Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chống chịu bệnh của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đán thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.93 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

LONG THỊ THANH THỦY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ
CHỐNG CHỊU BỆNH CỦA GÀ SASSO NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA
CẦM THỊNH ĐÁN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa:Chăn nuôi Thú y
Khóa học:2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

LONG THỊ THANH THỦY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ
CHỐNG CHỊU BỆNH CỦA GÀ SASSO NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA
CẦM THỊNH ĐÁN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: CNTY N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn:ThS. Đặng Thị Mai Lan
Khoa Chăn nuôi-Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

LONG THỊ THANH THỦY
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ
CHỐNG CHỊU BỆNH CỦA GÀ SASSO NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG GIA
CẦM THỊNH ĐÁN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: CNTY N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn:ThS. Đặng Thị Mai Lan

Khoa Chăn nuôi-Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai trò quan
trọng và không thể thiếu ở các trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông
Lâm nói riêng. Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận và nắm bắt thực tế,
củng cố kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, từ đó
nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn luyện,
học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ và công tác quản lý để sau khi tốt nghiệp ra trường trở thành người
cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, có thể đáp ứng yêu
cầu của sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của
khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự tiếp
nhận của Trại giống gia cầm Thịnh Đán thuộc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái
Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Th.s. Đặng Thị Mai Lan, em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chống
chịu bệnh của gà Sasso nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái
Nguyên”.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã đã hết sức nỗ lực
song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, của
bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, Ngày

tháng


năm 2015

Sinh viên

Long Thị Thanh Thủy


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Nhân tố thí nghiệm ................................................................................................. 21
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 32
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................... 33
Bảng 4.3. Khối lượng gà qua các tuần tuổi (gr) ................................................................... 35
Bảng 4.4. Tuổi thành thục sinh dục của gà Sasso................................................................. 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng ................................................................................... 38
Bảng 4.6. Khảo sát chất lượng trứng ..................................................................................... 39
Bảng 4.7. Kết quả ấp nở của trứng ........................................................................................ 41
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra, 10 quả trứng giống ............................ 43
Bảng 4.9. Chi phí thức ăn cho gà thí nghiệm ....................................................................... 44


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà khảo sát theo tuần tuổi ...................................................... 39
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng, vỏ của gà thí nghiệm ..................................... 40


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CS

Cộng sự

D/R

Dài/rộng

ĐVT

Đơn vị tính

Hu

Haugh

NST

Năng suất trứng



Thức ăn

TC

Tiêu chuẩn

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

VTM

Vitamin

ME

Năng lượng trao đổi

CP

Protein thô


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài .........................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ..........................................................3
2.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất của gia cầm .....................3

2.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh ...........................................................4
2.1.3. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ........................6
2.1.4. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm .................................................... 11
2.1.5. Khả năng thụ tinh ...................................................................................14
2.1.6. Tỷ lệ ấp nở và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở ..............................14
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của giống gà Sasso ..................16
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...............................................17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...........................................................19
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .....................................21
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................21
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................22
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................22
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................25


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi thú y, Cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Trại giống gia cầm Thịnh Đán Thành phố Thái nguyên - tỉnh Thái Nguyên, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chống chịu bệnh của gà Sasso nuôi
tại trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên”.
Em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu Nhà trường, đến các
thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, cán bộ, công nhân viên của Trại giống
gia cầm Thịnh Đán những người đã tận tình chỉ bảo, cung cấp những kiến thức quý
báu cho em, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Th.s. Đặng Thị Mai Lan đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể quý thầy, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cán bộ, công nhân viên Trại
giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên công tác
tốt. Chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên

Long Thị Thanh Thủy


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong vài thập kỷ qua, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển
mạnh mẽ và rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, tỉnh, huyện đến các hộ
nông dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân được
nâng cao nên nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm như thịt, trứng, sữa… có chất
lượng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về
sản phẩm thịt gà như: Thịt chắc, thơm ngon, không có thuốc kháng sinh và được
nuôi trong điều kiện chăn thả, bán chăn thả với quy mô vừa và nhỏ thì chúng ta phải

đặc biệt chú trọng tới công tác giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Những năm vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã nhập
nhiều tổ hợp gà nổi tiếng trên thế giới để nhân thuần hoặc lai với các giống gà khác,
nhằm cung cấp gà thương phẩm thịt cho thị trường như: gà Tam Hoàng, Lương
Phượng, Kabir, Sasso… Trong đó có gà Sasso nhập từ Pháp năm 2002 có nhiều đặc
tính quý như: có khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh
tốt, chất lượng thịt thơm ngon, thích hợp với các phương thức nuôi nhốt, bán nuôi
nhốt và thả vườn rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi và thị hiếu của người tiêu
dùng Việt Nam.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tiềm năng chăn nuôi gà rất lớn, khá
phát triển. Rất nhiều giống gà đã và đang được nuôi trên địa bàn, nhằm nuôi giữ
giống gốc và đánh giá khả năng sản xuất của các giống này trong điều kiện khí hậu
nóng ẩm của tỉnh. Trong đó có các giống gà như: gà Lương Phượng, Sasso, ISAJA57, gà Sao,…Để giúp người chăn nuôi có thêm cơ sở khoa học trong việc đánh
giá về khả năng sản xuất của gà mái Sasso nuôi tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và
chống chịu bệnh của gà Sasso nuôi tại trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành
phố Thái Nguyên”


2

1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Xác định được khả năng sản xuất của gà Sasso và khả năng chống chịu
bệnh của chúng.
- Từ những số liệu thu thập được để có cơ sở khuyến cáo kỹ thuật cho người
chăn nuôi, góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Bản thân được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp số liệu khoa học về khả năng sản xuất và chống chịu bệnh của gà

Sasso tại tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ
thuật cho giống gà này.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác nghiên
cứu, giảng dạy và sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy khả năng sản xuất và chống chịu
bệnh của gà Sasso.
- Bản thân là sinh viên bước đầu được làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất của gia cầm
Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không
những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại
cảnh tác động lên tính trạng đó.
* Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia
cầm như: Sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt… phần lớn đều là
những tính trạng số lượng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên cùng
nhiễm sắc thể (NST) quy định. Sự thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật
cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng.
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ
giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính
là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng
số lượng được quy định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải

có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [15] thì giá trị đo lường của tính trạng số
lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó.
Các giá trị liên quan tới kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi
trường là sự sai lệch môi trường (Environmental deviation).
Như vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường
gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác.
Quan hệ đó được biểu thị như sau:
Trong đó:

P=G+E

P: Là giá trị kiểu hình
G: Là giá trị kiểu gen
E: Là sai lệch môi trường


4

Nói cách khác: Trong những điều hiện môi trường nhất định thì các kiểu gen
khác nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại, cùng một kiểu gen
nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất khác
nhau. Nghĩa là các điều kiện môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng có thể phát huy hoặc
hạn chế các đặc tính di truyền của vật nuôi. Thông qua việc nắm các yếu tố di
truyền, môi trường ngoại cảnh tối thích, bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hợp
lý, con người sẽ không chỉ bồi dưỡng duy trì được các đặc tính của một phẩm chất
giống mà còn tạo ra các giống mới theo hướng sản xuất khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng quyết định sức sản xuất thịt của một giống gà, nó có hệ số
di truyền tương đối cao thể hiện ở đặc điểm trao đổi chất, kiểu hình của dòng,
giống. Dòng, giống nào có tốc độ sinh trưởng lớn sẽ cho khả năng sản xuất thịt cao,

vỗ béo và giết thịt sớm hơn. Tốc độ sinh trưởng được thể hiện ở khối lượng cơ thể,
kích thước các chiều đo (dài lườn, rộng ngực, dài đùi...). Để nâng cao năng lực sản
xuất thịt của một giống gà nào đó, người ta thường cho lai giữa mái của giống đó
với trống của một giống khác có tốc độ sinh trưởng lớn hơn.
Năng lực tăng đàn của một giống gà được quyết định bởi khả năng sinh sản
bao gồm: khả năng đẻ trứng, tỉ lệ trứng cho phôi, tỉ lệ ấp nở, tỉ lệ nuôi sống của gà...
Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng ấp trứng của gà mái, nguồn thức ăn (với gà
nuôi thả)...
Sức sống và khả năng kháng bệnh: trong cơ thể gia cầm có hệ thống miễn dịch
hoàn hảo gồm tủy xương, tuyến ức, hạch lâm ba, lách... khi kháng nguyên vào cơ
thể, cơ thể sẽ thông qua hệ thống đáp ứng miễn dịch sinh ra những cơ chế tiêu diệt
kháng nguyên, khi cơ thể gia cầm khỏe mạnh thì khả năng đáp ứng miễn dịch cao,
khả năng kháng bệnh tốt đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho người chăn nuôi
đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho từng giống,
từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống, sức sống của mỗi dòng cũng có sự
khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khác nhau nhưng
nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.


5

Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh, khả
năng thích nghi với điều kiện môi trường. Trong chăn nuôi người ta thường lấy tỷ lệ
nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn thí nghiệm từ sơ sinh
đến khi giết mổ hoặc loại thải.
Gavano J.S (1990) [32] khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết: Sức
sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di
truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng

như ảnh hưởng khác của dịch bệnh.
Robertson A and Lerder (1949) [38] xác định hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống
và sức kháng bệnh thấp phụ thuộc vào dòng, giống, giới tính và phụ thuộc nhiều
nhất vào yếu tố nuôi dưỡng.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [12] mối liên quan giữa chỉ tiêu sinh lý, sinh
hóa máu đối với sức sống và sản lượng trứng được Kotris và cộng sự tại Viện thú y
Matxcơva (1988) khi nghiên cứu xác định số lượng bạch cầu trong máu gà Hybro:
cho thấy những gà mái có số lượng bạch cầu cao giai đoạn 60 - 110 ngày thì tương
ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng 90%,
nhưng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99%. Theo kết quả
nghiên cứu của Bùi Quang Tiến và cs (2005) [20] cho biết tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 140
ngày tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE - Ross 208 đạt từ 95 - 98%.
Ngoài các yếu tố giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc… thì sức sống và khả
năng sinh trưởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại
cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng và chiếu sáng. Những yếu tố này tác
động gây ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tượng stress làm
giảm sức sống gia cầm. Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường
lây lan nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt là bệnh
truyền nhiễm.


6

2.1.3. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
* Khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản
quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất. Sản phẩm chủ yếu là thịt và
trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính của gà hướng
trứng. Còn gà hướng thịt (cũng như gà hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả

năng đẻ trứng quyết định đến sự phân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn.
Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống, ở các loại gia cầm
khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Trứng là sản phẩm quan trọng, đánh giá khả năng sản xuất của gia cầm,
người ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của chúng.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [39] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng của 5
yếu tố chính.
1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục.
2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng.
3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp.
4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông.
5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống gia
cầm. Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà hay của một dòng gà nào đó thì
người ta dựa vào những chỉ tiêu sau:
- Tuổi đẻ đầu: Là thời điểm đàn gà đã thành thục về tính. Tuổi đẻ đầu phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, nuôi
dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng
dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Sự thành thục về tính sớm hay muộn còn liên quan
chặt chẽ đến khối lượng, cũng như sự hoàn thiện các cơ quan bộ phận của cơ thể.
Những giống gia cầm có tầm vóc nhỏ thường có tuổi thành thục sớm hơn những
giống có tầm vóc lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được nuôi dưỡng, chăm
sóc tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi


7

thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi
thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm

tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5%. Tuổi đẻ quả trứng đầu rất quan trọng vì nó có thể
quyết định đến sản lượng trứng sau này của đàn gà. Theo Hays (dẫn theo
Brandsch và Bilchel, 1978) [39] thì những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn hơn
245 ngày cho sản lượng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu nhỏ
hơn 215 ngày là 6,9 quả.
Khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là những nhân tố ảnh hưởng
đến tính thành thục của gà mái. Nhưng thực tế, gà nặng cân lại đẻ ít trứng. Hocking
và cs (dẫn theo Chambers, 1990 [31]) giải thích rằng nguyên nhân gây nên hiện
tượng đẻ trứng ít của gà nặng cân là do tồn tại nhiều bao noãn, chúng thường xuyên
lấn át buồng trứng.
- Sản lượng trứng: Là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với
gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng
hoạt động của hệ sinh dục. Sản lượng trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ
thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Sản lượng trứng được đánh giá qua cường độ
đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
+ Tỷ lệ đẻ: đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao
của tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ
cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt, nếu chế độ dinh dưỡng
đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao.
+ Cường độ đẻ: là sức đẻ trong một thời gian nhất định. Cường độ này được
xác định theo khoảng thời gian 30 ngày hoặc 60 ngày hoặc 100 ngày trong giai
đoạn đẻ.
Theo Card L.E và Nesheim M.C (1977) [30] cho biết quần thể gà mái cao sản
đẻ theo quy luật. Cường độ đẻ trứng cao nhất vào các tháng thứ 2, thứ 3, sau đó
giảm dần cho đến hết năm đẻ. Theo Mack (1991) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh
Bình, 1998) [1]: Đối với gà cao sản, đồ thị đẻ trứng tăng nhanh từ khi bắt đầu đẻ


8


đến tuần 24. Đạt 50% và đỉnh cao từ tuần 27 - 28, đến 35 tuần đạt > 90%, sau đó
giảm dần và giữ được 60 - 65% ở tuần thứ 76. Khi cường độ đẻ giảm nhiều gà
thường hay biểu hiện bản năng đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc
nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều
này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng... Theo
Brandsch và Bilchel (1978) [39] thì nhiệt độ cao và bóng tối kích thích sự ham ấp,
đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp giữa các gen thường và gen liên kết
giới tính.
Số lượng trứng có tương quan di truyền âm với khối lượng cơ thể nhưng khối
lượng trứng có tương quan dương với khối lượng cơ thể. Cho nên gà mới đẻ lần đầu
thường có khối lượng trứng nhỏ, sau đó tăng dần lên cùng với sự phát triển của cơ
thể gà trong thời gian đẻ.
+ Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài
hay ngắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng
chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ.
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng
cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và
thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi
thức ăn, chu chuyển đàn. Là một tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao, do đó
người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần
chú ý tới chỉ số trung bình chung.
Theo Jull M.A (1976) [33] hệ số tương quan giữa sản lượng trứng và thời gian
nghỉ đẻ cả năm là rất chặt chẽ (r = 0,7 - 0,9). Levie và Tailor (1943) (dẫn theo Phạm
Minh Thu, 1996 [18]) cho rằng: Thời gian kéo dài đẻ trứng là yếu tố quyết định đến
sản lượng trứng. Tuy nhiên, mốc xác định thời gian đẻ để tính sản lượng trứng còn
nhiều ý kiến và nó phụ thuộc vào nhiều nước khác nhau.
`- Khối lượng trứng: Một tính trạng số lượng quan trọng là thành phần thứ hai
cấu thành năng suất trứng đó là khối lượng trứng. Khối lượng trứng phụ thuộc vào
chiều đo của quả trứng, vào khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ. Ngoài ra khối



9

lượng trứng còn phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ dinh
dưỡng. Nó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng giống, tỷ lệ nở,
chất lượng và sức sống của gà con.
Awang (1984) cho biết khối lượng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài,
chiều rộng của quả trứng cũng như khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ (dẫn theo
Trần Huê Viên, 2001) [27]: Khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng
trắng (r = 0,86), khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Theo Lochus và Starstikov (1979) trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng
gia cầm lúc trưởng thành (dẫn theo Trần Huê Viên, 2001) [27]. Theo Nguyễn Duy
Hoan và cs (1998) [7] trong cùng một độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu
do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Khối lượng gà
con khi nở thường bằng 62 - 78% khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của
các loại giống khác nhau thì khác nhau.
Ranch (1971) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998) [1] cho rằng: Khối
lượng trứng tăng dần đến cuối chu kỳ đẻ, khối lượng trứng và sản lượng trứng
thường có hệ số tương quan âm. Theo JanVa (1967) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh
Bình, 1998) [1] xác định hệ số này là (-0,11). Khối lượng trứng cũng ảnh hưởng đến
tỷ lệ ấp nở.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động , nó chịu ảnh hưởng bởi
tổng hợp yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
+ Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể giống
Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm. Về sản lượng trứng, những
dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ
khoảng 15 - 30% về sản lượng (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998) [7].
+ Ảnh hưởng của tuổi gia cầm: Tuổi của gia cầm có liên quan chặt chẽ tới sự

đẻ trứng của nó. Như một quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung
bình năm thứ hai giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất, còn vịt thì ngược lại, năm thứ
hai cho sản lượng trứng cao hơn 9 - 15%.


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai trò quan
trọng và không thể thiếu ở các trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông
Lâm nói riêng. Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận và nắm bắt thực tế,
củng cố kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, từ đó
nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn luyện,
học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ và công tác quản lý để sau khi tốt nghiệp ra trường trở thành người
cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, có thể đáp ứng yêu
cầu của sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của
khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự tiếp
nhận của Trại giống gia cầm Thịnh Đán thuộc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái
Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Th.s. Đặng Thị Mai Lan, em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chống
chịu bệnh của gà Sasso nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái
Nguyên”.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã đã hết sức nỗ lực
song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, của
bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, Ngày

tháng


năm 2015

Sinh viên

Long Thị Thanh Thủy


11

Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố về
thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Nó được xác định qua thời gian
chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời gian chiếu sáng 12 - 16
h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu
sáng và cường độ chiếu sáng 3 - 3,5 w/m2. Theo Letner T.M and Taylor. (1987) [35]
thời gian gà đẻ trứng thường từ 7 - 17 giờ, nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể số
gà đẻ 7 - 9 giờ đạt 17,7% so với tổng gà đẻ trong ngày. Ở nước ta do khí hậu khác
với các nước, cho nên cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là khoảng từ 8 -12 giờ
chiếm 60% gần 70% so với gà đẻ trứng trong ngày.
+ Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng: Theo Bùi Quang
Tiến (dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân, 1997) [2] cho biết gà nội (gà Ri) đẻ 90 - 120
trứng/mái/năm. Đối với giống gà nội thì ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng là không
lớn nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu dinh dưỡng cần được chú ý. Nhu cầu
dinh dưỡng của gà nuôi nhốt phải tăng gấp đôi về protein, cacbonhydrate, lipit và
phải bổ sung thêm khoáng so với gà chăn thả. Tác giả cũng cho biết hàm lượng
protein, canxi, photpho và lipit trong máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2, 3 thậm chí
đến 4 lần so với trong máu gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm lượng các chất
này trong máu chứng tỏ gà cần protein để tạo noãn hoàng. Khi gà ngừng đẻ thì hàm
lượng các chất này trong máu lại giảm đi. Tỷ lệ Ca/P thích hợp ở gà đẻ là: 5/1.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trên thì phương thức chăn nuôi khác nhau cũng

cho sản lượng trứng khác nhau. Gà nuôi chuồng lồng thì sản lượng trứng đạt 223
quả/năm, trong khi đó đối với gà nuôi nền chỉ đạt 201 trứng/năm, còn gà nuôi chăn
thả chỉ đạt 170 trứng/năm.
2.1.4. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
* Chất lượng trứng gia cầm:
Nhiều tác giả cho rằng chất lượng trứng gồm có hai phần:
- Chất lượng bên ngoài gồm: Khối lượng, hình dạng, màu sắc, độ dày và độ
bền của vỏ trứng.
- Chất lượng bên trong gồm các thành phần: Lòng đỏ, lòng trắng, giá trị dinh
dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và lòng trắng.


12

Hình thái của trứng: thường có hình ô val, hoặc hình e-lip: Một đầu lớn và
một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình
thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng dài càng
dễ vỡ.
Chỉ số hình thái ở mỗi loài gia cầm khác nhau và được quy định bởi nhiều gen
khác nhau. Nguyễn Hoài Tạo và cs (1985) [22] cho rằng: Khoảng biến thiên trị số
hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36; của trứng vịt là 1,57 - 1,64; còn những trứng
có hình dạng quá dài hoặc quá tròn đều cho chất lượng thấp.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [66] thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng
của quả trứng là một chỉ số ổn định 1:0,75. Hình dạng của quả trứng tương đối ổn
định, sự biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói chung, hình dạng
quả trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt.
Chất lượng vỏ trứng: Vỏ trứng là lớp vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ về mặt cơ học,
hoá học, lý học cho các thành phần khác bên trong trứng. Màu sắc của vỏ trứng phụ
thuộc vào giống, lá tai của từng loại gia cầm khác nhau. Bên ngoài, nó được bao
phủ bởi một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ma sát giữa thành

âm đạo và trứng, tạo thuận lợi cho việc đẻ trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng
và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
Vỏ trứng có hai lớp màng đàn hồi tách nhau tạo thành buồng khí có ý nghĩa
trong quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Vỏ trứng được cấu tạo chủ
yếu từ Ca, trên bề mặt có nhiều lỗ khí. Số lượng lỗ khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [8], trên bề mặt vỏ trứng gà trung bình có
khoảng 10.000 lỗ khí, tính trên 1 cm2 có khoảng 150 lỗ, đường kính các lỗ khí dao
động 4 - 10 µm. Mật độ lỗ khí không đều, nhiều nhất ở đầu to giảm dần ở hai bên và
ít nhất ở đầu nhỏ.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý nghĩa
trong vận chuyển và ấp trứng. Ngô Giản Luyện (1994) [17] cho biết vỏ trứng gà dày
từ 0,3 - 0,34 mm, độ chịu lực là 2,44 - 3 kg/cm2. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs
(1998) [8] thì chất lượng vỏ trứng không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như


13

Ca (70% canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra vỏ trứng hình
thành cần có P, vitamin VTM D3, VTM K, các nguyên tố vi lượng…, khi nhiệt độ
tăng từ 20 - 300C thì độ dày vỏ trứng giảm 6 - 10% khi đó gia cầm đẻ ra trứng
không có vỏ hoặc bị biến dạng.
Chất lượng lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm
của ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là albumin giúp cho việc cung cấp khoáng
và muối khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai
đoạn phôi. Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị
Haugh. Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao.
Lòng trắng chiếm tỷ lệ cao nhất trong trứng gia cầm tới 56% gồm 4 lớp: Lớp
loãng ngoài, lớp đặc giữa, lớp loãng giữa, lớp đặc trong ... Đây là nguồn cung cấp
chất dinh dưỡng và nước cho phôi phát triển. Độ keo dính của lòng trắng phụ thuộc
vào các yếu tố như: Nuôi dưỡng, giống, tuổi, bảo quản trứng... Bảo quản trứng

không đúng, kéo dài thời gian bảo quản làm cho lòng trắng trở nên loãng hơn dẫn
tới pha lẫn giữa các lớp lòng trắng sẽ làm rối loạn cấu trúc sinh học và làm giảm
chất lượng trứng. Trong lòng trắng còn chứa dây chằng lòng đỏ có tác dụng giữ cho
lòng đỏ luôn ở trung tâm của trứng.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [12] thì Orlov (1974) cho rằng: Chỉ số lòng
trắng ở mùa đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và gà mái già có
chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số
lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn thiếu Pr
và VTM nhóm B.
Chất lượng lòng đỏ: Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm, có dạng hình cầu,
đường kính vào khoảng 35 - 40 mm, chiếm khoảng 32% khối lượng trứng, được bao
bọc bởi màng lòng đỏ có tính đàn hồi. Chất lượng lòng đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: Di truyền cá thể, lứa tuổi, giống, loài, điều kiện nuôi dưỡng… Màu sắc của lòng
đỏ phụ thuộc vào hàm lượng caroten trong thức ăn và sắc tố trong cơ thể gia cầm.
Chỉ số lòng đỏ thể hiện chất lượng của lòng đỏ và được tính bằng tỷ số giữa
chiều cao và đường kính của lòng đỏ. Theo Card and Nesheim (1970) [29] thì chỉ số


14

lòng đỏ của trứng tươi là 0,4 - 0,42; trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho tỷ lệ ấp nở
cao. Theo Ngô Giản Luyện (1994) [12] thì chỉ số lòng đỏ ít bị biến đổi hơn lòng
trắng. Chỉ số lòng đỏ giảm từ 0,25 - 0,29 nếu bị tăng nhiệt độ và bảo quản lâu
(Nguyễn Quý Khiêm và cs, 1999) [10].
Chỉ số Haugh (Hu): Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua
khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số Hu càng cao, chất lượng trứng
càng tốt, từ 80 - 100% là trứng rất tốt, 65-79% là trứng tốt và 55-65% là trứng trung
bình và nhỏ hơn 5,4% là xấu. Chỉ số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động:
Thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ môi trường, sự thay lông,
giống, dòng.

2.1.5. Khả năng thụ tinh
Sự thụ tinh là một quá trình, trong đó tinh trùng và trứng hợp lại thành hợp tử
(Nguyễn Văn Thiện, 1996) [16]. Tỷ lệ thụ tinh là một chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản
của đời bố mẹ. Khả năng thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Pingel H và
Jeroch H. (1980) [37] thì tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào tỷ lệ trống mái trong đàn, chế
độ dinh dưỡng và sức khỏe của đàn giống. Giao phối cận huyết làm giảm tỷ lệ thụ
tinh, mật độ nuôi quá đông ảnh hưởng đến hoạt động giao phối của con trống.
Phương thức chăn nuôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ tinh.
Tỷ lệ trứng có phôi là một chỉ tiêu quyết định số gà con nở ra của gà mái.
Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2004) [9] thì tỷ lệ trứng có phôi ở gà Tam Hoàng
dòng 882 đạt 94,7% và dòng Jiangcun đạt 96,03%; tỷ lệ này ở gà Lương Phượng
Hoa dòng M1 đạt 94,59% và dòng M2 đạt 94,12% (Trần Công Xuân và cs, 2004)
[28]; gà Sasso ông bà nhập nội đạt 94,93% (Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [22].
2.1.6. Tỷ lệ ấp nở và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của trứng gà giống có ý nghĩa lớn trong chăn nuôi. Đây là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh sản, tái sản xuất của gà giống.
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được tính bằng tỷ lệ (%) số con nở ra còn sống so với
số trứng có phôi. Nó là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển phôi và sức sống của gia
cầm non.


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Nhân tố thí nghiệm ................................................................................................. 21
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 32
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................... 33
Bảng 4.3. Khối lượng gà qua các tuần tuổi (gr) ................................................................... 35
Bảng 4.4. Tuổi thành thục sinh dục của gà Sasso................................................................. 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng ................................................................................... 38
Bảng 4.6. Khảo sát chất lượng trứng ..................................................................................... 39

Bảng 4.7. Kết quả ấp nở của trứng ........................................................................................ 41
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra, 10 quả trứng giống ............................ 43
Bảng 4.9. Chi phí thức ăn cho gà thí nghiệm ....................................................................... 44


16

Phương thức chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ nở cũng khác nhau. Nhìn chung gia
cầm nuôi trên lồng thường có chất lượng vỏ trứng sạch hơn nuôi trên nền nên tỷ lệ
ấp nở đạt cao hơn. Tuổi gia cầm càng cao thì tỷ lệ chết phôi càng cao. Các yếu tố
khác như: Vệ sinh thú y, mùa vụ, phương pháp xử lý trứng ấp cũng có ảnh hưởng
đến tỷ lệ trứng ấp nở của gia cầm (Lê Thị Thúy, 1996) [19]; (Bạch Thị Thanh Dân
và cs, 1997) [2].
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của giống gà Sasso
* Nguồn gốc
Gà Sasso do hãng Sasso (Selection Avicole de La sarthe et du Sud Ouset) của
Pháp tạo ra. Mục tiêu của hãng là nhân giống, chọn lọc, lai tạo và cung cấp các tổ
hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi theo nhiều phương thức nuôi: Thâm canh, bán
thâm canh, thả vườn. Gà Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện
nóng ẩm, sức đề kháng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, giữ được hương vị vốn có
của các dòng gà địa phương.
* Đặc điểm
Gà Sasso nhập vào Việt Nam lông màu nâu đỏ, da và chân màu vàng, mào
đơn. Nuôi theo phương thức công nghiệp.
Đặc điểm ngoại hình: Đầu to thô, mỏ ngắn, hơi cong; cổ ngắn, to; ngực rộng,
dài; đùi to; bàn chân to; thế đứng rộng; phản ứng thần kinh chậm.
Màu sắc lông: Gà lông trắng thì bố mẹ đều là lông trắng; gà lông màu thì bố
mẹ của nó đều là lông màu.
* Tính năng sản xuất
- Gà bố mẹ: Khối lượng ở 20 tuần tuổi: 2,8 - 3,1 kg (gà trống);

2,1 - 2,3 kg (gà mái);
Khối lượng loại:

3,5 - 4,5 kg;

Tuổi đẻ đầu:

24 - 25 tuần tuổi;

Năng suất trứng khi gà đạt 66 tuần tuổi: 180 - 190 quả;
TTTĂ/gà hậu bị:

12 - 14 kg;

TTTĂ/ ngày đẻ:

132 - 160 g/mái; 125 g/ trống;


×