1
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chương trình hợp tác Nông nghiệp và
phát triển nông thôn (CARD)
DỰ ÁN VIE: 032/05
Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài
Keo cung cấp gỗ xẻ
Báo cáo các điểm mốc của dự án
MS 13
Tóm tắt bài báo quốc tế về những kết quả đạt được từ khảo
nghiệm áp dụng các công thức tỉa thưa/ tỉa cành giai đoạn
30 tháng tuổi
Tháng 4, 2009
2
Lời giới thiệu
Báo cáo này là một phần của Báo cáo điểm mốc 13, những ấn phẩm nghiên cứu/ báo cáo kỹ
thuật: Tóm tắt một bài báo quốc tế về những kết quả đạt được từ khảo nghiệm áp dụng các
công thức tỉa thưa/ tỉa cành sau 30 tháng.
Chúng tôi đã thu thập số liệu cần thiết cho một bài bào, từ khảo nghiệm áp dụng các công
thức tỉa thưa của Dự án đượ
c trồng tại Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Việc xây dựng khảo
nghiệm này đã được báo cáo tại Báo cáo điểm mốc 8.
Chúng tôi nhận thấy kết quả này phù hợp để viết một bài báo quốc tế với tác giả chính là Ông
Đặng Thịnh Triều, cán bộ khoa học của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam người đã thiết
kế các công thức tỉa thưa và đã thu thập các số li
ệu định kỳ 6 tháng một lần. Ông Triều đã
không thể hoàn thiện bài viết trước khi kết thúc Dự án CARD vì phải dành thời gian hoàn
thành luận văn Tiến sỹ. Ông Triều chỉ có thể hoàn thành bản tóm lược trước tháng 7/ 2009.
Bài báo này dự định sẽ gửi tới Tạp trí quốc tế Forest Ecology and Management.
Trong khi đó, để hoàn thành yêu cầu báo cáo của Dự án, chúng tôi đã chuẩn bị bản tóm tắt về
khảo nghiệm tạ
i Đồng Hới và các kết quả đạt được.
Tóm lược mục tiêu và thiết kế khảo nghiệm
Mục tiêu chính của khảo nghiệm tỉa thưa tại Đồng hới là để xác định ảnh hưởng của các cấp
tỉa thưa khác nhau đối với sinh trưởng chiều cao và đường kính cho Keo lai. Sự sai khác về
sinh trưởng và sinh khối trên một đơn vị diện tích và tăng trưởng đường kính của từng cây
riêng rẽ giữa các công thức sẽ được sử dụng để đánh giá phương pháp tỉa thưa để
đạt tối đa
về cả sinh khối gỗ (trên một đơn vị diện tích) và giá trị gỗ (kich cỡ cây).
Việc xây dựng khảo nghiệm đã được báo cáo tại MS 8. Khảo nghiệm tỉa thưa được thiết kế
trên rừng trồng Keo lai sinh trưởng nhanh và đồng đều với mật độ 1000 cây/ ha (khoảng cách
4 m giữa các hàng và 2,5 m giữa các cây trong hàng). 4 công thức tỉa thưa được áp dụng và 1
công thức không tỉa thưa làm đối ch
ứng (1000 cây/ ha), và các công thức tỉa thưa bao gồm để
lại 600 cây/ha, 450 cây/ha và 300 cây/ha. Mỗi công thức có 4 lặp, 30 tháng sau khi trồng. Tất
cả các cây trong các ô thí nghiệm của rừng trồng không được tỉa cành. Đường kính ngang
ngực (dbh) trung bình của cây trước khi tỉa thưa là 9,5cm.
Kích thước các ô thí nghiệm được chỉ ra ở Bảng 1, và một ví dụ của công thức tỉa thưa còn
lại 600 cây/ ha được đưa ra ở hình số 1.
3
Bảng 1. Các công thức tỉa thưa và kích thước ô thí nghiệm tại Đồng Hới
Các công thức Số cây trên mỗi ô thí nghiệm
(cây/ha) Tổng số Ô tiêu chuẩn
1000 (đối chứng không tỉa thưa) 63 35
600 38 21
450 28 16
300 19 11
Kích thước ô thí nghiệm (ha) 0.063 0.035
Dài x rộng (m × m) 28 × 22.5 20 × 17.5
1
Số cây trên mỗi ô thí nghiệm được xem như số cây trong mỗi ô sau khi tỉa thưa.
Hình ảnh 1. Sơ đồ thí nghiệm tỉa thưa để lại 600 cây/ha. Phần màu vàng là ô tiêu chuẩn,
phần màu xanh là toàn bộ ô thí nghiệm
Tóm tắt kết quả
Số liệu sinh trưởng được thu thập tại 6, 12, 18, 24 và 30 tháng sau khi tỉa thưa. Khảo nghiệm
đã bị thiệt hại nghiêm trọng sau trận bão ngày 31/ 10/ 2008. 58% số cây đã bị đổ. Bảng 2 chỉ
ra kết quả tỉa thưa sau 24 tháng, được xem như là kết quả cuối cùng có được trước sự phá
hủy của trận bão
5
4
3
1
9
8
11
12
13
20
19
18
15
22
24
26
27
34
35
32
29
28 m
20 m
22.5 m
17.5 m
Thinning Trial at Dong Hoi (600 stems ha
-1
)
5
4
3
1
9
8
11
12
13
20
19
18
15
22
24
26
27
34
35
32
29
28 m
20 m
22.5 m
17.5 m
Thinning Trial at Dong Hoi (600 stems ha
-1
)
4
Bảng 2. Sinh trưởng của cây cá thể và trên đơn vị diện tích vào tháng 7/2008, giai đoạn
4,5 tuổi, 24 tháng sau khi các công thức tỉa thưa được áp dụng
Công thức tỉa
thưa
(cây/ha)
Số cây còn lại tại
lâm phần 4.5 tuổi
(cây/ha)
Chiều cao (m) Đường kính
ngang ngực (cm)
Đơn vị diện
tích (m
2
/ha)
300 314 16.8 17.1 7.4
450 457 17.2 16.3 9.6
600 593 17.3 15.9 11.9
1000 850 17.2 14.5 14.1
Số liệu bảng 2 cho thấy:
• Số cây thực tế còn lại tại lâm phần trong công thức này tại giai đoạn 4,5 tuổi là 850 cây/
ha bởi vì một số cây đã bị mất tại thời điểm tỉa thưa, và một số khác bị đổ do gió sau hơn
2 năm tuổi. Số cây thực tế có tại thời điểm 4,5 tuổi trong các công thức tỉa thưa đã rất g
ần
với số cây theo dự tính
• Keo lai là loài sinh trưởng nhanh, đường kính ngang ngực (dbh) trung bình tại công thức
đối chứng tăng từ 9.5 cm ở 29 tháng tuổi lên 14,5cm ở 4,5 năm tuổi
• Đường kính ngang ngực của cây ở các công thức tỉa thưa tăng nhanh hơn, với mức tăng
dần ở các mật độ tỉa thưa cao hơn. Dbh trung bình của công thức 300 cây/ha là 17,1cm,
lớn hơn 2,6cm so với công thức đối chứng không tỉ
a thưa. Thậm chí ở công thức thỉa
thưa ít nhất 600 cây/ha, dbh trung bình cũng là 15,9cm lớn hơn 1,4cm so với đối chứng.
Phân tích thống kê cho thấy ảnh hưởng của các công thức tỉa thưa về đường kính là sai
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,001)
• Chiều cao không chịu ảnh hưởng bởi các công thức tỉa thưa, không có sai khác có ý nghĩa
về chiều cao cây giữa các công thức tại thời điểm 24 tháng tuổi. Các cây đã đạt chiều cao
trung bình khoảng 17m tại giai đoạn 4,5 năm tuổi.
• Đơn vị diện tích lâm phần cao nhất ở công thức đối chứng, là 14,1 m2/ha, xong tại công
thức 600 cây/ ha không quá khác biệt là 11,9 m2/ha.
Số liệu được thu thập vào tháng 2/ 2009, sau bão (Bảng 3) cho thấy khả năng sinh trưởng
nhanh của các cây còn lại vẫn được duy trì. Cây lớn nhất tại các công thức tỉa thưa đã đạt trên
20cm về đường kính. Tăng trưởng đường kính nhanh hơn ở các công th
ức tỉa thưa so với đối
chứng, vẫn được duy trì quan giai đoạn 8 tháng từ tháng 7/ 2008 đến tháng 2/ 2009.
5
Bảng 3. Sinh trưởng của những cây còn lại vào tháng 2/ 2009, 5,2 năm tuôi, 32 tháng
sau khi áp dụng các công thức tỉa thưa
Công thức tỉa thưa
(cây/ha)
Số cây còn lại của lâm
phần giai đoạn 5.2 năm
tuổi (cây/ha)
Đường kính ngang
ngực (cm)
300 136 18.4
450 179 17.7
600 214 17.2
1000 421 15.5
Thảo luận
Khảo nghiệm tại Đồng Hới đã thành công trong việc đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Những
sai khác có ý nghĩa về tăng trưởng đường kính của các công thức tỉa thưa đã thấy rõ từ giai
đoạn sớm, 12 tháng sau khi áp dụng. 24 tháng sau đó, các cây ở công thức 600 cây/ ha, tính
trung bình, đã có dbh là 15,9cm, cao hơn 1,4 cm so với các cây ở công thức đối chứng.
Kết quả này có thể áp dụng cho các nhà trồng rừng và các nhà chế biến gỗ
. Nhiều nhà máy
chế biến gỗ ở Việt Nam có thể chế biến gỗ xẻ Keo có lợi hơn trước khi đường kính vượt quá
15cm. Các lâm phần keo sinh trưởng nhanh tỉa thưa để lại 600 cây/ha sẽ mang lại nhiều khối
gỗ với kích thước tối thiểu, trong vòng 5 năm. Người trồng rừng sẽ bán được gỗ với giá
thành cao hơn, so với gỗ làm bột giấy đường kính nhỏ, có thể việc t
ỉa thưa là sự gợi ý thú vị
đối với các nhà trồng rừng và chế biến gỗ.
Số liệu từ giai đoạn 24 tháng tuổi sau đánh giá tỉa thưa được sử dụng trong các mô hình kinh
tế xây dựng so với các chế độ lâm sinh cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và gỗ xẻ
Đến cuối năm 2009, thực hiện kế hoạch khai thác, việc cưa xẻ để so sánh các khối gỗ đượ
c
tỉa cành từ các công thức tỉa thưa với các khối gỗ không tỉa cành ở khu gần kề sẽ được tiến
hành. Thử nghiệm cưa xẻ sẽ tập trung vào các khúc gỗ đã được tỉa cành tại các ô thí nghiệm
khi đường kính của cây đạt từ 9 – 10 cm khi bắt đầu thí nghiệm. Các cây đươc tỉa cành này
nên là cây không có kiếm khuyết nhìn từ bên ngoài, ngược lại với mắt gỗ có ở các cây lân
cận không được tỉ
a cành. Mấu mắt và mục lõi liên quan tới các cành không được tỉa làm hạn
chế giá trị của các tấm gỗ xẻ. Chúng tôi sẽ làm việc với các nhân viên cưa xẻ để xác định
việc tăng giá trị sản phẩm của các khối gỗ thống qua tỉa cành. Nghiên cứu này sẽ được làm
dưới dự án ACIAR FST/ 2006.087 “Tối ưu hóa việc quản lý lâm sinh và năng suất các rừng
trồng Keo chất lượng cao, đặc biết cho gỗ c
ứng” đã bắt đầu triển khai từ tháng 10/2008.