, tỉa nâng cao (tỉa giữ một thân) và tỉa tạo hình, đã được thảo
luận với các học viên. Cả hai biện pháp tỉa cành này giúp làm tăng giá trị rừng trồng.
Tỉa thưa các rừng trồng cũng rất quan trọng, vì vậy sinh trưởng của cây cá thế nói chung
được cải thiện.
Thời gian tỉa cành và tỉa thưa được nhấn mạnh để đảm bảo r
ằng cây sẽ được cải thiện từ
các biện pháp này.
Thực hành, thăm hiện trường
1. Khảo nghiệm CIFOR tại Tân Phú (Hưởng)
Tất cả các học viên đến thăm Trạm lâm nghiệp Tân Phú (một trạm nghiên cứu của FSIV)
vào ngày 12 tháng 6 năm 2007 để xem xet kỹ các khảo nghiệm về quản lý bền vững rừng
trồng Keo lá tràm. Đây là phần của dự án network về “Quản lý lập địa và sản lương rừng
trong rừng trông nhiệt đới” được điều phối bởi CIFOR. Chuyến thă
m đã cung cấp thêm
các thông tin về báo cáo của ông Hưởng trong một ngày trước đó, nơi mà các học viên có
cơ hội để hiểu biết về quản lý rừng bền vững.
Các học viên khóa học thăm quan Khảo nghiệm CIFOR tại Tân Phú, Bình Dương
2. Thực hành tỉa thưa
Một buổi thực tập tỉa cành nâng cao và tỉa tạo hình dáng than được tiến hành trong một
lâm phần Keo lai 1 tuổi tại Trạm nghiên cứu lâm nghiệp Tân Phú của FSSIV. Mỗi học viên
đều có cơ hội thực tập tỉa cành.
Hình dáng thân được cải thiện đáng kể sau tỉa cành.
3. Các khảo nghiệm di truyền và lâm sinh tại Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương
Chuyến thăm quan tới Bầu Bàng (một hiện trường của Trung tâm Khoa học và sản xuất
Đông Nam Bộ thuộc tinhe Đồng Nai) để thăm quan một loạt các khảo nghiệm lâm sinh và
di truyền.
Vườn vật liệu và luống tạo hom Keo lai ngoài trời tại Bầu Bàng
Ở Việt Nam, sự lựa chọn nhân giống sinh dưỡng cho các loài Keo hoàn toàn khác nhau
giữa các loài. Keo lá tram có thể được nhân giống bằng hạt và hom. Keo tai tượng không
được nhân giống cho rừng trồng sản xuất , bởi vì vườn vật liệu bị già rất nhanh và tỷ lệ ra
rễ thấp, và cây hom thường sinh trưởng chậm.
Khảo nghiệm dòng vô tính tại Bầu Bàng
Thảo luận chuyển hóa một lâm phần Keo lá liềm thành rừng giống tại Bầu Bàng
Khảo nghiệm tỉa thưa Keo lai tại Bầu Bàng, thể tích than cây tăng lên đáng kể sau tỉa thưa
từ 700 cây/ha (cận cảnh) tới 400 cây/ha (cảnh nền)
Khảo nghiệm hậu thế bạch đàn pellita, đã được tỉa thưa 2 lần để chuyển hóa thành một
vườn giống. Khống chế sinh trưởng chồi là rất quan trọng.
4. Viếng thăm xưởng xẻ tại Thủ Dầu Một
Ông Trần Công Huân, cán bộ quản lý một xưởng xẻ tại thủ Dầu Một đã giải thích các hoạt
động cho các học viên. Gỗ Keo lá tram và Keo lai được ưa chuộng hơn gỗ Keo tai tượng,
bởi vì gỗ có độ bền lớn, mầu tối hơn, không có mục lõi và ít hơn số lượng mắt lớn sau khi
xẻ. Xưởng này đang trả 1,3-1,4 triệu đồng/m
3
cho Keo lá tràm và Keo lai, 1 triệu đồng/m
3
cho Keo tai tượng. Đường kính đầu nhỏ tối thiệu cho Keo lá tràm là 10cm và cho các loài
Keo khác là 12 cm. Độ dài tối thiểu là 1 m với khúc gỗ thẳng.
Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài Keo cung
cấp gỗ xẻ
Khóa đào tạo
Mục tiêu
Khóa học đào tạo cho 10 cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam và
các cán bộ lâm nghiệp ở các tỉnh về:
• Những nguyên tắc cơ bản về cải thiện chất lượng gỗ cho rừng trồng keo
• Một số kỹ thuật lâm sinh liên quan đến sản phẩm gỗ xẻ.
Lịch trình khóa đào tạo
Từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 15 tháng 6
Bài giảng lý thuyết khóa học diễn ra tại phòng họp Phân viện khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam tại TP Hồ Chí Minh.
Thăm hiện trường và thực hành tại Trạm thực nghiệm Tân Phú, Bình Dương và Trạm lâm
sinh Bầu Bàng (thuộc Trung tâm khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ).
Lịch trình lớp học
Chủ nhật, 10/6 Giáo viên và học viên tham gia khóa học đến TP HCM
Thứ hai, 11/6
08.30 Học viên tham dự khóa học đăng ký tên, nhận tài liệu, điền vào
bảng điều tra trước khóa đào tạo.
09.00 Ông Phạm Thế Dũng (phân viện trưởng phân viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) phát biểu khai mạc.
Tóm tắt mục tiêu và nội dung khóa đào tạo (Khongsak và Kiên)
09.30 Những kỹ năng cơ bản để cải thiện di truyền cho loài keo
(Khongsak)
10.30 Nghỉ ngơi
11.00 Những kỹ năng cơ bản để cải thiện di truyền cho loài keo(tiếp
theo)
12.00 Ăn trưa
13.30 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ và những yêu cầu về
chất lượng đối với gỗ xẻ ở Việt nam (Kiên)
Tính toán lợi ích vê mặt kinh tế đối với trồng rừng cung cấp bột
giấy – sử dụng bảng tính Excel (Kiên)
14.30 Những kỹ thuậ
t lâm sinh cơ bản cho rừng trồng keo: thiết lập và
quản lý (Hưởng)
15.00 Nghỉ ngơi
15.30 Quản lý rừng trồng cung cấp gỗ xẻ: tỉa cành và tỉa thưa. Trên cùng
một lập địa, mối quan hệ giữa mật độ và đường kính gỗ đạt đường.
(Khongsak và Kiên)
Thứ ba, 12/6
07.00 Đi thăm hiện trường ở Trạm Tân Phú (Phân viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) tại Bình Dương
09.00 Thăm mô hình CIFOR (Hưởng)
12.00 Ăn trưa tại trạm Tân Phú
13.00 Thực hành (Khongsak và Kiên): tỉ
a thân, tỉa cành ở rừng trồng keo
lai 12 tháng tuổi
Thảo luận để chọn ra biện pháp tỉa thưa đối với rừng trồng non
Nghỉ đêm ở thị trấn Đồng Xoài
Thứ tư, 13/6
07.00 Thăm hiện trường tại Trạm Lâm nghiệp Bầu Bàng (Khongsak và
Kiên)
- Thăm lâm phần keo lai 10 tuổi đã được tỉa thưa (Minh); khoảng
cách trồng (2m x 3m; 3m x 3m)
- Khảo nghiệm dòng vô tính Keo tai tượng và keo lá tràm
- Th
ăm rừng trồng Keo lá liềm, thảo luận về việc chuyển hóa
thành rừng giống.
- Thăm khảo nghiệm dòng vô tính keo lá tràm
- Khảo nghiệm hậu thế và vườn giống hữu tính keo lá tràm
- Vườn vật liệu và khu nhân giống hom keo lai
- Về thành phố Hồ Chí Minh
Thứ năm, 14/6
08.00 Thăm xưởng chế biến gỗ ở Thủ Dầu Một (Quản lý Trần Công
Huân)
Những yêu cầu về
gỗ
Giá cả
Quy trình xẻ gỗ
Quy trình gia công, chế biến tạo đồ gia dụng
Quay về TP Hồ Chí Minh
18.30 Liên hoan kết thúc lớp học
Thứ sáu, 15/6
08.30 Tổng kết và thảo luận (Khongsak, Kien)
Nhắc lại kiến thức đã thu được và những kinh nghiệm làm việc
hiện trường.
12.00 Đánh giá sau khóa học
12.30 Kết thúc khóa học (TS. Hà Huy Thinh)
Đính kèm 3
CARD 032/05VIE – Đánh giá trước khi đào tạo tháng 6, 2007
Trả lời
1. Công việc của bạn có liên quan đến lĩnh vực
cải thiện giống cây rừng hay không?
a. Không 1
b. Có 12
Nếu câu trả lời là có, hãy cho biết chính xác công việc bạn làm
…………………… …………………………………………
2. Công việc của bạn có liên quan đến lĩnh vực trồng rừng hay không?
a. Không 0
b. Có 13
Nếu câu trả lời là có, hãy cho biết chính xác công việc bạn làm
…………………… …………………………………………
3. Hiểu biết của bạn về lĩnh vực cải thiện giống cây rừng?
a. Rất tốt 1
b. Tương đối tốt 7
c. Rất ít 5
d. Không 0
4. Hiểu biết của bạn về lĩnh vực thiết lập rừng trồng ?
a. Rất tốt 1
b. Tương đối tốt 8
c. Rất ít 3
d. Không 0
5. Hiểu biết của bạn về lĩnh vực quản lý rừng giống vườn giống, đặc biệt là về
lĩnh vực tỉa cành và tỉa thưa?
a. Rất tốt 0
b. Tương đối tốt 9
c. Rất ít 4
d. Không 0
Đính kèm 4
CARD 032/05VIE – Đánh giá sau khóa học tháng 6, 2007
1. Công việc của bạn liên quan đến lĩnh vực nào sau đây Trả lời
(thêm thông tin nếu có thể)
A. Cải thiện giống 7
B. Thiết lập rừng trồng 9
C. Không phải lĩnh vực nào 0
2. Bạn đánh giá nội dung của khóa học như thế nào?
A. Có nhiều thông tin hữu ích 10
B. Bình thường 2
C. Khó hiểu 0
3. B
ạn đánh giá bài trình bày như thế nào?
A. Rất thú vị và hữu ích 8
B. Tạm được, tuy nhiên đôi khi khó hiểu 4
C. Khó hiểu 0
D. Nhàm chán 0
4. Bạn đánh giá thế nào về chuyến đi thăm và thực tập hiện trường?
A. Rất thú vị và hữu ích 11
B. Tạm được những đôi khi còn khó hiểu 1
C. Khó hiểu 0
D. Nhàm chán 0
5. Bạn có nghĩ mình học được nhiều hơn từ
A. Bài giảng và trình bày 0
B. Th
ăm hiện trường và thực tập 0
C. Cả hai 12
6. Bạn có nghĩ rằng khóa học sẽ giúp bạn thực hiện công việc của mình tốt hơn
không?
A. Rất nhiều 11
B. Một ít 1
C. Không – bình thuận 0
Một số suy nghĩ của bạn về khóa học.
BÁO CÁO KHÓA ĐÀO TẠO TẠI AUSTRALIA
(Thời gian từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2007)
Đặng Thịnh Triều và Vũ Đình Hưởng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Mục tiêu
Mục tiêu của khóa đào tạo là giúp các học viên tiếp cận phương pháp xác định và giải
quyết vấn đề của các nhà khoa học Australia trong nghiên cứu lâm nghiệp, đặc biệt là trong
quản lý rừng.
Giới thiệu
Đất nước Australia có khoảng 164 triệu ha rừng chiếm 21% tổng diện tích đất tự nhiên,
trong số đó khoả
ng 21,5 triệu ha rừng ở các vùng khô hạn qui hoạch làm các khu bảo tồn
thiên nhiên (Chính phủ Australia, 2004).
Đến năm 2005 có hơn 1,7 triệu ha rừng trồng gồm rừng trồng các loài cây lá kim (900.000
ha) và 740.000 ha rừng cây gỗ lá rộng. hầu hết rừng trồng cây lá rộng là các loài bạch đàn.
(
). Rừng trồng cây lá kim (gỗ
mềm) cung cấp 66% sản phẩm gỗ xẻ tiêu thụ nội địa, 12% gỗ xẻ phải nhập khẩu, phần còn
lại được khai thác từ rừng tự nhiên cây lá rộng. Có rất ít rừng trồng cây lá rộng nhằm cung
cấp nguyên liệu gỗ xẻ.
Trước kia rừng trồng được quản lý bởi chính quyền các bang, ngày nay chúng được sở hữu
bởi các doanh nghiệp tư nhân và tập trung là rừ
ng trồng bạch đàn. Một số công ty đại diện
như Timbercorp (
) đã đầu tư trồng rừng. Timbercorp hiện
nay rất phát triển và quản lý khoảng 12% diện tích trồng rừng tại Australia. Ngoài ra người
dân Úc cũng đầu tư trồng rừng nhưng với diện tích không lớn.
Chu kỳ trồng rừng kéo dài khoảng 10 năm đối với các loài cây bạch đàn và 30 năm đối
với loài thông (hầu như là rừng trồng để lấy gỗ xẻ).
Lịch sử nghiên cứu trong ngành lâm nghiệ
p Australia đã có hơn 100 năm nay. Theo TS.
Nambiar cho rằng kết quả của công tác trồng rừng phải là: (i) Năng suất rừng trồng không
bị giảm đi theo các luân kỳ sau (ii) Rừng trồng phải bảo vệ và nâng cao được chất lượng
đất, nước và môi trường (iii) Mang lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng (iii) Đóng
góp lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội cho cộng đồng người dân địa phương sống vì
nghề rừng.
Các nhà nghiên cứ
u lâm nghiệp Australia đã thành công trong nghiên cứu về quản lý rừng
bền vững bằng việc đã tập hợp được các nhóm nghiên cứu khác nhau cùng góp sức giải
quyết các vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi. Cách làm này là bài học quý báu cho các nhà nghiên
lâm nghiệp trên toàn thế giới cần hiên cứu và ứng dụng, đặc biệt rất hữu ích cho các nhà
nghiên cứu về lâm nghiệp ở các nước đang phát triển tham khảo và xây dựng được mạng
lướ
i nghiên cứu trong vùng.
Báo cáo này trình bày một số thông tin và phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề
cần đặt ra.
Vấn đề 1. Sàn lượng rừng trồng Pinus radiata trên đất cát ở vùng Mt Gambier giảm
đi qua các luân kỳ khai thác.
Xác định vấn đề
Từ thập niên 60 của thế kỷ 20, rừng trồng Pinus radiata tại Mt Gambier thuộc vùng phía
nam Australia khi khai thác cho thấy sản lượng đã bị giảm đi so với chu kỳ đầu tiên (sản
lượng giảm đi từ 30-60%).
Chương trình nghiên cứu
CSIRO và các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp ở phía nam Australia và Victoria đã hợp tác
nghiên cứu về các lĩnh vực giống và lâm sinh, tại thời điểm này rừng trồng thuộc sở
hữu
nhà nước.
Đất ở các vùng này thuộc dạng đất cát và nghèo dinh dưỡng. Nghiên cứu lâm sinh tập
trung vào các biện pháp quản lý lập địa như để lại cành nhánh sau khai thác và bón phân
nhằm duy trì độ phì của đất.
Chương trình nghiên cứu giống đã được triển khai nhằm tạo ra giống có năng suất cao và
chất lượng gỗ tốt để phục vụ trồng rừng.
Kết quả nghiên cứu
Đến thập kỷ
80, vấn đề sản lượng rừng ở chu kỳ 2 bị giảm đi đã không còn xuất hiện nữa,
đồng thời trữ lượng rừng ở chu kỳ 2 còn tăng 50 -100 % khi so sánh với chu kỳ đầu. Kết
quả này đạt được là nhờ có sự kết hợp nghiên cứu giữa công tác lâm sinh và cải thiện
giống.
1
Vấn đề thứ 2: Rừng trồng E. globulus ở bang phía Tây Australia
Xác định vấn đề
Việc mở rộng rừng trồng E. globulus ở vùng phía nam bang Tây Australia được triển khai
từ giữa thập niên 80 và đẩy nhanh tốc độ vào những năm thập kỷ 90 của các công ty trồng
rừng tư nhân. Hầu hết rừng trồng thiết lập trên đất đã qua sản xuất nông nghiệp như đồng
c
ỏ dùng để chăn nuôi gia súc, do vậy mà loại đất này rất giàu lân và bão hòa nước.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự cân bằng nước trong rừng trồng E. globulus ở bang
Tây Australia từ giữa thập niên 90. Họ cho rằng sản lượng rừng sẽ bị giảm đi ở các chu kỳ
trồng rừng tiếp theo khi mà nguồn nước và chất dinh dưỡng trong đất (lân) không còn được
dồi dào như ban đầu.
Chương trình nghiên cứu
CSIRO đã thiế
t lập các mô hình thí nghiệm trên các dạng lập địa thuộc sự sở hữu của các
công ty tư nhân và người dân địa phương để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới năng
suất rừng trồng ở chu kỳ 2. Đoàn thăm quan đã đi thăm một số hiện trường nghiên cứu về
quản lý lập địa ở Carpenters và Cox. Các thí nghiệm tiến hành nhằm tìm ra câu trả lời về
vấ
n đề dinh dưỡng trong đất và việc quản lý lập địa bằng việc để lại cành nhánh sau khai
thác sẽ ảnh hưởng tới năng suất rừng ở chu kỳ thứ 3. Thí nghiệm thứ 3 được thiết lập ở
Brookmans nhằm tìm ra sự khác biệt trong quá trình sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước
và không gian dinh dưỡng. giữa trồng cây bạch đàn bằng cây con và cây tái sinh.
Kết quả nghiên cứu
Các thí nghiêm trên vẫn đang đượ
c tiến hành theo kế hoạch đề ra. Thí nghiệm quản lý lập
địa bằng phương pháp để lại cành nhánh sau khai thác đã cho thấy năng suất rừng trồng E.
globulus tăng lên ở lập địa có độ phì thấp. Đồng thời chất hữu cơ và sự trao đổi của các
ion trong đất như K, Ca và Mg đều tăng (Mendham et al. 2002).
Vấn đề thứ 3: Nghiên cứu hệ thống canh tác tại bang Tây Australia
1
(Dr E.K.S. Nambiar, 2007 lecture notes provided to us).
Xác định vấn đề
Ở bang phía tây Australia có hơn 25 triêu ha đất bị nhiễm mặn bởi diện tích rừng tự nhiên
và thảm thực vật đã bị khai thác chuyển sang canh tác cây nông nghiệp có hệ rễ nông và
đồng cỏ chăn thả gia súc.
Satellite image of south western Western Australia showing cleared farmland
provided by Dr John McGrath
Diện tích đất trống khi mất lớp thảm thực vật đã làm cho lượng nước ngọt dự trữ trong đất
giảm đi, lượng nước m
ặn dưới lòng đất đã theo mao mạch đi lên bề mặt đất làm tăng lượng
muối ở các dòng sông và hồ chứa nước tạo ra một vùng đất bị sa mạc hóa. Trồng cây
lương thực chỉ có một vài tháng trong năm nên sự thất thoát nguồn nước ngọt cao hơn so
với thảm thực vật tư nhiên hay rừng trồng.
Forecast of areas at high risk of salinity problem development provided by Dr John
McGrath
Người dân cần trồng cây có giá trị kinh tế cao để mang lại nhiều lợi nhuận và có tính bền
vững. Tuy nhiên, chính phủ không đủ kinh phí để trang trải cho người dân phục hồi thảm
thực vật tự nhiên.
Chương trình nghiên cứu
Cục quản lý và bảo tồn đất bang tây Australia và Ban Lâm nghiệp đã xây dựng chiến lược
nghiên cứu nhằm hạn chế sự mặn hóa bởi mất thảm thực v
ật tự nhiên. Cụ thể đã thiết lập
được hệ thống canh tác cho người dân áp dụng và kết quả mang lại không những làm giảm
lượng muối trong đất mà còn nâng cao được năng suất cây trồng. Tuy nhiên trong quá trình
xây dựng chiến lược gặp rất nhiều khó khăn như nhiều vùng đất rất khô hạn không thích
hợp cho trồng rừng công nghiệp hay khi triển khai chương trình cần đòi hỏi nhiều vốn đề
đầu t
ư. Mặt khác trong sản xuất đều phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, do vậy chọn
loài cây trồng đều phụ thuộc vào thị trường và điều kiện sinh thái. Ngoài ra vấn đề dự báo
năng suất và môi trường thay đổi như lượng mưa, lượng bốc hơi, đất và đất mặn hóa cũng
cần được quan tâm (Presentation by Dr John McGrath, Forest Products Commission of
Western Australia, 2007).
Vấn đề thứ 4: Trồng cây keo Acacia saligna trong hệ thống canh tác vùng đấ
t khô
hạn (lượng mưa hàng năm dưới 400mm) ở bang phía tây Australia
Xác định vấn đề
Tại bang phía tây Australia có nhiều trang trại có diện tích lớn nhưng đã bị mất lớp thảm
thực vật tự nhiên, có lượng mưa thấp khoảng 400 mm và đang bị đe dọa bởi đất mặn hóa.
Tuy nhiên có rất nhiều loài cây có thể trồng trên loại đất này nhưng không mang lại hiệu
quả kinh tế. Do
đó cần nghiên cứu loài cây mới có khả năng chống chịu được đất bị nhiễm
mặn đồng thời mang lại lợi nhuận cao nhất.
Chương trình nghiên cứu
Chương trình nghiên cứu trồng loài keo Acacia saligna đã được triển khai nhằm mở rộng
diện tích trồng rừng. Sản phẩm của loài keo này mang nhiều tác dụng như lá làm thức ăn
cho gia súc, gỗ có thể làm nguyên liệu chất đốt và làm ván d
ăm, có tác dụng cải tạo đất
làm giảm sự nhiễm mặn thông qua quá trình hút nước từ rễ cây. Khảo nghiệm đã tìm ra
loài và xuất sứ tốt nhất từ 400 gia đình. Thí nghiệm vẫn đang được triển khai.
Acacia saligna progeny trial at Bolgart, Western Australia
Một thí nghiệm thứ 2 dùng loài bạch đàn Mallee trồng theo dải băng trong hệ thống canh
tác nông lâm kết hợp. Khi sử dụng loài bạch đàn này đã làm giảm lượng nước ngầm nhiễm
mặn từ đó giảm đất bị mặn hóa trên vùng đất trống khô hạn. Từ khi trồng cây bạch đàn
theo dải băng phần đất trống ở giữa hai dải cây có thể canh tác cây nông nghiệ
p. Bạch đàn
Mallee có thể kéo dài theo 2 chu kỳ tái sinh chồi liên tiếp, sản phẩm của loài này là lá dùng
để chiết xuất tinh dầu, gỗ dùng đề làm chất đốt và chỉ tiêu thụ trong nội địa. Hiện nay, nhu
cầu thị trường chưa cao nên chưa có chương trình sản xuất mang tính công nghiệp.
Strip planting of mallee eucalypts on farm at Wongan Hills, Western Australia
Vấn đề thứ 5: Sự giảm diện tích rừng ở Tasmania
Xác định vấn đề
Lượng mưa ở vùng trung du của Tasmania giảm mạnh. Trang trại chăn cừu, quản lý dinh
dưỡng và hàng rào bảo
vệ.(
). Bên
cạnh đó các nhà khoa học còn phát hiện ra một số yếu tố đã làm cho cây chết như tuổi cây
sâu bệnh và động vật hoang dã, sự thay đổi tính chất đất (vật lý và hóa học), sự mất đi của
quần xã động vật sinh sống trong đất và nấm (Keith Churchill, Ensis).
Chương trình nghiên cứu
Dựa trên các vấn đề đã được xác định, 2 thí nghiệm đã được triển khai nhằm tìm ra sự ảnh
hưở
ng của công tác chuẩn bị làm đất, kiểm soát cỏ dại, phòng chống động vật hoang dã và
kỹ thuật trồng cây. Đã có 26 loài cây bản địa đã được thử nghiệm (phần lớn là Eucalytus,
plus Allocasuarina, Acacia, Oyster bay pine và thực vật dưới tán rừng) với 5 nghiệm thức
khác nhau như: guards, water-guards, mulch, burn, control and understorey.
Kết quả nghiên cứu
- Rừng trồng đã thành công phù hợp với điều kiện môi trường
ở vùng này.
- Tỷ lệ sống cây trồng là 75% ở vùng đất khô hạn vào mùa hè và trải qua hơn 150
năm.
- Qua điều tra cho thấy cây cao tới 9.
Vấn đề thứ 6: Sự kết hợp trồng cây rừng trong hệ thống canh tác Nông – Lâm ở
Tasmania
Xác định vấn đề
Ở thập kỷ 70 phong trào trồng cây trên các đồng cỏ khô cằn đã được triển khai. Lượng
mưa vào khoảng 600 – 650mm. Đất có dạng cát trầm tích có độ phì trung bình. Hệ thống
tưới tiêu cho canh tác nông nghiệp như trồng khoai tây, đậu hà lan là rất hạn chế. Đất một
số nơi bị nhiễm mặn và xói mòn. Diện tích rừng giảm bởi việc làm trang trại dẫn tới cây
chết.
Chương trình nghiên cứu
Thủy lợi, Ch
ọn loài cây Pinus radiata, kỹ thuật lâm sinh (làm đất, bón phân, mật độ trồng,
tỉa cành và tỉa thưa), bảo tồn cây rừng tự nhiên.
Kết quả
- Hơn 300 ha đã có hệ thống thủy lợi tưới tiêu
- Tăng trưởng trung bình hàng năm (MAI)của loài thông Pinus radiata có chu kỳ 30
năm là 20 m
3
/ha/năm
- Đất đã được bảo vệ khỏi bị mặn hóa
- 20 ha rừng tự nhiên được quản lý và bảo vệ.
Nhận xét chung
Ngoài việc được học tập qua các bài giảng, thăm hiện trường nghiên cứu đã được đề cập ở
trên, các học viên trong khóa đào tạo này cón được thăm hiện trường tỉa thưa bạch đàn
Eucalytus nitens ở Lisle, quận Bass – Tasmania. Kết qu
ả cho thấy rừng trồng đã tăng về
đường kính sau khi áp dụng tỉa thưa cho rừng non.
Các học viên còn được thăm hiện trường thí nghiệm làm giàu rừng bằng cây rừng bản địa
ở khu rứng phía nam Tasmania, được học phương pháp lấy mẫu đất và phương pháp phân
tích đất.
Một điều rất thú vị mà các học viên cảm nhận được đó là thảm thực vật dưới tán rừng bạch
đàn rất phong phú và đa dạng, điều này đã làm thay đổi tư duy về rừng trồng bạch đàn từ
trước tới nay. Các học viên đã nhận ra một điều là sự thất bại trong công tác trồng rừng là
chọn loài cây không phù hợp với lập địa và điều kiện sinh thái cho dù sự đầu tư là rất lớn.
Điều gì có thể áp dụng cho ngành lâm nghiệp Việt Nam
Có sự khác biệt rất lớn về điều kiện hoạt động lâm nghiệp giữa Việt Nam và Australia. Tuy
nhiên, những thông tin và kiến thức đã cung cấp cho học viên để có thể xác định được vấn
đề cần đặt ra cho công tác nghiên cứu và phương pháp giải quyết vấn đề có thể áp dụng ở
Việt Nam.
• Các loài keo Acacia và bạch đàn Eucalyptus
đã được gây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Hàng ngàn ha đã được khai thác và tiếp tục trồng lại cho chu kỳ 2. Kết quả nghiên
cứu rừng trồng chu kỳ 2 của loài thông Pinus radiata ở Australia sẽ là bài học quí giá
cho sự nâng cao năng suất rừng trồng 2 loài cây trên ở Việt Nam.
• Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh có lượng mưa thấp có khoảng 400 – 600
mm/năm. Các học viên nhận thấy rằng sự kết hợp gi
ữa công tác nghiên cứu về giống
và lâm sinh sẽ giải quyết được những khó khăn cho trồng ở nơi đây.
• Những thất bại trong trồng rừng khi chọn sai loài bạch đàn không phù hợp với lập địa
ở Tasmania là bài học quí cho thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đang
thực hiện ở Việt Nam.
• Từ khóa đào tạo này, các học viên nhận thấy rằ
ng ở Australia các nhà khoa học, các
nhà quản lý, các công ty tư nhân và người dân cùng hợp tác với nhau để giải quyết
một vấn đề kho khăn nào đó mà thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó công tác nghiên cứu
giống và lâm sinh có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.