Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.61 KB, 9 trang )

ĐỀ 51

Câu 1 (2,0 điểm):
Phân tích giá trị biểu cảm mà các tác giả đã sử dụng trong các câu thơ sau:
… Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
(Hồ Xuân Hương )
…Bạc phơ mái tóc người cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng người
(Tố Hữu)

Câu 2 (2,0 điểm):
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng, giá trị sử dụng từ ngữ, câu và biện pháp tu từ trong
đoạn trích sau:
“ Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi
kì diệu!
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chum lộc mới hóa rực
rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng họa mi hót, lấp lánh thêm. Da trời
bỗng xanh cao. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa
nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ
các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những
khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới…”
(Võ Quảng)
Câu 3 (5,0 điểm):
…”Vì chưng nên ghét cũng là hay thương”
Bằng sự cảm nhận từ ngòi bút tả người của Nguyễn Du thông qua những nhân vật
phản diện, em hãy làm sáng tỏ lời ca ấy để thấy được tấm lòng nhân đạo của Tố
Như.
GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1 (2,0 điểm):


.a. Đảo trât tự cú pháp: đảo vị ngữ “xiên ngang” trước chủ ngữ, đảo trong cụm danh từ
“từng đám rêu”, đảo vị ngữ “đâm toạc” trước chủ ngữ, đảo trong cụm danh từ “mấy
hòn đá”, nhằm nhấn mạnh, khắc họa hình ảnh rêu, đá, tạo nên bức tranh sống động
Diễn đạt hay, gợi cảm
b.Đảo trât tự cú pháp: đảo vị ngữ “bạc phơ” trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh, khắc họa
hình ảnh Bác suốt đời lo cho nước, cho dân
Diễn đạt hàm súc, gợi cảm : biết ơn sâu sắc

Câu 2 (3,0 điểm)
Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm trong đoạn trích : từ láy rực rỡ , lấp lánh..
Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa : hoa bừng giấc, giục, ca ngợi..
Sử dụng câu đặc biệt nhiều loại
Tác dụng bôc lộ cảm xúc trước sự thay đổi kì diệu của thiên nhiên trước mùa xuân
Bức tranh mùa xuân sinh động, gợi cảm, có linh hồn của tạo vật
Câu 3 (5,0 điểm):
a Về hình thức:


- Biết cách làm kiểu bài nghị luận kết hợp giải thích và phân tích chứng minh một
nhận định văn học
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
b Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
+ Giải thích câu ca dao: thương và ghét là hai trạng thái tâm lí đối lập nhau nhưng
gắn bó với nhau. Ví dụ càng căm ghét kẻ áp bức thì càng thương người bị áp bức
+ Phân tích và chứng minh hai nội dung đó qua truyện Kiều:
-Tố cáo, lên án thế lực xấu xa
-Thương cảm số phận bất hạnh của Kiều


ĐỀ 52
Đại học khoa học Huế

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chuyên năm 2008

Câu 1 (2,0 điểm):
1.1 Hãy nêu các cách phát triển từ vựng trong Tiếng Việt?
1.2 Cho ví dụ về các cách phát triển từ vựng đó.

Câu 2 (3,0 điểm):
Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu thơ:
“ Con dù ý lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Câu 3 (5,0 điểm):
1.1 Khái niệm về cách thức miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
1.2 Em hãy phân tích để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong
một tác phẩm mà em yêu thích?
GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1 (2,0 điểm):
1.1Hãy nêu các cách phát triển từ vựng trong Tiếng Việt?
Phát triển về nghĩa: gồm có ẩn dụ và hoán dụ
Cho ví dụ : Chân chân mây (ẩn dụ)
Chân có chân trong đội bóng (hoán dụ)

Câu 2 (3,0 điểm)
a. Nội dung: nêu cảm nhận về ý ngĩa câu thơ
-Ý nghĩa khái quát: Qui luật tình cảm thiêng liêng sâu sắc của tình mẫu tử
- Con dù khôn lớn trưởng thành nhưng bao giờ cũng nhỏ bé trước đấng sinh thành
-Suốt cuộc đời mẹ, dù phải “lên rừng” hay “xuống biển”, mẹ như thân cò lặn lội, yêu

thương, nâng đỡ bao bọc chở che cho con như thưở còn nằm nôi
b. Hình thức: viết bài văn có bố cục rõ ràng
Câu 3 (5,0 điểm):
3.1Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự : là một biện pháp quan trọng trong xây
dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Đối tượng của miêu tả nội tâm là
những suy nghĩ , tình cảm, tâm trạng… của nhân vật


Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp qua ý nghĩ cảm xúc, tình cảm của nhân
vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt cử
chỉ trang phục…của nhân vật
3.2 Chọn nhân vật trong một tác phẩm mà em yêu thích, phân tích để làm nổi bật
nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật ấy

ĐỀ 53
Câu 1 (2,0 điểm):
1.1
a.
b.
c.
d.
1.2

Xác định thành ngữ, tục ngữ
Cây nhà lá vườn
Nước chảy đá mềm
Dã tràng xe cát
Một câu nhịn, chín câu lành
Trên cơ sở đó phân biệt thành ngữ và tục ngữ


Câu 2 (3,0 điểm):
Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận
trong cuộc sống.
Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi
môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay,
chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run
nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của
ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép. Dẫn từ SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 3 (5,0 điểm):
Hãy chứng minh rằng: “ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cảnh thiên
nhiên giàu đẹp”
ĐẤP ÁN
Câu 1: Xác định thành ngữ, tục ngữ
a. Cây nhà lá vườn Thành ngữ
b . Nước chảy đá mềm Tục ngữ
c. Dã tràng xe cát Thành ngữ
d. Một câu nhịn, chín câu lành Tục ngữ
1.3 Trên cơ sở đó phân biệt thành ngữ và tục ngữ
+Thành ngữ là cụm từ cố định, dùng để tạo câu như những từ ngữ khác. Nội dung của
thành ngữ là nội dung của những khái niệm, nó biểu thị một ý nghĩa nào đó của sự vật



+Tục ngữ là những phán đoán, câu nói mang tính chất đúc rút kinh nghiệm về ứng xử
xã hội, kinh nghiệm và lao động sản xuất hay các hiện tượng tự nhiên
Câu 2:
a. Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
+ truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách
ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
+ Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:
- Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi
chỉ là một câu nói, một cử chỉ…
- Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hoá.
+ Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ
với mọi người.
Câu 3
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng làm bài nghị luận : giải thích kết hợp phân tích và chứng minh
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản
sau:
*Giải thích khúc tráng ca : khúc ca hùng tráng, mạnh mẽ
-Âm hưởng thơ khỏe khoắn, sôi nổi, vừa phơi phới vừa bay bổng

-Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát mê say (Lặp 4 lần « hát »
-Mỗi khổ thơ đỉnh đạc như một bài thất ngôn tứ tuyệt đỉnh đạc
-Cách gieo vần biến hóa linh hoạt, vần trắc xen lẩn vần bằng tạo nên sức vang xa,
mạnh mẽ
*Bức tranh thiên vùng biển, cảnh trời biển :
Cảnh ra khơi:
+ ĐTĐC ra khơi trong khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy
sức sống. TG So sánh, nhân hóa và bút pháp lãng mạn: “Mặt …lửa”. Cảnh tượng lạ,
chỉ có thể nhìn thấy từ một hòn đảo hoặc từ một con thuyền đang ra biển khơi. Chỉ từ
khơi xa, bốn bề là nước nhìn về phía Tây mới thấy mặt trời như hòn than cháy hồng
đang lặn xuống biển.Vừa thấy mặt trời rực rỡ, lập tức không thấy sóng và đêm tối ập
đến. TG tưởng tượng bất ngờ mà thú vị: Vũ trụ là ngôi nhà khổng lồ, màn đêm là tấm
cửa, lượn sóng là then cài
Cảnh đánh cá trên biển:
a. Cảnh biển đêm:


+ Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la, qua cái nhìn c ủa nh à th ơ tr ở nên l ớn
lao kì vĩ “Thuyền…bằng”
+ Thiên nhiên gần gũi, hợp tác, hổ trợ với con người. Tr ước đây v ới HC thiên nhiên
rợn ngộp “Sóng …song” thì giờ đây “ lái gió”, “buồm trăng”, biển bằng”, ..
+ Thiên nhiên với không gian ba chiều rộng lớn là quen thu ộc trong thơ HC “Nắng …
liêu” .Bức tranh có chiều cao…, rộng.., sâu..
+ Biển lộng lẫy , huyền ảo, lung linh, lấp lánh nhiều m àu sắc. N ền c ủa bi ển v ề đêm,
nổi bật……..như bức tranh khảm xà cừ
+ Biển giàu có với nhiều cá: “ Cá …hồng”
=>ĐTĐC là bài thơ tiêu cho phong cách thơ HC đổi mới, có sự giao thoa gi ữa c ảm h ứng
vũ trụ và lãng mạn cách mạng tạo nên một khoảng trời bao la và quen thu ộc vừa gợi nhớ
một thoáng HC thời “Lửa thiêng” vừa mở ra một thế giới lộng lẫy tràn đầy hứng khởi say
người của HC sau CMTT. Đó là khúc tráng ca ca ngợi cảnh thiên nhiên tr ời bi ển gi àu đẹp,

ca ngợi con người lao động mới , cuộc sống mới ở miền Bắc những năm đầu xây d ựng
đất nước
3.Cảnh trở về của ĐTĐC lúc rạng đông
+Sau một đêm lao động ĐT trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá: “ Câu...phơi”NT
nói quá, nhân hóa..ĐTĐC trở về với “Mặt rời đội biển”, c ảnh bình minh r ực r ỡ, ng ày m ới
bắt đầu
ĐTĐC là khúc tráng ca...Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm khôi
phục và phát triển kinh tế, những năm đầu bước vào kế hoạch năm năm lần th ứ nh ất
(1961-1965) là cơ sở hiện thực làm bay bổng cảm hứng lãng mạn. Trên nhành trình t ừ “
Thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” bài thơ ĐTĐC là một bài thơ hiện đại, cách
tân đặc sắc của Huy Cận

Đề 54
Câu 1 (2,5 điểm):
Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch? Viết một đoạn văn
trình bày theo cách diễn dịch, giới thiệu về một tác phẩm văn học em đã được học
(khoảng một trang giấy thi)
Câu 2 (2,5 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
2.1 Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong câu
2.2 Xác định từ xưng hô, phân tích ý nghĩa biểu cảm của các từ ấy.
Câu 3 (5,0 điểm):
Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (Lim Lân)

ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,5 điểm):



1.1+ Trình bày theo cách diễn dịch là cách trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các
ý chi tiết hơn, cụ thể hơn. Câu mang ý chung, khái quát được đặt ở đầu đoạn có tính
chất câu chốt, các câu mang ý chi tiết được đặt sau đó.

1.2 Viết đoạn văn đúng yêu cầu
Câu 2 (2,5 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa Việt Bắc không nguôi nhớ Ngườilà hoán dụ :Việt Bắc chỉ người dân Việt Bắc
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”
2.1 Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong câu hoán dụ :Việt Bắc chỉ người dân Việt
Bắc
2.2 Xác định từ xưng hô:
-Bác: thành kính- bình dân, mộc mạc
-Ông Cụ: thành kính- thân thiết, ruột thịt
- Người: thành kính- thiêng liêng, cao quý
Câu 3 (5,0 điểm):
- Như bao người nông dân Việt Nam chân lắm tay bùn, ông Hai yêu làng Chợ D ầu,
nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng tình yêu đặc biệt. Tình yêu v ốn có, b ền b ĩ, sâu s ắc,
gắn bó với cảnh vật, con người, quê hương…
=> Tình yêu làng quê là niềm vui, là vinh dự của chính ông, đó là ph ẩm ch ất
truyền thống bao đời của người nông dân Việt Nam gắn với bờ tre, ruộng lúa
- Tình yêu ấy thay đổi sau CMT8, ông không khoe cái lăng của ngày tổng đốc m à
căm thù vì nó làm khổ làng ông. Thay vào đó, ông khoe nh ững ngày kh ởi ngh ĩa, l àng Ch ợ
Dầu là làng kháng chiến…
=> Như vậy, nhờ cách mạng ông đã giác ngộ, căm thù giai cấp bóc lột, tình yêu
làng đã gắn với yêu nước và tinh thần kháng chiến. Ông Hai không chỉ là người nông dân

bình thường mà còn là một phụ lão gắn bó với phong trào kháng chiến.
- Yêu làng, ông không muốn xa làng, ông mu ốn ở lại cùng du kích để đánh giặc.
Bị buộc phải đi tản cư, ông nhớ làng không nguôi, ông khoe làng với mọi người, khoe cho
sướng miệng ông chứ không để ý đến người tiếp chuyện. Hằng ngày, ông ra phòng thông
tin nghe tin tức về làng, về kháng chiến, ruột gan ông cứ múa lên, vui sướng tr ước nh ững
tin thắng trận dồn dập. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì tin dữ ập đến…
- Sau cơn mưa trời lại sáng. Ông chủ tịch làng báo tin…
=> Tình yêu làng của ông Hai là cơ sở của tình yêu nước. Đúng như Ê-ren-bua đã
nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc…”
Ai quên cho được mái tranh nâu
Luống đất, bờ ao với nhịp cầu
Mồ mã ông bà nằm giữa đất
Lòng người, lòng đất cảm thông nhau
(Kiên Giang)
Tình cảm sâu nặng tha thiết của người nông dân Việt Nam v ới n ơi chôn nhau c ắt
rốn là như vậy.


Đề 55
Câu 1 (3,0 điểm):
a)- Hãy nêu những cách trình bày nội dung trong một đoạn văn?
b)- Viết một đoạn văn (có ít nhất 3 câu) trình bày theo cách qui nạp, trong đó có
câu mang ý chung: “Nhà trường là nơi em được học tập và rèn luyện để nên người.”
Câu 2 (1,0 điểm) :
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải nghĩa từ “vàng” trong các cụm từ sau:
- “Củ nghệ vàng”
- “Quả bóng vàng”
- “Tấm lòng vàng”
- “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Câu 3 (2,0 điểm):

Bài thơ “Ngắm trăng” và bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều
có hình tượng “trăng”. Em hãy ghi lại theo trí nhớ hai bài thơ và nêu ngắn gọn hoàn
cảnh sáng tác của hai bài thơ đó
Câu 4 (4,0 điểm):
“Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong
một xã hội suy tàn. Nguyễn Đình Chiểu đưa vào trận cả một đạo quân bừng bừng khí
thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu” (Hoài Thanh)
Đạo quân chính nghĩa gồm những ai. Hãy kể lại một cuộc giao tranh giữa thiện
và ác được miêu tả trong tác phẩm nổi tiếng của ông.

ĐÁP ÁN
Câu 1 (3,0 điểm):
a)- Nêu đúng những cách trình bày nội dung trong một đoạn văn.
(2,0
điểm)
+ Trình bày theo cách diễn dịch là cách trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến
các ý chi tiết hơn, cụ thể hơn. Câu mang ý chung, khái quát được đặt ở đầu đoạn có
tính chất câu chốt, các câu mang ý chi tiết được đặt sau đó.
+ Trình bày theo cách qui nạp là cách trình bày ý đi từ các ý chi tiết hơn, cụ thể
rút ra ý chung, khái quát. Các câu mang ý chi tiết được đặt ở đầu đoạn, câu mang ý
chung, khái quát có tính chất câu chốt được đặt cuối đoạn.


+ Trình bày theo cách móc xích là cách trình bày ý nọ tiếp ý kia, để bổ sung giải
thích cho nhau theo kiểu ý sau móc nối vào ý kia do có bộ phận trùng lặp về nội dung
tất cả các ý cùng hướng vào sự việc nói chung của đoạn văn.
+ Trình bày theo cách song hành là cách trình bày các ý trong đoạn văn ngang
nhau và không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia, đoạn văn
này thường không chứa câu chốt.
b)- Viết một đoạn văn (có ít nhất 3 câu văn) trình bày theo cách qui nạp, trong

đó có câu mang ý chung: “Nhà trường là nơi em được học tập và rèn luyện để nên
người.” (1,0 điểm). Ví dụ: Con đường đến trường cũng là con đường đưa em đến

những chân trời khoa học qua mỗi bài giảng của thầy cô giáo. Sống trong môi
trường tập thể ở trường, em học hỏi được nhiều điều về lẽ sống và tình thương.
Nhà trường là nơi em được học tập và rèn luyện để nên người.
Câu 2 (1,0 điểm):
Bằng sự hiểu biết của mình, giải nghĩa đúng từ “vàng” trong các cụm từ sau.
Đúng một cụm từ chấm 0,25 điểm.
- “Củ nghệ vàng”: vàng chỉ màu sắc vàng của củ nghệ.
- “Quả bóng vàng”: vừa chỉ màu vàng của quả bóng, vừa chỉ chất liệu làm ra quả
bóng, vừa chỉ đặc điểm quý của biểu tượng được dùng làm phần thưởng ở lĩnh vực
bóng đá (có biểu tượng quả bóng vàng).
- “Tấm lòng vàng”: Vàng ở đây chỉ tấm lòng cao quý, cao cả...
- “Ông lão đánh cá và con cá vàng”: Vàng ở đây vừa chỉ màu sắc (cá màu vàng)
nhưng nghĩa chính là cá quý, cá thần.
Câu 3 (2,0 điểm):
- Ghi lại đúng hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. (Đúng cả hai văn bản mỗi bài chấm 1,0 điểm).
- Nêu được ý bài Ngắm trăng – trích trong Nhật ký trong tù được sáng tác trong
hoàn cảnh Bác bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, hoàn toàn bị mất tự do về
thân thể. Ngắm trăng biểu hiện khát vọng tự do, tình yêu thiên nhiên, và bản lĩnh cách
mạng kiên cường của Bác (0,5 điểm).
- Cảnh khuya là bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc, khi Bác đang trực tiếp chỉ
đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cao đẹp tình yêu thiên nhiên và
tình yêu Đất nước của Bác (0,5 điểm).
Câu 4 (4,0 điểm):
Chấp nhận những cách trình bày linh hoạt của HS, sao cho đảm bảo các yêu cầu
sau:
a. Giải thích:

“Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác”: chủ
đề truyện “Dữ răn việc trước, lành dè thân sau”
+Cái ác từ xã hội ( cướp, thầy thuốc, thầy bói, thầy pháp) đến quan lại (thái
sư, con quan), vào trường học (Bùi Kiệm, Trịnh Hâm)…len vào tận gia đình
( cha con Võ Thể Loan)
+Đối lập một trời một vực là cái thiện “Nguyễn Đình Chiểu đưa vào trận cả
một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu”:
--Những người không tên không tuổi ở xã hội: ông Ngư, Tiều, Bà lão
--Trường học: Tử Trực, Hớn Minh
--Cha Kiều Nguyệt Nga


--Nổi bật là :Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga
B.Chọn một đoạn trích kể lại một cuộc giao tranh giữa thiện và ác được miêu tả
Lục Vân Tiên gặp nạn hoặc Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga



×