Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 1O CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.2 KB, 16 trang )

Đề 56
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích chỗ sai và chữa lại:
a. Nhật kí trong tù của Hồ Chủ Tịch tuy được sang tác trong hoàn cảnh tù
ngục tối tăm dưới chế độ áp bức, tàn bạo của Tưởng Giới Thạch ở Trung
Quốc
b. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) không chỉ hay về mặt nghệ thuật
mà còn sắc sảo về ngôn từ
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân có đoạn:
“... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu
thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người
ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả
làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai
người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm,
người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người
làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này
chưa? ...
(SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 166)
1. Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?
2. Nội dung ấy được biểu đạt bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình
ảnh giàu sức gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương
đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức
sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó.

ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích chỗ sai và chữa lại:




a. Nhật kí trong tù của Hồ Chủ Tịch tuy được sáng tác trong hoàn cảnh tù
ngục tối tăm dưới chế độ áp bức, tàn bạo của Tưởng Giới Thạch ở Trung
Quốc
 Là 1 vế của câu ghép
chữa lại: Nhật kí trong tù của Hồ Chủ Tịch tuy được sáng tác trong hoàn
cảnh tù ngục tối tăm dưới chế độ áp bức, tàn bạo của Tưởng Giới Thạch ở
Trung Quốc nhưng từng bài thơ đã góp phần thể hiện tâm hồn, ý chí của bậc
đại nhân, đại trí, đại dũng
b. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) không chỉ hay về mặt nghệ thuật
mà còn sắc sảo về ngôn từ
Lỗi logic: đúng cấu trúc ngữ pháp nhưng ý nghĩa không chặt chẽ:
-Không chỉ…mà còn: câu ghép có quan hệ tăng tiến
-Nhưng “ngôn từ” nằm trong “nghệ thuật”
c. Chữa lại: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) không chỉ hay về mặt
nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân có đoạn:
“... Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu
thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người
ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả
làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai
người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm,
người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người
làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này
chưa? ...
(SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 166)
1. Đoạn văn trên thể hiện nội dung: đau đớn, xấu hổ, tủi nhục... vì
làng theo giặc

2. Nội dung ấy được biểu đạt bằng hình thức nghệ thuật:
Độc thoại nội tâm


Yếu tố nghị luận
Câu 3 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình
ảnh giàu sức gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương
đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức
sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó.
1) Gia đình ấm cúng, quê hương thơ mộng nghĩa tình – cội nguồn sinh
dưỡng của con (Phân tích đoạn I của bài thơ)
- Con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha
mẹ4 câu đầu từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được
cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận nghệ thuật điệp cấu trúc, nghệ
thuật sử dụng những hình ảnh cụ thể đã giúp nhà thơ tái hiện không khí gia
đình đầm ấm, quấn quýt.
- Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên thơ mộng của quê
hương: cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, thơ mộng của người đồng mình
được gợi lên qua những hình ảnh đẹp. Chú ý phân tích những hình ảnh: nan
hoa, câu hát, động từ cài, ken vừa cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt,
giọng thơ tha thiết yêu thương, tự hào Người đồng mình yêu lắm con ơi
- Thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình cho con tâm hồn, lối sống (Rừng cho
hoa, Con đường cho những tấm lòng). Hình ảnh vừa cụ thể vừa biểu tượng
hoa, tấm lòng; điệp từ cho thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên hào phóng mà yêu
thương của rừng núi quê hương đối với con người.
Từ đó, làm nổi bật nhắn nhủ của người cha; mong con biết nâng niu trân
trọng những giá trị gia đình, quê hương, dân tộc mình.
2. Sức mạnh mẻ,bền bỉ của người đồng mình

Ca ngợi người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn
bó với quê hương dẫu quê hương còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó cha mong
con sống nghĩa tình, chung thủy với quê hương, nguồn cội, biết chấp nhận
và vượt qua gian nan thử thách bằng nghị lực, niềm tin.
Đoạn thơ từ Người đồng mình....cực nhọc giọng thiết tha trìu mến thể hiện
ở lời gọi mang ngữ điệu cảm thán Người đồng mình thương lắm con ơi thấm
đượm niềm tự hào về quê hương và tha thiết yêu con: cách sử dụng những
hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp với điệp cấu trúc,
so sánh Sống trên đá không chê đá gập ghềnh- Sống trong thung không chê
thung nghèo đói- Sống như sông như suối- Lên thác xuống ghềnh- Không lo


cực nhọc...thể hiện chân dung tâm hồn con người xứ sở và tình cảm của
người cha.
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh- Sống trong thung không chê thung
nghèo đói- Sống như sông như suối- Lên thác xuống ghềnh- Không lo cực
nhọc...thể hiện chân dung tâm hồn con người xứ sở và tình cảm của người
cha.
a) Ca ngợi người đồng mình mộc mạc, hồn nhiên nhưng giàu niềm tin và
chí khí. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý
chí và mong ước xây dựng quê hương (ở đoạn thơ trên, nhà thơ đã
từng khẳng định diện tâm hồn của người đồng mình: Cao đo nỗi buồn
– Xa nuôi chí lớn). Chính những người như thế, bằng lao động cần cù,
nhẫn nại đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục. Từ đó,
cha mong con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con biết
tự tin vững bước trên mỗi chặng đường đời. Phân tích đoạn thơ từ
Người đồng mình thô sơ da thịt...Nghe con
giọng thiết tha trìu mến thể hiện ở lời tâm tình dặn dò Chẳng mấy ai
nhỏ bé đâu con; Con ơi; Nghe con; cách xây dựng những hình ảnh cụ thể
mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ, rất tiêu biểu cho cách tư duy

giầu hình ảnh của con người miền núi.
Qua lời nhắn nhủ tâm tình thiết tha, thấm thía của người cha, ta đến được
với tình yêu thương con, tình yêu gia đình, yêu quê hương rộng lớn, chân
thành của Y Phương.
Những điều nhà thơ nhắn nhủ tới con về tình gia đình, tình quê hương suy
cho cùng là lời nhắn nhủ và ước mong con có lẽ sống cao đẹp. Đó là những
điều vừa gần gũi vừa thiêng liêng, có ý nghĩa với muôn người ở muôn đời.
Tình cảm gia đình nói chung, tình cha con nói riêng là nguồn cảm hứng
quen thuộc trong văn học . Bài thơ của Y Phương với giọng thiết tha thấm
thía, thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu
hình ảnh của con người miền núi đã góp phần làm phong phú thêm cho
những tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng; góp phần làm tươi mới những điều
tưởng chừng đã cũ, đã quen.
ĐỀ 57
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009


Câu 1 (8 điểm):
“Bước vào thế kỉ mới,... nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự
phát triển của đất nước”. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Suy nghĩ của
em về vấn đề trên.
Câu 2 (12 điểm):
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học
trung đại trong chương trình Ngữ văn 9.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (8 điểm):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Giải thích câu nói:
- Thế kỷ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan,

đây là nhóm từ chỉ thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn
cầu…
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng),
bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể
hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài.
- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp
nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
2. Chứng minh:
- Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị
hành trang vào thế kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất nước Việt Nam, con người
Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học,
công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách
làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội,
ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối
quan tâm của tất cả mọi người.
- Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình
hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra:


+ Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam,
dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có
ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc.
+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ,
trì trệ, lạc hậu...
(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh).
3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân:
- Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất
nước trong giai đoạn mới.
- Trong thời kỳ hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó

có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một
cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống
tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang
bước vào thế kỷ mới.
Câu 2 (12 điểm):
Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh
giá, cảm nhận về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác
phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng
những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn
9:
- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ
XIX). Đây là thời kỳ văn học ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam.
Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói chung, văn học trung đại Việt Nam là tấm
gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam
- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con
gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô
gia văn phái, một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), một số
trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là
những tác phẩm văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy
tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là
những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo của xã hội với những
thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận của chính xã
hội ấy.


2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến
Việt Nam:
Tập trung vào những phương diện chính sau đây:

* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến:
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến
tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh
cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được
phản ánh thông qua số phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ;
sự đại bại của bè lũ xâm lược.
- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất
nhân, phi nghĩa của bọn buôn người.
- Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh
sự tàn ác, toan tính thấp hèn của kẻ bất nhân.
* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ:
- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ), bị chồng nghi ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải
tìm đến cái chết ở bến Hoàng Giang.
- Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm
êm, bỗng chốc rơi vào thảm cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng,
chua xót (Kiều ở lầu Ngưng Bích); trở thành món hàng trong tay bọn buôn người (Mã
Giám Sinh mua Kiều).
- Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm
mưu hiểm độc (Lục Vân Tiên gặp nạn).
3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân:
- Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm nói trên được
thể hiện vừa sâu sắc (trên nhiều phương diện), vừa sinh động (dưới nhiều hình thức thể
loại, các kiểu dạng nhân vật phong phú). Hiện thực ấy đã giúp các tác giả tái hiện lại bức
tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt làm
nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm.



- Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du...) đã lên
tiếng tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên
tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người.
- Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học
thời trung đại.

ĐỀ 58
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008-2009
Câu 1 (1 điểm):
Chép nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Câu 2 (1 điểm):
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các
câu thơ sau:
Đuề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3 (3 điểm):
Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy
sinh.
Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở : sao lùa nứơc Hạ Long.


Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (1 điểm):
Học sinh cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Chép đúng và đủ nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…
- Không sai chính tả, nhớ chính xác từ ngữ trong đoạn thơ.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
Câu 2 (1 điểm):
Học sinh xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ
in đậm trong các câu thơ. Cụ thể là:
- Trường hợp thứ nhất:
a. Đuề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc.
- Trường hợp thứ hai:
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ.


Câu 3 (3 điểm):
Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình
bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn
đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được
các yêu cầu sau:
* Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: không quá một trang giấy thi.
* Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì
người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là
người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân
mình…
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người.
Người có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng.
- Liên hệ thực tế để thấy:
+ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và
xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên
mình vì nhân dân, vì dân tộc.
+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến
quyền lợi của cá nhân mình…
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người,
dân tộc Việt Nam… Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống
có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
Câu 4 (5 điểm):
Trên cơ sở những kiến thức khái quát về tác giả Huy Cận, về bài thơ Đoàn thuyền đánh
cá, học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ về đoạn thơ bằng nhiều cách khác nhau,

nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau:
* Cảm nhận, suy nghĩ về nội dung đoạn thơ:
- Khung cảnh đánh cá giữa biển đêm được khắc họa bằng nhiều vẻ đẹp:
+ Vẻ đẹp của con người: được miêu tả ở nhiều góc độ: khỏe khoắn, đầy hứng khởi (được
thể hiện qua không khí lao động - hoạt động đánh bắt cá - khẩn trương sôi nổi (Ra đậu
dặm xa dò bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng ; Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ
thuyền đã có nhịp trăng cao); tư thế, tầm vóc lớn lao, thậm chí sánh ngang cùng vũ trụ


(Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng); tình yêu, lòng biết
ơn đối với biển cả (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào).
+ Vẻ đẹp - giàu của thiên nhiên: không gian bao la, rộng mở, vừa kỳ vĩ vừa nên thơ với
biển, trăng, sao, mây, gió (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển
bằng; Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long...); với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tựa như vẻ đẹp
của tranh sơn mài (Cá nhụ cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái
đuôi em quẫy trăng vàng chóe…); với sự giàu có, phong phú của các loài cá trên biển.
+ Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, hô ứng nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng
lệ, vừa gần gũi với con người. Đặc biệt vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng làm tôn lên vẻ
đẹp và tầm vóc của con người.
* Cảm nhận, suy nghĩ về nghệ thuật đoạn thơ:
- Nét nổi bật là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Chính bút pháp lãng mạn
với cảm hứng say sưa, bay bổng, với các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh
con người, vũ trụ... đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ cũng như bài thơ này.
- Sự sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ: vừa kỳ vĩ, vừa lung linh, huyền ảo, được
tạo nên bởi trí tưởng tượng bay bổng và những liên tưởng phong phú, bất ngờ.
- Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ vừa sôi nổi, khỏe khoắn vừa bay bổng, nhịp thơ
biến hóa linh hoạt...
* Đánh giá chung:
Đây là đoạn thơ đặc sắc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, kết tinh vẻ đẹp, thể hiện giá trị
nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ, góp phần khiến cho bài thơ trở thành khúc tráng

ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới, cuộc sống
mới động thời thể hiện sự biến chuyển về tư tưởng, tình cảm trong thơ Huy Cận.

Đề 59
Câu 1 (2,0 để
i m):
a) Thế nào là một đoạn văn ?Văn bản sau đây gồm mấy đoạn văn?
Là những đoạn văn nào?
người thầy đạo cao đức trọng

Ông Chu Văn An đời Trần là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi,
không màng danh lợi.
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những
trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì
thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học...


Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có
dịp tới thăm thày cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách
mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc
(Trích Tiếng Việt lớp 9 – NXB GD – 2001 –
trang 48)
Câu 2 (2,0 để
i m):
Xác định nghĩa các từ “mặt” trong các câu sau:
a. Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
b. Sương in mặt tuyết phủ thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa

C. Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
d. Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Câu 3 (2,0 để
i m):
a.Đặc điểm của thuật ngữ?
b. Điền thuật ngữ vào chỗ trống
-…………….là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn
chuyện kể loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bong gió kín đáo
chuyện con người, nhằm khuyên chất mà nhủ răn dạy một bài học nào đó
------ là chất mà phân tử do những nguyên tử của hai hay nhiều
nguyên tố hóa hợp với nhau tạo thành
……………Nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa
………….Thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn
nữ
Câu 4(4,0 để
i m):
Chứng minh Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cảnh con
người lao động hăng say trên biển cả
--------------------------


ĐÁP ÁN
Câu 1 (4,0 để
i m):
a) – Nêu đúng khái niệm đoạn văn: (1,0 điểm)
Đoạn văn là phần văn bản được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng
đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng)

b) - Chỉ cần nói được trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”
có 4 đoạn văn ( 1,0 điểm)
- Chép lại 4 đoạn văn đúng văn bản (1,0 điểm)
Câu 2 (2,0 để
i m):
Xác định nghĩa các từ “mặt” trong các câu sau:
c. Người quốc sắc kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
d.

Nghĩa gốc
Sương in mặt tuyết phủ thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
Nghĩa chuyển (ẩn dụ)

C. Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Nghĩa chuyển (ẩn dụ)
e. Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
 Nghĩa chuyển (hoán dụ)
Câu 3(2,0 để
i m):
a.Đặc điểm của thuật ngữ: chỉ có một nghĩa, không mang tính bi ểu
cảm
b. Điền thuật ngữ vào chỗ trống


-Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần,
mượn chuyện kể loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bong gió kín

đáo chuyện con người, nhằm khuyên chất mà nhủ răn dạy một bài học nào
đó
Hợp chất là chất mà phân tử do những nguyên tử của hai hay nhiều
nguyên tố hóa hợp với nhau tạo thành
Di chỉ nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa
Thị tộc phụ hệ thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền
hơn nữ
Câu 3 (4,0 để
i m):
Chứng minh Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cảnh con
người lao động hăng say trên biển cả
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng làm bài nghị luận : giải thích kết hợp phân tích và chứng
minh
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các
ý cơ bản sau:
*Giải thích khúc tráng ca : khúc ca hùng tráng, mạnh mẽ
-Âm hưởng thơ khỏe khoắn, sôi nổi, vừa phơi phới vừa bay bổng
-Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát mê say (Lặp 4 lần « hát »
-Mỗi khổ thơ đỉnh đạc như một bài thất ngôn tứ tuyệt đỉnh đạc
-Cách gieo vần biến hóa linh hoạt, vần trắc xen lẩn vần bằng tạo nên sức
vang xa, mạnh mẽ
a. Cảnh ra khơi:
Con người ra khơi trong tiếng hát lạc quan, phấn khởi
Tiếng hát thể hiện niềm tin, hy vọng: ra khơi biển lặng, cá nhiều, cá dệt
cào lưới

b. Cảnh đánh cá trên biển:
+ Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la, qua cái nhìn của nhà thơ tr ở
nên lớn lao kì vĩ “Thuyền…bằng”
+ Thiên nhiên gần gũi, hợp tác, hổ trợ với con người. Trước đây v ới HC thiên
nhiên rợn ngộp “Sóng …song” thì giờ đây “ lái gió”, “buồm trăng”, biển bằng”, ..
+ Thiên nhiên với không gian ba chiều rộng lớn là quen thuộc trong thơ HC
“Nắng …liêu” .Bức tranh có chiều cao…, rộng.., sâu..


+ Biển lộng lẫy , huyền ảo, lung linh, lấp lánh nhiều màu sắc. Nền c ủa bi ển
về đêm, nổi bật……..như bức tranh khảm xà cừ
+ Biển giàu có với nhiều cá: “ Cá …hồng”
=>ĐTĐC là bài thơ tiêu cho phong cách thơ HC đổi mới, có s ự giao thoa gi ữa
cảm hứng vũ trụ và lãng mạn cách mạng tạo nên một khoảng tr ời bao la v à quen
thuộc vừa gợi nhớ một thoáng HC thời “Lửa thiêng” vừa mở ra một thế gi ới lộng
lẫy tràn đầy hứng khởi say người của HC sau CMTT. Đó là khúc tráng ca ca ngợi
cảnh thiên nhiên trời biển giàu đẹp, ca ngợi con người lao động m ới , cu ộc s ống
mới ở miền Bắc những năm đầu xây dựng đất nước
c.Cảnh trở về của ĐTĐC lúc rạng đông
+Sau một đêm lao động ĐT trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá: “
Câu...phơi”NT nói quá, nhân hóa..ĐTĐC trở về với “Mặt r ời đội biển”, cảnh bình
minh rực rỡ, ngày mới bắt đầu
ĐTĐC là khúc tráng ca...Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những
năm khôi phục và phát triển kinh tế, những năm đầu bước vào kế hoạch năm năm
lần thứ nhất (1961-1965) là cơ sở hiện thực làm bay bổng cảm hứng lãng mạn.
Trên nhành trình từ “ Thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” bài thơ ĐTĐC là
một bài thơ hiện đại, cách tân đặc sắc của Huy Cận

ĐỀSỐ60
Câu 1 (2,0 để

i m): Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện
pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Vì sao trái đất nặng ân tình?
Nhắc mãi tên Người – Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”
(Tố Hữu)
Câu 2 (1,0 để
i m): Hãy chọn hai bộ phận văn học có ý nghĩa bao trùm,
tạo nên toàn bộ nền văn học Việt Nam, trong tập hợp sau:
1- Văn học yêu nước
2- Văn học dân gian
2- Văn học lãng mạn
4- Văn học cổ
3- Văn học hiện thực
6- Văn học viết
4- Văn học trào phúng
8- Văn học cách mạng
Câu 3 (2,0 để
i m):
a.Thế nào là độc thoại, độc thoại nội tâm?
b.Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích’ – Truyện Kiều của
Nguyễn Du độc thoại nội tâm ở đoạn thơ nào, phân tích đoạn thơ đó.
Câu 4 (5,0 để
i m):
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài thơ hiện đại Việt Nam
ĐÁP ÁN


Câu 1 (2,0 để

i m):
1- Chỉ ra đúng các biện pháp tu từ chính: Câu hỏi tu từ, so sánh (mô
hình so sánh: A như B1, như B2, như B3, B4).
2- Thấy được trong biện pháp so sánh, ở phần so sánh tác giả đã k ết
hợp sử dụng thủ pháp liệt kê kết hợp với điệp từ, điệp ngữ…(dẫn cụ thể)
3- Chấp nhận cách diễn đạt khác nhau, miễn sao bảo đảm ý cơ bản:
Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tạo cách biểu đạt giàu chất suy tưởng khẳng
định sự vĩ đại, ảnh hưởng to lớn của cuộc sống sự nghiệp và phẩm chất Hồ
Chí Minh đối với nhân loại. Đó là sự trân tr ọng, ng ưỡng vọng của nhân lo ại
trước những vẻ đẹp cao quý từ bản lĩnh cốt cách đến tâm hồn tình cảm c ủa
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Lưu ý: Các yêu cầu trên có thể thực hiện đồng thời trong khi trình
bày vấn đề.
* Cách cho điểm:
Yêu cầu 1 (1,0 điểm), Yêu cầu 2 (0,5 điểm), Yêu cầu 3 (0,5 điểm)
Câu 2 (1,0 để
i m): Chọn đúng hai bộ phận văn học có ý nghĩa bao
trùm tạo nên toàn bộ nền văn học Việt Nam:
- Văn học dân gian
- Văn học viết
* Cách cho điểm: Nêu đúng, mỗi bộ phận VH, chấm 0,5 điểm
Câu 3 (2,0 để
i m):
a.Thế nào là độc thoại, độc thoại nội tâm?
-Độc thoại nội tâm là nói một mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng,
không phát ra thành lời
-Độc thoại nói một mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng phát ra
thành lời, viết có gạch đầu dòng
b.Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích’ – Truyện Kiều của
Nguyễn Du độc thoại nội tâm ở đoạn thơ: “Tưởng..ôm”

Nỗi nhớ Kim Trọng
Nỗi nhớ cha mẹ
Câu 4 (5,0 để
i m):
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài thơ hiện đại Việt Nam Phân
tích qua hai bài thơ: Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ



×