Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sự thống nhất có thể đưa đến thái độ chủ quan và giải quyết mâu thuẫn chúng một cách chủ quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.6 KB, 40 trang )

Tiu Lun Trit Hc

Mục lục

Lời giới thiệu
Phần Nội dung
I.
Cơ sở lý luận:
A. Cơ sở lý thuyết: Vai trò và ảnh hởng của mâu thuẫn tới sự phát
triển.
B. Cơ sỏ thực tế: Cơ sở sự phát triển thành phầnKTQD
1. Tiêu chí sự phát triển của thành phần KTQD
2. Cơ sở sự phát triển tành phần KTQD
II.
Sự hình thành thành phần KTQD dới cách nhìn của phép mâu
thuẫn biên chứng:
1. Tính tất yếu của sự ra đời và tồn tại của thành phần KTQD dới
cách nhìn phép mâu thuẫn biện chứng.
a. Tính lô gíc và biên chứng
b. Tính lịch sử, thời đại
2. Con đờng hình thành thành phần KTQD ở nớc ta.
III. Những mâu thuẫn biện chứng ảnh hởng tới sự phát triển:
1. Mâu thuẫn với cơ chế quản lý kinh tế
2. Mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trờng.
3. Mâu thuẫn với các thành phần kinh tế khác:
4. Mâu thuẫn bên trong thành phần KTQD
a) Mâu thuẫn giữa lực lợng sản xuất và quan hệ sản xuất
b) Mâu thuẫn giữa cái mới, hiện đại với cái cũ, lạc hậu
c) Mâu thuẫn giữa tính cá nhân và tính Nhà nớc, tập thể
d) Mâu thuẫn giữa sự phát triển và mối quan hệ đội ngũ quản lý
và đội ngũ công nhân lao động


IV. Phơng hớng phát triển chung của thành phần KTQD dới cách
nhìn của phép mâu thuẫn biện chứng:
1. Đổi mới là sự phát triển tận gốc
2. Phát triển thông qua giải quyết các mâu thuẫn nội tại
a) Phát triển lực lợng sản xuất và quan hệ sản xuất:
b) Phát triển cái mới trên cơ sở kế thừa cái cũ
c) Cổ phần hoá DNNN
d) Nâng cao khả năng của ngời quản lý và đội ngũ công nhân
3. Giải quyết các mâu thuẫn quan trọng khác:
V.
Thc trạng phát triển của thành phần KTQD:
1. Thực trạng phát triển:
2. Những tồn tại chủ yếu liên quan đến sự phát triển của thành phần
KTQD
VI. Những kiến nghị cần làm:
Kết luận
(---**************--)

1


Tiểu Luận Triết Học

LỜI GIỚI THIỆU
Với sự thắng lợi của Cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) ở một loạt
các quốc gia đầu thế kỷ, hệ thống các nước XHCN đã ra đời. Một xã hội mới
được thiết lập đã thay thế các xã hội tư bản và thực dân phong kiến cũ và đó
thực sự là cuộc cách mạng có sự nhảy vọt về chất. Song song với việc tiến
hành cuộc cách mạng XHCN, thành phần kinh tế quốc doanh (KTQD) cũng
đã được xây dựng và thiết lập.

Với bản chất XHCN và luôn gắn với giai cấp công nhân - mét giai cấp
luôn đươc coi là lực lượng tiến bộ nhất trong lịch sử loài người - thành phần
KTQD cũng là một nấc phát triển của thời đại. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu
thành phần KTQD cũng là nghiên cứu một nấc phát triển của thế giới.
Theo xu hướng tiến bộ đó của thế giói, cùng với sự thắng lợi của cách
mạng XHCN, thành phần KTQD cũng đã ra đời ở nước ta. Chính vì vat trò
quan trọng của thành phần này ở đất nước ta nên sự phất triển của thành phần
KTQD có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia.
Vận động và phát triển là thuộc tính cố hứu của mọi sự vật. Chính vì
vậy, nghiên cứu bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ta phải đặt chúng trong sự
phát triển. Sự phát triển được quy dịnh bởi ba quy luật cơ bản của phép duy
vât biên chứng:
-

Quy luật Mâu thuẫn biện chứng

-

Quy luật Lượng và chất

-

Quy luật Phủ định biện chứng.

Trong đó, tôi chỉ xin nghiên cứu sự phát triển dưới cách nhìn của phép
mâu thuẫn biện chứng - quy luật cơ bản nhất trong phép duy vật biện chứng và
tồn tại phổ biến không chỉ trong kinh tế mà còn ở mọi sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên cũng như xã hội.

2



Tiểu Luận Triết Học
Với mong muốn hiểu thêm về vấn đề kinh tế đặc biệt là về thành phần
KTQD vốn đươc coi là một nấc phát triển của kinh tế và xã hội, vì vậy tôi đã
chọn “ Sự hình thành và phát triển của thành phần Kinh Tế Quốc Doanh
dưới cách nhìn của phép mâu thuẫn biện chứng ở nước ta “ làm đề tài cho
tiểu luận Triết học Mác-Lê Nin của mình.
Trong tiểu luận , tôi sẽ trình bày lần lượt con đường hình thành và phát
triển của thành phần KTQD ở nước ta. Trong đó, nền tảng của sự phát triển sẽ
dùa trên phép mâu thuẫn biện chứng và sự giải quyết các mâu thuẫn đó.
Qua tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Thâỳ giáo Lê Ngọc
Thông đã cung cấp cho tôi những bài giảng về Triết học và hướng dẫn trong
quá trình viết tiểu luận. Cuối cùng, do trình độ có có hạn đồng thời vì đây dù
sao cũng chỉ là cách nhìn ở một khía cạnh nên còn nhiều thiếu sót trong bài
viết. Mong các bạn thông cảm.
Sinh viên thực hiện
(************************)

NỘI DUNG

3


Tiểu Luận Triết Học
I. CỞ SỞ LÝ LUẬN:

A. Cở sở lý thuyết: Mâu thuẫn và vai trò, ảnh hưởng của nó tới sự
phát triển:
1. Mâu thuẫn và đặc điểm của nó:

Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực từ tự nhiên,
xã hội cho đến tư duy con người. Nó tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến
khi sự vật kết thúc. Mâu thuẫn không phải là một cái gì xa lạ và kỳ bý và cũng
không phải là không tồn tại như quan niệm các trường phái Triết học trước
đây. Ơ đây, chúng ta có thể rót ra khái niệm của mâu thuẫn : ” Mâu thuẫn là
mối liên hệ tác động qua lại giữa những mặt đối lập “ Trong đó, chúng ta có
thể hiểu “ Mặt đối lập chính là những yếu tố, bộ phận và khuynh hướng
phát triển, biến đổi trái ngược nhau”
Ví dô : Trong một nền sản xuất xã hội xuất hiện hàng loạt các mặt có
khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau như cung và cầu, tích luỹ và tiêu
dùng,..
Từ khái niệm naỳ, chúng ta có thể rót ra những đặc điểm của mâu
thuẫn:
- Mâu thuẫn là hiện tương khách quan : Đó là do cấu trúc tự thân vốn
có bên trong của sự vật, hiện tương quy định.
- Mâu thuẫn mang tính vốn có, phổ biến. Nó tồn tại trong tất cả các lĩnh
vực của thế giới từ tự nhiên, xã hội đến tư duy con người .
Ví dụ: Từ hai đặc điểm trên , chóng ta cũng có thể thấy được trong nền
kinh tế cũng chứa đựng những mâu thuẫn khách quan trong đó có mâu thuẫn
cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa lực luợng sản xuất và quan hệ sản xuất ; và đó
cũng là mâu thuẫn cơ bản trong nội tại của thành phần KTQD.
Hai đặc điểm trên có vai trò quan trọng trong quan niệm giải quyết mâu
thuẫn.

4


Tiểu Luận Triết Học
2.Sù thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa , ràng buộc

và tạo tiền đề cho nhau của các mặt đối lập.
Sự thống nhất giúp cho sự vật được tồn tại là chính nã ; qua đó tạo
ra tính ổn định và tương đối của sự vật. Sự thống nhất này giúp cho sự vật
có đặc điểm riêng có so với sự vật khác .
Ví dô: Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã
tạo nên tính ổn định của sản xuất và tạo nên một hình thái kinh tế xã hội
riêng biệt trong một phạm vi nhất định . Những hình thái kinh tế xã hội
này có đặc điểm riêng biệt so với hình thái khác. Hình thái kinh tế tư bản
chủ nghĩa phải khác hình thái phong kiến và cũng khác hình thái kinh tế
XHCN còng như thành phần KTQD phải có sự khác biệt với kinh tế tư
nhân và tư bản.
Từ sự thống nhất này mà bao hàm cả khái niệm “Sự đồng nhất”. Lê
Nin đã từng viết :” Sự đồng nhất của các mặt đối lập (“thống nhất”) đó
là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn , bài trừ lẫn nhau,
đối lập trong tất cả các hiện tương và quá trình của giới tự nhiên...”
Tuy nhiên sự thống nhất chỉ mang tính tương đối nó chỉ diễn ra trong
một một phạm vi, một quá trình nhất định và là tiền đề nội lực cho sự đấu
tranh
- Sù đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ, phủ định lẫn nhau
giữa các mặt đối lập. (Do các mặt đối lập có xu hướng đối lập nhau nên trong
quá trình tồn tại các mặt đối lập vận động theo xu hướng vốn có; do vậy chúng
ảnh hưởng kìm hãm lẫn nhau)
Sự đấu tranh diễn ra trong sự thống nhất để phá vỡ sự thống nhất
cũ nhằm tạo ra sự thống nhất mới cao hơn.

5


Tiểu Luận Triết Học

Ví dụ: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong xã hội có sự thống nhất để tạo ra một hình thái kinh tế nhất định nhưng
đồng thời cũng diễn ra xu hướng đấu tranh để tạo ra hình thái kinh tế mới.
Muốn hình thành một thành phần KTQD chóng ta phải dùa trên
các mâu thuẫn để giải quyết để tạo nên tính thống nhất và hoàn chỉnh trong
thành phần KTQD.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình hết sức phức
tạp diễn ra tương ứng với quá trình hình thành phát triển và giải quyết mâu
thuẫn.
+ Giai đoạn hình thành mâu thuẫn: các yếu tố trong sự vật, hiện tượng
chỉ tồn tại với tư cách là sự khác nhau. Những yếu tố Êy cứ vận động theo xu
hướng riêng làm cho sự khác nhau dần trở thành sự khac biệt, sự khác biệt Êy
cứ tăng dần và chuyển thành sự đối lập, các yếu Êy trở thành các mặt đối lập.
Chúng tác động qua lại với nhau tạo nên sự vật và bước đầu hình thành mâu
thuẫn.
+ Giai đoạn phát triển mâu thuẫn: các mặt đối lập Êy cứ tiếp tục vận
động theo xu hướng riêng tạo nên sự kìm hãm lẫn nhau và bước đầu đã có sự
đấu tranh. Khi đó mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm và cần được giải quyết
Ví dô: Trong giai cấp có đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó. Mâu thuẫn đó diễn ra hết
sức quyết liệt và gay gắt khi đã lên tới đỉnh cao nó cần được giải quyết để tạo
ra sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn đó bằng các cuộc cách mạng xã hội kể
cả bạo lực.
Sự đấu tranh là tuyệt đối và vĩnh viễn. Xét trong một phạm vi hẹp, sự
đấu tranh để dẫn tới thống nhất hình thành nên sự vật. Nhưng trong khuynh
hướng chung sự đấu tranh là tuyệt đối và diễn ra để phá vỡ sự thống nhất cân
bằng.

6



Tiểu Luận Triết Học
Và đó là cơ sở cho sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập
3) Sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập:
Không phải bất cứ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự
chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển
đến trình độ nhất định mới hội đủ điều kiện cần thiết để chuyển hoá.
Do tính đa dạng và phong phú của thế giới vật chất mà sự chuyển
hoá diễn ra nhiều hình thức:
+ Mét mặt đối lập nào đó mất đi và được thay thế bằng mặt đối lập mới.
Ví dụ: mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng
+ Hai mặt đối lập thay đổi về tương quan vị trí nhưng ở trình độ cao
hơn. Ví dụ: Sự chuyển hoá giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để tạo
nên quan hệ sản xuất mới ở trình độ cao hơn.
+ Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới
hoàn toàn. Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi của cơ chế quản lý
kinh tế của nhà nước.
Như vậy sự chuyển hoá đã tạo nên sự thay đổi của sự vật và tạo nên sự
phát triển.
4) Vai trò và sự giải quyết mâu thuẫn đối với phát triển:
Phát triển là sự vận động có xu hướng từ thấp tới cao, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện và từ đơn giản đén phức tạp. Phát triển có khuynh
hướng chung là tiến lên sau khi đã trải qua rất nhiều quá trình vận động ngẫu
nhiên. Như vậy, trong sự phát triển có bao hàm cả sự thụt lùi.
Ví dô: sự yếu kém của hệ thống XHCN nói chung và thành phần KTQD
nói riêng hiện nay chỉ là tạm thời và sẽ phát triển.
a)

Động lực của phát triển chính là mâu thuẫn. Tuy nhiên, mỗi


loại mâu thuẫn có vai trò khác nhau tới sự phát triển:

7


Tiểu Luận Triết Học
- Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập ở trong sự
vật. Nã quyết định tới sự phát triển của sự vật. Đây là mâu thuẫn có vai
trò quan trọng tới sự phát triển.
- Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các mặt đói lập bên ngoài
sự vật. Nã gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhưng phải thông qua mâu
thuẫn bên trong.
Như vậy, muốn đứa tới sự phát triển cần giải quyết mâu thuẫn bên
trong và không xem nhẹ mâu thuẫn bên ngoài. Đây cũng là cơ sở cho sự phân
chia các loại mâu thuẫn trong thành phần KTQD và giải quyết mâu thuẫn
trong bài tiểu luận này .
- Ngoài ra, còn loại mâu thuẫn khác như mâu thuẫn cơ bản và mâu
thuẫn chủ yếu cũng có vai trò quan trọng đến sự phát triển.
b) Phát triển thông qua giải quyết mâu thuẫn:
Giải quyết mâu thuẫn có ảnh hưởng quan trọng đén sự phát triển bởi
mâu thuẫn còn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Sự phát triển không
chỉ là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà còn có ảnh hưởng bởi tính thống
nhất giữa chúng. Khi bàn về phương pháp giải quyết mâu thuẫn, ngoài sự đấu
tranh chóng ta cũng cần coi trọng tới sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Quá nhấn mạnh nguyên tắc đấu tranh trong quá trình giải quyết mâu
thuẫn mà không đề cập đến sự thống nhất có thể đưa đến thái độ chủ quan và
giải quyết mâu thuẫn chúng một cách chủ quan. Chẳng han, thái độ tuyệt đối
hoá đấu tranh sẽ dẫn đến thủ tiêu, xoá bỏ mâu thuẫn. Ví dụ: Điển hình ở nền
kinh tế nước ta trước đổi mới.
Chóng ta phải xem xét sự thống nhất giưă các mặt đối lập ở góc độ

thực tiễn của chủ thể con người. Điều này đòi hỏi chủ thể thực tiễn biết khai
thác cái chung, sự tương đồng giữa các mặt đối lập để có thể kết hợp chúng
một cách tự giác, biện chứng. Đây cũng là sự giải quyết mâu thuẫn dùa trên

8


Tiểu Luận Triết Học
ảnh hưởng của chủ quan con người nhưng phải tôn trọng tính khách quan.
Điều này khác tính hoà tan tất sẽ dẫn đến thủ tiêu mâu thuẫn.
Chỉ khi nào một mặt đối lập đã lé ra cái lạc hậu ,chậm tiến, không còn
cơ hội phát triển và mất tính phổ biến thì có thể giải quyết mâu thuẫn bằng sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Phương hướng giải quyết này rất quan trọng tới sự phát triển đăc biệt là
đối với sự phát triển hiện nay của thành phần KTQD
B. Cơ sở sự phát triển của thành phần KTQD:
1)

Tiêu chí sự phát triển của thành phần KTQD:

Thành phần KTQD thực chất là hệ thống các doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt
động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội do Nhà nước giao. Thành phần KTQD dùa trên chế độ sở hữu nhà
nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Tiêu chí của sự phát triển thành phần KTQD dùa trên sự phát
triển của lực lượng sản xuất, môi trường sản xuất khoa học hợp lý từ đó tạo
nên các sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường. Hiện nay có 2 xu hướng tiêu
chí của sự phát triển ở nước ta:
-


Coi sự phát triển là thành phần KTQD phải chiếm đa số

trên tất cả các ngành nghề kinh tế của nước ta. Theo một số người thì
việc chiếm đa số của các DNNN và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đã
là sự phát triển.
-

Thành phần KTQD giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế tức

là chỉ nắm giữ những ngành nghề kinh tế quan trọng và coi trọng sự
phát triển lực lượng sản xuất, năng suất lao động và sản phẩm làm ra .

9


Tiểu Luận Triết Học
Hiện nay, nước ta đang có xu hướng thứ hai đối với tiêu chí sự phát
triển của thành phần KTQD. Và tiêu chí này cũng có ở các nước XHCN khác
như Trung Quốc,...
2) Cơ sở sự phát triển của thành phần KTQD:
Bất kỳ một sự vật nào muốn hình thành và phát triển đều phải trải qua
quá trình giải quyết dần dần các mâu thuẫn và qua đó làm phát sinh mâu thuẫn
mới. Đối với thành phần KTQD, sau khi giải quyết các mâu thuẫn cũ của
thành phần kinh tế tư bản, nó đã dược hình thành như một tất yếu của lich sử
đồng thời trong nó cũng có những mâu thuẫn mới. Như vậy, cơ sở sự phát
triển của thành phần KTQD là phải xác định những mâu thuẫn trong nó và
tìm hướng giải quyết.
Vào thời kỳ trước đây, ở các nước XHCN trên thế giới như Trung
Quốc, Liên Xô,... việc hình thành thành phần KTQD dùa trên việc giải quyết

mâu thuẫn theo hướng chủ quan của con người bằng cách xoá bỏ thành phần
tư bản mặc dù mâu thuẫn là khách quan và không thể giải quyết chúng một
cách chủ quan. Đó chỉ là sự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tiêu cực tạo nên
một sự sai lầm lớn trong sự phát triển. Và việc xác định các mâu thuẫn và giải
quyết chúng cũng rất theo cảm tính con người và dễ rơi vào trường phái nguỵ
biện.
Vì vậy, việc phát triển thành phần KTQD phải dùa trên sự nhìn nhận
đúng đắn của mâu thuẫn. Trong đó, mâu thuẫn phải khách quan và phải giải
quyết chúng dùa trên sự tôn trọng khách quan. Ngoài ra phải xác định tính
quan trọng của từng mâu thuẫn, chú trọng giải quyết mâu thuẫn bên trong của
thành phần KTQD trên cơ sở tôn trọng mâu thuẫn bên ngoài theo hướng kết
hợp cả sự thống nhất và đấu tranh của các yếu tố trong thành phần KTQD mà
không nên coi trọng quá sự đấu tranh. Đó cũng chính là cơ sở chính của sự
phát triển của thành phần KTQD mà tôi muốn trình bày trong tiểu luận này.

10


Tiểu Luận Triết Học
(---*********---)

11


Tiểu Luận Triết Học
II. SỰ HÌNH THÀNH CỦA THÀNH PHẦN KTQD:

1) Tính tất yếu của sự ra đời và tồn tại của thành phần KTQD dưới
cách nhìn của phép mâu thuẫn biện chứng:
a.Tính khoa học lôgic và biện chứng :

Chóng ta đã biết sở hữu tư bản tư nhân chỉ có vai trò lịch sử trong
quá trình phát triển kinh tế. Đến một lúc nào đó, sự tồn tại của chế độ sở hữu
tư bản tư nhân sẽ bộc lé những mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn đó sẽ làm
cho xã hội xuất hiện xung đột và cuối cùng phải thay thế bằng sở hữu cao hơn
là sở hữu nhà nước và đó là cơ sở sự ra đời của thành phần KTQD. Đó là hình
thái kinh tế xã hội chủ nghĩa mà cơ sở là lực lượng sản xuất phát triển ở trình
độ cao hơn và tương ứng với nó là chế độ công hữu.
Nhà khoa học nổi tiếng thế giới A.Anhxtanh còng cho rằng sở hữu tư
bản không thể có những điều kiện đẻ giải quyết mâu thuẫn bên trong và vì thế
nó cần được thay thế.
Sở hữu tư nhân trong điều kiện kinh tế hàng hoá và thị trường muốn
tồn tại với tư cách là chính nó thì phải hướng vào việc tìm kiếm lợi nhuận
bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân, động lực tìm kiếm lợi nhuận đã
kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Mác đã khẳng định: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn
luôn cách mạng công cụ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan
hệ xã hội” .Với động lực như vậy, giai cấp tư sản đã thúc đẩy cả thế giới phát
triển và tạo ra “những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực lượng sản
xuất của tất cả các thế hệ trước nó gộp lại” Thế nhưng, chính chế độ sở hữu tư
bản lại không thể đủ sức quản lý khối lượng đồ sộ đã tạo ra. Sở hữu tư bản
muốn tồn tại thì nó phải vận động để thu hót lợi nhuận và không ngừng tích
luỹ và tích tụ. Mà tư bản càng tích tụ thì càng làm cho quan hệ xã hội bị tha
hốa.

12


Tiểu Luận Triết Học
Trong bộ tư bản của mình, Mác đã viết: ”tích luỹ tư bản ngày càng
tăng có nghĩa là tích tụ tư bản càng ngày càng tăng. Do đó quyền lực của của

tư bản tăng lên, việc tách những điều kiện sản xuất xã hội nhân cách hoá trong
nhà tư bản, khỏi những người sản xuất thực tế, cũng tăng lên. Tư bản ngày
càng thể hiện ra là một quyền lực xã hội mà nhà tưu bản là một viên chức và
quyền lực xã hội đó hoàn toàn không còn tỷ lệ chút nào với những cái mà lao
dộng của một cá thể sáng tạo ra. ... Mâu thuẫn giữa quyền lực xã hội chung ,
mà nhà tư bản chuyển biến thành với quyền lực tư nhân của những nhà tư bản
cá biệt đối với những điều kiện sản xuất Êy, ngày càng trở nên gay gắt và đòi
hỏi thủ tiêu quan hệ Êy, vì nó đòi hỏi bằng những điều kiện sản xuất chung,
tập thể ”.
Với sự lập luận trên, chúng ta thấy sở hữu tư bản tư nhân càng phát
triển thì nó càng làm lé ra những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản cà giai cấp
công nhân, giữa quyền lực xã hội chung, mà tư bản chuyến biến thành với
quyền lực tư nhân của những nhà tư bản cá biệt
Mục đích sản xuất trong sở hữu tư nhân ngoài việc sản xuất ra khối
lượng lớn của cải vật chất mà còn tạo ra giá trị –tư bản. Nó tạo ra mâu thuẫn
chính gây ra khủng khoảng kinh tế trong lòng tư bản. Để giải quyết những
mâu thuẫn này, hình thức sở hữu tư nhân phải có sự biến tướng. Và xu hướng
của sự biến tướng vẫn dẫn đén những hình thức tồn tại mang tính xã hội hoá
cao và cũng dần dần trở thành nấc thang quan trọng hình thành sở hữu cao
hơn là sở hữu nhà nước mà biểu hiện đặc trưng và chủ yếu của sở hữu đó là
thành phần KTQD. Bản thân sự biến hoá của sở hữu tư nhân dù rất sâu sắc
nhưng vẫn chứa đựng đầy mâu thuẫn làm nhức nhối cả nhân loại :đó là mâu
thuẫn giữa tư bản và lao động và những mâu thuẫn phát sinh đặt ra cho xã hội.
Như vây, xét về tính logíc và biện chứng thì sự ra dời và tồn tại của
thành phần KTQD là tất yếu.

13


Tiểu Luận Triết Học

b. Tính lịch sử và thời đại của sự ra đời thành phần KTQD:
Sù ra đời của thành phần KTQD ngoài sự chi phối bởi tính logic
biện chứng nó còn mang yếu tố lịch sử thời đại. Sự thành lập của thành phần
KTQD ở hàng loạt quốc gia đầu thế kỷ mà điển hình là Liên Xô có nguyên
nhân trực tiếp từ giai đoạn lịch sử .
Giai đoạn 1929 – 1933 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm
trọng trong lòng xã hội tư bản mà điển hình trong các xí nghiệp tư nhân.
Khủng hoảng này đã bộc lé ra những mâu thuẫn đã lên tới đỉnh cao. Đó là
những mâu thuẫn :
+ Mâu thuẫn giữa sự sản xuất có tính xã hội với sự chiếm hữu có
tính tư nhân.
+ Mâu thuẫn giữa tình trạng có tổ chức của sự sản xuất trong
từng xí nghiệp tư nhân với tình trạng vô chính phủ của nền sản xuất trong toàn
thể xã hội. Mâu thuẫn này được thể hiện sự phục tùng ý chí duy nhất giai cấp
công nhân đối với giới chủ nhưng trong xã hội thì trạng thái sản xuất vô chính
phủ bao gồm tất cả.
+ Mâu thuẫn đối kháng giữa giới chủ và giới công nhân. Mâu
thuẫn càng bộc lé rõ nét khi tư liệu sản xuất không ai sử dụng còn người lao
động thì không việc làm.
Với những thời cơ như vậy, sự ra đời của thành phần KTQD đã đi kịp
xu thế đó. Tuy nhiên ngày nay những mâu thuẫn trong sỡ hữu tư bản đã bị
biến chất và nó chưa lên đến đỉnh cao của mình, nên sự thành lập của thành
phần KTQD chưa có thời cơ lịch sử. Trong xu thế toàn cầu thế giới hiện nay
các tập đoàn tư bản vừa cố gắng đẩy nhanh quá trình do sự thúc Ðp của lợi
nhuận vừa tìm cách kìm hãm quá trình này, các tập đoàn kinh tế chỉ thúc đẩy
toàn cầu hoá khi nã mang lại lợi Ých cho chúng. Đồng thời quá trình này sẽ bị
kìm hãm nếu không có lợi nhuận. Đó là một biểu hiện mang tính ăn bám và

14



Tiểu Luận Triết Học
thối nát của chủ nghĩa tư bản và đây cũng là một mâu thuẫn mới ra đời trong
xu thế hiện nay của thế giới.
Như vậy sự ra đời của sở hữu nhà nước, công hữu mà biểu hiện
của nó là thành phần KTQD mang tính tất yếu và sự tồn tại của nó ngày nay
đã được chứng tỏ trong xu thế thời đại thế giới.
2) Con đường hình thành thành phần KTQD ở nước ta:
Như phần trên đã trình bày, chúng ta đều biết tính tất yếu của sự ra
đời loại hình sở hữu Nhà nước. Biểu hiện đặc trưng của loại hình sở hữu này
chính là thành phần KTQD. Và xu thế tất yếu này là cơ sở cho việc hình thành
một loạt các doanh nghiệp Nhà nước cùng với công cuộc cải cách Quan hệ sản
xuất ở nước ta. Tuy nhiên, do tính chất là một nước quá độ lên thẳng XHCN
mà không qua hình thái Tư bản nên công cuộc cải cách sở hữu cùng với quá
trình xây dựng các doanh nghiệp nhà nước càng phức tạp hơn.
Năm 1959, trong Báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi đã thể hiện
những quan điểm đúng đắn về đường lối chung tiến lên CNXH ở miền Bắc.
-

Trong đó đã chỉ rõ các hình thức kinh tế ở nước ta là:

+ Sở hữu Nhà nước tức là sở hữu toàn dân: Thành phần KTQD là
dạng biểu hiện đặc trưng và chủ yếu của loại hình sở hữu này
+ Sở hữu hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao dộng
+ Sở hữu của người lao động cá thể
+ Mét Ýt tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư bản
Và một trong những phép cải tạo của Nhà nước là: Đối với những
tư sản công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất và của cải khác của họ mà ra sức hấp dẫn họ hoạt động làm theo lợi
quốc kế dân sinh, khuyến khích cải tạo theo CNXH bằng hình thức công

ty hợp doanh. Bộ phận này cũng được chuyển dần vào các DNNN.

15


Tiểu Luận Triết Học
Như vậy sự thành lập các doanh nghiệp nhà nước dùa trên ba yếu
tố
-

Nhà nước đầu tư xây dựng

-

Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư bản

-

Góp cổ phần khống chế các doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng này còn trải qua nhiều phức tạp do sù
thay đổi của tư duy mà có ảnh hưởng xâu xa từ những biến động của thế
giới. Đặc biệt là cuộc Đại nhảy vọt ở Trung Quốc năm 1957 và năm 1936
Liên Xô tuyên bố đã xây dựng thành công XHCN.
III. NHỮNG MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN TRONG NỀN SẢN XUẤT CỦA THÀNH PHẦN KTQD:

1.Mâu thuẫn giữa tình hình sản xuất với cơ chế quản lý kinh tế:
Do tính chất sở hữu của thành phần KTQD là sở hữu Nhà nước nên
sự phát triển của cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các

DNNN. Mặc dù đây không phải là mâu thuẫn vốn có trong các doanh nghiệp
nhưng nó chi phối rất lớn, thậm chí có tính chất quyết định đén hoạt động và
hiệu quả của DNNN. Khi cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế và chưa
phù hợp với tình hình sản xuất sẽ làm hạn chế rất nhiều tới sự phát triển của
nền kinh tế chung đặc biệt là thành phần kinh tế nắm vai trò chủ đạo và thống
trị. Ơ nước ta, hệ thống các DNNN luôn giữ vị trí chủ đạo và thống trị trong
nền kinh tế. Vì vây, sự phát triển của thành phần kinh tế quốc doanh sẽ chịu
ảnh hưởng rất lớn từ cơ chế quản lý kinh tế.
Ngay từ khi xây dựng CNXH, cơ chế quan liêu bao cấp đã được duy
trì một thời gian dài ở nước ta. Sù duy trì này đã khiến nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung cao độ và làm suy giảm đi hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Với
cơ chế này, con người và hệ thống các xí nghiệp đã trở thành một phương tiện

16


Tiểu Luận Triết Học
của bộ máy kế hoạch vốn đã được định sẵn. Vai trò của doanh nghiệp nhà
nước không được thể hiện rõ mà chỉ là vai trò của bộ phận chấp hành đúng
mệnh lệnh của cấp trên. Các doanh nghiệp thực chất là người sản xuất, ”gia
công” cho nhà nước, chứ không phải là một cơ sở kinh doanh. Chính sự không
phù hợp này đã làm kinh tế quốc doanh bị suy yếu, không giữ được vai trò chủ
đạo , chi phối nền kinh tế, làm mất lòng tin trong nhân dân đối với hệ thống
này.
Nhận thấy rõ được mâu thuẫn này, đại hội đảng VI đã chỉ rõ sự cần
thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bao gồm :
- Đổi mới công tác kế hoạch hoá.
-

Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa tiền tệ.


-

Nền kinh tế phải được quan lý bằng các phương pháp kinh

tế là chủ yếu
-

Các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ sản xuất, kinh

doanh,

tù chủ về tài chính và có vai trò thật sự của người

làm chủ trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh.
Sù thay đổi đúng lúc này đã đánh dấu một bước phát triển mới của
doanh nghiệp nhà nước, khẳng định chế dé tự chủ sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, thúc đẩy khả năng sáng tạo của cá nhân trong xí nghiệp và tạo
ra động lực sản xuất của các đơn vị KTQD.
Tuy nhiên, trong giai đoạn giao chuyển giữa hai cơ chế hiện nay, sự
ảnh hưởng của cơ chế bao cấp cũ vẫn ảnh hưởng khá nặng nề đối với các
doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, cần thay đổi dần dần cơ chế quản lý để phù
hợp với các DNNN.
Như vậy, mối quan hệ giữa cơ chế quản lý kinh tế và các đơn vị kinh tế

quốc doanh là mâu thuẫn biện chứng và ảnh huởng sâu sắc tới sự phát triển
của thành phần KTQD.

17



Tiểu Luận Triết Học
2. Mâu thuẫn của thành phần KTQD trong kinh tế thị trường:
a) Vài vấn đề về kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ kinh tế xã hội mà trong đó,
sản xuất xã hội gắn chặt với thị trường, tức là gắn chặt chẽ với quan hệ hàng
hoá- tiền tệ, với quan hệ cung cầu...
Xét trên bình diện Triết Học, kinh tế thị trường chính là nơi giải quyết
các mâu thuẫn trong sản xuất hàng hoà một cách khách quan nhất. Tuy nhiên,
để hạn chế tính tự phát khách quan dẫn đến những mặt trái của nó thì cần có
sự điều chình của Nhà nước. Đối với nước ta, qua 15 năm đổi mới, nền kinh tế
thị trường đang bắt đầu manh nha và hình thành. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường ở nước ta có những đặc điểm rõ rệt của một nước XHCN luôn lấy hệ
thống đơn vị kinh tế quốc doanh làm chủ đạo:
-

Đây là một nền kinh tế thị trường có tính quá độ. Điều này

thể hiện rõ ở tính đa dạng sở hữu. Các loại hình sản xuất đều chịu sự
chi phối chung của một thị trường thống nhất với các quan hệ cung
cầu,...
-

Nền kinh tế thị trường nước ta xuất phát từ trình độ kém

phát triển chung.
-

Nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng hội nhập vào


thị trường thế giới
Kinh tế thị trường có vai trò quan trọng đối sự phát triển kinh tế nhưng
nó cũng đặt trước các đơn vị kinh tế đặc biệt là thành phần KTQD nhiều mâu
thuẫn mới.
b) Mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị truờng:
Trong nền kinh trế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước cũng như
các doanh nghiệp khác được bình đẳng cạnh tranh, phát triển và tự chủ trong
kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, để có được tính năng động trong nền kinh tế

18


Tiểu Luận Triết Học
thị trường như các doanh nghiệp tư nhân khác, DNNN phải đối mặt với mâu
thuẫn: “Mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý Nhà nước phải ngang tầm đòi hỏi
của nền kinh tế thị trường với tình trạng bộ máy Nhà nước cồng kềnh, kém
hiệu lực và trình độ quản lý hạn chế ”
Đây là một trong những mâu thuẫn khiến các DNNN rất bức xúc hiện
nay. Mặc dù luôn được sự bảo vệ của chính phủ nhưng DNNN hoạt động
trong sự kiểm tra, kiểm soát quá chặt chẽ và sự áp đặt cõng nhắc về nhiều mặt
của Chính phủ. Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và
Nhà nước chính là chủ sở hữu cao nhất của các doanh nghiệp nhưng bộ máy
này quá đồ sộ, nhiều tầng và tất cả đều có trách nhiệm “quan tâm” đến doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi DNNN không còn là độc
tôn trong nền kinh tế và phải đối phó, năng động, tự chủ trong kinh doanh thì
họ vẫn phải đối phó với bộ máy cồng kềnh trên gây ra lãng phí thời gian, tiền
bạc cho các đơn vị và Nhà nước. Điều này tất sẽ làm suy giảm đến sự phát
triển của thành phần KTQD. Vì vậy, mâu thuẫn trên cũng có yêu cấu cấp thiết
cần được giải quyết.
Trong quá trình phát triển của mình, để đáp ứng được trong nền kinh tế

thị trường, các DNNN phải đổi mới, sắp xếp lại làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa các vấn đề xã hội như lao động việc làm, đới sống với việc nâng cao
hiệu quả kinh tế. Mâu thuẫn này được thể hiện ngày càng có nhiều DNNN
đứng truớc việc tinh giảm đội ngò lao động để nâng cao hiệu quả kinh tế
nhưng lại phải thể hiện rõ là một doanh nghiệp của nhà nứơc với bản chất
XHCN. Hiện nay, ngày càng có nhiều công nhân lao động thất nghiệp tại các
DNNN khiến cho nhiều người không còn tin vào bản chất XHCN của thành
phần KTQD. Tuy nhiên nếu không sắp xếp lại hoạt động và tinh giảm lao
động cũ kỹ thì sẽ gây tình trạng lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp và làm giảm
đi hiệu quả kinh tế. Rõ ràng đây là hai mục tiêu có xu hướng đối lập nhau

19


Tiểu Luận Triết Học
trong giai đoạn hiện nay, vì vậy đây cũng chính là vấn đề đặt ra đối với mục
tiêu phát triển của đơn vị KTQD. Và chính mâu thuẫn này làm nhiều DNNN
đứng trước ngã ba đường và cũng có tác động đến sự phát triển của thành
phần KTQD .
3. Mâu thuẫn với các thành phần kinh tế và sở hữu khác:
a) Sự thống nhất và đấu tranh giữa các thành phần kinh tế và các loại
sở hữu:
Nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH là sự tồn tại đan xen
của nhiều kết cấu kinh tế-xã hội. Lê Nin viết: ’... trong chế độ hiện nay có
những thành phần , những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và
CNXH...” Như vậy, sự cùng tồn tại của các thành phần kinh té trong phạm vi
một nền kinh tế xã hội trong đó hình thức sở hữu công hữu chưa thực sự lớn
mạnh để nắm vai trò chủ đạo.
Trong nền kinh tế quá độ, các hình thức kinh tế phát triển thống nhất
và mâu thuẫn nhau.Tuy nhiên, đây không phải là sự thống nhất hữu cơ mà là

sự thống nhất do thành phần KTQD chưa đầy đủ, chín muồi nên cần sử dụng
các hình thức kinh tế tư nhân còn tồn tại ở nền kinh tế cũ. DNNN tuy có vai
trò quan trọng nhưng nó nó chỉ là bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân,
nên việc sản xuất lưu thông hàng hoá của nó không chỉ dùa vào những yếu tố
kinh tế trong thành phần kinh tế nhà nước, mà còn phải sử dụng những yếu tố
kinh tế thuộc quyền sở hữu của các thành phần kinh tế tư nhân. Sự thống nhất
đó được thể hiện:
-

Các thành phần trong quá trình hoath động không biệt lập

nhau, mà gắn bó, đan xen xâm nhập lẫn ,nhau thông qua các mối quan
hệ kinh tế, vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao
động xã hội thống nhất.

20


Tiểu Luận Triết Học
-

Mỗi thành phần kinh tế cố vai trò và chức năng của nó

trong đới sống kinh tế- xã hội và đều chịu sự quản lý thống nhất của
Nhà nước.
-

Sự thống nhất các thành phần còn vì có yếu tố điều tiết

thống nhất của hệ thống các quy luật kinh tế đang tác động trong thời

kỳ quá độ và thị trường thống nhất.
Trong quá trình phát triển, các thành phần này sẽ có xu hướng phát
triển trái ngược nhau và đấu tranh lẫn nhau tạo động lực để phát triển. Sự
đấu tranh này chủ yếu giữa các hình thức kinh tế XHCN trong đó có
thành phần KTQD với các hình thức tư nhân. Mặc dù bản chất của sở hữu
tư nhân là bóc lột sức lao động công nhân nhưng ngày càng nó càng thẻ
hiện vị trí của mình trong nền kinh quóc dân và tạo nhiều nguồn việc làm
còn các DNNN đã suy yếu một phần. Trong sở hữu tư nhân, công nhân
mặc dù lao động vất vả nhưng hiệu quả làm việc cao, phát huy sức sáng
tạo lớn còn trong DNNN công nhân thể hiện một sức ỳ rất lớn tạo nên hiệu
quả kinh tế thấp và làm mất lòng tin vào hệ thóng DNNN. Hình thức kinh
tế sở hữu tư nhân không chỉ nằm trong phạm vi trong nước mà trong xu
thế mở cửa hiện nay, loại hình sở hữu này còn thể hiện trong các công ty
tư bản nước ngoài, các tập đoàn xuyên quốc gia. Chính sự phát triển rất
mạnh mẽ của loại hình này đã làm chệch hướng đi lên CNXH của rất
nhiều DNNN. Hiện nay, nhiều DNNN có mác là Nhà nước nhưng trong
bản thân các doanh nghiệp lại là tư nhân. Đồng chí cựu Tổng bí thư Đỗ
Mười đã chỉ ra rằng nếu để các doanh nghiệp phát triển một cách tự phát
mà không có sự điều chỉnh của Nhà nước thì sẽ hàng ngày hàng giê đi vào
chủ nghĩa tư bản. Chính điều này làm xu hướng phấn đấu lên XHCN rất
khó khăn và ảnh hưởng tới phát triển của thành phần KTQD.

21


Tiểu Luận Triết Học
b) Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
nhiều thành phần của DNNN với tình trạng lạc hậu của các DNNN:
Việc giữ vai trò chủ đạo của hệ thống DNNN trong nền kinh tế nhiều
thành phần luôn được Đảng và Nhà nước ta khẳng định qua nhiều lần Đại hội

và qua các văn kiện Đại hội. Tại Đại hội Đảng VIII gần đây cũng khẳng đinh
tính chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong đó yếu tố chủ yếu là các
DNNN. Về mặt lý luận, vai trò chủ đạo do thành phần kinh tế đại diện cho
phương thức sản xuất mới thay thế phương thức sản xuất cũ đảm nhiệm và
tính chủ đạo đó ở nước ta là: “ làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và
giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường dẫn dắt các thành phần khác cùng
phát triển “ .
Như vậy, vai trò của các DNNN rất nặng nề vừa phải thể hiện rõ bản
chất XHCN và cùng với yếu tố thuộc thành phần kinh tế Nhà nước để giữ tính
chủ đạo và dẫn dắt. Mặc dù vai trò dẫn dắt thuộc về thành phần kinh tế nhà
nước nhưng gánh nặng vẫn thuộc về DNNN bởi vì DNNN là yếu tố chủ yếu
tạo nên thành phần kinh tế nhà nước. Tính chủ đạo đó rõ ràng đối lập hẳn tình
hình thực trạng các DNNN hiện nay. Đó là tình trạng của sự phân tán, quy mô
nhỏ bé, hạn chế lớn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về vốn, yếu kém về trình độ,
nghề nghiệp của lực lượng lao động, cũng như kinh ngiệm tổ chức quản lý
kinh doanh của đội ngò cán bộ, nhân viên của các DNNN. Có thể tình trang
trên là do sự yếu kém chung của nền kinh tế do đã ảnh hưởng rất lớn từ chiến
tranh nhưng cũng không thể phủ nhận những sai lầm chủ quan. Như vậy, các
DNNN vừa phải đối phó với tình hình thực trạng hiện nay vừa phải cạnh tranh
khốc liệt với các thành phần kinh tế khác nhưng lại phải thể hiện tính chủ đạo,
dẫn dắt các thành phần kinh tế khác.
Đây là một mâu thuẫn cấp bách với hai mục tiêu cần phải được giải
quyết Các mục tiêu này phải luôn gắn chặt với DNNN bởi DNNN vừa phải

22


Tiểu Luận Triết Học
thể hiện bản chất XHCN vừa phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu
này sẽ thúc đẩy mục tiêu kia phát triển, giúp các DNNN tự đổi mới mình để

hoàn thiện hơn. Chính vì lẽ đó, mâu thuẫn này cũng là động lực để phát triển
của thành phần KTQD.
4. Những mâu thuẫn biện chứng bên trong thành phần KTQD ảnh
hưởng tới sự phát triển:
a)

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mối quan hệ giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất ngày càng phức tạp và có ảnh hưởng sâu sắc tới
mọi thành phần kinh tế trong đó đặc biệt là các DNNN. Theo quan điểm
Triết học, lực lượng sản xuất là nội dung của sự vật còn quan hệ sản xuất là
hình thức bên ngoài của sự vật . Chính vì lẽ đó, lực lượng sản xuất luôn
quyết định quan hệ sản xuất.
Trong mối quan hệ này, lực lượng sản xuất luôn là yếu tố động, sự
phát triển của nó thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển và biến đổi phù hợp
với lực lượng sản xuất. Sự biến đổi đó làm sự vật phát triển. Vì vậy, nghiên
cứu sự phát triển của đơn vị KTQD, chóng ta cũng luôn thấy vai trò quan
trọng của mâu thuẫn giữa lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Khi mâu thuẫn giũa hai đại lượng này trở nên gay gắt, muốn có một


phát triển mới luôn cần giải quyết bằng cuộc cách mạng. Trong nền

kinh tế nước ta đã tiến hành cuộc cách mạng về đổi mới kinh tế. Tuy nhiên,
nếu chúng ta xét trong phạm vi hệ thống DNNN thì mâu thuẫn giữa hai đại
lượng này chưa gay gắt. Sở dĩ có điều đó là vì lực lượng sản xuất của các
DNNN còn lạc hậu trong khi quan hệ sản xuất ở khu vực này không được
thay đổi nhiều để giữ tính tiên phong của XHCN.
Lực lượng sản xuất ở đây cũng nằm trong thực trạng chung của nền

kinh tế: một lực lượng kém phát triểnvới hệ thống máy móc cũ kỹ, cơ sở hạ

23


Tiểu Luận Triết Học
tầng thấp kém với hệ thống điện, đường, nước chưa hoàn chỉnh. Mặc dù
DNNN có ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân ở chỗ sở hữu nhiều tài sản
quốc gia như đất đai, khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác và được
Nhà nước ưu đãi nhiều về vốn để đầu tư vào lực lượng sản xuất. Tuy nhiên,
có một nghịch lý là lực lượng sản xuất ở khu vực này lại luôn chậm phát
triển hơn các khu vực khác. Đó là do chóng ta quên rằng nhân tố con người
có vai trò hết sức quan trọng trong lực lượng sản xuất. Trong một thời gian
dài, các tiềm năng của con người không được phát huy hết. Không có con
người thì tư liệu sản xuất cũng không thể phát triển và chính sự chậm phát
triển của tư liệu sản xuất lại có ảnh hưởng ngược lại tới người lao động, làm
hạn chế khả năng phát triển của người lao động.
Nếu xét trên bình diện Triết học, sự kém phát triển của lực lượng sản
xuất là do sự không phù hợp của quan hệ sản xuất. Trong các DNNN, sự yếu
kém của đại lượng này có nguyên nhân chủ yếu từ sự yếu kém của nhân tố
con người. Tuy nhiên, sự yếu kém của con người lại bị ảnh hưởng từ cơ chế
quản lý chung của Nhà nước và một phần ảnh hưởng từ quan hệ sản xuất.
Nhưng nguyên nhân từ quan hệ sản xuất là hợp lý bởi vì đây là hình thức
quan hệ mới và còn nhiều lạ lẫm. Việc giữ vững quan hệ sản xuất thể hiện
tính chất tiên phong của DNNN đi theo con đường XHCN. Tuy nhiên, quan
hệ sản xuất ở các đơn vị KTQD vẫn cần có sự thay đổi. Đó là sự cần thay đổi
của quan hệ về phân phối sản phẩm lao động và về tổ chức quản lý kinh tế;
đồng thời cũng phải có cách nhìn linh động về quan hệ về sở hữu tư liệu sản
xuất. Do không nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ phân phối, trong
một thời gian dài chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức đến lợi Ých cá

nhân của người lao động và còn rơi vào chủ nghĩa bình quân, cào bằng.
Chính sự yếu kém này làm suy giảm đi yếu tố người lao đông.

24


Tiểu Luận Triết Học
Như vậy, chúng ta thấy mâu thuẫn giữa lực luợng sản xuất và quan
hệ sản xuất luôn là vấn đề cấp bách trong DNNN, nó sẽ luôn tồn tại trong
doanh nghiệp để tạo động lực đổi mới và phát triển.
b)

Mâu thuẫn giữa tính tiến bộ, cái mới, hiện đại với cái cũ,

lạc hậu:
Cũng như trong tất cả những thành phần kinh tế khác, trong các đơn vị
kinh tế KTQD luôn có sự đấu tranh của cái mới, hiện đại và những tồn tại lạc
hậu. Đây là quá trình không thể thiếu được trong sự phát triển của bất kỳ sự
vật nào. Sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ sẽ đặt cái cũ trước những vấn đề
hoặc là tự đổi mới, hoàn thiện mình để phù hợp với cái mới hoặc là bị mất
dần dần vị thế. Sự phát triển dần dần của cái cũ kết hợp cái mới tạo nên sự
phát triển.
Trong DNNN, tình trạng lạc hậu vẫn còn tồn tại. Đó là sự lac hậu từ
cơ chế quản lý kinh tế, lề lối làm việc đến thiết bị, công nghệ và cả yếu tố
con người. Tình trạng vẫn còn giữ phong cách ỷ lại, trông chờ và dùa dẫm
của cơ chế cũ còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp. Chính điều này đã tạo ra lÒ
lối làm việc trì trệ của đội ngò lao động vốn có thãi quen trông chờ cấp trên
từ khâu sản xuất, đến khâu tiêu thụ ở cơ chế kế hoạch hoá cũ. Sự lạc hậu còn
diễn ra ở chính con người trong DNNN, đó là sự lạc hậu của tư duy, kiến
thức. Tất cả tình trạng lạc hậu trên đã làm hạn chế đi rất nhiều khả năng cạnh

tranh của DNNN trong thị trường, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh
nghiệp quốc doanh.
Song sự lạc hậu trên không hẳn là tồn tại mãi trong các doanh nghiệp
bởi luôn có luồng gió mới phát triển ngay bên cạnh cái cũ. Hiên nay, trong
các DNNN vẫn còn tồn tại sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Đó là sự đấu
tranh của lề lối làm việc trong cơ chế mới, của những người luôn đi tiên
phong trong các cuộc cải cách và cả những thế hệ trẻ với tri thức mới, hiện

25


×