Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty lắp máy điện nước và xây dựng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.79 KB, 35 trang )

Lời mở đầu

Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức kinh tế xã hội
nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là mục
tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc
dân còng nh từng đơn vị sản xuất.
Hiệu quả kinh doanh này được xác định thông qua nguồn vốn của đơn vị
sản xuất kinh doanh. Vốn là điều kiện ban đầu trong việc thành lập, hoạt động
và phát triển, nó có vai trò đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh. Mà
hoạt động sản xuất kinh doanh lại cần một lượng vốn lớn, để có được các doanh
nghiệp phải huy động vốn ngoài các nguồn tự có để tăng vốn kinh doanh và bổ
sung nhu cầu vốn kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong quá trình huy động vốn
các doanh nghiệp bắt buộc phải gắn chặt với viếc quản lý và sử dụng vốn có
hiệu quả cao. Số vốn huy động được giúp doanh nghiệp có điều kiện thực hiện
sản xuất kinh doanh trôi chảy, bảo đảm cho việc hoàn trả vốn và có lãi, đồng
thời tích luỹ để tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Huy động vốn trong doanh nghiệp còn là mục tiêu để doanh nghiệp có thể
cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán. Sau thời gian thực tập tại công ty
Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà nội được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ
nhân viên Công ty và đặc biệt là thầy giáo ...Quốc Bình, em chọn đề tài: “Một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung nghiên cứu là vận dụng các vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn nói chung, để từ đó xem xét vấn đề hiệu quả quản lý và sử
dụng vốn của Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra các ý
kiến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong thời gian
tới.

Nội dung luận văn tốt nghiệp bao gồm:



Lời mở đầu.
Chương I: Mét số vấn đề về vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý vốn và sử dụng vốn kinh doanh
của Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội hiện nay.
Chương III: Mét số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội.

Kết luận.


Chương I: Một số vấn đề về vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp

 I. Một số vấn đề về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1. Vốn kinh doanh và vai trò của nó
1.1. Quan niệm về vốn
Vốn theo khái niệm mở rộng không chỉ là tiền mà còn là nguồn lực nh lao
động, đất đai, trí tuệ... Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về vốn:
Theo quan điểm của một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những
người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ được nhận phần thu nhập chia
cho các chứng khoán của Công ty. Quan điểm này đã làm rõ được nguồn vốn cơ
bản của doanh nghiệp đồng thời cũng cho các nhà đầu tư thấy được lợi Ých để
khuyến khích họ tăng cường đầu tư vốn cho doanh nghiệp, nhằm mở rộng phát
triển sản xuất. Tuy vậy, quan điểm này có hạn chế là không cho thấy rõ nội dung
và trạng thái của vốn còng nh quá trình sử dụng nó trong doanh nghiệp, do vậy
làm giảm vai trò, ý nghĩa của vốn trong công tác quản lý vốn.
Theo David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch trong “kinh tế
học”: Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra

các hàng hóa và dịch vụ khác; ngoài ra còn có vốn tài chính, đồng thời cũng
phân biệt với vốn đất đai và lao động. Theo quan điểm này, vốn bao gồm hai
loại: vốn vật chất và vốn tài chính. Đồng thời bản thân vốn là một loại hàng hóa
nhưng được tiếp tục sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan
điểm này đã cho chóng ta thấy rõ nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu
hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản của quan điểm này là chưa cho ta thấy được
mục đích sử dụng vốn.
Hiểu theo nghĩa rộng, một số quan điểm lại cho rằng vốn bao gồm toàn bộ
các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa dịch vụ như tài sản hữu hình,
tài sản vô hình, các kiến thức về kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp được tích
lũy, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ điều hành cùng
chất lượng đội ngò công nhân viên trong doanh nghiệp, các lợi thế về cạnh tranh
như vị trí doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp... lượng hóa vốn theo quan điểm
này chính là giá trị doanh nghiệp được định ra bám theo giả thuyết. Quan điểm
này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong cơ
chế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn
phức tạp, nhất là khi trình độ quản lý chưa cao và luật pháp chưa hoàn hảo như ở
nước ta.


1.2. Vai trũ ca vn kinh doanh i vi doanh nghip
S 1: Vai trũ ca vn kinh doanh i vi doanh nghip
Vốn kinh doanh
của doanh nghiệp

Dùng cho đầu t
trung và ngắn hạn

Dùng cho các hoạt
động và khai thác


Tiếp tục
sản xuất:
Thay máy

Máy mới
Giải
quyết
khủng
hoảng

Bảo
Sản xuất
đảm
nhiều
Sản xuất
các
Trả
hơn: các tốt hơn:
hoạt
tiền
Tiền l
Đóng
đầu t về các đầu
động
cho ng
ơng,
góp xã
năng lực t về hiệu
hàng

ời
nộp
hội
sản xuất
suất
ngày
cung
thuế
của
ứng
doanh
nghiệp
i vi ton b nn kinh t quc dõn, vn l iu kin Nh nc c cu
li cỏc ngnh sn xut, nõng cp v m rng c s h tng, m rng u t, tng
phúc li xó hi, thc hin phõn cụng li lao ng xó hi, n nh chớnh sỏch kinh
t v mụ m bo n nh chớnh tr v tng trng kinh t.
Vn sn xut trong doanh nghip úng vai trũ m bo cho hot ng sn
xut kinh doanh ca doanh nghip c tin hnh mt cỏch thun li theo mc
ớch ó nh. Vai trũ ny c phỏt huy trờn c s thc hin cỏc chc nng ti
chớnh bng cỏch ch ng t chc m bo s dng tt ng vn, nõng cao hiu
qu ca tin vn. Hn th na, vn sn xut trong kinh doanh úng vai trũ quan
trng trong vic thc hin yờu cu ca c ch hch toỏn cú ngha l tit kim v
hiu qu trờn c s t ch v ti chớnh, kinh t.
Vn c nh úng vai trũ l t liu lao ng ch yu c tham gia mt
cỏch trc tip hoc giỏn tip vo quỏ trỡnh sn xut kinh doanh ca doanh
nghip. Hu ht cỏc t liu lao ng trong doanh nghip l ti sn c nh, nú
kt chuyn mt phn vo giỏ tr hng húa vi hỡnh thc l chi phớ khu hao.


Vốn lưu động đóng vai trò là đối tượng lao động trong các doanh nghiệp

sản xuất nh nguyên vật liệu, các khoản phải thu khác... Nó đóng vai trò chính
trong việc tạo ra thực thể sản phẩm và là khâu dự trữ quan trọng nhất. Nó chính
là khởi điểm của quá trình sản xuất.
Tất cả các tài sản dự trữ cho sản xuất đều được mua bằng vốn lưu động của
doanh nghiệp. Vốn lưu động (tài sản lưu động) của doanh nghiệp là tài sản thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn
trong vòng một năm hoặc một chu kì kinh doanh. Tài sản lưu động của doanh
nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật dưới dạng đầu tư ngắn hạn,
các khoản phải thu ngắn hạn.
2. Cơ cấu vốn kinh doanh
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, nguồn gốc của việc hình thành vốn là
khác nhau và chế độ sở hữu cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước
như Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội thì đại bộ phận vốn sản
xuất được Nhà nước cấp phát và giao quyền sử dụng, các doanh nghiệp phải có
trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn được giao. Đối với các loại hình
doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH... thì vốn sản xuất
được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể do một người hoặc nhiều
người đóng góp.
Nói về hình thái vật chất, vốn sản xuất bao gồm hai yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất: tư liệu sản xuất và đối tượng lao động (vốn cố định và vốn lưu
động). Đây là hai yếu tố quan trọng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của bất kì doanh nghiệp nào.
2.1. Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuất kinh doanh được
ứng ra để mua tài sản cố định của doanh nghiệp. Là một khoản đầu tư để mua
sắm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, quy mô của vốn cố định
lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định lớn hay nhá. Theo quy
định hiện hành ở Việt Nam thì “vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố
định”. Tài sản cố định gồm hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định
vô hình.

2.2. Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để hình thành nên tài
sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.


 II. Chỉ tiêu đánh giá và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các chỉ tiêu đánh giá
1.1. Đối với vốn cố định
Sức sản xuất của vốn cố định =

Giá trị tổng sản lượng (hoặc doanh thu)
Tổng vốn cố định trong kỳ (nguyên giá)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định theo nguyên giá đem lại bao
nhiêu đồng giá trị sản lượng (doanh thu). Chỉ tiêu này càng cao thì vốn cố định
càng được sử dụng có hiệu quả.
Lợi nhuận
Sức sinh lời của
=
vốn cố định
Tổng số vốn cố định sử dụng (nguyên giá, giá trị còn lại)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận,
chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Suất hao phí của tài sản cố định =

Tổng vốn cố định sử dụng trong kỳ
Giá trị tổng sản lượng


Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng (doanh thu,
lợi nhuận) thì cần bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng vốn cố định.
1.2. Đối với vốn lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động =

Giá trị tổng sản lượng (hoặc doanh thu)
Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng giá trị tổng
sản lượng (doanh thu) trong kì.
Sức sinh lời của vốn cố định =

Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
- Các chỉ tiêu về chu chuyển vốn lưu động
Tổng doanh thu (ngoài thuế)
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kì. Nếu số
vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng.
Thời gian một vòng luân chuyển =

360
Số vòng luân chuyển vốn lưu động


Chỉ tiêu này cho ta biết để vốn lưu động quay được một vòng cần bao

nhiêu ngày, thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển
vốn càng lớn.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Tổng định mức vốn lưu động
Doanh thu (ngoài thuế)

Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp
Nh ở trên chúng ta đã phân tích, mọi doanh nghiệp để có thể tiến hành sản
xuất kinh doanh yêu cầu nhất thiết là phải có vốn kinh doanh. Khi có vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh rồi, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng đồng
vốn có hiệu quả, không ngừng sinh sôi nảy nở... Các doanh nghiệp cần thực hiện
một số phương hướng, biện pháp cơ bản sau:
2.1. Lùa chọn phương án kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quy định bởi việc doanh nghiệp tạo ra
được sản phẩm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các
doanh nghiệp luôn chú trọng đến sản xuất loại sản phẩm gì? Sản xuất nh thế
nào? Số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với giá nào? để huy động được nguồn
lực (vốn, kỹ thuật, công nghệ, lao động) vào hoạt động nhằm có được nhiều thu
nhập và lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất kinh doanh
không phải là do chủ quan doanh nghiệp tự quyết định mà do thị trường quyết
định. Khả năng nhận biết, dự đoán thời cơ là yếu tố quan trọng quyết định sự
thành bại trong sản xuất kinh doanh.
Vì vậy vấn đề đầu tiên quyết định đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn là phải lùa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản xuất;
các phương án này dùa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị
trường. Có nh vậy thì sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra mới tiêu thụ được,
doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn.
Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, các doanh
nghiệp phải tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường để thường xuyên
nắm bắt đầy đủ thông tin, chính xác, kịp thời về diễn biến của thị trường của đối
thủ cạnh tranh; trên cơ sở đó doanh nghiệp phải kịp thời điều chỉnh phương án
sản xuất kinh doanh một cách hợp lý.


2.2. Lùa chọn và áp dụng hợp lý các nguồn vốn
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp có thể huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà
nước, bên cạnh nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, các nguồn vay khác huy
động bổ sung có thể là: Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung, vay ngân hàng,
liên doanh liên kết... Việc lùa chọn nguồn vốn huy động nào là rất quan trọng và
phải dùa trên nguyên tắc hiệu quả. Tùy thuộc vào mục đích của việc huy động
mà lùa chọn các nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu về vốn, tránh tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn. Trường hợp thừa vốn thì
doanh nghiệp có thể tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà lùa chọn khả năng
cụ thể (có thể gửi vốn tham gia liên doanh hoặc cho các doanh nghiệp khác
vay...). Hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu vốn làm gián đoạn sản xuất kinh
doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao.
2.3. Tổ chức quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh
Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo
cho hoạt động đó thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất nhằm tạo ra
sản phẩm chất lượng tốt và tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành quản lý sản
xuất kinh doanh phải hạn chế tối đa ngừng sản xuất, ứ đọng vật tư dự trữ và
thành phẩm chất lượng kém gây ra lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc
độ luân chuyển vốn. Để đạt được mục đích đó, các doanh nghiệp phải tăng

cường quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất, vốn cố định, vốn lưu động. Để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải:
- Bè trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao năng suất
làm việc của máy móc, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu
hao trong giá thành sản phẩm.
- Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư háng nhằm thu hồi
vốn nhanh. Bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao
trách nhiệm vật chất trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, giảm tối đa thời
gian ngừng việc.
- Đối với tài sản lưu động, vốn lưu động thì cần phải tiết kiệm và tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động, điều này tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động nói chung và vốn sản xuất nói riêng. Vì vậy, biện pháp chủ yếu
quản lý tài sản lưu động và vốn lưu động mà mọi doanh nghiệp áp dụng là:


+ Xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhằm huy
động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
+ Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm hạ giá thành thu mua
vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư gây ứ đọng vốn lưu động.
+ Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức làm giảm chi phí
nguyên vật liệu.
+ Tổ chức tốt quá trình sản xuất, tăng cường các biện pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất, tinh thần xứng
đáng với người lao động.
+ Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm củng cố uy tín của đơn vị
trên thị trường. Trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn
hoặc quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa không có khả
năng thanh toán.
2.4. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra tương
đối khốc liệt. Nhưng chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm quyết định
chiến thắng trong cạnh tranh. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất
cho phép tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ đảm bảo cho doanh
nghiệp có thể thắng lợi trong cạnh tranh. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại
là điều kiện vật chất để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mới hợp thị hiếu,
chất lượng cao, khi đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng tiêu thụ, tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận. Đồng thời khi áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, doanh
nghiệp rút ngắn được chu kì sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu
hoặc sử dụng vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm được
chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm.
2.5. Tổ chức công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính như bảng tổng
kết tài sản, kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất theo yếu tố, bản giải trình về kết
quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên nắm được số vốn hiện có
cả về mặt giá trị lẫn hiện vật, nguồn hình thành các biến động tăng giảm vốn
trong kì.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp. Trên thực tế, do những đặc điểm
khác nhau của mỗi loại hình doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh
tế, mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các biện pháp chung để chọn riêng


cho mình những biện pháp cụ thể có tính khả thi nhất nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Chương II: Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Lắp
máy đIện nước và xây dựng Hà Nội


 I. Tình hình và đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của
Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Quá trình hình thành
Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp
được thành lập bằng hình thức chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty
cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, được thành lập
ngày 13 tháng 12 năm 1999, theo Quyết định số 1595QĐ/BXD của Bộ Xây
dựng. Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội là một đơn vị kinh
doanh độc lập, có tư cách pháp nhân với Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm
thành lập được xác định là 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng chẵn). Trụ sở công
ty đóng tại số 61E Đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà
Nội. Công ty có văn phòng đại diện và chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trên
lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dùng Hà Nội là đơn vị thành
viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – Bộ Xây dựng, là doanh nghiệp xây
lắp hạng I.
Từ tháng 07 năm 2000, Công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần với tên gọi là : Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây
dựng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 63,84% vốn điều lệ.
Sau khi cổ phần hoá Công ty đã không ngừng phát triển và đa dang hóa
ngành nghề kinh doanh từng bước củng cố vị thế của mình trên thị trường xây
dựng ở trong nước cũng như ở các công trình liên doanh với nước ngoài. Nhờ có
chiến lược đúng đắn nên trong mấy năm qua doanh thu của Công ty không
ngừng tăng trưởng.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển là đơn vị xây lắp có bề dầy
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, có đội ngò cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
thi công đã từng trải qua nhiều công trình quan trọng tại Hà Nội và các địa
phương trong cả nước, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, tiếp thu được

nhiều quy trình công nghệ thi công tiên tiến của ngành xây dựng Việt Nam và
nước ngoài.Với đội ngò công nhân kỹ thuật lành nghề và các thiết bị thi công
đồng bộ, có đủ khả năng hoàn thành mọi công việc trong lĩnh vực xây lắp.Công
ty hiện đang quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo Hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001; 2000.


2. Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Công ty Lắp máy Điện nước
và Xây dựng Hà Nội
2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội
Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong
việc phát triển sản xuất kinh doanh về: Thi công xây lắp, tư vấn thiết kế điện,
nước và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo công ăn việc
làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông; đóng góp cho
ngân sách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Chức năng kinh doanh của Công ty: Khi cần thiết Đại hội đồng cổ đông
hoặc Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các ngành
nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2. Tổ chức bộ máy của Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu trong số thành
viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc công
ty: là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
Ban kiểm soát là ngưòi thay mặt cổ đông để kiểm tra tính hợp lý và

hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế
toán và báo cáo tài chính và các nội dung khác theo quy định của Pháp luật.
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thực hiện những nhiệm vụ
do Chủ tịch phân công, thay mặt Chủ tịch thực thi công việc được uỷ quyền
trong thời gian Chủ tịch vắng mặt.
Các thành viên, các phòng ban khác của Hội đồng quản trị thực hiện
những nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phân công, không uỷ quyền cho
người khác.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
®¹i héi ®ång cæ ®«ng
Héi ®ång qu¶n trÞ


Chủ tịch hội đồng quản
trị
Giám đốc công ty

Phó giám đốc
công ty

Phòng
kỹ
thuật
at kcs

Phòng
hành
chính


Phòng
tổ
chức
lao
động

Các xí
nghiệp xây
lắp

Các xí
nghiệp xây
lắp đIện nớc

Xí nghiệp
xây lắp số 1

Xí nghiệp
xây lắp đIện
nớc số 3

Xí nghiệp
xây lắp số 2

Xí nghiệp
xây lắp đIện
nớc số 4

Xí nghiệp
xây lắp số 3


Xí nghiệp
xây lắp đIện
nớc số 5

Phòng
tài
chính
kế
toán

Các đơn vị
gia công
cơ khí và
lắp đặt
kết cấu
thép
Xí nghiệp
xây lắp số
7
đội gia
công cơ
khí

Ban kiểm soát

Phó giám đốc
công ty

Phòng

kế
hoạch
kinh
tế - tt

Phóng
quản
lý dự
án

Các đơn vị sản
xuất khác
Xí nghiệp cơ giới
vật t và xây lắp
Xí nghiệp xây
dựng công trình
hạ tầng
Đội điện nớc
thông gió

Trung
tâm t
vấn

Chi
nhánh
công ty
tại tp.
Hcm
Các đơn

vị thi
công
trực
thuộc

Đội xây lắp tổng
hợp

3. c im ch yu v hot ng kinh doanh ca Cụng ty
3.1. Cỏc lnh vc hot ng ca Cụng ty
Cụng ty Lp mỏy iờn nc v Xõy dng H Ni l mt doanh nghip kinh
doanh a ngnh, cú ngha l u t vo nhiu lnh vc khỏc nhau vi nhiu
phng thc khỏc nhau, bao gm:
- Xõy dng t vn v thit k in nc, kinh doanh nh, sn xut v mua
bỏn vt liu xõy dng.
- Thc hin cỏc cụng vic xõy dng gm:
+ No vột v o p nn, o p mt bng, o p cụng trỡnh
+ Thi cụng cỏc loi múng cụng trỡnh; xõy lp cỏc kt cu cụng trỡnh; lp
t thit b c, in, nc cụng trỡnh.
+ Hon thin xõy dng.
+ Trang trớ ni ngoi tht cụng trỡnh.
+ Xõy dng cỏc cụng trỡnh dõn dng, cỏc cụng trỡnh cụng nghip nhúm A.
+ Xõy dng cỏc cụng trỡnh k thut h tng ụ th v khu cụng nghip.
+ Xõy dng nn ng dõy v trm bin ỏp in th 220KV.
+ Xõy dng cỏc cụng trỡnh thu li va v nh: kờnh, mng, ờ kố, h
cha nc, trm bm (khụng lm p t)
- Võn ti hng hoỏ
- V t vn thit k in nc:
+ Thit k mng (ng lc, ỏnh sỏng, tớn hiu) cung cp in cụng trỡnh
xõy dng dõn dng, cụng nghip cú tng mc u t n 100t ng.



+ Thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho các công trình dân dụng, công
nghiệp có tổng mức đầu tư đến 100tỷ đồng.
+ Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị cơ điện và thang máy các công trình
dân dụng, công nghiệp nhóm B, C.
+ Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập dự toán, giám sát kỹ thuật xây
lắp các công trình đường dây và trạm có cấp điện áp đến 220KV.
+ Thiết kế công trình xây dựng nhóm C.
- Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
3.2. Những đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến sử dụng vốn của công ty.
 Nhân tố bên trong công ty:
Đặc điểm ngành: Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội là
một Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với sản phẩm chính là
các công trình xây, lắp, tư vấn, thiết kế, … do đó cơ cấu vốn và tài sản mang đặc
trưng chung của ngành xây dựng và mọi hoạt động cảu công ty đều được hoạt
động thông qua nguồn vốn điều lệ. Thông thường một doanh nghiệp xây dựng
vốn tập trung ở hai dạng chính: vốn cố định (máy móc, thiết bị thi công, nhà
xưởng, …), vốn lưu động ( vốn vật tư, tiền trả lương, trả lãi vay, …). Nh vậy giá
trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào quy mô công trình mà
doanh nghiệp thi công và do đó nhu cầu của vốn lưu động càng thay đổi theo giá
trị công trình. Mặt khác tổng quá trình thi công một công trình xây dựng thường
kéo dài trên một năm nên doanh nghiệp thường phải huy động vốn ngắn hạn
nhiều đợt làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành công trình. Trong đấu thầu
công ty chịu sức Ðp lớn từ nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành về giá
thầu, tiến độ, công nghệ điều này lại gián tiếp tác động đến dự toán vốn của
công ty.
Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm xây lắp là các công trình xây dựng,
vật liệu kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời
gian thi công kéo dài, đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hoạch toán

nhất thiết phải lập dự toán, trong quá trình xây dựng phải thường xuyên so sánh
với dự toán thiết kế và thi công công trình, lấy đó làm thước đo. Mặt khác sản
phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất do đó phương tiện đi lại, thiết bị thi công,
người lao động phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, đặc điểm này làm
cho các đối tác quản lý, sử dụng vốn vật tư và khấn hao rật phức tạp do ảnh
hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết dễ mất mát hư háng
Cơ cấu tổ chức sản xuất: Với cơ cấu tổ chức theo tổ đội và xí nghiệp
Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà Nội đã trao quyền chủ động rất lớn cho các
đơn vị sản xuất, ngoài nhiệm vụ chính là thi công các đơn vị phải chủ động tìm
kiếm nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng hai mặt đến hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty. Một mặt tạo tính chủ động trong sản xuất của các đơn vị trong Công ty
và tăng tinh thần trách nhiệm trong quản lý và sử dụng vốn ở các đơn vị này,
nhưng mặt khác Công ty sữ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động sử
dụng vốn tại các đơn vị sản xuất dẫn tới không tập trung trong thực hiện nhiệm
vụ chính.


Đặc điểm về nguyên liệu: Trong xây dựng cơ bản nguyên vật liệu
thường chiếm 70-80% giá trị công trình, do đó lượng vốn nói chung vốn lưu
động nói riêng phần lớn là năm trong nguyên vật liệu vì vậy sử dụng và sự trữ
nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Đặc điểm của
nguyên vật liệu được sử dụng thường xuyên là khối lượng lớn, đa dạng về chủng
loại nên khó dự trữ. Thông thường công ty chọn một số nhà cung cấp cố định
nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định đáp ứng tiến độ thi
công, đồng thời có được nguồn tín dụng đáng kể trong kinh doanh.
 Những nhân tố bên ngoài công ty.
Đặc điểm về khách hàng: Khách hàng của Công ty tương đối đa dạng
bao gồm các chủ đầu tư là doanh nghiệp xây dựng nhà nước và tư nhân. Mỗi
khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu cầu về tiến độ cũng khác
nhau do đó các điều kiện thanh toán cũng khác nhau. Có khách hàng sẵn sàng

ứng trước một phần giá trị công trình, có khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán
khi bàn giao công trình. Đối với từng loại khách hàng nh thế công ty phải có
những kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp.
Đặc điểm nguồn cung cấp tín dụng: Nguồn vốn điều lệ của Công ty
được chia thành 80.000 cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị 100.000 VNĐ. Cổ phiếu
của Công ty cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng có nhiều mệnh giá khác
nhau, mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu bằng 100,000 VNĐ. Mỗi cổ phần của
cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền nghĩa vụ và lợi Ých ngang
nhau. Ngoài ra Công ty đã làm công tác vay vốn, huy động vốn hiệu quả bằng
cách huy động hết các nguồn vốn tam thời nhàn rỗi của Công ty, của bạn hàng
và vay vốn ngân hàng để đầu tư theo quy định của pháp luật, cung cấp vốn cho
các xí nghiệp, đội để hoạt động sản xuất và trang bị máy móc phục vụ sản xuất.
 II. Thực trạng vốn kinh doanh hiện nay và vấn đề sử dụng vốn ở
Công ty lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội
1. Phân tích tình hình huy động vốn tại Công ty
1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Để biết được thực trạng vốn và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, ta dùa chủ yếu vào số liệu của bảng kết quả kinh doanh của Công
ty.
Bảng 2: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh 2000 – 2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Mức tăng doanh thu
Tốc độ tăng (%)
Lợi nhuận sau thuế
Mức tăng

2000
27.662


836.3

2001
32.175
4.513
16,3%
930,4
94,1

2002
41.085
8.910
27,69%
1.044,6
114,2


Tốc độ tăng (%)
Vốn cố định
Mức tăng
Tốc độ tăng
Vốn lưu động
Mức tăng
Tốc độ tăng
Tổng vốn
Mức tăng
Tốc độ tăng
Thuế thu nhập DN
Mức tăng

Tốc độ tăng
Thu nhập bình quân
Mức tăng
Tốc độ tăng

2.036

17.737

19.773

280,5

1,0

11,25%
3.019
983
48,28%
24.443
6.706
38,8%
27.462
7.689
38,89%
315.6
35.1
12,51%
1,3
0,3

30%

12,27
5.281
2262
74,93%
29.213
4.788
19,58%
34.512
7.050
25,67%
388.6
73
23,13%
1,3
0
0


Biểu trên thể hiện Doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm, so với
năm 2000 năm 2001 tăng với tốc độ 16,3% còn năm 2002 tăng với tốc độ
27,69%. Nguyên nhân là do: năm 2000 là những năm đầu công ty mới đi vào
hoạt động nên quy mô vốn tăng chậm, sang năm 2001 công ty đã đầu tư máy
móc thiết bị, bình ổn tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả làm
tăng doanh thu.
Nhưng với tốc độ tăng nh thế đem so sánh với các công ty trong ngành thì
đây là một đơn vị kinh tế làm ăn đạt hiệu quả. Cùng với sự nỗ lực không ngừng
của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn thể Công ty đã tăng lên đến
12,27%, hơn hẳn năm 2001 là 11,25%. Đây cũng là năm doanh nghiệp làm ăn

thành công nhất từ trước đến nay.
Qua bảng trên ta thấy, tổng vốn tăng dần qua các năm 2000 là 19.773triệu
đồng sang năm 2001 lên tới 27.462triệu đồng, lượng tăng tuyệt đối là 38,89%,
năm 2002 tăng so với năm 2001 là 24.062 tương đương với 8%. Nguyên nhân là
do công ty hoạt động có hiệu quả và hàng năm tự bổ sung vào nguồn vốn chủ sở
hữu, hơn nữa năm 2002 công ty được ngân hàng cho vay dài hạn 500triệu đồng
phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tổng vốn tăng do cả vốn cố định và vốn lưu
động, xét theo lượng thì vốn lưu động tăng chậm hơn mặc dù vốn lưu động
chiếm đa phần trong tổng nguồn vốn vì công ty đang cố gắng đầu tư vào tài sản
cố định để có phương tiện hiện đại phục vụ cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị
trường.
1.2.

Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Bảng 3: Vốn lưu động thường xuyên của Công ty
Chỉ tiêu

2000

2001

2002

1. Nguồn vốn dài hạn

6.611

8.422

11.149


2. Tài sản cố định

2.036

3.019

5.281

3. VLĐ thường xuyên

4.575

5.403

5.669

69,20%

60,15%

52,6%

4. VLĐ thường xuyên so với NVDH

Qua bảng 3 ta thấy Vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn ở mức
dương thấp nhất vốn lưu động thường xuyên cũng chiếm tới 52,6% tổng nguồn
cung dài hạn tức là cứ 100 đồng vốn dài hạn thì chỉ có chưa tới một nửa là tài
sản cố định còn lại là giá trị tài sản lưu động hay cơ cấu vốn có sự mất cân đối.
Như vậy nguồn vốn dài hạn dư thừa để tài trợ cho tài sản cố định, phản ánh khả

năng tài chính của công ty là rất tốt, công ty luôn có một lượng vốn lưu động
thưỡng xuyên tương đối lớn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình
diễn ra ổn định và an toàn. Tuy nhiên nếu xét trên góc độ đầu tư ta thấy nhu cầu
và quy mô đầu tư vào tài sản cố định chưa ca, chưa tương xứng với quy mô và
sự tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn. Để rõ hơn chúng ta phân tích thêm nhu
cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty thông qua bảng nhu cầu vốn lưu
động dưới đây.
Bảng 4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty


Chỉ tiêu
1. Nợ ngắn hạn

1999

2000

2001

13.477

19.183

23.562

2. Hàng tồn kho

8.412

11.222


14.662

3. Các khoản phải thu

8.783

11.994

14.004

4. Nhu cầu VLĐ thường xuyên

3.178

4.033

5.104

Ta thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty từ năm 2000- 2002 đều ở mức
lớn hơn 0, hay tồn kho và các khoản phải thu vượt quá nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này
có xu hướng tăng theo mỗi năm, năm 2000 là 3.748triệu, đến cuối năm là trên
4tỷ và năm 2001 đạt trên 5tỷ đồng. Điều này chứng tỏ một phần tài sản lưu động
của công ty đã được trang trải bằng nguồn tài trợ dài hạn, đây là một bất hợp lý
không đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Giải pháp cho vấn đề này là
công ty ngõng huy động nguồn tài trợ dài hạn có chi phí lớn, thay vào đó công
ty nên có biện pháp giảm hàng tồn kho thu hồi các khoản nợ của khách hàng để
bổ sung vào vốn kinh doanh hoặc đầu tư vào tài sản cố định.
1.3.Phân tích kết cấu của tài sản, nguồn vốn.
Kết cấu tài sản nguồn vốn của công ty có đặc điểm là: Tài sản lưu động

chiếm một tỷ trọng lớn, đều trên dưới 80%, điều này có thể giải thích do đặc
trưng chung của ngành xây dựng có giá trị tài sản lưu động luân chuyển chiếm
tỷ trọng lớn, hơn nữa công ty chỉ mới đi vào hoạt động nên trong những năm
đầu mức độ tích luỹ tài sản cố định thấp là đương nhiên. Điều đáng nói là công
ty đã có những điều chỉnh cơ cấu tài sản ở những năm tiếp theo hướng tăng tài
sản cố định, năm 2000 tỷ lệ này là 10,3% thì năm 2002 tỷ lệ này là 15,3%
Bảng 5: Kết cấu tài sản, nguồn vốn của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
I. Tổng tài sản

2000

2001

2002

19.772 100%

27.472 100%

34.510

100%

17.736

89,7

24.442


89

29.230

84,7

- Tiền mặt

541

2,7

1.226

4,5

564

1,6

- Phải thu

8.783

14,4

11.994

43,7


14.004

40,6

- Hàng tồn kho

8.412

42,6

11.222

40,9

14.662

42,5

2.036

10,3

3.030

11

5.280

15,3


II. Tổng nguồn vốn

19.772

100

27.472

100

34.510

100

1. Nợ phải trả

14.162

71,6

19.040

69,4

23.362

67,7

5.610


28,4

8.422

30,6

11.149

32,3

1. TSLĐ

2. TSCĐ

2. Nguồn vốn chủ sở hữu

Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ vay (đa số là vay ngắn hạn) chiếm tỷ trọng rất lớn
(trên 70%) vốn chủ sở hữu chỉ có khoảng 28% là giảm tính chủ động trong sử
dụng vốn của công ty. Qua nhiều năm kinh doanh dù giá trị tuyệt đối của vốn


chủ sở hữu liên tục tăng (từ năm 2000-2002 tăng gần 5,5tỷ) nhưng quy mô nợ
phải trả cũng tăng do đó cơ cấu này gần nh không thay đổi.
Tóm lại qua xem xét bảng 5 ta thấy rõ là các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng,
như vậy công ty đã thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng, có sự tích luỹ mở rộng
vốn và tài sản sau mỗi năm, tỷ trọng tài sản lưu động lớn trong đó đa phần phải
thu hàng tồn kho (trên 80% mỗi năm) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sử dụng
nguồn vốn của doanh nghiệp phải tập trung vào việc tăng hiệu quả sử dụng vốn
lưu động. Nhưng trong những năm tới công ty cần phải cải thiện cơ cấu tài sản

và nguồn vốn theo hướng hợp lý hơn.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty qua một số chỉ tiêu tài chính.
Mét trong những nhiệm vụ của công tác quản lý và sử dụng vốn là tìm mọi
biện pháp sao cho đồng vốn được sử dụng có hiệu quả nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở chỗ với một lượng vốn nhất định, lợi Ých
kinh tế đạt được là cao nhất. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp biểu hiện
mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp, ta xem xét qua một số chỉ tiêu cơ bản ảnh hưởng tới tình hình
quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2000

2001

2002

Vốn LĐBQ

16.077

21.090

26.873

Doanh thu thuần


27.662

32.175

41.085

LN ròng

653

780

1.650

1. Số vòng luân chuyển VLĐ/1năm

1,56

1,316

1,406

2. Độ dài 1vòng luân chuyển (ngày)

230,8

273,5

256


3. Sức sinh lời của TSLĐ

0,041

0,037

0,061

4. Hệ số đảm nhiệm vốn

0,641

0,760

0,711

Qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta thấy tình hình vốn lưu
động của công ty có những đặc điểm sau:
- Trong 3 năm số vòng luân chuyển vốn lưu động không cao, mức cao nhất
chỉ đạt 1,56 vòng trên 1 năm, cùng với đó là độ dài một vòng luân chuyển tăng,
mức thấp nhất là 230,8 ngày (7.6 tháng) sau mới thu hồi được vốn. Vậy nếu
doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động là vốn đi vay thì lượng vốn trên được tính
lãi Ýt nhất là 7 lần, chi phí vốn trong trường hợp này sẽ rất lớn và chắc chắn sẽ


ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của công ty (thể hiện ở sức
sinh lời khá thấp).
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cao, năm 2002 cứ một đồng doanh thu thì
cần 0,71 đồng vốn lưu động. Nguyên do doanh thu thấp so với sản lượng đồng
thời vốn lưu động bị ứ đọng tại các công trình dở dang và công trình đã bàn giao

cho bên đầu tư. Dẫn đến vốn thu hồi chậm, mặt khác lợi nhuận nên mức sinh lời
không cao.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu
quả sử dụng vốn lưu động nói chung vì vốn lưu động chiếm đa phần trong cơ
cấu vốn của công ty (năm 2000 là 89,7%, năm 2001 là 89%, năm 2002 là
84,7%). Do đó công ty cần chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
Vốn CĐBQ

2000

2001

2002

1.473

2.533

4.155

27.662

32.175

41.085


653

780

1.650

1. Sức sản xuất của TSCĐ

18,77

12,7

9,89

2. Sức sinh lời của TSCĐ

0,443

0,308

0,397

3. Suất hao phí TSCĐ

0,053

0,079

0,101


Doanh thu thuần
LN ròng

Nhìn chung các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty là khả quan.
Sức sản xuất của tài sản cố đinh tăng cao ở năm 2000 (cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra
18,77 đồng doanh thu) nhưng có xu hướng giảm dần vào các năm sau đó tốc độ
của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của tài sản, năm 2002 sức sản xuất của
TSCĐ chỉ còn 0,397 tức là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra doanh nghiệp tạo được
9,89 đồng doanh thu và 0,397 đồng lợi nhuận.
Suất hao phí TSCĐ trong năm 2000 có xu hướng tăng trong năm 2001 và
2002 (năm 2000 một đồng doanh thu chỉ cần 0,053 đồng TSCĐ, năm 2001 một
đồng doanh thu cần 0,079 đồng TSCĐ và năm 2002 thì một đồng doanh thu cần
0,1 đồng TSCĐ). Nguyên nhân chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ đạt ở mức cao
một phần do TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn của công ty (mức độ
tích luỹ TSCĐ còn thấp), những chỉ tiêu này có xu hướng giảm do tốc độ đầu tư
vào TSCĐ tăng mạnh trong năm 2001, 2002 và cao hơn tốc độ tăng doanh thu,
tốc độ tăng lợi nhuận.
2.3. Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 8: Khả năng thanh toán của công ty


Chỉ tiêu
TSCĐ

2000

2001

2002


17.736

24.442

29..230

- Tiền mặt

541

1.226

564

- Phải thu

8.783

11.994

14.004

- Nợ ngắn hạn

13.477

19.183

23.562


1. Hệ số thanh toán chung

1,316

1,274

1,240

2. Hệ số thanh toán nhanh

0,692

0,689

0,618

3. Hệ số thanh toán tức thời

0,040

0,064

0,024

Những chỉ tiêu tính được ở trên nói chung cho ta thấy khả năng thanh toán
của công ty là tốt, chỉ tiêu khả năng thanh toán chung lớn hơn 1 tức là các khoản
nợ của công ty hoàn toàn có thể được thanh toán bằng tài sản của công ty. Trong
ngắn hạn công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng chính TSLĐ mà
không phải thanh lý TSCĐ. Nhưng đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải
thanh toán ngay thì công ty sẽ gặp khó khăn, vì chỉ số thanh toán tức thời của

công ty tương đối thấp. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2002 giảm
so với năm 2001 do tiền mặt trong quỹ của năm 2002 giảm nhanh còn 564 triệu
đồng (giảm 54%) đồng thời do giá trị sản lượng của công ty tăng cao trong năm
2002 nên nhu cầu về vốn lưu động cho công trình đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh
vay nợ (nợ ngắn hạn tăng 23,8%). Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng đòi hỏi thời gian thi công kéo dài
2.4. Phân tích cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp.
Bảng 9: Cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp
Chỉ tiêu

2000

2001

2002

Tổng tài sản

19.772

27.472

34.510

TSCĐ

2.036

3.030


5.280

Nợ phải trả

14.262

19.540

24.562

Vốn chủ sở hữu

5.510

7.922

9.949

1. Hệ số tài trợ

0,721

0,712

0,712

2. Hệ số tự tài trợ

0,279


0,288

0,288

3. Hệ số tự tài trợ TSCĐ

2,706

2,614

1,884

Hệ số tài trợ chung (Bảng 8) nhỏ hơn 1 phản ánh tình hình tài chính của
doanh nghiệp là bình thường, hay tổng nợ vay nhỏ hơn tổng tài sản. Các chỉ tiêu
này nói chung là ổn định( năm 2001, 2002 cứ một đồng tài sản đảm bảo cho
0,712 và cứ trong một đồng vốn kinh doanh có 0,288 đồng vốn chủ sở hữu). Hệ
số tự tài trợ khá thấp do vốn chủ sở hữu nhá, điều đó cho thấy doanh nghiệp
kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu là chủ yếu. Nhưng hệ sè tài trợ lại rất cao (>2)


chứng tỏ toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ một cách vững vàng bằng
nguồn vốn dài hạn, đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định sản xuất kinh
doanh và tạo lòng tin đối với nhà cung cấp vốn. Ở đây hai nhân tố tác động đến
hệ số tự tài trợ tài sản cố định là vốn chủ sở hữu và tài sản cố định, ta tính được
tác động này bằng phương pháp chênh lệch: Năm 2002 hệ số tài trợ cố định
giảm 0,73 đồng/1 đồng tài sản cố định(=1,884-2,614) trong đó vốn chủ sở hữu
tăng 2,03 tỷ làm hệ số tự tài trợ tài sản cố định tăng 0,67 đồng (= 9.949/3.0302,614), tài sản cố định tăng 2,25 tỷ làm hệ số này giảm đi 1,4đồng (=1,8849.949/ 3.030). Vậy nhân tố chủ yếu làm giảm hệ số tự tài trợ là do tốc độ đầu tư
vào tài sản cố định cao hơn tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu.
Vậy nhân tố chủ yếu làm giảm hệ số tự tài trợ là do tốc độ đầu tư vào tài sản cố
định cao hơn tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu.

III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY LẮP MÁY VÀ XÂY ĐỰNG HÀ NỘI
1. Những thành tựu đạt được
- Thành tựu:
Là một công ty cổ phần mới được thành lập trong điều kiện kinh tế thị
trường với sự cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị trong ngành, công ty Lắp
máy Điện nước và xây dựng Hà Nội đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ
trong quản lý và sử dụng vốn nói riêng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung.
Trong những năm qua từ chỗ thiếu vốn, thiếu trang thiết bị thi công công
ty đã dần dần tích luỹ và đầu tư đến nay có thể nói công ty đã trở thành một đơn
vị vững mạnh của tổng công ty Lắp máy Việt nam
Về sử dụng vốn công ty đã đạt được những thành tựu sau:
- Quy mô vốn liên tục tăng từ 25% đến 30%, năm 2001 quy mô vốn là
27,462 tỷ đến năm 2002 là 34,5 tỷ. Mức độ tăng này không cao nhưng về mặt cơ
bản đã đáp ứng được đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra
quy mô vốn chủ sở hữu cũng tăng cao so với mức trung bình của toàn ngành,
sau 3 năm quy mô tăng 1,96 lần (năm 1999 là 5,6 tỷ năm 2001 là 11 tỷ đồng).
Nh vậy công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển và bảo toàn nguồn vốn cho
nhà nước
- Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty rất tốt lượng nguyên vật liệu
và công cụ, dụng cụ trong kho giảm dần theo các năm chứng tỏ công ty đã có
biện pháp tốt đối với nguồn nguyên vật liệu, không cần phải dự trữ mà vẫn bảo
đảm cho quá trình sản xuất. Khoản mục này làm cho công ty tiết kiệm được một
lượng cho phí đáng kể.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty đều đạt được ở mức tốt
hoặc chấp nhận được, chẳng hạn chỉ số thanh toán chung của công ty trong các
năm đều lớn hơn 1 mặc dù nếu xét mức sinh lời của công ty chỉ đạt ở mức trung
bình và tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu lại đạt ở mức cao.
Trong công tác khấu hao nhằm thu hồi vốn cố định, công ty thường xuyên

đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định thông qua công tác kiểm kê, theo dõi tài
sản cố định để giá trị tài sản cố định thực tế khớp với giá trị trên sổ sách và qua


đó có thể kịp thời phát hiện những tài sản đã khấu hao hết hoặc chưa hết và
buộc phải thanh lý, từ đó có kế hoạch đầu tư, sửa chữa hoặc thay thế.
Nguyên nhân: Mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng Công ty Lắp máy Điện nước và xây dựng Hà Nội đã đạt được
những thành tựu trên là do:
- Công ty có một đội ngò cán bộ công nhân viên có tinh thần đoàn kết, có
trách nhiệm và tính sáng tạo cao trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động
sản xuất của công ty, nên những khó khăn của một doanh nghiệp mới thành lập
đã được Công ty khắc phục tốt
- Trong quá trình hoạt đông kinh doanh Công ty đã không ngừng đầu tư,
hiện đại hoá trang thiết bị thi công (giá trị tài sản cố định của Công ty năm 2002
gấp 3 lần so với năm 2000) do vậy chất lượng công trình thi công ngày một
nâng cao, sau mỗi năm giá trị tróng thầu của Công ty đều tăng làm doanh thu và
lợi nhuận tăng
- Các khoản phải trả (trong đó có các khoản phải trả khách hàng) của Công
ty chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ Công ty đã
thành công trong việc lợi dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân khác để kinh
doanh làm tăng quy mô vốn của doanh nghiệp mình
2. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty còn rất nhiều những hạn chế
cần khắc phục trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, cụ thể là:
- Tỷ suất lợi nhuận thấp trung bình chỉ đạt được 2.4% (mức trung bình
của ngành) mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng vốn tại công ty:
Vốn đầu tư vào công trình chủ yếu bằng vốn vay nhưng thu hồi chậm nên trả lãi
suất ngân hàng kéo dài làm tăng chi phí sử dụng vốn
- Việc theo dõi công nợ của công ty chưa đảm bảo đúng quy định và chưa

thực hiện điều tra tình hình tài chính của khách hàng một cách nghiêm túc nên
một số công trình kho hoàn thành xong nhưng chủ đầu tư lại không có khả năng
thanh toán.
- Công tác dự thầu còn yếu, một số gói thầu do không dự kiến trước được
hết các chi phí nên đặt giá quá thấp dẫn đến không có lãi hoặc lỗ
- Hệ thống hướng dẫn đôn đốc các hoạt động quản lý và sử dụng vốn của
công ty còn kém hiệu lực, thiếu sắc bén dẫn đến nhiều sai sót trong sử dụng vốn.
Mặt khác công tác kế hoạch hoá mới chỉ đơn thuần là thống kê kế hoạch và cũng
chưa có tính chuẩn xác. Công tác giám sát tiến độ và quản lý kinh tế của từng
công trình, công tác giám sát vốn đầu tư, thu quyết toán, nắm bắt điều phối nhân
lực theo dõi điều phối nâng cao hiệu quả trang thiết bị còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân: do đội ngò quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong vấn đề sử
dụng vốn tại đơn vị thi công, lượng hàng tồn kho và các công trình xây dựng dở
dang kéo dài làm tồn đọng một lượng vốn khá lớn không sinh lời, hơn nữa cơ
cấu tài sản và nguồn vốn tài trợ của công ty còn nhiều bất cập chẳng hạn doanh
nghiệp dùng quá nhiều nguồn dài hạn để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn, ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Quá trình thu hồi công nợ diễn ra
chậm, công ty bị khách hàng lợi dụng vốn khá nhiều (chiếm 20 đến 30% giá trị
công trình ). Mặt khác do tính chất cạnh tranh quyết liệt của thị trường xây dùng


trong những năm qua nên công ty buộc phải hạ giá gói thầu để cạnh tranh do đó
nhiều công trình lỗ hoặc lợi nhuận thấp (tróng thầu chỉ với mục đích tạo công ăn
việc làm cho cán bộ công nhân viên), điều này tác động trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh của Công ty.


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ
XÂY DỰNG HÀ NỘI

I. MÉT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
1. Giải pháp chung cho vấn đề huy động vốn sản xuất kinh doanh.
Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng là một vấn đề nan giải của
Công ty Lắp máy Điện nước và Xây dựng Hà Nội. Em xin trình bày một số giải
pháp tạo vốn cho công ty.
Thứ nhất, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, đây là phương pháp huy
động vốn mà Công ty đã sử dụng ở một vài công trình và đã mang lại hiệu qủa
tích cực. Tuy nhiên cần triển khai hình thức trên một cách rộng rãi và công khai
trong phạm vi toàn công ty. Với số lượng cán bộ công nhân viên 2.253 người,
nhiều người có thu nhập khá và có vốn nhàn rỗi gửi lại ngân hàng với lãi xuất
thấp thì hình thức huy động vốn từ cán bộ công nhân viên là rất khả quan. Về
phía công ty lượng vốn huy động từ phía cán bộ công nhân viên sẽ tránh được
các điều khoản ràng buộc hay thế chấp khi vay các tổ chức tín dụng, mặt khác
nó sẽ làm tăng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên, gắn bó quyền lợi của
họ với quyền lợi của công ty và họ chính là người trực tiệp sử dụng nguồn vốn
vay. Về phía công nhân viên, đây là hình thức đóng góp cho chính công ty của
họ, góp phần đem lại thu nhập cao và ổn định cho chính họ, đồng thời đây cũng
là một hình thức đầu tư mà họ trực tiếp tham gia vào và phần nào quyết định kết
quả, với việc ngân hàng liên tục hạ lãi suất gửi tiết kiệm trong năm nay, thì đầu
tư vào chính doanh nghiệp của mình chắc chắn sẽ đem lại lợi Ých cao hơn.
Thứ hai thay thế một phần vay ngân hàng bằng tín dụng thương mại. Tín
dụng thương mại có ưu điểm là ràng buộc quyền lợi của nhà cung cấp với quyền
lợi của công ty và chi phí vay thường thấp hơn vay ngân hàng. Tuy nhiên nguồn
tín dụng thương mại hiện nay của công ty chủ yếu thông qua hình thức mua bán
chịu nguyên vật liệu và việc người tín dụng thường chỉ bằng thoả thuận miệng
giữa cán bộ thu mua của công ty với nhà cung cấp, hợp đồng hoá các khoản tín
dụng thương mại này trên danh nghĩa của công ty. Mặt khác công ty nên thường
xuyên thu thập thông tin về khả năng tài chính, mục đích cho vay của nhà cung
cấp, từ đó lùa chọn những nhà cung cấp phù hợp.

2. Hoàn thiện công tác hạch toán nội bộ và cơ chế khoán trong công ty.
2.1.

Hoàn thiện công tác hạch toán nội bộ.

Hạch toán kinh tế nội bộ là thực hiện hạch toán tới từng đơn vị của công ty
(các tổ, đội sản xuất), đây là hình thức sử dụng tiền tệ để tính toán chi phí và kết
quả từng đơn vị thành viên, qua đó biết được hiệu quả sử dụng các nguồn lực và
đánh giá được năng lực của từng bộ phận của công, để có các điều chỉnh cần
thiết.


×