Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác hại của viêm thanh quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.34 KB, 3 trang )

Tác hại của viêm thanh quản
Bên cạnh khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản cấp còn kèm theo nhiều triệu
chứng khó chịu như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, đau họng, có cảm giác
nóng, khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng... Nếu không điều trị kịp thời,
bệnh sẽ biến chứng thành mạn tính gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của
người bệnh. Sau đây là những tác hại của viêm thanh quản bạn cần biết.

Viêm thanh quản
Giọng nói của con người phụ thuộc vào thanh quản, đường dẫn khí tương ứng với phần
trên và phần giữa của cổ. Âm thanh được tạo ra khi luồng không khí đi từ phổi lên, tác
động vào hai dây thanh trong thanh quản, kết hợp với lưỡi, răng để hình thành lời nói.
Thanh quản gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo âm sắc cho giọng nói, vì vậy, mọi hiện
tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Do đó, khi dây thanh bị
kích ứng hoặc tổn thương sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, gây khản tiếng hoặc mất tiếng.
Viêm thanh quản thường gặp trong thời tiết khô hanh kèm theo gió mùa đông bắc
hay mưa phùn. Bệnh có biểu hiện ban đầu là đau rát cổ họng, ho khan, khản tiếng,


mất tiếng, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém. Đến giai đoạn nặng, bệnh chuyển sang mạn
tính, xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, xuất tiết vào
đường thở gây ho sặc sụa.
Viêm thanh quản thường xảy ra ở những người do tính chất công việc hay phải nói
nhiều, nói lớn, nói liên tục khiến kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến tổn thương dây
thanh (giáo viên, MC, ca sĩ, tư vấn bán hàng, doanh nhân,...). Bên cạnh đó, những người
phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm
cũng khiến dây thanh bị viêm nhiễm. Yếu tố thuận lợi để phát bệnh là nhiệt độ thay đổi
từ nóng sang lạnh, thời tiết chuyển mùa... Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát
nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí gặp những biến chứng như hạt xơ
thanh quản, polyp dây thanh...

Những người do tính chất công việc hay phải nói nhiều dễ bị viêm thanh quản


Về điều trị viêm thanh quản, một số nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh, long đờm,
giảm ho… tuy nhiên, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các
thuốc này kéo dài sẽ gây tác dụng phụ. Nếu xuất hiện hạt xơ dây thanh, u nang dây
thanh…, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.


Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa nếu bệnh kéo dài
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm thanh quản cũng cần lưu ý:
- Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống
nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm;
- Bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi;
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi
như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả;
- Điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản;
- Đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi
trường độc hại…
- Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản;
- Không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu…;
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
Theo Sức khỏe đời sống



×