Họ và tên: Phạm Hồng Nhạn
Ngày sinh: 21/3/ 1993
Mã sinh viên: 11040766
Khoa: Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài:
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Theo anh chị, ngày nay chúng ta phải làm gì để phát huy nhân
tố con
người trong bối cảnh kinh tế mới.
CẤU TRÚC
Phần 1:Mở đầu: câu nói của Hồ Chí Minh
Phần 2: Nội dung
Phần 2: Nội dung
A> Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con người xã hội chủ nghĩa
1, Các động lực
2, Động lực con người là động lực quan trọng nhất
B> Phát huy nhân tố con người trong bối cảnh kinh tế mới
1> Vấn đề “Thừa lượng, thiếu chất” và giải pháp
2> Vấn đề “Chảy máu chất xám” và giải pháp
Phần 1:Mở đầu: câu nói của Hồ Chí
Minh
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II,
cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-91958. Câu này lấy từ ư của Quản Trọng trong sách Quản tử, nguyên văn là: Nhất niên
chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc
như thụ nhân.: "Kế sách cho 1 năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; Kế sách cho 10 năm,
lấy việc trồng cây làm đầu; Kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu". Câu
nói là sự so sánh giữa việc “ trồng cây ” và “ trồng người”. Muốn việc trồng cây có hiệu
quả th́ cần đến rất nhiều yếu tố : giống tốt, đất tốt, phương pháp canh tác tốt,… Đối với
việc trồng người cũng vậy , nó là cả một quá tŕnh liên tục và được quyết định bởi nhiều
yếu tố như : môi trường, phương pháp giáo dục, … Chỉ với một phép so sánh , Bác đă
có thể khái quát hết tầm quan trọng của công cuộc “ trồng cây” và “ trồng người” –
những hoạt động quan trọng và thiết thực có tác động đến toàn dân tộc.Điều mà cần
phải chú ý ở đây là chiến lược “ trồng người”. Chiến lược “ trồng người” là tất yếu để
xây dựng đất nước vi:
_ Chủ nghĩa xã hội và con người chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Mỗi bước xây dựng con ngườ là mỗi nấc thang đi lên chủ nghĩa xã hội .
_Trồng người là công việc “ trăm năm” không thể nóng vội làm”một sớm một
chiều” xong ngay, cũng không thể tùy tiện đến đâu thì đến.
Ngày nay trong bối cảnh kinh tế mới, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa kết hợp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nhân tố con người càng đóng
một vai trò quan trọng hơn.Đó là nhân tố quyết định
Phần 2: Nội dung
A> Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con
người xã hội chủ nghĩa
1, Các động lực
_ Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc
_ Phát triển kinh tế bằng việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải phóng, lực lượng sản
xuất, gắn sự phát triển kinh tế với sự phát triển chính trị và xã hội.
_ Phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục( đây là động lực tinh thần, tácđộng vào con
người cá nhân)
_ Phát triển tiềm lực vốn, khoa học, công nghệ
_ Ngoài ra, kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng
tốt nhưng thành quả khoa học của thế giới
2, Động lực con người là động lực quan trọng nhất
Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có “ con người
xã hội chủ nghĩa “. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của
nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy. Nếu không có con người tha thiết với lí tưởng
chủ nghĩa xã hội , thì không có chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặt mục
tiêu con người lên hàng đầu.
Con người xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Hồ Chí Minh là con người có tinh thần
và năng lực làm chủ; có đạo đức cần kiệm niêm chính, chí công vô tư; có kiến thức
khoa học kĩ thuật, nhạy bén với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,..Đó
là nguồn lực quan trọng để xây dựng xã hội chủ nghĩa .
Ở đây, đọng lực con người cần phải bao trùm trên cả 2 bình diện: con người cá nhân
và con người cộng đồng, nghĩa là phải:
_ Phát huy sức mạnh đoàn kết cả dân tộc-động lực chủ yếu để phát triển đất nước
_Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân người lao động
bắng cách
+ Tác động vào nhu cầu lợi ích cá nhân của họ_ lợi ích cá nhân chân chính của người
lao động.
+ Tác động vào các động lực chính trị, tinh thần
Ta có thể dễ dàng nhận thấy, tất cả các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ cũng
như trên các lĩnh vực khác có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống con người giảm sức lao
động, tăng năng suất, chất lượng lao động, nâng cao mức sống, chất lượng sống,....Tất
cả đều do nhân tố con người tạo nên, có thể con người cá nhân hoặc một nhóm người
phát minh ra.Vậy nên nhân tố con người là hết sức quan trọng.Trong nhịp sống xã hội
chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa cần nắm bắt được nhịp phát triển này, phát huy
hết tiềm năng để xây dựng đất nước giàu mạnh, tươi đẹp hơn.
B> Phát huy nhân tố con người trong bối
cảnh kinh tế mới
1> Vấn đề “Thừa lượng, thiếu chất” và giải pháp
a> Thừa lượng, thiếu chất
Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại
thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông
minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao
từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp.
Dù chưa cung cấp hoàn toàn đầy đủ thông tin về thị trường lao động tại Việt Nam, song
những phân tích về thị trường lao động vừa được mạng tuyển dụng VietnamWorks
công bố đã cho thấy một phần tương đối đầy đủ của thị trường lao động trong nước.
Bản thông số đã cung cấp những thông tin có giá trị về thị trường lao động trong nước
giúp doanh nghiệp và người lao động có những kế hoạch tốt hơn về việc làm. So với
quý IV-2004, số lượng vị trí đăng tuyển trong ngành tiếp thị tăng nhiều nhất, tuy nhiên tỷ
lệ tăng cao nhất lại thuộc về y tế với mức tăng 400%. Nguồn cung ứng nhân lực cũng
tăng đạt 49% trong quý I.
Các ngành thu hút được nhiều người tìm việc là: Công nghệ viễn thông, hành chính,
thư ký, quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại... và bán hàng. Theo đó, trong quý I/2005,
nhu cầu nhân lực tại Việt Nam tăng 15%, những ngành tuyển mới nhiều nhất là công
nghệ thông tin, bán hàng, tiếp thị, kỹ thuật và hành chính.
Bản thông số cũng cho thấy chỉ số cầu trong những tháng đầu năm có bước tăng
trưởng đáng kể, số lượng việc làm trong hầu hết các lĩnh vực đều tăng. Trong đó, 6 lĩnh
vực có cầu nhân lực cao nhất là bán hàng, công nghệ viễn thông, tiếp thị, hành chính thư ký, kế toán và kỹ thuật. Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận sự sụt giảm của các
lĩnh vực tiện ích công cộng, bất động sản hay vận tải giao nhận. Nguyên nhân chính
của sự suy giảm các lĩnh vực này chủ yếu do nhu cầu công việc ít, các ứng viên
thường lựa chọn các công việc có nhiều chỉ tiêu hơn.
Về phạm vi, TP.HCM và Hà Nội là những nơi có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, tiếp đó là
Biên Hòa - Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, An Giang. Song song với chỉ số cầu, báo
cáo cũng cho thấy lực lượng lao động đang gia tăng trong các lĩnh vực công nghệ viễn
thông, hành chính, bán hàng, kế toán, quảng cáo và kỹ thuật. Sau Tết Âm lịch, số lao
động đăng ký tuyển dụng trong các ngành này tăng đột biến cho thấy nguồn lao động
trên thị trường hiện nay rất dồi dào, thừa khả năng đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp.
Vẫn còn thiếu... chất
Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân tay nghề cao
vẫn đang là mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cần các chuyên gia
về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết
về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, những công nhân có tay nghề
cao, ham học hỏi. Tuy nhiên, nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường
còn hạn chế.
Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của
lao động Việt Nam quá yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét rằng: "Lao
động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết công việc, nhưng nếu đặt họ trong
một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều". Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp
không thể thành đạt được, cho dù họ đã tập hợp được đội ngũ nhân công có đẳng cấp
cao.
Theo đánh giá, các chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay thường nhấn mạnh
đào tạo kiến thức lý thuyết chứ chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành. Hầu hết các
sinh viên ra trường không thể bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua một thời
gian đào tạo lại. Để tạo nên một bước tiến về đào tạo, cơ chế tuyển dụng và sử dụng
nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước
cần có sự thay đổi theo hướng ưu tiên lao động có chất lượng, có tay nghề cao, đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
b> Giải pháp:
_Về phía Nhà nước: phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát
triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Mối quan hệ này thể hiện ở
chỗ, các chiến lược phát triển kinh tế phải xác định rõ nhu cầu về nguồn nhân lực (số
lượng, kỹ năng cụ thể), và các cơ quan lập chiến lược phát triển nhân lực phải coi đây
là những dữ liệu đầu vào cơ bản để xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân
lực.
Trên cơ sở đó, sẽ dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực, định hướng cho đào tạo của
các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, hạn chế được tình trạng nguồn nhân lực
“vừa thừa, vừa thiếu” và tình trạng làm trái ngành trái nghề của sinh viên sau tốt
nghiệp.
Chính sách của Nhà nước cần tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh để
phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo tư thục, cơ sở đào tạo từ vốn nước ngoài. Xây
dựng, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển hệ thống cung ứng nguồn nhân lực
chuyên môn kỹ thuật trình độ cao cho các ngành công nghệ cao, ngành kinh tế tri thức
theo chuẩn quốc tế. Tạo mở chính sách cho phát triển phân khúc thị trường lao động
chuyên môn kỹ thuật cao thông qua cải tổ hệ thống đào tạo, hệ thống môi giới và tư
vấn việc làm, hệ thống chính sách tiền lương, tiền công, bảo hiểm và phúc lợi xã hội đối
với người lao động… Trước hết, cần đẩy mạnh đào tạo, tăng nhanh bộ phận lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cho xuất khẩu lao động và chuyên gia,
có đủ khả năng cạnh tranh với khu vực và quốc tế; đồng thời, phát triển và nhanh
chóng phổ cập nghề, đào tạo đại trà cho số đông lao động phổ thông, nhất là ở nông
thôn và cho thanh niên để có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
_ Về phía DN: Để nâng cao năng lực cạnh tranh, DN Việt Nam phải nâng cao năng
suất lao động, tăng thu nhập cho công nhân, đồng thời giảm chi phí lương trong sản
phẩm. Muốn vậy, DN cần thực hiện các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, chủ động
đặt hàng các cơ sở đào tạo, đổi mới chất lượng nguồn nhân lực DN theo hướng trang
bị những tri thức, kỹ năng mới về chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng nghiên cứu, khai
thác, sử dụng các dạng tri thức hiện đại vào hoạt động của DN, nâng cao trình độ tin
học, ngoại ngữ, năng lực xử lý và tác nghiệp các tình huống kinh doanh… phù hợp với
các chuẩn mực giáo dục, đào tạo của khu vực và quốc tế. Trong đào tạo và đào tạo lại
cho người lao động, cần đa dạng hóa các kỹ năng và bảo đảm khả năng thích ứng của
người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ DN; Đồng thời chú trọng
đến yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung
bậc công việc khác nhau; Bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy
chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các DN Việt Nam, cần chú
trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến
lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.
Để phát triển và duy trì nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, DN cần đổi
mới chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, động viên, kích thích nguồn nhân lực. Chính sách
tiền lương, tiền thưởng, thăng tiến phải linh hoạt và có tác dụng tích cực, trực tiếp động
viên, kích thích người lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, phục vụ tận tâm
cho mục tiêu phát triển thịnh vượng, bền vững và cống hiến xã hội của DN. Bổ sung
những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế
những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và
đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
làm việc của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Cùng với đó, DN cũng cần tạo dựng sức cạnh tranh của mình thông qua xây dựng môi
trường văn hóa tích cực, lành mạnh, dân chủ, hình thành văn hóa đối thoại; hoàn thiện
cơ chế giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở thương lượng tập thể để phát huy
hiệu quả năng lực của từng tập thể, cá nhân trong tổ chức.
_ Về phía người lao động: Cần ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong
việc nâng cao, rèn luyện năng lực và kỹ năng lao động; chủ động, tích cực rèn luyện và
trau dồi các kỹ năng chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau, như tham gia các
khóa đào tạo do DN tổ chức, tự học và học qua đồng nghiệp và qua thực tế… Đồng
thời, cần tuân thủ tốt các quy định của Nhà nước cũng như của đơn vị về văn hóa trong
lao động.
2> Vấn đề “Chảy máu chất xám” và giải pháp
a> Chảy máu chất xám
_ Định nghĩa:Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là
thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ
thuật từ một nước qua những nước khác. Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ
những công nhân kĩ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành:
"sự ra đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực
kinh tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn". [1]
Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở
những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng
này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề ra
những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng
nhiều biện pháp.
_ Thực trạng:
Theo ước tính của chính quyền Việt Nam, khoảng 400.000 chuyên gia có tay nghề cao
đã bỏ nước ra đi, một số người trong số này là những chuyên gia hàng đầu trong
ngành của mình.
Trưởng Ban quan hệ kinh tế của ủy ban quốc gia Việt Nam về di trú Trần Tuấn Dũng
cho biết, hầu hết các chuyên gia đã rời đất nước hiện đang làm việc trong các ngành
công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực thông tin và công nghệ sinh học, cũng như trong
ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Đặc biệt hiện có hơn 100.000 người Việt Nam
đang làm việc ở Thung lũng Silicon.
Hầu hết những người ra đi từ Việt Nam không quay lại quê hương mình, trong khi đó,
mỗi năm có khoảng 300 người tham gia vào việc triển khai các dự án quốc tế liên quan
đến Việt Nam và họ vẫn tiếp tục ở lại nước ngoài sau khi kết thúc dự án, bản tin “Việt
Nam Plus” viết.
Khoảng 70% sinh viên du học không trở về nước sau khi tốt nghiệp
_ Nguyên nhân:
+ Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:
1. Lương cao, mức sống cao
2. Nền khoa học - công nghệ cao
3. Môi trường học tập và làm việc tốt
4. Cơ chế tuyển dụng công bằng
5. Có chính sách ưu đãi đối với người tài. [2]
Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn do tác
động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông nhưng khan
hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao. Tình trạng này dẫn đến các chính sách cạnh
tranh thu hút nhân tài chủ yếu ở châu Âu và Mỹ, bao gồm: sửa đổi luật di dân, cấp visa
việc làm, đề mức lương cao, đầu tư các chế độ đãi ngộ, xây dựng các quỹ nghiên cứu
hoặc quỹ học bổng,...
Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời,
tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước
sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao
động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói, chính
trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học
kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).[3]
Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người thân
ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện sự
nghiệp,..
Hiện nay một số quốc gia phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh ở lại nếu họ
thậ t sự giỏi và có thể giúp nước ấy giải quyết một số vấn đề đặc biệt (ví dụ các nước
có tỷ lệ sinh thấp như Nhật hoặc thiếu công nhân lành nghề trong một số lĩnh vực như
Úc). Các nước này sẵn sàng ký các hợp đồng lao động dài hạn và cấp thẻ cư trú cho
du học sinh.
b> Giải pháp cho vấn đề “ chảy máu chất xám”
_ Nhờ vào sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong nước, tổ chức này giới thiệu cho
những người quay trở về có cơ hội việc làm tốt, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và
vận động hành lang để chính phủ thay đổi những chính sách vốn ngăn hoặc hạn chế
sự trở về của những người xa xứ. Việt Nam có lẽ cũng nên có một tổ chức tương tự.
_ Phải nâng cấp chất lượng giáo dục trong nước để các gia đình không thấy buộc phải
gửi con đi du học nữa. Đây là giải pháp dài hạn và cần được triển khai ở tất cả các bậc
của giáo dục, từ mầm non đến đại học.
_ Ưu tiên nhất chính là giáo dục, cả và chất lượng giáo dịc và đãi ngộ cho giáo viên.
_ Xem xét mức lương hợp lý cho những du học sinh quay về sau khi tốt nghiệp. Thu
nhập tương đương 200-300 USD/tháng chắc chắn không thể thu hút sinh viên về nước
sau khi họ đã tiêu tốn hàng chục ngàn USD để đi học nước ngoài.
_ Thay đổi thái độ về một số vấn đề như sự thờ ơ và thiếu nhiệt huyết với khoa học của
các trường, viện, trung tâm nghiên cứu. Cần phải đề cao khoa học.