Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Bí quyết học và thi hóa!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 35 trang )

Mình lấy ở cộng đồng hóa H2VN,bài này chả biết đăng trên violet chưa,hi!Thấy bổ
ích,ai muốn tìm hiểu kĩ thì lên đó nhé,lắm cái hay lém!Cái này chỉ là phần nhỏ thui.
bí quyết học và thi! Phương pháp giải nhanh trong hóa học
Để thi tốt môn Toán

Không để "nước đến chân mới nhảy"
Đọc trước bài sẽ nghe giảng trên lớp: Nhờ đó ta đã biết một số khái niệm, một số định
nghĩa, biết được phần nào khó trong bài để tập trung nghe giảng ngay tại lớp để dễ dàng
nắm vững nội dung bài giảng ngay tại lớp .
Sắp xếp thời gian sớm nhất để học bài đã được nghe giảng. Học càng sớm chừng nào thì
ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực một cách tương thích. Ví dụ bài giảng vào thứ
hai, ta học ngay vào ngày thứ ba thì chỉ cần 1 giờ là đã nắm vững nội dung; nhưng nếu để
đến thứ bảy mới học thì chắc chắn rằng ta phải dùng không phải là một giờ mà là nhiều
giờ hơn để đạt cùng một kết quả như trước. Cứ thử nhẩm tính do cách học hợp lý nói trên
mỗi bài học ta tiết kiệm được một giờ thì chắc chắn trong một tuần ta tiết kiệm không ít
hơn 10 giờ, nhờ đó có được thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Rất kỷ luật và
kiên trì, các em hãy thực hiện phương pháp này ngay đi, vì kết quả là rất lớn.
Đọc lại ngay và thực hiện các bài tập đơn giản (sau khi nghe giảng trên lớp) để hiểu bài
và ghi nhớ các công thức, tính chất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ
động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục. Lần học thứ hai là làm các bài tập
khó hơn, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải và chỉ nên đọc các hướng dẫn khi mà
đã làm hết cách nhưng không giải được. Lần học thứ ba là để hệ thống lại bài và làm bổ
sung các bài tập mà trước đó ta chưa giải được.
Làm các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của toàn chương (sau khi học xong một
chương gồm nhiều bài). Đây là cơ hội tốt để tập luyện giải các bài tập tương tự như các
câu hỏi trong đề thi sau này, đồng thời cũng là dịp ta phát hiện những thiếu sót trong kiến
thức cùng những sai lầm hay mắc phải...
Dễ làm trước, khó làm sau
Trong những ngày gần thi: Có nhiều thí sinh đã tăng tốc một cách ghê gớm vào những
ngày cận thi và dẫn đến tình trạng "bão hòa", kéo theo sự sút giảm sức khỏe nên hậu quả
là thi không đúng khả năng thường có. Theo tôi, cách học hợp lý vào các ngày gần thi là


giảm cường độ: chủ yếu là đọc lại, xem lại và hệ thống lại các nội dung đã được học. Cần
chú ý vào các sai lầm mà mình hay mắc phải, xem kỹ các công thức mà ta nhớ không
chắc chắn, đảm bảo có sức khỏe tốt nhất trước khi dự thi, tập thức dậy sớm vào buổi sáng
(tự thức dậy sẽ sảng khoái và có trạng thái tâm lý tốt hơn là bị gọi dậy).
Đi thi: Cần đi thi đúng giờ, tốt nhất là nên đi sớm hơn một chút so với quy định để phòng
hờ bị tắc đường. Khi chờ vào phòng thi không nên đùa giỡn quá mức với bạn bè vì như


thế sẽ không có lợi cho việc tập trung cao độ trí lực để làm bài thi. Khi nhận được đề thi
cần đọc thật kỹ để phân định đâu là các câu hỏi quen thuộc và dễ thực hiện để ưu tiên giải
trước, còn các câu hỏi khó sẽ giải quyết sau. Thứ tự các câu hỏi được giải là theo khả
năng giải quyết của thí sinh, không nên bị lệ thuộc vào thứ tự trong đề bài.
Có thể ta đánh giá một câu hỏi nào đó là dễ và ghi vào giấy thi, nhưng khi làm mới thấy
là khó, thì nên dứt khoát chuyển qua câu khác mà ta giải được dễ dàng, sau đó còn thời
gian thì quay lại giải tiếp câu khó ấy. Trong khi thi, không nên làm quá vội vã câu dễ (để
rồi có sai sót đáng tiếc) và đừng sớm chịu thua câu khó. Hãy tận dụng thời gian thi: dò lại
các câu đã làm một cách cẩn thận và tập trung cao độ để tìm ra cách giải các câu khó còn
lại.
TS Nguyễn Cam
(Giám đốc Trung tâm Công nghệ dạy học, Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM)

Đơn giản, chúng ta là H2VN


















Giải toán hóa học của người ngoại đạo

Từ khi thi trắc nghiệm hóa học đến nay, đã có rất nhiều bài viết về các phương pháp
giải nhanh các bài tập hóa học và đã có hiệu quả. Trong bài viết này tôi trình bày một
phương pháp giải toán hóa học (tôi không biết có nhanh hơn các phương pháp trước đây
hay không, nhưng mới thì tôi tin là có). Dưới đây là phương pháp theo tư duy của người
ngoại đạo (tôi làm việc trong ngành toán học):
Bài toán: Cho x mol C02 cào dung dịch bazơ (4 bazơ thông dụng)có chứa 2a mol OH- thì
số mol C032- là f(x) được tính theo công thức:
f(x)=a- │a-x│;
số mol HCO3- được tính bằng công thức:
số mol HCO3- = x-f(x).
*Ghi chú:- số mol CO32- ở đây tồn tại ở dạng kết tủa hoặc dạng muối tan, (ưu tiên ở
dạng kết tủa).
- Trường hợp đặc biệt khi f(x) <0 thì CO2 không hấp thụ hết, không có muối cácbonat
mà chỉ có muối hidrocacbonat với số mol =số mol OH- = 2a.
Một số bài toán áp dụng:
Bài 1. A-2007: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch
Ba(OH)2 nồng độ C mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của C là (cho C = 12, O =
16, Ba = 137).
A. 0,032. B. 0,048.

C. 0,06.
D. 0,04.
Bài giải : f(x)=15,76/197=0,08mol; x=0,12; => 0,08=a-│a-0,12│ => a= 0,1 =>
C=0,04M (Chú ý 2a mol OH- tương ứng với a mol Ba(OH)2).
Bài 2. B-2007: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu
được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch
NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là (cho H = 1, C = 12, O = 16,
Na = 23)
A. 5,8 gam.
B. 6,5 gam. C. 4,2 gam.
D. 6,3 gam.
[b]Bài giải:[/b] x= (13,4-6,8)/44=0,15; a=0,057/2=0,0375, => f(x) = 0,0375-│0,03750,15│<0 => chỉ có HCO3- và sộ mol muối NaHCO3=số mol OH-=0,075 =>
m=6,3gam. [/color]
Bài 3. A-2008: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn
hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70.
B. 17,73.
C. 9,85.
D. 11,82.
Bài giải: x=0,2; 2a= 0,5(0,1+0,2.2)=0,25 => f(x)=0,125-│0,125-0,2│ = 0,05. Số mol
Ba2+ =0,1>0,05 => số mol BaCO3 = 0,05=> m= 0,05.197=9,85gam.
Bài 4. Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,70.
B. 17,73.
C. 9,85.
D. 11,82.
Bài giải: x=0,05; 2a= 0,5(0,1+0,2.2)=0,25 => f(x)=0,125-│0,125-0,05│ = 0,05. Số mol
Ba2+ =0,1>0,05 => số mol BaCO3 = 0,05=> m= 0,05.197=9,85gam.
Bài 5. Khi cho V lit CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2

0,5M. Kết thúc phản ứng thu được 9,85 gam kết tủa : Tính V.


[i]Bài giải: 2a= 0,2(1+0,5.2)=0,4 => Số mol BaCO3=0,05. Số mol Ba2+ =0,1>0,05 =>
toàn bộ CO32- tồn tại ở dạng kết tủa =>f(x) = 0,05=> 0,05=0,2-│0,2-x│ => x=0,05 hoặc
x=0,35=> V= 1,12 hoặc 7,84 lít.[/i]
Một số bài tập:
Bài 1. Cho 4,48 lit SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16gam NaOH. Dung dịch thu được
chứa bao nhiêu gam muối ?
A. 20,8gam
B. 23,0gam
C. 25,2gam D. 18,9gam
là ;↓Bài 2. 7,84 l CO2 (đktc) được hấp thụ hế vào dd chứa 0,2 mol KOH 0,1mol
Ca(OH)2 khối lượng
A. 10g;
B. 3g;
C. 15g;
D. 5g.
Bài 3. Dẫn 8,96l CO2 đktc vào dd chứa 0,4mol KOH 0,1mol Ba(OH)2 0,2mol BaCl2.
Tính m kết tủa.
.↓;
D. Không có ↓;
C. 59,1g ↓;
B. 19,7g ↓A. 39,4g
Thể tích CO2 bằng:⇒ ↓Bài 4. Cho V l CO2 đktc hấp thụ hết vào 2 lít dd Ba(OH)2 0,1M
có 19,7g
A. 2,24l hoặc 4,48 l;
B. 4,48l hoặc 6,72l;
C. 6,72l hoặc 1,12l;
D. 2,24l hoặc 6,72l.

Bài 5. Hấp thụ 4,48 lit CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 1M được 500ml dung
dịch A. Các chất có mặt trong A và nồng độ tương ứng là:
A. NaHCO3 và NaOH tương ứng là 0,4M và 0,6M
B. NaHCO3 và NaOH tương ứng là 0,2M và 0,3M
C. Na2CO3 và NaOH tương ứng là 0,4M và 0,2M
D. Na2CO3 và NaOH tương ứng là 0,2M và 0,1M
Bài 6. 100ml dung dịch NaOH 1M hấp thụ được tối đa bao nhiêu lít CO2 (đktc)
A. 100ml B. 1,12lit C. 2,24lit D. 4,48lit
* Ngoài công thức dạng toán trên tôi đã thiết lập được một số biểu thức tổng quát khác
cho các bài toán khác như: Cho dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch muối Al, Zn, Cho
axit mạnh vào các dung dịch muối aluminat (hoặc phức nhôm), muối zincat…Nếu có
điều kiện tôi sẽ trình bày sau.
*Mong các bạn trong chuyên ngành hoá thẩm định công thức giúp mình
Chân thành cảm ơn.

Re: Giải toán hóa học của người ngoại đạo

«

..
o

Re: Phương pháp học hiệu quả


Trong quá trình học bộ môn hoá học, đôi khi bạn gặp phải những kiến thức quá khó nhớ.
Chẳng hạn như dãy mức năng lượng obitan, dãy hoạt động hoá học, hoá trị các chất.
Mình xin giới thiệu một số phương pháp rất dễ thuộc mà mình được thầy cô dạy cho,
mình đã áp dụng rất thành công:
- Dãy hoạt động hoá học: K-Na-Ca-Mg-Al-Zn-Fe-Ni-Si-Pb-H-Cu-Hg-Ag-Pt-Au

==> Khi(K) Nào(Na) Cần(Ca) May(Mg) Áo(Al) Giáp(Zn) Sắt(Fe) Nhớ(Ni) Sang(Si)
Phải(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu) Hàng(Hg) Á(Ag) Phi(Pt) Âu(Au)
-Dãy mức năng lượng obitan: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s...
==> sống(s) sang(s) phải(p) sang(s) phố(p), sống(s) dọc(d) phía(p) sông(s), dọc(d)
phía(p) sông(s), ép(f) dọc(d) phía(p) sông(s)
hoặc sáng sớm phơi sắn, phơi sắn, dậy phơi sắn, dậy phơi sắn, ép dậy phơi sắn (cách nhớ
vần cũng như trên).
Logged

Re: Phương pháp học hiệu quả

Ảnh: jupiterimages.comHọc thi luôn là vấn đề lớn nhất của các em học sinh, sinh viên.
Thế nhưng, học mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức
khỏe mà thành tích đạt được cũng không như ý muốn.
Học kỳ 1 hay học kỳ 2, thi cuối khóa,... dĩ nhiên là nếu kết quả không đạt thì các em có
nguy cơ bị lưu ban, lại phải học lại! Trước khi vào đời thật sự, đây là lúc kết quả những
kỳ thi có thể ảnh hưởng đến tương lai của các em.
Do đó, không phải chỉ có gia đình mà ngay chính bản thân các em cũng muốn biết:
• Phương pháp học thi sao cho đậu?
• Điều kiện nào trong nếp sống thuận lợi nhất cho việc học?
• Ngủ, sinh hoạt, ăn uống ra sao?


• Uống trà đậm, cà phê để thức khuya
Đi thi, ai chẳng muốn đậu (không phải theo kiểu buông xuôi "học tài thi phận" hoặc ra
tiệm photocopy để chuẩn bị "tài liệu"; mà là do nắm được phương pháp học có khoa học
để không những tiếp thu hết chương trình các môn học, còn phải biết cách trình bày trên
giấy có hiệu quả.
Quy luật của bộ não
Vậy quy luật nào điều khiển bộ óc, ghi đậm nét vào trí nhớ của học sinh?

Học có phương pháp bao giờ cũng nhằm phối hợp những thông tin do các giác quan thu
thập được đưa tới não - đứng đầu là những điều mắt thấy, tai nghe: các phương pháp dạy
tốt cũng như học tốt chủ yếu là tận dụng khả năng nghe, nhìn vì "một trăm lần nghe
không bằng một lần thấy". Vừa nghe, vừa thấy chắc chắn là nhớ lâu hơn! Cứ so sánh
radio với tivi (dĩ nhiên có kèm âm thanh) thì rõ. Tuy nhiên, cái chính cũng vẫn là sự chú
tâm, chú ý theo dõi!
Học sinh luyện thi cách tốt nhất là chăm chú nghe thầy giảng bài trong lớp - dù chỉ với
tấm bảng và viên phấn: Hiểu rõ nội dung thì mới mau thuộc. Không hiểu thì hãy mạnh
dạn hỏi lại thầy hay bạn (học hỏi). Chưa ngấm thì nên làm một vài bài tập thực hành ngay
(học hành). Các con số sau đây giúp các em suy nghĩ thêm về phương pháp học nào tốt:

PHƯƠNG PHÁP
MỨC ĐỘ NHỚ
Nói, giảng bài
10%
Nói, kết hợp với phương tiện nghe nhìn
50%
Thực hành, thực tập = học hành
90%
Tự phát hiện, tự học hỏi = tự học
100%


Nói tóm lại, thầy cô dạy hay đến đâu, chủ động học vẫn cứ là các em thôi.
Học khi nào?
Trong một ngày, thời gian nào là tốt nhất cho việc học?
Nhà bác học Nga Ivan Pavlov, cha đẻ ra thuyết các phản xạ có điều kiện, trong hồi ký của
mình đã có lời nhắn nhủ các em học sinh nên học những bài khó vào buổi sáng. Nhiều
nhà khoa học tiếng tăm khác cũng có những nhận xét tương tự: họ nhận thấy là khả năng
lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau

bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được.
Theo các công trình nghiên cứu mấy năm gần đây tại Pháp về thời gian sinh học
(chronobiologie) thì hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với
những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một
chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm.
Riêng các em đang học thi, muốn lợi dụng khoảng thời gian sau bữa tối này thì có lẽ nên
xa lánh màn ảnh nhỏ, để chú tâm vào trang sách trên bàn, cần có đủ ánh sáng, trong vùng
yên tĩnh tương đối ở một góc phòng.
Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa,
không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau
những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như
vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi
• Không nên học ngay sau bữa ăn.
• Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút 1 giờ cần có giải lao (giờ ra chơi). Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần
kinh, trí óc; giãn nhưng đừng chùng hẳn xuống, có khi ngủ luôn đấy! Nên đi đi, lại lại,
giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ như đánh cầu lông, đánh bóng bàn, làm một vài
động tác thể dục,... tránh vận động nhiều và mạnh lúc này cũng không đáp ứng yêu cầu.
• Một vài em có khả năng "giải lao" trong khi học môn này bằng cách chuyển sang qua


một môn khác, điều đó cũng tốt thôi, nhưng không phải em nào cũng làm được như vậy.
Nói chung, khi đã học thì phải hoàn toàn chú tâm vào việc học.
• Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày
hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một
bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc
ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra
giúp các em mau lớn thêm nữa. Cộng thêm vào khoảng nửa giờ ngủ trưa như vậy sẽ tránh
được cảnh thiếu ngủ - ngủ gật trong lớp - rất là phiền phức nếu thầy cô, các bạn phát hiện
được !

Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới
chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người
lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều
hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì vào lớp không ngáp cũng ngủ gật,
đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần
2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).
BS. Nguyễn Lân Đính
Logged

Re: Phương pháp học hiệu quả

Trong quá trình học bộ môn hoá học, đôi khi bạn gặp phải những kiến thức quá khó nhớ.
Chẳng hạn như dãy mức năng lượng obitan, dãy hoạt động hoá học, hoá trị các chất.
Mình xin giới thiệu một số phương pháp rất dễ thuộc mà mình được thầy cô dạy cho,
mình đã áp dụng rất thành công:
- Dãy hoạt động hoá học: K-Na-Ca-Mg-Al-Zn-Fe-Ni-Si-Pb-H-Cu-Hg-Ag-Pt-Au
==> Khi(K) Nào(Na) Cần(Ca) May(Mg) Áo(Al) Giáp(Zn) Sắt(Fe) Nhớ(Ni) Sang(Si)
Phải(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu) Hàng(Hg) Á(Ag) Phi(Pt) Âu(Au)
-Dãy mức năng lượng obitan: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s...
==> sống(s) sang(s) phải(p) sang(s) phố(p), sống(s) dọc(d) phía(p) sông(s), dọc(d)
phía(p) sông(s), ép(f) dọc(d) phía(p) sông(s)
hoặc sáng sớm phơi sắn, phơi sắn, dậy phơi sắn, dậy phơi sắn, ép dậy phơi sắn (cách nhớ


vần cũng như trên).
Dãy hoạt động hoá học phải là : K Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Pt Au
Dãy các phân lớp electron thì có thể nhớ theo quy tắc KLECKOWSKI .

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Topic này được lập với mục đích tập hợp phương pháp giải nhanh các bài tập trắc
nghiệm, giúp các em học sinh có kết quả tốt hơn trong các kì thi sắp tới
o

Re: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Để mở đầu xin đưa lên một phưong pháp (không phải là mới, nhưung đc mình phất triển
thêm)


Các bạn cúng áp dụng để giải 1 bài tập sau đây nhé
Hấp thụ hoàn toàn V(lít) CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×