Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

KHẢO sát một số yếu tố CHẤT LƯỢNG nước và đa DẠNG cá TRONG AO CHỨA nước tại CHÂU PHÚ – AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DƯƠNG HOÀI AN

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trường

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐA DẠNG
CÁ TRONG AO CHỨA NƯỚC TẠI CHÂU PHÚ – AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Công

Cần Thơ, năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DƯƠNG HOÀI AN

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trường

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐA DẠNG
CÁ TRONG AO CHỨA NƯỚC TẠI CHÂU PHÚ – AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Công

Cần Thơ, năm 2012
i




PHÊ DUYỆT CỦA HỘ ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Khảo sát một số yếu tố chất lượng nước và
đa dạng cá trong ao chứa nước tại Châu Phú – An Giang ”, do Dương Hoài An thực
hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua

ThS. Trần Chấn Bắc

ThS. Dương Trí Dũng

TS. Nguyễn Văn Công

ii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành
bày tỏ lòng biết biết ơn Ts. Nguyễn Văn Công đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn qúi Thầy, Cô Bộ Môn Khoa Học Môi Trường đã truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn sự hổ trợ của Ban Chủ Nhiệm Khoa Môi Trường & TNTN đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn dự án Jicar đã hỗ trợ chi phí cho tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin cảm ơn mẹ và 2 chị tôi đã động viên, và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn lớp Khoa Học Môi Trường Khóa 34 đã chia sẽ, giúp đỡ và

động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt xin cám ơn bạn Danh
Hoài Duy và bạn Dương Văn Trung đã giúp đỡ tôi trong các đợt thu mẫu, phân tích
mẫu.

Sinh viên

Dương Hoài An

iii


TÓM LƯỢC
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nguồn nước mặt trong ao giàu dinh
dưỡng hơn ở ngoài kênh. Nhưng nguồn nước mặt trong ao và ngoài kênh đều đạt
tiêu chuẩn để nuôi thủy sản. Với các giá trị thể hiện trong ao là : nồng độ oxy hòa
tan dao động từ 3.27 – 4.98 mg/l, COD dao động 28.63 – 39.3 mg/l, nồng độ sắt
tổng dao động từ 2.42 – 5.51mg/l, nồng độ nhôm dao động từ 0 – 0.51 mg/l, nồng
độ N-NH4+ dao động trong khoảng 0.35 – 1.08 mg/l, nồng độ NO 3- dao động từ 0.22
– 0.35 mg/l, nồng độ P-PO43- dao động từ 0.04 – 0.17 mg/l, tổng Coliform dao động
từ 161 – 4600 MPN/100ml, giá trị chlorophyll_a dao động từ 7.1 – 142.21 µg/l,
nồng độ arsen và cadimi thì không phát hiện. Các chỉ tiêu lý hóa hầu như có khuynh
hướng giảm nồng độ qua bốn đợt thu mẫu, chỉ riêng coliform và chlorophyll là có
khuynh hướng tăng qua bốn đợt thu mẫu. Đối với ngoài kênh thì các giá trị thể hiện
là: nồng độ oxy hòa tan dao động từ 2.93 – 3.93 mg/l, COD dao động 16.84 – 29.63
mg/l, nồng độ sắt tổng dao động từ 1.22 – 1.38 mg/l, nồng độ nhôm dao động từ
0.03 – 0.15 mg/l, nồng độ N-NH4+ dao động trong khoảng 0.47 – 1.16 mg/l, nồng độ
N-NO3- dao động từ 0.12 – 0.28 mg/l, nồng độ P-PO 43- dao động từ 0.04 – 0.17
mg/l, tổng Coliform dao động từ 1100 – 4600 MPN/100ml, giá trị chlorophyll_a
dao động từ 4.27 – 213.12 µg/l, nồng độ arsen và cadimi thì không phát hiện.
Sự đa dạng cá trong ao: Kết quả đánh bắt cá trong ao thu được tất cả 6 bộ là:

bộ cá thát lát, bộ cá chép, bộ cá trơn, bộ lươn, bộ cá vượt, bộ cá lau kiếng, bộ tôm.
Tổng khối lượng các loài đánh bắt được là 16.477kg, trong đó chiếm nhiều nhất là
bộ cá trơn với tổng khối lượng là 8.580kg, ít nhất là bộ Lươn chỉ 40g, các bộ còn lại
dao động từ 0.5kg đến 3kg. Với 27 loài cá lớn, nhỏ, trong đó cá thát lát là loài cá có
sinh khối cao nhất (lên đến 2770g), và đây cũng là loài cá có giá trị kinh tế cao.
Loài cá đánh bắt có sinh khối thấp nhất là cá sặc điệp (chỉ có 5g), đây là loài cá có
giá trị kinh tế thấp, và là nguồn thức ăn cho các loài cá ăn động vật, ăn tạp như cá
lóc, cá trê,… Ngoài ra còn đánh bắt được một số loài cá trước kia nhiều nhưng giờ
ít: cá lóc, cá leo, cá linh, cá ngựa.
Kết quả điều tra từ các hộ dân được phỏng vấn thì đa số các hộ dân đều đánh
bắt vào mùa lũ với dụng cụ đánh bắt là dớn, loại thủy vực đánh bắt là dưới sông,
thời gian đánh bắt không cố định. Các loài cá đánh bắt được nhiều là: cá dảnh, cá
chốt, cá linh, cá lau kính, loài cá đánh bắt có số con đánh bắt it nhất là: cá lóc, mè
vinh, cá linh, cá thát lát. Các loài cá thường được nuôi ở địa phương đó là cá tra. Và
đa số người dân được phỏng vấn đều cho biết đánh bắt cá chỉ là thu nhập phụ
(không quan trọng) trong gia đình.
Các kết quả trên có thể xem như một nguồn tài liệu tham khảo cho nhưng
nghiên cứu sau tại xã Vĩnh Thạnh Trung - Châu Phú – An Giang.

iv


MỤC LỤC
PHÊ DUYỆT CỦA HỘ ĐỒNG.............................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................................iii
TÓM LƯỢC..........................................................................................................................iv
MỤC LỤC..............................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................................viii
CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................................................2
2.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu....................................................................................2
2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................2
2.1.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................2
2.2 Các yếu tố môi trường..................................................................................................3
2.2.1 Nhiệt độ.................................................................................................................3
2.2.2 pH..........................................................................................................................4
2.2.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)................................................................................5
2.2.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD).................................................................................6
2.2.5 Arsen (As).............................................................................................................6
2.2.6 Cadimi (Cd)...........................................................................................................7
2.2.7 Sắt tổng..................................................................................................................8
2.2.8 Nhôm.....................................................................................................................9
2.2.9 Nitrat (N-NO3-)...................................................................................................10
2.2.10 Amon (N-NH4+)...............................................................................................10
2.2.11 Lân (P-PO43-)...................................................................................................11
2.2.12 Coliform............................................................................................................12
2.2.13 Chlorophyll_a....................................................................................................12
2.3 Sự đa dạng cá tôm nước ngọt ở ĐBSCL....................................................................12
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................................13
3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu...................................................................13
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu.......................................................................................13
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................14
3.3 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................................19
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN..................................................................................................21

4.1 Biến động các chỉ tiêu chất lượng nước trong thời gian nghiên cứu.........................21
4.1.1 Nhiệt độ...............................................................................................................21
4.1.2 pH........................................................................................................................22
4.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)..............................................................................22
4.1.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD)...............................................................................24
4.1.5 Nitrat (N-NO3-)...................................................................................................25
4.1.6 Amon (N-NH4+).................................................................................................25
4.1.10 Lân (P-PO43-)...................................................................................................26
4.1.8 Arsen, Cadimi......................................................................................................27
4.1.9 Tổng Sắt..............................................................................................................27
4.1.10 Nhôm.................................................................................................................28
4.1.11 Coliform............................................................................................................29
v


4.1.12 Chlorophyll_a....................................................................................................30
4.2 Đa dạng cá trong ao trữ..............................................................................................31
4.2.1. Thành phần loài......................................................................................................31
4.2.2. Sinh lượng thủy sản đánh bắt được trong ao..........................................................33
4.2.3. Tính đa dạng của các loài thủy sản đánh bắt được trong ao..................................35
4.3 Kết quả điều tra về đánh bắt cá tại địa phương..............................................................35
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................................................38
5.1 Kết luận......................................................................................................................38
5.2 Kiến nghị....................................................................................................................38

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

DO: là hàm lượng oxy có trong một lít dung dịch ở điều kiện nhiệt độ và áp suất
nhất định.
COD: là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ
trong nước thành CO2 và nước.
U.S. EPA (United States Environmental Protection Agency): Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ.
PE: nhựa polyetylen
NH4+: Amonium.
NO3-: Nitrat.
PO43-: Photphat.
N-NH4+: giá trị NH4+ tính theo N.
N-NO3-: giá trị NO3- tính theo N.
N-PO43-: giá trị PO43- tính theo N.
QCVN08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước
mặt, do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành năm 2008.
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4.6
4.7
4.8

4.9
4.10
4.11
4.12

Tên hình
Sơ đồ thu mẫu các chỉ tiêu lý hóa
Sự biến động giá trị nhiệt độ qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị pH qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị DO qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị COD qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị nitrat qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị amonium qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị photphat qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị sắt tổng qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị nhôm qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị chlorophyll qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí
Sự biến động giá trị coliform qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí

viii

Trang
15
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30
31


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1
4.1
4.2
4.3

Tên bảng
Hàm lượng Cd trong các loại phân vô cơ
Thành phần loài thủy sản đánh bắt được ở ao
Sinh lượng và sinh khối thủy sản đánh bắt được trong ao
Chỉ số đa dạng của các bộ cá trong ao

ix

Trang
9
32
33
35


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

Đồng bằng sông Cửu Long là hạ lưu sông Mekong. Hàng năm vào mùa nước có
từ 1.4 – 1.9 triệu ha chiếm 40 - 50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long đất bị
ngập. An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 3.424 km 2.
Ngoài những thiệt hại do lũ gây ra, hàng năm nước lũ còn mang lại một lượng lớn
phù sa làm đất thêm màu mỡ và một nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú. Đây là
nguồn tài nguyên thủy sinh vật mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân vùng lũ
vào mùa nước nổi.
Châu Phú là huyện của Tỉnh An Giang. Sau mùa lũ là thời gian khô hạn, canh
tác nông nghiệp phải bơm nước từ hệ thống kênh rạch. Việc khai thác nước từ từ
kênh, rạch không những làm tăng chi phí cho sản xuất mà sâu xa còn làm giảm áp
lực nước đổ về hạ lưu. Về sâu xa có thể làm tăng nguy cơ nước mặn xâm nhập sâu
vào trong đất liền.
Ngoài những nghiên cứu về khả năng cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp
vào mùa khô, ao này bị ngập lục vào mùa lũ và là nơi trử cá và có khả năng sử dụng
để nuôi cá. Vì địa điểm nghiên cứu là một vùng đất phèn, đồng thời trước kia đây là
vùng sản suất nông nghiệp, ao trữ cá là ao mới đào nên có khả năng xuất hiện các
chất sắt, nhôm, Arsen, Cadimi, … Các chất này đều ảnh hưởng đến quá trình phát
triển của thủy sinh vật, và các loài thực vật.
Do chưa biết các điều kiện môi trường, các loài thủy sinh vật sẽ biến động như
thế nào nên thực hiện đề tài: “Khảo sát một số yếu tố chất lượng nước và đa dạng cá
trong ao chứa nước tại Châu Phú – An Giang”.
Mục tiêu:
Theo dõi sự biến động chất lượng nước, đa dạng cá trong ao tĩnh, không trao
đổi nước với bên ngoài.
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát nồng độ một số yếu tố chất lượng nước trong ao chứa nước. Cụ thể
là: Nhiệt độ, pH, DO, COD, Sắt tổng, Nhôm, Cadimi, Arsen, Chlorophyll,
Coliform, Amonium, Nitrate, Photphat
- Khảo sát sự đa dạng về thành phần loài và sinh lượng các loài cá tại ao chứa
nước tại Châu Phú – An Giang.

- Khảo sát về hiện trạng đánh bắt và sự đa dạng các loài cá khi người dân
đánh bắt được.

1


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về vùng nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, với vị trí:
• Phía Bắc giáp thị xã Châu Đốc, đường ranh giới dài 14.570 km.
• Phía Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân (29,514 km) và
huyện Chợ Mới (6,145 km).
• Phía Nam giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 29,176 km.
• Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km.
Bản đồ huyện Châu Phú:

Xung quanh khu vực nghiên cứu có những ao nuôi cá tra của người dân tại
địa phương. Trong ao nuôi cá có thành phần dinh dưỡng cao hơn ở bên ngoài nên
có nhiều loài tảo phát triển.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 425.9 km2, gồm có 12 xã và một thị trấn là:
Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh
Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh, và thị trấn
Cái Dầu.
2.1.2.1 Địa hình – địa chất
Một cách tổng quát địa hình Châu Phú chủ yếu là đồng bằng (chiếm 85.78%
tổng diện tích đất tự nhiên) khá bằng phẳng có khuynh hướng nghiên dần từ Đông
sang Tây và thấp dần từ Bắc đến Nam, cao trình đất từ 0.8 – 1.0 m, địa hình cao ở

2


gần kênh trục và thấp dần vào nội đồng (Phòng Nông Nghiệp huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang, 2000).
Nhóm đất phù sa có phèn: Phân bố chủ yếu tập trung ở các huyện Châu
Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn với tổng diện tích 84872 ha, chiếm 24.7%
tổng diện tích đất trồng toàn tỉnh. Đất có nguồn gốc chủ yếu là bưng sau đê, địa
hình thấp từ 0,8-1m và khá bằng phẳng.Tùy thuộc vào mức độ chứa phèn và phát
triển, nhóm đất này có thể chia thành:
+ Đất phù sa có phèn trung bình, ít được bồi, chưa phát triển. Đất phù sa có
phèn trung bình, ít được bồi , phát triển.
+ Đất có phản ứng hơi chua, pH từ 4.7-5.5 , đặc biệt lượng nhôm di động và
độ acid tổng số gia tăng nhanh từ độ sâu 90 cm trở đi.Nhóm đất này chủ yếu thuộc
địa hình thấp, có mức độ bồi tụ yếu.
Trên đồng lũ: đồng lụt trung tâm giữa sông Tiền và sông Hậu được xác định
bởi đặc trưng là chiều dày lớn nhờ lún đáy liên tục và lượng phù sa bồi đắp nhiều. Ở
An Giang, nhóm đất phù sa chiếm 44.27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng
156.507 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An
Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị
xã Châu Đốc . ( />2.1.2.2 Khí hậu - thủy văn
Theo Sở thương mại An Giang, khí tượng thủy văn của huyện Châu Phú
mang đặc điểm của vùng đồng bằng Nam Bộ, chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng
12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Nhiệt độ trung bình năm rất điều hoà (26.8 –27.30C), chênh lệch nhiệt độ
trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất không lớn lắm (khoảng 3 – 6 0C).
Lượng mưa trung bình năm là 1.500 mm; số ngày mưa trong năm là 118 ngày,
lượng nắng trung bình hàng năm là 2.190 giờ. Độ ẩm trung bình hằng năm khá cao
(khoảng 82%).
Về đặc điểm thủy văn: chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông

Hậu với mùa lũ hàng năm vào khoảng tháng 9 – 10 – 11. Hàng năm trên địa bàn
tỉnh có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ với mức nước phổ biến từ 1 – 2.5 m,
thời gian ngập lũ từ 2,5 – 4 tháng. Đỉnh lũ lớn nhất tại địa bàn, ghi nhận được vào
năm 2000 là 5.00 m (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú, tỉnh An Giang,
2007).
2.2 Các yếu tố môi trường
2.2.1 Nhiệt độ
Năng lượng mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt chính cho thủy vực. Ngoài ra,
quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước cũng sinh ra nhiệt. Nhiệt
độ giữ vai trò rất quan trọng đối với các quá trình sinh hoá diễn ra trong tự nhiên.
Những thay đổi về nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất lượng
3


nước. Các loài thủy sản và những thành viên có liên quan của chuỗi thức ăn trong
hệ sinh thái nước rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết
định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước.
Đều này cũng có nghĩa là nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ và dạng phân huỷ của các
hợp chất hữu cơ trong nước, nồng độ oxy hoà tan và cuối cùng là chuỗi dây chuyền
thực phẩm (Võ Thị Hoàng Loan, 2005 trích từ Nguyễn Khắc Cường,). Ngoài ra
nhiệt độ trong môi trường nước có thể làm tăng, giảm hay không ảnh hưởng đến
độc tính của độc tố trong nước, do nhiệt độ làm tăng quá trình ion hoá, giải phóng
độc tố dưới dạng không liên kết, dễ xâm nhập qua màng tế bào (Lê Huy Bá, 2000).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển thực vật thủy sinh là 15-30 oC. Tuy nhiên
một số giống tảo có khả năng sống ở nơi tuyết phủ (dưới 0 oC) hay suối nước nóng
(78oC) (Lam Mỹ Lan, 2000). Việc gia tăng nhiệt độ của sông có thể làm thay đổi
cấu trúc hệ sinh thái nước. Nhiệt độ nước tăng dẫn đến sự suy giảm hàm lượng oxy
hoà tan làm xúc tiến sự phát triển của sinh vật phù du, nhiệt độ nước sông lớn hơn
32oC thì các loài tảo lục và tảo lam chịu nhiệt tốt sẽ phát triển cực đại (Nguyễn Thị
Thùy Trang trích từ luận văn của Nhi, 1998).

2.2.2 pH
pH là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính của ion H + trong nước.
giá trị pH được sử dụng để dánh giá độ acid, độ kiềm của nước. pH phụ thuộc vào
tính chất của đất, quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh, quá trình phân huỷ vật
chất vô cơ, nhiệt độ và sự tác động của con nguời. Quá trình hô hấp của thực vật
thuỷ sinh, quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ giải phóng CO 2 làm giảm pH. Ngoài
ra pH còn phụ thuộc vào nhiệt độ và sự tác động của con người (Nguyễn Văn Bé,
1997). Ngoài ra ion H+ có trong môi trường nước có thể là do sản phẩm của quá
trình phân huỷ các ion sắt và nhôm trao đổi trong keo đất. Do đó pH của nước phụ
thuộc vào:
- Tính chất của đất, ở những vùng có nhiều sắt và nhôm (đất phèn) thì pH
thường thấp.
- Quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh: hấp thu CO 2 làm giảm pH.
Trong các ao giàu dinh dưỡng, thực vật phù du phát triển mạnh vào lúc rạng đông
pH khoảng 6.5, sau buổi trưa pH có thể lên đến 8 - 9 khi quá trình quang hợp xảy ra
mạnh.
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh. Trong thiên nhiên pH có ảnh
hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như:
ăn mòn, hoà tan….
pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thuỷ sinh
vật. Do đó pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho sự
phát triển của thuỷ sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là
làm thay đổi độ thẩm thấu của tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước
4


giữa cơ thể sinh vật và môi trường ngoài. Do đó pH là một trong những nhân tố giới
hạn sự phân bố của thuỷ sinh vật.
Khi pH thấp vi sinh vật hoạt động yếu hay ngưng hoạt động làm cản trở quá
trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành các muối vô cơ hoà tan làm môi trường

nghèo dinh dưỡng. pH thấp sẽ thúc đẩy sự hoà tan các muối sắt, nhôm, làm tăng sự
ảnh hưởng xấu các ion này lên thủy sinh vật. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng lên độc
chất, có thể làm tăng tính độc hay giảm tính độc của độc tố (Lê Huy Bá, 2000).
Tiêu chuẩn pH đối với nước nuôi thủy sản và nước bảo vệ đời sống thủy sinh vật là
6.5 – 8.5
2.2.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
DO là hàm lượng oxy có trong một lít dung dịch ở điều kiện nhiệt độ và áp
suất nhất định. Tất cả các sinh vật hiếu khí đều cần cần oxy cho quá trình hô hấp.
Nồng độ oxy trong nước,oxy ít hơn nhiều lần trong không khí, chỉ khoảng 810ppm.
Oxy có trong nước chủ yếu là từ quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh,
từ sự khuếch tán không khí vào môi trường nước. Đối với các thuỷ vực nước đứng
như ao hồ thì oxy cung cấp chủ yếu do tảo quang hợp, còn các thuỷ vực nước chảy
chủ yếu là do sự xáo trộn. Ngược lại oxy trong môi trường nước bị tiêu thụ chủ yếu
là do quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật, tham gia vào quá trình các vật chất hữu cơ
và vô cơ trong nước và nền đáy thuỷ vực hay khuếch tán ra ngoài không khí.
Sự hoà tan oxy vào nước chỉ đến một giới hạn nhất định gọi là độ bão hoà.
Mức độ bão hoà DO vào khoảng 14 – 15 mg/l trong nước sạch ở 0 oC. Nhiệt độ càng
tăng, DO trong nước càng giảm và bằng 0 mg/l ở 100 oC. Thông thường nước ít khi
bão hoà mà chỉ khoảng 75 – 80% so với mức bão hoà (Lê Văn Khoa, 1995).
Theo Đặng Kim Chi, 1998 hàm lượng DO bão hòa trong nước sạch ở áp suất
1at ở các nhiệt độ khác nhau như sau:
Loại nước
Nhiệt độ (oC)
0
5
10
15
20
25
30

Nước ngọt
14.6
12.8
11.3 9.2
9.2
8.4
7.6
Nước mặn (mg/l)
11.3
10.0
9.0
7.1
7.1
6.7
6.1
Trong tất cả các hệ sinh thái ở nước, DO thường có nhịp điệu ngày đêm, giá
trị cực tiểu vào ban đêm và cực đại vào giữa trưa.
Ở các thuỷ vực nồng độ oxy trong nước thiên nhiên thay đổi theo mùa, thời
tiết, ngày đêm, độ sâu. Việc xác định DO cho phép hiểu sâu sắc bản chất của các
điều kiện chiếm ưu thế trong những môi trường ô nhiễm nặng, oxy được dùng nhiều
cho quá trình oxy hoá sinh hoá và xuất hiện những biểu hiện thiếu oxy trầm trọng
(Lê Văn Khoa, 1995). Thông số DO thường được sử dụng đánh giá mức độ ô nhiễm
hữu cơ của nguồn nước. và là chất khí quan trọng nhất rất cần thiết đối với đời sống

5


thuỷ sinh vật. Hàm lượng oxy hòa tan giảm thì các hoạt động sẽ bị ngừng lại, cụ thể
như sau:
- DO < 1 ppm, tôm cá sẽ chết ngạt

- DO = 1-2 ppm cá nổi đầu
- DO = 2-5 ppm hoạt động bắt mồi giảm, tăng trưởng chậm nếu kéo dài.
- DO = 6-8 ppm tối ưu cho sự phát triển
- DO > 8 ppm thường không độc hại
Trong hệ sinh thái thuỷ vực, mỗi loài động vật thuỷ sinh có khả năng sinh
sống trong một khoảng DO nhất định. Việc xác định DO cho phép lựa chọn loài
thuỷ sản nuôi trồng thích hợp hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.
2.2.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ
trong nước thành CO2 và nước. Các chất hữu cơ trong nước bao gồm các chất hữu
cơ có thể bị phân huỷ sinh học và cả chất hữu cơ bền đối với tác động sinh học, bị
oxy hoá bằng con đường hoá học. COD là chỉ tiêu dùng để đánh giá định lượng chất
hữư cơ có trong thuỷ vực. Khi vật chất hữu cơ trong thuỷ vực nhiều, quá trình phân
huỷ chúng làm tiêu hao nhiều oxy trong thuỷ vực gây nên hiện tượng nhiễm bẩn của
thuỷ vực; ngược lại nếu nó quá ít thuỷ vực sẽ nghèo dinh dưỡng.
Theo Nguyễn Văn Bé (1997) thì:
- COD = 2 ppm: thuỷ vực rất nghèo dinh dưỡng
- COD = 2 - 5 ppm: thuỷ vực nghèo dinh dưỡng
- COD = 5 - 10 ppm: thuỷ vực có dinh dưỡng trung bình
- COD = 10 - 20 ppm: thuỷ vực giàu dinh dưỡng
- COD = 20 - 30 ppm: thuỷ vực rất giàu dinh dưỡng
- COD > 30 ppm: thuỷ vực bị nhiễm bẩn
COD là một chỉ số cho mức độ giàu hữu cơ của nước ao. COD của nước ao
có thể biến động từ dưới 10 đến 200 mg/L. Thông thường thì biến động từ 40 - 80
mg/l.
2.2.5 Arsen (As)
As là nguyên tố hình thành tự nhiên trong vỏ trái đất. As thường tồn tại dưới
dạng hợp chất với một hay một số nguyên tố khác như: oxy, clo và lưu huỳnh, ... tạo
thành các hợp chất As vô cơ như các khoáng vật: đá thiên thạch, reagal (AsS),
orpiment (As2S3), arsenolite (As2O3), arsenopyrite (FeAs2, FeAsS, AsSb) ... Hợp

chất của As với carbon và hydro gọi là hợp chất As hữu cơ. Các dạng hợp chất hữu
cơ của As thường ít độc hại so với các hợp chất As vô cơ.
Trong nước, hàm lượng As phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và trạng thái
môi trường địa hóa. As trong nước ngầm chủ yếu tồn tại dưới dạng H 2AsSO4-1
(trong môi trường pH axit đến gần trung tính), HAsO 42- (trong môi rường kiềm).
Hợp chất H3AsO3 được hình thành chủ yếu trong môi trường oxy hóa – khử yếu.
6


Các hợp chất của As với Na có tính hòa tan rất cao, còn những muối của As với Ca,
Mg và các hợp chất arsen hữu cơ trong môi trường pH gần trung tính và nghèo Ca
thì độ hòa tan kém hơn các hợp chất arsen hữu cơ, đặt biệt là Arsen – axit fulvic rất
bền vững, có xu thế tăng theo chiều tăng của độ pH và tỉ lệ As – axit fulvic.
Ở Việt nam có hàng triệu người dân đang sử dụng nguồn nước có hàm lượng
As cao hơn mức cho phép (10µg/L). Quá trình phân tích chất rắn trong môi trường
đất chua ở châu thổ sông Mêkông đã khám phá ra nồng độ của Arsen là 10 – 30
mg/kg. (Lê Huy Bá, 2008).
Độc tính của As: độc tính của các hợp chất As → Arsenat → Arsenit, đối với
sinh vật dưới nước tăng dần theo dãy Arsen hợp chất As hữu cơ. Trong môi trường
sinh thái, các dạng hợp chất As hóa trị (III) có độc tính cao hơn dạng hóa trị (V).
Môi trường khử là điều kiện thuận lợi để cho nhiều hợp chất As hóa trị V chuyển
sang As hóa trị III. Trong những hợp chất As thì H3AsO3 độc hơn H3AsO4. Dưới tác
dụng của các yếu tố oxi hóa trong đất thì H3AsO3 có thể chuyển thành dạng
H3AsO4. Thế oxy hóa khử, độ pH của môi trường và lượng kaloit giàu Fe 3+…, là
những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình oxy hóa - khử các hợp chất As
trong tự nhiên (Trần Thị Thanh Hương và Lê Quốc Tuấn, 2010).
Arsen không là kim loại cần thiết cho thuỷ sinh vật. Dạng As3+ thường tồn tại
ở đáy thuỷ vực nơi có oxy thấp. Nồng độ gây độc cho thuỷ sinh vật > 1.0 mg/l.
2.2.6 Cadimi (Cd)
Theo Lê Huy Bá, 2008 trích từ Page và Bingham (1973) cho rằng, đất hình

thành trên đá trầm tich có hàm lượng Cd từ 0.l – 11 mg/kg. Page (1987) đã nghiên
cứu trên vùng Mollisols cho biết, Cd tập trung nhiều trên tầng mặt (0,39 mg/kg) và
ở tầng giáp mặt (0.23 mg/kg).
Phân lân có chứa lượng Cd khá cao (bảng 2.2.6) nên sử dụng phân có thể gây
ô nhiễm Cd cho đất nông nghiệp. Cadimi xâm nhập vào môi trường qua nước thải,
và phát tán ô nhiễm do xâm nhiễm từ phân bón... Tuy vậy, lượng Cadimi trong
nước thường không quá 1 μg/l (Trịnh Thị Thanh, 2003).

7


Bảng 2.1: Hàm lượng Cd trong các loại phân vô cơ
TT
Phân lân
Hàm lượng Cd (mg/kg)
1
Super Long Thanh
0.65
2
Super Ninh Binh
0.57
3
Super Cần Thơ
0.63
4
DAP Korea
0.36
5
DAP China
1.35

6
NPK conco France
2.76
7
NPK Cantho
0.51
8
NPK Binh Dien
1.73
9
NPK Viet-Japan
0.82
10
NPK Thailan
2.37
11
Lân nung chảy Ninh Binh
0.02
Nguyễn Hữu On,2003
Trong nước ngọt, các dạng tồn tại của Cd phụ thuộc vào pH:
– pH ~ 8 => tồn tại dạng Cd2+
– pH > 8 => tồn tại dạng Carbonate (CdCO3) =>kết tủa
Chỉ có dạng Cd2+ mới được hấp thụ vào sinh vật.
Nồng độ Cd trong nước từ 1 – 3 mg/l.
2.2.7 Sắt tổng
Sắt thường tồn tại trong nước dưới dạng bicacbonat và hydroxit. Sắt hầu hết
có nguồn gốc từ ôxít sắt (III) và các silicat trong trầm tích, nhưng sắt bị khử để tạo
thành Fe (II) bởi hoạt động của vi sinh vật. Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên dao
động trong một giới hạn lớn từ 0.01 – 26.1 mg/l, tuỳ thuộc vào nguồn nước và
những vùng mà nguồn nước chảy qua. Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào độ pH và sự có

mặt của một số chất như cacbonat, CO 2, O2, các chất hữu cơ tan trong nước, chúng
sẽ oxi hoá hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa.
Nếu pH môi trường nước cao, Fe3+ sẽ có thể bị hydrate hóa (thủy phân) tạo
thành hydroxide sắt màu đỏ, ít tan, tồn tại ở dạng keo lơ lững trong nước hay lắng
xuống đáy thủy vực.
Tính độc.

Đối với người và động vật có thân nhiệt ổn định, sắt ít gây độc tuy nhiên
khi nồng độ sắt cao sẽ làm cho nước có màu vàng và mùi tanh khó chịu.

Trong cơ thể động vật, sắt có trong hemoglobin, chức năng chính của
chất này là liên kết oxy phân tử và chuyển oxy đó vào các mô. Ngoài ra, còn có
trong mioglobin là chất protein dự trữ oxy trong cơ bắp, có trong phức chất feritin
cũng là protein có chức năng tạo nên những hợp chất khác chứa sắt cần cho cơ thể
sinh vật. Gan và lá lách là bộ phận giàu sắt nhất trong cơ thể.

8



Khi Fe2+ oxi hoá thành Fe3+ tạo thành rỉ sắt (Fe(OH)3↓ kết tủa xuống đáy
thuỷ vực hay bám vào mang thuỷ sinh vật => ngăn cản trao đổi oxy và gây chết.
Nồng độ giới hạn cho phép.
− Nước thải: 2 - 10 mg/l.
− Nhu cầu Fe trong thành phần thức ăn cá từ 30-150 mgFe/kg tuỳ theo loài
cá (Andersen et al., 1997, Gaitlin and Wilson, 1986, Zibdeb et al., 2001).
− Nồng độ của nó trong nước thiên nhiên có thể từ 0.5 - 50 mg/l (Trịnh Thị
Thanh, 2003).
− Theo U.S. EPA giới hạn tối đa của sắt trong nước tưới nông nghiệp là 5
mg/L và trong nước uống là 0.3 mg/L

Sắt là nguyên tố cần thiết cho sinh vật, nó kết hợp với hồng cầu để tham gia
vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể sinh vật sống. Nếu Fe vượt quá nhu
cầu sẽ gây độc cho sinh vật.
2.2.8 Nhôm
Không là nguyên tố cần thiết cho sinh vật. Nhôm (Al 3+) là nguyên tố kim loại
phổ biến trong vỏ trái đất, có nhiều trong đất, đá. Đặt biệt là trong đất phèn, là
cation trao đổi chính của đất phèn (Lê Huy Bá, 2000).
Trong dung dịch nhôm Al3+ không tồn tại ở dạng tự do, nó được bao bọc
xung quanh bởi 6 phân tử nước Al(H2O)6.
Khi pH tăng, các proton từ phân tử này sẽ tách ra cho các sản phẩm thủy hóa
với các phản ứng sau:
Al3+ + H2O → AlOH2+ + H+
Al3+ + 2H2O → Al(OH)2+ + 2H+
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+
Al3+ + 4H2O → Al(OH)4- + 4H+
Al3+ + 5H2O → Al(OH)52- + 5H+
2Al3+ + 2H2O → Al2(OH)24- + 2H+
Nhôm ở dạng AlOH2+ là không đáng kể và chỉ tồn tại ở một phạm vi pH hẹp.
Còn ở dạng Al(OH)52- rất ít và tồn tại ở giá trị pH > 9.2. Khi pH nhỏ hơn 4.7, nhôm
chủ yếu tồn tại ở dạng Al 3+. Nhôm ở dạng Al(OH)2+ là chiếm đa số trong phạm vi
pH từ 6.5 đến 8 và Al(OH)4- tồn tại chủ yếu trong giới hạn pH >8.0. Như vậy, trong
đất phèn.
Phèn nhôm – kali K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là một loại phèn quan trọng có
nhiều ứng dụng trong thực tế. Quá trình acid hoá hay phèn hoá gây ô nhiễm Al
trong đất và nước.
Nhôm gây độc cho sinh vật thông qua gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
và trao đổi ion của mang. Phèn hoá làm pH giảm thấp, gây ra sự hòa tan và rửa trôi

9



Al3+ vào nước (>100 mg/L), làm trở ngại cho nuôi trồng thủy sản ở các vùng đất
phèn.
2.2.9 Nitrat (N-NO3-)
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ trong chất
thải của người và động vật. Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrat
chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết thúc. Nitrat chỉ bền ở đều kiện hiếu khí, trong đều
kiện yếm khí chúng nhanh chóng bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nước. Khi
hàm lượng nitrat trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào cơ thể
trong đều kiện thích hợp ở hệ tiêu hóa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit kết hợp với
hồng cầu tạo thành chất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu
(Đặng Kim Chi, 2001). Khi nồng độ nitrat trong nước cao là môi trường dinh dưỡng
tốt cho rong, tảo phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản
(Trần Văn Nô, 2003).
Nitrat trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrat hóa nhờ hoạt động của
một số vi khuẩn hó tự dưỡng như Nitrobacter.
NO2- + 1/2O2 → NO3- + 24 kcal
Nitrat còn được cung cấp từ nước mưa khi có sấm chớp, phản ứng tạo thành
nitrat như sau:
N2 + 2O2 → 2NO2
2NO2 +H2O → HNO2 + HNO3
Nitrat là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thụ dễ nhất, không
độc với thủy sinh vật. Hàm lượng nitrat trong các thủy vực nước ngọt hàm lượng
nitrat có thể lên đến hàng chục mg/l. Hàm lượng thích hợp cho các ao nuôi cá là từ
0.1 - 10 mg/l. Hàm lượng nitrat cao không gây độc cho cá nhưng có thể làm thực
vật phù du nở hoa gây biến đổi chất lượng nước không có lợi cho tôm cá nuôi.
2.2.10 Amon (N-NH4+)
Trong nước, nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau như NH 4+, NO2-, NO3- và các
dạng hữu cơ. Trong đó, NH4+, NO3- là dạng được sinh vật hấp thu nhiều nhất. NNH3 là một muối dinh dưỡng quan trọng và rất cần thiết cho đời sống thủy sinh vật,
là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho thủy sinh vật sử dụng tạo nên chất sống,

vì thực vật thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm, cá . . .
Trong các thủy vực, NH3 được cung cấp từ quá trình phân hủy bình thường
các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ
phân bón vô cơ, hữu cơ. NH 3 được hình thành sẽ hoà tan vào trong nước tạo thành
ion NH4+. Tỷ lệ NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước.
Khi nhiệt độ và pH của nước gia tăng, hàm lượng NH 3 trong nước cũng gia tăng và
ngược lại. Nước có pH acid hay trung tính thì trong nước chủ yếu tồn tại NH 4+ và
ngược lại (Nguyễn Văn Bé, 1997).

10


Theo Trần Thị Viễn Kiều, 2005 thì Dowing và Marking, 1975 đã viết NH 3 là
khí độc đối với thủy sinh vật, còn ion NH 4+ không độc. Nồng độ N-NH 3 quá thấp
hay quá cao đều không có lợi cho ao nuôi cá.
Nếu NH4+ trong nước quá thấp thì thực vật thủy sinh không thể phát triển
được. Đạm được thực vật và thủy sinh vật hấp thụ tạo chất hữu cơ cho cơ thể sống
cho nên nó quyết định năng suất sinh học của thủy vực. Trong thủy vực đạm có
nhiều dạng: N-NH4+, N-NO3-, NO2- . . . trong đó N-NH4+ và N-NO3- là đạm được
thủy sinh vật hấp thu nhiều nhất Do đó nó là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước
(Trần Thị Viễn Kiều, 2005 trích từ Nguyễn Ngọc Liên, 1994).
N-NH4+ thường không bền dưới tác động nhiệt hoặc trong môi trường bazơ
dễ biến thành NH3 gây độc cho thủy sinh vật và gây mùi hôi cho nước. (Trần Thị
Viễn Kiều, 2005 trích từ Trịnh Thị Lan, 1997).
Tỷ lệ NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. Khi
nhiệt độ và pH tăng, hàm lượng NH3 trong nước cũng tăng và ngược lại. Theo Trần
Thị Viễn Kiều (2005) NH3 là khí độc còn N-NH4+ không độc.
2.2.11 Lân (P-PO43-)
Giống như đạm, lân cũng là một muối dinh dưỡng quan trọng và cần thiết
đối với đời sống thủy sinh vật. Sự thiếu hụt PO 43- sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi

sinh vật, do đó làm hạn chế sự phân hủy các hợp chất hữu cơ (Nguyễn Văn Bé,
1997).
Trong nguồn nước không ô nhiễm, nồng độ phosphate thường dưới
0,01ppm. Theo Lê Trình, 1997 nguồn phosphate đưa vào môi trường là nước thải
sinh hoạt trong đó có phân người, phân gia súc, nước tiểu, bột giặt; nước thải từ các
ngành sản xuất phân lân, sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa, công nghiệp thực phẩm và
nước chảy ra từ đồng ruộng.
Phú dưỡng hóa là sự tăng nồng độ của các chất dinh dưỡng (đạm, lân) đến
mức tạo ra sự phát triển bùng nổ các loại tảo, rong trong nguồn nước. Ở những vùng
có hiện tượng này, các loài tảo lục ban đầu phát triển mạnh, sau đó chết hàng loạt.
Việc phân hủy tảo, thực vật lớn đã chết này làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước,
nhu cầu tiêu thụ oxy sinh học (BOD) tăng lên, làm phát sinh mùi hôi và gây chết cá.
Do đó, để tránh hiện tượng phú dưỡng hóa, người ta thường tiến hành xác định sự
xâm nhập của phosphate, amoniac, nitrate . . . (Lê Văn Khoa, 1995).
Khi Phosphate được cung cấp qua phân bón hóa học, hàm lượng cao của
phosphat sẽ lưu lại trong nước vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, hàm lượng sẽ giảm
nhanh vê mức ban đầu. Một số photpho mất trong nước do thực vật và vi khuẩn hấp
thụ. Thực vật phù du nở hoa quá mức có thể hấp thụ một lượng lớn photpho. Tuy
nhiên, phần lớn photpho sẽ bị hấp thụ trong đất. Ngay cả photpho ban đầu được
thực vật phù du hấp thụ cuối cùng cũng bị khoáng hóa tứ vật chất hữu cơ và đi vào
trong đất.
11


2.2.12 Coliform
Coliforms và Fecal Coliforms: Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm
có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5 oC, Coliform có khả năng
sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặt biệt trong môi trường khí hậu
nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter,
Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả Fecal coliforms (trong đó E. Coli là loài

thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng coliform
không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân.
Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh
vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44 oC. Do đó số lượng
E. coli được coi là một chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước.
Ở những nơi bị nhiễm bẩn bởi nước sinh hoạt còn có mặt các vi khuẩn đường
ruột và các vi sinh vật gây bệnh khác. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm vi sinh nguy
hiểm nhất đối với sức khỏe con người (Lê Xuân Phương, 2005).
2.2.13 Chlorophyll_a
Sinh khối hay khối lượng sinh vật, sinh lượng là lượng sinh vật có trong vực
nước ở một thời điểm nhất định nào đó, xác định bằng phương pháp định lượng.
Khối lượng sinh vật cùng với số cá thể sinh vật là đại lượng cơ bản biểu thị số
lượng sinh vật trong thủy vực tại thời điểm đó. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là
khối lượng sinh vật chỉ có một giá trị nhất thời về mặt định lượng.
Khối lượng sinh vật được tính theo chất tươi, chất khô hoặc định hình. Trong
nghiên cứu thủy sinh học, người ta thường xác định khối lượng sinh vật trong một
đơn vị thể tích, từ đó suy ra khối lượng sinh vật có trong nước của toàn thủy vực.
Đơn vị thường dùng là g/l, g/m 3 đối với sinh vật trên tầng nước (Nguyễn Phan
Nhân, 2009).
Có thể đo hàm lượng chlorophyll-a và dùng nó như một chỉ số về mức độ
phong phú của thực vật phù du. Nhìn chung, hàm lượng chlorophyll-a tăng, mật độ
thực vật phù du tăng. Ao nuôi thủy sản tốt thường có hàm lượng chlorophyll-a
khoảng 50 - 200 µg/L (0,05 - 0,2 mg/L). Năng suất sinh học sơ cấp thì được tính
trên số lượng vật chất hữu cơ cố định được bởi quá trình quang hợp. Trong ao, thực
vật phù du thường là sinh vật sản xuất vật chất hữu cơ lớn nhất. Năng suất sinh học
sơ cấp thường được tính băng g/m 2/ngày. Mặc dù, tài liệu về nuôi thủy sản rất nhiều
về chlorophyll-a và năng suất sinh học sơ cấp, nhưng khó có thể đo được hai yếu tố
này trong nuôi thủy sản. Đo độ trong là một phương pháp đơn giản để đánh giá mức
độ phong phú của thực vật phù du.
2.3 Sự đa dạng cá tôm nước ngọt ở ĐBSCL

Theo trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) các loài cá nước ngọt
ở ĐBSCL thuộc 13 bộ, 39 họ, 173 loài.

12


CHƯƠNG III:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại ấp Thạnh An, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12 năm 2011 đến
tháng 4 năm 2012. Mẫu sẽ được phân tích tại Khoa Môi Trường & TNTN – Trường
Đại Học Cần Thơ.

Vùng nghiên cứu Châu Phú

3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu
• Lưới kéo có mắt lưới là 1.5 cm được sử dụng để đánh bắt cá trong ao.
• Tủ sấy, tủ ủ vi sinh, tủ thanh trùng được dùng để xác định coliform..
• Máy pH và máy DO dùng để đo pH và oxy hòa tan tại hiện trường.
• Chai nhựa 1 lit dùng để thu mẫu nước phân tích các yếu tố lý hóa.
• Chai thủy tinh chuyên dụng đã được tiệt trùng sủ dụng để thu mẫu nước cho
phân tích coliform.

13


3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin sơ cấp: phỏng vấn người dân địa phương về hiện trạng
đánh bắt cá (phiếu phỏng vấn ở phụ lục).
3.2.2.2. Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu.
Mẫu được thu trong ao chứa nước và ngoài kênh tại khu vực thí nghiệm
(Hình 3.1) với chu kỳ thu mẫu là 1 lần/tháng.
50 m

20m

Kênh 2

: Các điểm thu mẫu

Hình 3.1. Sơ đồ thu mẫu các chỉ tiêu lý hóa.
Phương pháp thu và bảo quản được tóm lược trong bảng 3.1
Thông số
Phương pháp thu
Dụng cụ trữ
Cách bảo quản
pH
Đo tại hiện trường
DO
Đo tại hiện trường
Coliform
Trong ao thu 5 vị trí trộn lại
Chai vi sinh
Trữ lạnh
Chai
nhựa
PE

và thu 3 mẫu. Ngoài kênh
COD
Trữ lạnh
1 lít
thu tại 3 vị trí trộn lại và thu
Kim loại (Fe, Cd,
Chai thủy tinh
Cho vào 3ml
1 mẫu. Trước khi thu phải
As, Al)
tối lít
HNO3 đđ
tráng chai 3 lần bằng nước
Chai nhựa PE
cần thu mẫu, riêng mẫu vi
NH4+, PO43Trữ lạnh
1 lít
sinh thì không được tráng
Chai nhựa PE
Chlorophyl-a
Trữ lạnh
mà thu trực tiếp.
1 lít
3.2.2.3. Phương pháp phân tích
a. Sinh khối tảo
Chlorophyl_a được phân tích bằng phương pháp so màu quang phổ (Nush 1980)
- Các bước tiến hành:
+ Lắc đều chai rồi đong 100 ml mẫu để lọc qua giấy lọc.
14



Đặt giấy lọc vào máy hút chân không rồi cho 3 ml MgCO 3 1% sao cho ước
đều miếng giấy lọc; sau đó cho nước mẫu vào ly chứa và mở máy hút chân không
lọc cho đến khi hết 100mL mẫu. Sau khi lọc xong, giấy lọc được cẩn thận cuộn lại
rồi cho cho vào ống nghiệm chứa 18 ml cồn 90 0. Ống nghiệm sẽ được đun ở 78oC
trong khoảng 15 phút, sau đó để nguội rồi đem li tâm ở tốc độ 3000 vòng/phút trong
5 phút. Phần trong phía trên được so màu ở bước sóng 665 nm và 750 nm để ghi
nhận độ hấp phụ. Sau đó lấy lấy 8 ml dung dịch vừa so màu acid hóa bằng 1 giọt
HCl 2N rồi tiếp tục so màu ở bước sóng 665 nm và 750 nm
- Tính Kết Quả
Chlorophyll- a = [( E665 – E750 ) – ( E665a – E750a )] x ( V1.D / V2.d ) x 1000 x 29,6 (µg / l ).
E665: kết quả Abs đo được ở bước sóng 665 nm
E750: kết quả Abs đo được ở bước sóng 750 nm
E665a: kết quả Abs đo được ở bước sóng 665 nm khi thêm 1 giọt axit
HCl 2N vào mẫu.
E750a: kết quả Abs đo được ở bước sóng 750 nm khi thêm 1 giọt axit
HCl 2N vào mẫu.
V1: Thể tích ethanol ( 18 ml )
V2: Thể tích nước lọc
D: Số lần pha loãng
d: Độ dài ánh sáng đi qua Cuvet (1 cm)
* Sinh khối
B = Chlorophyll_a x 67
b. Coliform:
Chuẩn bị 60 ống nghiệm có chứa 10 ml môi trường nuôi cấy và 16 ống
nghiệm chứa 9 ml nước cất đã khử trùng để pha loãng mẫu.
+ Một mẫu ta cần 15 ống nghiêm môi trường và 4 ống nghiệm chứa nước
cất, ta làm 3 lần lập lại với 5 độ pha loãng.
+ Cấy một thể tích chính xác 1 ml dung dịch mẫu vào 10 ml môi trường nuôi
cấy đã chuẩn bị ở 3 nồng độ pha loãng bậc 10 liên tiếp, cách pha loãng hút 1ml

dung dịch mẫu cho vào ống nghiệm 1 chứa 9 ml nước cất, lắc đều tiếp tục hút 1ml
dung dịch mẫu vừa pha loãng cho vào ống nghiệm 2 chứa 9 ml nước cất, lắc đều,
tiếp tục như vậy đến độ pha loãng thứ 5.
+ Đem ống nghiệm ủ ở 37oC trong 48 giờ.
+ Quan sát các biểu hiện chứng minh sự phát triển của VSV cần kiểm định.
+ Cách đọc mẫu đọc số ống dương tính khi xuất hiện ống âm tính ở ba độ
pha loãng.
+ Ghi nhận số lượng các ống nghiệm dương tính ở ba độ pha loãng.
+ Tra bảng Mac Crady để suy ra mật độ VSV
c. Amon (NH4+)
15


×