Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BÁO cáo THỰC tập CÔNG TY cổ PHẦN mía ĐƯỜNG tây NAM xí NGHIỆP ĐƯỜNG cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGHÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
*

*

*

BÁO CÁO
THỰC TẬP KỸ THUẬT THỰC PHẨM
(NHÀ MÁY)
*
*
*
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TÂY NAM
XÍ NGHIỆP ĐƯỜNG CÀ MAU
Địa chỉ: ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

 Giảng viên hướng dẫn
PGs.Ts.VÕ TẤN THÀNH

 Sinh viên thực hiện :
NGUYỄN THỊ CẪM TIÊN
MSSV : B1306517

Cần Thơ,2015


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy


GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành
Mục Lục:

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................. 3
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG CÀ MAU ................................................................................... 4
I.

KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY ................................................................................................................. 4
1)

Vị trí địa lý,mặt bằng .................................................................................................................... 4

2)

Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................................. 4

3)

Sơ đồ tổ chức nhà máy ................................................................................................................ 6

4)

Sơ đồ mặt bằng nhà máy ............................................................................................................. 7

5)

Các sản phẩm nhà máy nhà máy đường Cà Mau ........................................................................ 8

II.


QUI TRÌNH SẢN XUẤT NHÀ MÁY...................................................................................................... 8
1)

Sơ đồ qui trình sản xuất ............................................................................................................... 8

2)

Các thông số kỹ thuật của nhà máy ........................................................................................... 10

3)

Thuyết minh qui trình : .............................................................................................................. 11

PHẦN 2: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY............................................................................................ 14
I.

Thiết bị ép ....................................................................................................................................... 14

II.

Hệ thống lắng............................................................................................................................. 17

III.

Hệ thống lọc chân không thùng quay ........................................................................................ 20

IV.

Hệ thống cô đặc chân không: ..................................................................................................... 22


Các sự cố thường gặp và cách khắc phục: .......................................................................................... 25
V.

Hệ thống kết tinh ( 3 nồi nấu đường + 2 nồi giống + trợ tinh) ..................................................... 25

VI.

Hệ thống ly tâm .......................................................................................................................... 32

VII.

Thiết bị sấy.................................................................................................................................. 34

Các sự cố thường gặp và cách khắc phục: ...................................................................................... 36
PHẦN 3: CÁC THIẾT BỊ KHÁC ....................................................................................................................... 37
I.

Lược sàn cong ................................................................................................................................. 37

II.

Bàn lùa và khỏa bằng 1 .................................................................................................................. 38

III.

Búa đập ....................................................................................................................................... 41

IV.


Dao chặt ...................................................................................................................................... 42

V.
VI.

Thiết bị hóa chế vôi: ....................................................................................................................... 44
Thiết bị Baromet ......................................................................................................................... 46
1


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết đường có vai trò rất quan trọng đối với dinh dưỡng cơ
thể người. Đường là thành phần không thể thiếu trong thức ăn của con người.Đường
còn là nguyên liệu quan trọng của nhiều nghành công nghiệp khác như đồ hộp ,bánh
kẹo ,nước giải khát ,…Chính vì vậy mà công nghiệp đường trên thế giới và trong nước ta
đang không ngừng phát triển.Việc cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất , những thiết
bị tự động, những phương pháp mới đang được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy
đường.
Với sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệ thì ngành đường nói chung
và những nhà máy đường nói riêng cần phải luôn nâng cao về mặt quy mô lẫn chất
lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, càng cao của người tiêu dùng. Trong xu
hướng phát triển trên, nhà máy đường Cà Mau luôn không ngừng cải tiến, đổi mới trang
thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để đạt được nhu cầu cấp thiết đó.
Nhà máy đường Cà Mau là một trong những nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại
trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long được đầu tư thiết bị, công nghệ từ nhiều nước
tiên tiến trên thế giới như Úc, Pháp, Nhật… Quy trình sản xuất tự động và bán tự động

cao. Ngay từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến nay nhà máy đã có nhiều cải tiến và thay đổi
trong dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng.
Bên cạnh việc không ngừng đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và dây chuyền sản xuất,
nhà máy đường Cà Mau luôn đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân chuyên nghiệp trong
ngành đường, mọi người vận hành trong nhà máy đều hiểu rõ các quy trình sản xuất của
nhà máy.

2


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn những thầy cô trong Bộ môn Công nghệ thực phẩm,
thầy cô hướng dẫn thực tập đã cung cấp cho em những kiến thức cơ bản về các quá
trình và thiết bị. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Võ Tấn Thành cũng như anh Phan Minh
Cường và các anh chị cán bộ ,các anh công nhân ở nhà máy đường Cà Mau đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt 2 tuần thực tập vừa qua và đã mang đến cho em sự kết hợp giữa
lý thuyết và thực tiễn tốt hơn, vận dụng những kiến thức học được ở trường lớp để hiểu
rõ hơn những quy trình sản xuất của nhà máy và có được những kiến thức cơ bản về
quy trình, công nghệ sản xuất đường giúp em hiểu rõ hơn từng công đoạn của quy trình
sản xuất, qua đó đã giúp em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập của mình. Tuy nhiên,
do đây là lần đầu tiên em được cọ xát với thực tiễn, kết hợp thực tế với lý thuyết nên
khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý
thầy cô để giúp em bài báo cáo của em được tốt hơn
Em xin chân thành cám ơn!


Sinh viên thực hiện

Đàm Thanh Hải

3


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG CÀ MAU
I.

KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY
1) Vị trí địa lý,mặt bằng
Nhà máy đường Cà mau nằm trên một nhánh của quốc lộ 63, thuộc huyện Thới
Bình – một huyện phía đông bắc tỉnh Cà Mau, đồng bằng Sông Cửu Long, Việt
Nam. Nhà máy tiếp giáp với một nhánh rẽ từ Kênh Xáng Trắc Giang
2) Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy đường Cà Mau đã được khởi công xây dựng vào đầu năm 1997 và đến
tháng 11/1999 hoàn thành thực tế xây dựng cơ bản và nhà máy chính thức được
đưa vào sản xuất. Do quá trình sản xuất không có hiệu quả nên cổ phần hóa
thành công ty mía đường Tây Nam (Kết hợp Cà Mau, Kiên Giang). Hiện tại là xí
nghiệp Đường Cà Mau vào ngày 27/10/2009 và đến nay có hiệu quả trong sản
xuất.
Được sự đầu tư thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao của công ty Stg của Úc và FCB
của Pháp, nhà máy đường Cà Mau là một trong những nhà máy hiện đại tại Việt
Nam. Toàn bộ dây chuyền được trang bị hệ thống tự động và bán tự động cao.
Theo thiết kế ban đầu, công suất nhà máy đạt 1000 tấn mía nguyên liệu/ngày.

Để đạt được công suất trên thì nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng
cần được đảm bảo. Hiện nay các huyện cung cấp nguyên liệu chính cho nhà máy
là mía tại địa phương. Ngoài ra, lượng mía nguyên liệu cũng được cung cấp từ
nhiều nơi khác như: Phụng Hiệp, Sóc Trăng, Trà Vinh… Khoảng cách từ nguồn
nguyên liệu đến nhà máy khá xa, gây không ít trở ngại cho nhà máy về chí phí
cũng như sự thất thoát đường trong vận chuyển. Tuy nhiên, nhà máy cũng có
một số lợi thế, mặt bằng sản xuất thoáng và thuận lợi về giao thông thủy lẫn bộ
giúp cho viêc vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm rất dễ dàng, bên cạnh
đó nguồn nước cung cấp cho sản xuất, vệ sinh, xử lý chất thải luôn được đảm
bảo.
Nhà máy đường Cà Mau có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao.
đã được một số kỹ sư Úc chuyển giao công nghệ hiện đại, nhằm mục tiêu hiện đại
hóa quy trình sản xuất. Đội ngũ công nhân được đào tạo chuyên về ngành mía
đường, hầu hết đều gắn bó với nhà máy ngay từ ngày đầu thành lập nên hiểu rất
rõ từng công đoạn của quy trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất và đặc biệt là sau khi chuyển giao công nghệ, nhà máy
đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ và dây chuyền sản xuất để phù hợp
4


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

với điều kiện sản xuất hơn, đạt công suất thiết kế ban đầu, cho ra sản phẩm đáp
ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Ảnh : Nhà Máy Đường Cà Mau

5



Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

3) Sơ đồ tổ chức nhà máy
Giám đốc
Kỹ thuật nông
nghiệp

Khuyến nông
Thu mua
Phòng tổ chức
hành chánh
Tổ
chức

Lao động Hành Quản trị
chánh
tiền
lương

Bảo vệ

Phòng tài
chánh kế
toán
Tài
chánh


Kế toán
Phòng kế hoạch kinh
doanh và xây dựng cơ
bản

Kế
hoạch

Kinh
doanh

Xây
Vật tư
dựng
kho tàng
cơ bản

Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
và kiểm tra
chất lượng

Xưởng
đường

6

Xưởng cơ

nhiệt điện


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

4) Sơ đồ mặt bằng nhà máy

Phòng
điện

Turbin phát
điện

Lò hơi

Khu chuẩn bị
mía

Khu ép

Phòng điều hành
sản xuất
Kho vật tư

Phòng hóa
nghiệm
Nhà công
nghệ


Xưởng cơ khí

Kho đường
Phòng nông
vụ

Khu hành
chính

Cổng

7

Căn tin


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

5) Các sản phẩm nhà máy nhà máy đường Cà Mau
Trước đây nhà máy có sản xuất 2 loại đường bao gồm đường thô và đường RE.
Hiện tại nhà máy chỉ có sản xuất đường thô chủ yếu làm nguyên liệu cho các nhà
má khác tinh luyện làm đường RE. Ngoài ra, nhà máy còn có một số sản phẩm
khác như: phân vi sinh và mật rỉ.

II.

QUI TRÌNH SẢN XUẤT NHÀ MÁY

1) Sơ đồ qui trình sản xuất

8


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy
Mía

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Cân

Bàn lùa

Bã mịn

Bồn nước
mía ép

Bã to

Lò hơi

Ép (có TT)

Lược

Khỏa bằng 1

Dao chặt


Khỏa bằng 2

Tách từ

Búa

Bã lược
Nước mía hỗn
hợp

Gia nhiệt 1

Hiệu 2

Hiệu 1

Hiệu 3

Hiệu 4

Nước chè
trong

Gia nhiệt 2

Lược sàn
cong
Bã mịn


Nước lọc

Sirô hỗn hợp

Đường to

Gia vôi

Sàng phân loại

Tản hơi

Nước lắng trong

Lắng chìm

Bồn phối trộn

Lọc chân không

Nồi A

Bùn

Ly tâm

Sấy

Nước bùn


Phân vi sinh

Mật A

Đường A

Đường thành phẩm
Bụi đường

Magma B-C
Đóng bao
Magma B

Magma C

Đường C

Mật rỉ

Đường B

Ly tâm

Giống C

Mật B

9

Ly tâm C


Nồi B

Nồi C

Trợ tinh


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

2) Các thông số kỹ thuật của nhà máy
- Năng suất của nhà máy : 1000 tấn nguyên liệu/ngày

Năngsuấtmíaxuốngbăngtải 1
Lưulượngnướcthẩmthấu
Nhiệtđộnướcthẩmthấu
Ẩmbãthô
Pol bã
Độ Brix nướcmíahổnhợp
pH giavôidiệtkhuẩn
Lưulượngnướcmíagianhiệt
Gia
nhiệt
Nhiệtđộgianhiệt I
và bốc Nhiệtđộgianhiệt II
hơi
Nhiệtđộtảnhơi
Nướcmíagiavôi


46 tấn/h
14 m3/giờ
75-800C
≤52%
≤1,8%
11-15%
5,5-6,0
45 tấn/giờ
750C
1040C
980C
pH: 7,5-7,8; độđục 10200IU
pH: 7,2; độđục 200IU
40 kPa
0 kPa
-40 kPa
-85 kPa
<160 kPa
<1300C
Bx: 60-65%; AP: 80-82%
-85kPa
0,8mm
Bx: 92-94%; AP: 80-82%
Bx: 80%; AP: 64-65%
-85kPa
0,5mm
Bx: 94-96%; AP: 72-74%
Bx: 80%%;AP: 48-50%
Bx: 90-92%; AP:92-94%

-85kPa
0,37mm
Bx: 97-99%; AP: 55-58%
Bx:82%; AP: <32%

Khu
chuẩn
bị mía
và ép
mía

Nấu
đường
nồi A
Nấu
đường
nồi B

Nấu
đường
nồi C

Nướcchètrong
Ápsuấthiệu I
Ápsuấthiệu II
Chânkhônghiệu III
Chânkhônghiệu IV
Áplựchơigianhiệthiệu I
Nhiệtđộhơiđốt
Siro saubốchơi

Chânkhông
Kíchthướchạtđường non
Đường non
Mật A
Chânkhông
Kíchthướchạtđường non
Đường non
Mật B
Macma B
Chânkhông
Kíchthướchạtđường non
Đường non
Mật C
10


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

Thành
phẩm
Giống
C

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Macma C
Đườngthànhphẩm

Bx:90-92%;AP:76-78%
Bx: >99,8%; Pol: 98,599%

<0,3%
<20000IU
Bx:90-92%;AP: 65-68%
> -80kPa
250-400µm

Độẩm
Độmàu
Giống C
Chânkhông
Kíchthướchạt

Magma Bx
B
Ap

90-92%

Magma Bx
C
Ap

90-92%

Nhiệtđộđầura
Quátrìnhgiảinhiệt
Nhiệtđộnướcnóng
Ly tâm Nhiệtđộnướcrửa
Áplựchơithứ
Nhiệtđộđườngsaulytâm

Đườngsausấy
Sấy
Nhiệtđộsấy

60-650C
500C
75-800C
800C
100kPa
70-750C
370C
75-800C

92-94%
76-78%

Trợ
tinh

3) Thuyết minh qui trình :
Mía được vận chuyển bằng ghe, thuyền đến nhà máy .Tại nhà máy mía được cẩu lên
bàn cân điện tử, máy tính của cân sẽ cho biết khối lượng của mía, mía tiếp tục được đưa
lên bàn lùa bằng cẩu. Bàn lùa sẽ đưa mía đến khỏa bằng 1, khỏa bằng 1 giúp phân bố
đều lượng mía không cho mía vào ồ ạt trước khi đưa đến băng tải 1.Băng tải 1 tiếp tục
đưa mía đến bộ dao chặt quay ngược chiều băng tải để chặt mía tơi nhỏ ra . Mía sau khi
đã được chặt nhỏ đi qua khỏa bằng 2 hay còn gọi là kích cơ giúp đánh mía càng tơi ra ,
độ tơi của mía khoảng 65% rồi đến băng tải 2
Tiếp đó, băng tải 2 sẽ đưa mía đã quađánh tơi đến hệ thống tách kim loại . Bộ phận
tách kim loại của nhà máy là một hệ thống nam châm điện lớn chủ yếu để loại bỏ những
mảnh kim loại bị rơi rớt vào mía trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Điều này có ý

nghĩa tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự hư hỏng của búa do những mảnh
kim loại gây ra. Sau khi tách từ, mía được đưa vào búa đập để đánh tơi thêm ra. Đến
đây, mía đã đi hết khâu chuẩn bị và đi theo băng tải 3 vào hệ thống ép.
Hệ thống ép của nhà máy gồm 4 bộ trục 2 trục ép và 1 bộ trục 3 trục ép, hoạt động
11


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

với phương pháp ép có thẩm thấu ngược bằng nước nóng 75 – 80oC. Ở mỗi bộ trục ép
đều có 1 cặp trục nạp liệu, riêng ở bộ trục ép 1 có trục dẫn hướng để đưa mía từ băng
tải 3 vào trục nạp liệu (nạp liệu cưỡng bức). Ở bộ trục ép 5 có 3 trục ép và 1 trục dẫn
hướng để hướng nguyên liệu mía vào trục ép. Nguyên liệu mía được đưa từ bộ trực ép 1
đến bộ trục ép 5. Mía trước khi được đưa vào bộ trục ép 5 sẽ được tưới nước nóng 75 –
80 0C nhằm ép triệt để lượng đường trong mía. Nước mía ra khỏi bộ trục ép 5 sẽ được
bơm về trước trục nạp liệu của bộ trục ép 4 để thẩm thấu cho mía ở bộ trục ép 4. Tương
tự, nước mía ra khỏi bộ trục ép 4 sẽ được bơm về trước trục nạp liệu của bộ trục ép 3,
nước mía ra khỏi bộ trục ép 3 sẽ được bơm về trước trục nạp liệu của bộ trục ép 2 cũng
để thực hiện chức năng thẩm thấu. Lưu ý, để tránh hiện tượng nghẹt bã ở dàn ép, cần
phải khởi động từ bộ trục ép 5 đến bộ trục ép 1.
Nước mía thu được ở bộ trục ép 1 và ép 2 còn lẫn nhiều bã sẽ được bơm đến thiếtbị
lược sàng cong. Nước mía đã lược bã sẽ chảy về bồn trung gian để trữ tạm thời, sau đó
tiến hành xác định khối lượng để đối chiếu với khối lượng nguyên liệu thông qua việc đo
lưu lượng ở cân rồi đưa nước mía dến bồn chứa nước mía hỗn hợp. Để hạn chế sự thất
thoát đường, bồn nước mía hỗn hợp là nơi thu hồi các nguồn dung dịch chứa đường
trong nhà máy như chè trong không đạt yêu cầu , nước mía ép và nước lọc từ trống lọc
bùn. Phần bã thu được ở thiết bị lược sẽ theo băng tải 3 trở lại quá trình ép nhằm hạn
chế sự thất thoát đường không mong muốn. Riêng phần bã ra khỏi bộ trục ép 5 phải đạt

độ ẩm dưới 52% và được phân loại. Phần bã mịn sẽ được đưa về thiết bị trộn bùn để
tăng độ xốp cho bùn, hỗ trợ quá trình lọc. Loại bã to được dẫn sang lò hơi làm nguyên
liệu đốt cung cấp năng lượng cho nhà máy. Việc xác định chữ đường của mái cũng được
tiến hành ở giai đoạn này. Dịch nước mía được trích ra trước bộ trục ép 1 và dẫn về
phòng hóa nghiệm để tiến hành phân tích. Ngoài ra, bã mía sau khi ra khỏi bộ trục ép 1
cũng được gia vôi sơ bộ nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi đưa đến bộ trục ép 2. Độ Bx
và độ AP của dung dịch cũng được đo trước khi đo lưu lượng.
Dung dịch tại bồn chứa nước mía hỗn hợp được bổ sung H3PO4 để hỗ trợ cho quá
trình lắng diễn ra tốt hơn. Tiếp đó, nước mía hỗn hợp được gia nhiệt đến 75 0C ở thiết bị
gia nhiệt sơ cấp nhằm tạo nhiệt độ thích hợp cho việc trung hoà khi gia vôi ở giai đoạn
tiếp theo. Vôi sữa được chuẩn bị ở thiết bị hóa chế vôi theo đường ống đến gia vôi cho
dung dịch nước mía để tạo môi trường trong khoảng pH = 7.5 – 7.8.Việc gia vôi được
thực hiện trước khi bơm nước mía lên thiết bị gia nhiệt thứ cấp nhằm tạo môi trường
thích hợp, ngăn cản saccharose chuyển hóa thành đường khử, đồng thời làm môi
trường kết tủa cặn bẩn. Nước mía tiếp tục được bơm lên thiết bị gia nhiệt thứ cấp và
được gia nhiệt đến 104 oC, tạo điều kiện cho phản ứng vôi hóa xảy ra hoàn toàn. pH của
hỗn hợp nước mía trong giai đoạn này sẽ được đo trước khi đưa lên thiết bị gia nhiệt
thứ cấp, từ đó có cơ sở điều chình lượng vôi sữa thêm vào cho phù hợp. Để tận dụng
triệt để nguồn hơi thứ từ các hiệu và theo như tính toán, hơi thứ từ hiệu 3 sẽ cung cấp
nhiệt cho thiết bị gia nhiệt sơ cấp, hơi thứ từ hiệu 1 sẽ cung cấp nhiệt cho thiết bị gia
nhiệt thứ cấp. Tiếp đến, hỗn hợp nước mía được đưa sang thiết bị tản hơi và giảm nhiệt
12


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

độ xuống còn 98 0C rồi cho vào bồn lắng chìm. Tại đây, phần cặn bẩn hình thành sẽ lắng
xuống đáy bồn và chuyển xuống bồn chứa nước bùn. Tùy theo thành phần nguyên liệu

mía từng vùng mà nhà máy sẽ sử dụng những chất trợ lắng phù hợp. Chất trợ lắng hiện
được xí nghiệp sử dụng là A115. Phần nước lắng trong được đưa đến thiết bị lược sàng
cong để loại bỏ tạp chất không lắng thu được nước chè trong chứa trong bồn . Riêng
phần tạp chất được đưa đến bồn chứa bùn. Bùn từ bồn chứa được bơm lên bồn trộn,
kết hợp với bã mía mịn và đưa đến trống lọc. Sau quá trình lọc sẽ thu được phần nước
lọc và bã bùn. Phần nước lọc được đưa về bồn chứa nước mía hồn hợp để hạn chế sự
thất thoát đường như đã nói. Phần bã bùn được bổ sung men làm phân vi sinh .
Ở khâu lắng – lọc, phần nước chè trong được đưa vào hệ thống cô đặc gồm
4 hiệu. Qua 4 hiệu, độ Bx dung dịch nước mía tăng dần từ khoảng 12% đến khoảng 50 –
65% thu được siro chứa tại bồn siro hỗn hợp. Thiết bị baromet được thiết kế để tạo
chân không cho 2 hiệu cuối. Theo đó, áp suất làm việc giảm dần từ hiệu 1 đến hiệu 4
(hiệu 1 , 2 làm việc ở chế độ áp lực, hiệu 3,4 làm việc ở chế độ chân không), làm cho
nhiệt độ bốc hơi của dung dịch cũng giảm tương ứng, tránh hiện tượng caramel hóa. Về
nguyên tắc, hơi thứ của nồi trước sẽ cấp nhiệt cho nồi sau, nhưng để tận dụng lượng
hơi này, hơi thứ từ hiệu 1 và hiệu 3 còn được sử dụng cho thiết bị gia nhiệt . Nước
ngưng từ các hiệu sẽ được đưa vè bồn chứa và tái sử dụng tùy theo tính chất của chúng.
Cụ thể, nước ngưng từ hiệu 1 sẽ được bơm về bồn TK01 để cung cấp cho lò hơi ,nước
ngưng ở hiệu 2 và 3 đưa về bồn TK02 để rửa ly tâm, thẩm thấu, còn nước ngưng ở hiệu
4 được chuyển về bồn TK03 để hỗ trợ cho quá trình nấu luyện.
Siro hỗn hợp được đưa vào hệ thống nồi nấu đường thông qua thiết bị phân phối
được bố trí theo từng vùng của các nồi. Sau khi tiến hành nấu ở nồi A sẽ thu được non
A. Nhờ vào hệ thống bơm, non A được đưa qua thiết bị ly tâm A để thu được đường A
và mật A. Đường A được đưa đến thiết bị sấy thùng quay nhờ một băng tải. Sau khi sấy
và tiến hành phân loại qua sàng sẽ thu được đường thô thành phẩm và loại đường to.
Đường thô được đưa đi đóng bao và đem vào kho chờ xuất hàng. Trong quá trình sấy,
đồng thời cũng thu được bụi đường. Chúng được thiết bị thu hồi bụi đường đưa về bồn
hồi dung. Tại đây, bụi đường và loại đường to thu được sẽ bơm về bồn chứa magma B –
C. Bồn chứa magma B – C đồng thời cũng là nơi chứa magma B và magma C chảy về khi
lượng magma tại hai bồn này quá lớn. Hỗn hợp trong bồn chứa Magma B – C sẽ được
đưa về bồn chứa siro hỗn hợp và trở lại quá trình nấu. Một phần mật A sẽ được đi nấu

giống C, phần khác đưa sang nồi B để nấu ra non B. Tương tự, ly tâm non B sẽ thu được
mật B và đường B. Đường B được hòa với nước tạo magma B và mang đi nấu tại nồi A,
phần thừa sẽ chảy vào bồn magma B – C như đã đề cập. Một phần nhỏ mật B được đem
đi nấu giống C, phần lớn được đưa sang nồi C,cùng với giống C để nấu ra non C. Tuy
nhiên, vì kích thước non C còn khá bé, dễ lọt qua lưới ly tâm nên càn phải đưa qua thiết
bị trợ tinh để làm tăng kích thước hạt đường trướckhi ly tâm C. Sản phẩm sau ly tâm là
đường C và mật rỉ. Đường C được hòa với nước tạo magma C, đưa về nồi B và tiếp tục
quá trình nấu. Phần mật rỉ được đưa về bồn chứa mật gỉ để bán cho các cơ sở sản xuất
13


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

các sản phẩm khác.

PHẦN 2: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
I.

Thiết bị ép

Năng suất và kích thước cơ bản của máy ép :
-

Đường kính trục 772 x 570 mm.

-

Trục nạp đường kính trục Φ 724mm.


-

Bước răng 22 – 26mm.

-

Chiều cao răng 25 – 32 mm.

-

Tốc độ quay : 0 ÷ 8 vòng / phút

-

Công suất: 46 tấn/h

Mô tả thiết bị:
- Máy ép hai trục
Máy ép 2 trục gồm có hai trục ép và hai trục nạp liệu. Hai trục nạp liệu có răng để
kéo mía vào trục ép. Nước dùng để thẩm thấu được dẫn vào sau trục nạp liệu. Mỗi trục
nạp liệu quay cùng với trục ép theo tỉ số truyền nhất định thông qua xích tải. Hai trục ép
14


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

có răng nhằm áp lực tác dụng lên mía. Bên trong có hai hộp xỉa bã để tạo đường đi cho

bã. Đường đi của mía tính từ trục nạp liệu đến trục ép hướng lên 1 góc khoảng 10o so
với phương ngang, nhằm giúp cho mía di chuyển dễ dàng hơn. Dưới trục ép có máng
thu hồi nước mía. Riêng máy ép 1 còn có trục băm không có răng nhằm tiếp nhận và
đưa mía từ ống phân phối vào trục nạp liệu.
- Máy ép ba trục
Máy ép 3 trục gồm có ba trục ép, một trục ép lớn và hai trục ép nhỏ và trục nạp.
Trục băm mía có răng nhằm tăng ma sát. Trục chính và trục băm nối với nhau bằng xích
tải nhằm đảm bảo hoạt động đồng bộ, tránh nghẹt khi quay. Bên trong máy có xĩa bã
hình lưỡi liềm Mía theo xỉa bã lưỡi liềm lần lượt đi qua trục ép lớn và hai trục ép nhỏ
theo chiều quay của các trục. Phía dưới hai trục ép nhỏ có máng thu hồi nước mía.
Nguyên tắc hoạt động:
Mía sau khi qua hệ thống búa qua băng tải 3 vận chuyển đến hộp cao vị đưa đến
trục nạp liệu của hệ thống ép , nguyên liệu sẽ đi từ máy ép 1, 2, 3, 4, 5. Bã mía trước khi
đến máy ép 5 sẽ qua hệ thống phun nước nóng nhiệt độ là 75-800C nhằm tạo điều kiện
hòa tan cho đường trong bã . Nước mía ra khỏi bộ trục ép 5 sẽ được bơm vềtrước trục
nạp liệu của bộ trục ép 4 để thẩm thấu cho mía ở bộ trục ép 4. Tương tự, nướcmía ra khỏi
bộ trục ép 4 sẽ được bơm về trước trục nạp liệu của bộ trục ép 3, nước mía rahỏi bộ trục
ép 3 sẽ được bơm về trước trục nạp liệu của bộ trục ép 2 cũng để thực hiện chức năng
thẩm thấu ,lượng nước mía của máy ép 1 và 2 sẽ chẩy về bồn chứa ở dưới . Còn phần bã
mía sẽ qua phân loại: bã mịn để tiến hành quá trình lọc, bã thô ẩm <50% sẽ sử dụng để
đốt cung cấp cho lò hơi.

15


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

1- Băng tải 1

2- Nam châm điện
3- Búa
4- Bồn nước mía hỗn hợp
5- Lược
6- Trục nạp liệu
7- Trục ép
8- Trục dẫn hướng
9- Bơm
10- Băng tải 2
11- Khỏa bằng
12- Dao chặt

Sơ đồ hệ thống ép

Nguyên lý vận hành:
Trước tiên khởi động băng tải bã, lần lượt khởi động các máy ép từ máy ép 5
ngược lại đến máy ép 1. Sau khi mía vào phễu ép, đều chỉnh tốc độ trục nạp để lượng
mía vào máy ép đều đặn và đạt năng suất. Theo yêu cầu chỉnh nước thẩm thấu, người
vận hành phải thường xuyên theo dõi bã ra khỏi băng tải phải khô và phải đảm bảo đủ
bã cho cấp lò để đảm bảo duy trì vận hành của nhà máy.
16


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Những sự cố thường gặp và cách khắc phục:
- Đứt dây xích của bánh răng=> Phải dừng từ khâu đầu để khắc ục xong mới có
thể tiếp tục

- Nghẹt bã ở trục ép => Giảm áp lực của trục ép, làm sạch bã.
- Hư trục ép => Phải dừng từ khâu cân mía, đợi khắc phục xong sự cố mới có
thể tiếp tục khởi động quy trình.

II.

Hệ thống lắng

Các thông số kỹ thuật của bồn lắng:
- Kích thước: Ø4100, cao 4000mm
- Thể tích bồn: 60m3
- Chất trợ lắng A115: 3ppm
17


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy
-

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Tốc độ cánh khuấy: 4-8 vòng/giờ
Công suất môtơ: 4,5 HP
Công suất lắng: 60 m3/giờ
Nhiệt độ trong bồn lắng khoảng 980C

Mô tả thiết bị:
Bồn lắng có cấu tạo gồm các bộ phận chính
như hệ thống môtơ truyền động, bộ phận giảm
tốc và cách gạt bùn. Tốc độ vòng quay của môtơ
là 1450 vòng/phút thông qua bộ phận giảm tốc sẽ

giảm được vòng quay của cánh gạt bùn giúp bùn
lắng tốt hơn. Dưới đáy của hệ thống lắng là nơi để
tháo bùn đưa vào bể chứa bùn.Có hệ thống 7 kính
quan sát bố trí theo hình ziczac. Ngoài ra bên
trong bồn lắng còn có mâm phân phối có răng
cưa.

Nguyên lý hoạt động:
Nước mía hỗn hợp sau khi qua tản nhiệt được đưa vào khoảng giữa thân thiết bị ở
khoảng trống hình vành khăn. Khi lượng nước mía đủ lớn sẽ chảy tràn qua các khẽ rang
cưa xuống bồn. Với sự hỗ trợ của chất trợ lắng (A115), cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy thiết
bị. Các cánh khoấy được thiết kế với tốc độ quay khoảng 8 vòng/h (gần bằng với tốc độ
lắng của bun ftheo như tính toán) cũng hỗ trợ cho quá trình lắng diễn ra tốt hơn. Phần
nước chè trong nằm ở trên sẽ chảy vào ngăn tròn có răng cưa ở trên và được dẫn ra ngoài
để đưa sang thiết bị lược sang cong. Phần cặn bẩn được dẫn xuống bồn chứa bùn để đưa
sang hệ thống lọc bùn.
Nguyên lý vận hành:
Khởi động cánh khoấy, cho nước mía hỗn hợp đã qua tản nhiệt vào khoảng trống
vành khan. Bơm chất trợ lắng vào. Nước chè trong được đưa đến lược sàng cong. Nếu
nước chè trong không đạt yêu cầu sẽ được đưa về bồn chứa nước mía hỗn hợp. Phần cặn
bã được bơm xuống bồn chứa bùn, khi lượng bùn trong bồn đã đủ thì sẽ được bơm đến
thiết bị lọc chân không.
Các sự cố thường gặp và cách khắc phục:
Sự cố thường gặp nhất ở thiết bị này là xáo trộn bùn, tạp chất không lắng được.
Khắc phục: Mở vale để xả trực tiếp nước mía về bồn chứa nước mía hỗn hợp. Tiến
18


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy


GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

hành điều chỉnh lại lượng chất trợ lắng cho vào phù hợp hoặc điều chỉnh lại tốc độ cánh
khoấy nếu nguyên nhân là do tốc độ quay của cánh khoấy không thích hợp với sự lắng
bùn trong hệ thống.

19


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Hệ thống lọc chân không thùng quay

III.

Các thông số kỹ thuật của trống lọc:
Kích thước: Φ 2500mm * dài 3600mm
Lưu lượng bùn vào: 10-14 m3/giờ
Lưu lượng nước rửa: 1.05 m3/giờ
Vận tốc quay của trống lọc bùn: 0-10 vòng/phút
Áp suất trong thiết bị: -60 KPa (vùng chân không mạnh), -40 KPa (vùng chân
không yếu), 0KPa (vùng cắt chân không).
- Động cơ: 1.5 kWh
0
- Nhiệt độ nước rửa: 75-85 C.
-

Mô tả thiết bị:

Trống lọc có dạng hình trụ dài nằm ngang với njà máy. Bề mặt trống lọc là những
lưới lọc có lổ lưới có kích thước rất nhỏ. Bên trong trống lọc là hệ thống ống gồm 96 lỗ
ống thông với hệ thống hút chân không nhằm hút lại lượng nước mía còn lại. Bên trái
trống lọc là dao cạo nhằm lấy lượng bùn trong nước mía ra ngoài. Dưới trống lọc là
máng chứa bùn có cánh khuấy nhằm tránh hiện tượng tủa lắng xuống đáy. Ngoài ra còn
có hệ thống ống đưa từ bể trộn bùn qua và hệ thống phun nước rửa.
20


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Nguyên lý hoạt động:
Bùn từ bồn chứa được bơm lên và phối trộn với bã mía mịn tại bồn trộn bùn, sau đó
được bơm sang trống lọc.
Tại vị trí nối nhau giữa các ống và ống chân không được chia làm phần tĩnh và phần
động. Phần tĩnh gồm 3 vùng: vùng chân không mạnh (-60KPa) cùng phía với bể lọc,
vùng chân không yếu (-40KPa) nằm ở trên và vùng khóa chân không trùng với vị trí đặt
cần gạt bùn. Phần động quay quanh trục, khi đi qua các vùng chân không lần lượt sẽ được
hút nước bùn từ bể lọc ở vùng chân không mạnh, tiếp hút nước rửa bùn ở vùng chân
không yếu. Phần bã bùn được giữ chặc trên bề mặt trống lọc và dễ dàng tách ra khi bị
ngắt chân không tại vị trí gắn gạt bùn.
Nguyên lý vận hành:
Tốc độ lọc phụ thuộc vào tốc độ quay của trống, độ chân không, lượng bùn vào hệ
thống.
Đê tăng hiệu suất lọc, tốc độ bơm bùn phải phù hợp với tốc độ quay của trống lọc
để tránh hiện tượng bùn từ bể lọc chảy tràn về bồn chứa bùn.
Phải điều chỉnh chân không ở 2 ống chân không trên trống lọc phù hợp cũng như
cho lớp bã bùn trên mặt trống lọc không dày quá 15mm để tránh rơi rớt, vỡ lớp bã bùn,

21


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

bùn phải khô (75 – 78%) thì đạt yêu cầu.
IV.

Hệ thống cô đặc chân không:

Các thông số kỹ thuật
Hiệu 1
Hiệu 2
-

Áp suất: 40 KPa
Kích thước hiệu: Φ 2400 mm x cao 6100 mm
Nhiệt độ: 100 -1150C
Công suất bốc hơi: 90 tấn/h, sử dụng 13 tấn hơi
Kích thước tấm gia nhiệt: rộng 980 x dài 2000
Diện tích bề mặt truyền nhiệt: 329 m2
Nước mía ra
Số tấm gia nhiệt: 85 tấm.
Nước mía vào có Bx = 12%, ra có Bx = 20-22%
Áp suất: 0 KPa
Kích thước hiệu: Φ 1500 mm x cao 6100 mm
22



Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

- Nhiệt độ: 95 -1000C
- Công suất bốc hơi: 64 tấn/h, sử dụng 7.8 tấn hơi
- Kích thước tấm gia nhiệt: rộng 980 mm x dài 2000 mm
- Diện tích bề mặt gia nhiệt: 235 m2
- Số tấm gia nhiệt: 61 tấm
- Nước mía vào có Bx = 22.1%, ra có Bx = 25.5%, cao nhất là 28.9%
Hiệu 3
- Áp suất: - 60KPa
- Kích thước hiệu: Φ 1750 mm x cao 6400 mm
- Nhiệt độ: 80-850C
- Công suất bốc hơi: 50 tấn/h, sử dụng 8.4 tấn hơi
- Kích thước tấm gia nhiệt: rộng 980 mm x dài 2000 mm
- Diện tích bề mặt gia nhiệt: 235m2
- Số tấm gia nhiệt: 61 tấm
- Nước mía vào có Bx = 28.9%, ra có Bx thấp nhất là 36.3% cao nhất là 43.3%.
Hiệu 4
- Áp suất: -85 kPa
- Kích thước hiệu: Φ 2000 mm x cao 6400 mm
- Nhiệt độ: 60 – 65oC
- Công suất bốc hơi: 33 tấn/h, sử dụng 6.3 tấn hơi
- Kích thước tấm gia nhiệt: rộng 980 mm x dài 2000 mm
- Diện tích bề mặt gia nhiệt: 235 m2
- Số tấm gia nhiệt: 61 tấm
- Nước mía vào có Bx = 43,3%, ra có Bx 50 – 65%.
Mô tả thiết bị:

Hệ thống gồm 4 hiệu liên tục, mỗi hiệu có hai phần chính là thiết bị gia nhiệt tấm
và buồng bốc hơi nằm riêng biệt.
Thiết bị gia nhiệt tấm là thiết bị bao
gồm nhiều tấm gia nhiệt ghép lại với nhau
thành một khối thống nhất. Mỗi tấm gia
nhiệt là hai tấm kim loại nối với nhau trên
mổi bãn kim loại đều có rảnh để cho dung
dịch cần gia nhiệt và hơi đốt đi vào. Khi ghép
các tấm gia nhiệt lại với nhau thi giữa các
tấm gia nhiệt sẽ có lớp đệm cao su có độ dày
nhất định để đảm bão khép kín các tấm gia
nhiệt với nhau. Nước mía được đưa vào thiết
bị gia nhiệt tấm ở mặt ngoài theo hướng từ
dưới lên. Hơi đốt vào hệ thống gia nhiệt đi từ phía trên xuống truyền nhiệt cho nước
mía, hơi mất nhiệt ngưng tụ thành nước được lấy ra liên tục, một phần khí không ngưng
cũng được xả bỏ
23


Báo cáo tt kỹ thuật thực phẩm nhà máy

GVHD: PGS.Ts Võ Tấn Thành

Buồng bốc là một buồng rỗng,
bên trong có thiết kế một mâm có vi
trò phân tán nước mía đều trong thiết
bị nhằm tang diện tích bốc hơi. Phía
trên thiết bị còn có gắn bộ
phận thu hồi đường.
Ngoài ra, giữa buồng đốt và

buồng bốc còn có bơm tuần hoàn
giúp nước mía tuần hoàn tốt hơn khi
tiến hành cô đặc.
Mặt khác, để đảm bảo chân
không cho hiệu 3 và hiệu 4, hệ thống
cô đặc được thiết kế với baromet gắn
với hiệu 4.

Nguyên lý hoạt động:
Hơi đốt đi vào buồng đốt, tỏa ẩn nhiệt cho nước mía, ngưng tụ thành nước ngưng và
được xả ra liên tục. Nước ngưng từ các hiệu sẽ được đưa vè bồn chứa và tái sử dụng tùy
theo tính chất của chúng. Cụ thể, nước ngưng từ hiệu 1 sẽ được bơm về bồn TK01 để
cung cấp cho lò hơi nước ngưng ở hiệu 2 và 3 (t = 85oC) đưa về bồn TK02 để rửa ly tâm,
thẩm thấu, còn nước ngưng ở hiệu 4 (t = 65oC) được chuyển về bồn TK03 để hỗ trợ cho
quá trình nấu luyện.
Nước mía được đưa qua buồng bốc để hơi nước bốc hơi. Qua 4 hiệu, độ Bx dung
dịch nước mía tăng dần từ khoảng 12% đến khoảng 50 – 65% thu được siro chứa tại bồn
siro hỗn hợp.
Thiết bị baromet được thiết kế để tạo chân không cho 2 hiệu 3 và 4. Theo đó, áp suất
làm việc giảm dần từ hiệu 1 đến hiệu 4 (hiệu 1 , 2 làm việc ở chế độ áp lực, hiệu 3,4 làm
việc ở chế độ chân không), làm cho nhiệt độ bốc hơi của dung dịch cũng giảm tương ứng,
tránh hiện tượng caramel hóa.
Về nguyên tắc, hơi thứ của nồi trước sẽ cấp nhiệt cho nồi sau, nhưng để tận dụng
lượng hơi này, hơi thứ từ hiệu 1 và hiệu 3 còn được sử dụng cho thiết bị gia nhiệt . Riêng
hơi thứ của hiệu 4 sẽ đi qua thiết bị baromet để làm mát và xả ra ngoài không khí.
Nguyên lý vận hành:
Dẫn hơi đốt đi qua buồng đốt ngoài, đồng thời bơm dung dịch nước mía đến bường
đốt để tiến hành gia nhiệt. Nước ngưng phải được tháo liên tục và đưa về bồn chứa tương
ứng. Khí không ngưng cũng được xả bỏ để duy trì áp suất ổn định cho thiết bị. Hơi thứ
của hiệu trước sẽ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp nhiệt cho hiệu sau. Cứ thế, dung dịch đi

qua các hiệu và tăng dần nồng độ và trở thành siro (Bx khoảng 50 – 65%).
24


×