Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

phân tích những mặt hạn chế trong cái tôi, tính cách, lối sống của sinh viên trường đại học luật Hà Nội hiện nay? Những giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.62 KB, 7 trang )

A) MỞ ĐẦU:
Trong xã hội hiện nay, mỗi cá nhân ngày trở nên độc lập , tự khẳng định được
mình trong xã hội, với mỗi người tùy vào tính cách , lối sống , cái tôi mà họ có
những biểu hiện khác nhau .Chúng ta với vai trò là những nhà làm luật tương
lai, những chủ nhân tương lai của đất nước việc có một tâm lý , một tư tưởng
đúng đắn để vững bước vào đời là một điều vô cùng quan trọng .Tuy vậy sinh
viên trường đại học luật Hà Nội vẫn còn những điều cần chú ý trong chính “cái
tôi”, “tính cách”, “lối sống” của chính mình, vẫn còn những khiếm khuyết trong
đó mà đôi khi chính mình không nhận ra.Vì vậy việc nghiên cứu đề tài :phân
tích những mặt hạn chế trong “cái tôi”, “tính cách”, “lối sống” của sinh
viên trường đại học luật Hà Nội hiện nay? Những giải pháp khắc phục.
Mang ý nghĩa rất to lớn trong việc tìm ra bản chất của vấn đề và phương hướng
giải quyết những hạn chế đó.

1


B) NỘI DUNG:
“Cái tôi”, “tính cách”, “lối sống” là những điều tưởng chừng như đơn giản
nhưng đây là những điểm không thể thiếu trong mỗi con người. Những mặt hạn
chế của nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới tương lai sự nghiệp của mỗi
sinh viên, và việc tìm ra những cách khắc phục rất khó khăn . những mặt hạn
chế ở đay nêu ra có thể không đầy đủ nhưng cũng là vấn đề cần suy nghĩ.

1)”Cái tôi” của sinh viên trường đại học luật Hà Nội và những hạn chế của
nó.
Cái tôi là gì? Cái tôi là ý thức, nhận thức về chính mình, là đặc tính quan
trọng để phân biệt “tôi” và “người khác”. Đây cũng là điểm quan trọng nhất
hình thành và xác định nhân cách một con người.
Vậy “cái tôi” của sinh viên trường đại học luật Hà Nội có những gì? Đó là
các giá trị truyền thống kết tinh lại trong mỗi người những giá trị hiện đại giúp


khẳng định mình, cái tôi được xây dựng trên chất liệu truyền thống và hiện đại
tạo ra những sinh viên luật biết khẳng định mình biết đổi mới theo xã hội hội
nhập, nghiêm túc, kỷ luật . Nó tạo ra thương hiệu riêng biệt cho sinh viên luật
nói chung và sinh viên trường đại học luật Hà Nội nói riêng.
Nhưng bên cạnh những mặt tích cực cái tôi của sinh viên trường luật Hà
Nội cũng bộc lộ những mặt hạn chế không thể phủ nhận. “cái tôi” dường như bị
nhạt nhòa trong tập thể điều này hay bị nhầm lẫn là sự hòa đồng nhưng không
phải đây là sự biến mất của một cá nhân riêng biệt vào trong tập thể và sinh ra
sự ba phải , ỷ lại tập thể, không còn là một cá nhân trong tập thể mà là một
thành viên trong tập thể , ý kiến cá nhân biến mất thay vào đó là sự thụ động
hóa, tập thể hóa chính suy nghĩ cá nhân, từ “bản ngã” chuyển thành “phi ngã”.
Điều đó có thể dễ dàng nhận thấy thông qua việc làm bài tập nhóm công việc
tập thể điển hình của chúng ta. Những ý kiến cá nhân được đưa ra ra một cách
rụt rè và gần như không có sự bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, các thành
viên trong nhóm dễ dàng thỏa hiệp cho chính mình chấp nhận một vài ý kiến
được các nhóm trưởng đưa ra mà không có sự phản biện. Tâm lý “cha chung
không ai khóc” trở thành tâm lý chung của các thành viên.
Đây là điều rất tai hại vì “cái tôi” sẽ dần mất đi. Khả năng thể hiện khẳng
định cái tôi bằng ý kiến tranh luận,khả năng phản biện sẽ bị tiêu biến. Cái tôi cá
nhân cần thiết của nhà làm luật sẽ không thể phát triển.
2


Nguyên nhân của điều này chính là từ văn hóa làng xã, thứ văn hóa đã ăn
sâu bám rễ vào tâm thức người Việt, điều mà không phải ai cũng nhận ra được.
Cho dù bạn là người thành thị hay nông thôn thì văn hóa làng xã vẫn theo bạn
đến từng suy nghĩ, hành động. Chính cái văn hóa làng xã này đã tạo cho chúng
ta tâm lý hòa tan mình vào tập thể quên đi chính “cái tôi”. Chấp nhận làm việc
tập thể theo kiểu “thà chết đống còn hơn sống một mình”.
Thứ hai, với sự hội nhập của xã hội những trào lưu tư tưởng mới tràn vào

Việt Nam với số lượng không nhỏ và tác động rất mạnh đến tâm lý suy nghĩ
hành động của giới trẻ. Đây là cơ hội cho cái tôi khẳng định nhưng cũng là yếu
tố làm “cái tôi” có thể bị tác động tiêu cực. để thể hiện cái tôi của mình nhiều
người sử dụng những kiểu trang phục, quần áo,... hình dáng đặc biệt. những cái
tôi này trở nên quá lớn các bạn sinh viên tự tìm cách thể hiện nó hơi thái quá
vượt qua chuẩn mực xã hội.
“Cái tôi” của sinh viên trường đại học luật là vô cùng cần thiết để thể hiện
lập trường của mỗi người tư tưởng về các mặt xã hội nhưng rõ ràng chưa có sự
cân bằng giữa các yếu tố tác động tới “cái tôi” đó và cái “bản ngã” đó bị nhạt
nhòa và không thật sự thể hiện rõ sức mạnh của mình.

2)Những mặt hạn chế trong “tính cách” của sinh viên trường đại học luật
Hà Nội.
Tính cách là tính chất,đăc điểm nội tâm con người ảnh hưởng tới suy nghĩ
và hành động, lời nói. Tính cách là nhân tố quan trọng để đánh giá một con
người.
Với một sinh viên luật cần có những tính cách:khiêm tốn, nghiêm túc,kỷ
luật,...
Nhưng chúng ta những sinh viên luật đã thật sự đạt được những yếu tố của
nhà luật gia tương lai hay chưa .đây là vấn đề cần phải suy nghĩ thực sự nghiêm
túc.
Sau kỳ tập quân sự vừa qua chúng ta thấy có thật sự chúng ta đã đạt được
những tiêu chí trên hay chưa. Rõ ràng chúng ta thấy trong mỗi cá nhân chúng ta
đều có tính kỷ luật tương đối thấp tùy từng mức độ ở từng người. rõ ràng không
phải do sinh viên học thức thấp nên tính kỷ luật chưa cao mà do một yếu tố
khác đó là tư duy tiểu nông tồn tại trong mỗi chúng ta tư duy của một tiểu nông
3


không có trật tự kỷ luật. Chính điều này sẽ gây cản trở trong sự nghiệp sau này

của mỗi người.
Còn một tính cách nữa mà một sinh viên năng động , một luật gia tương lai
không thể mắc phải là trung lập không đúng không sai , sự ba phải . Đây là điều
không nên trong học tập cũng như cuộc sống nó khiến cho con người trì trệ dễ
chấp nhận, thỏa hiệp không có lập trường chính kiến và chắc chắn một điều
một luật sư tương lai không thể làm việc trung lập. Điều này dễ hiểu với sinh
viên nói chung và sinh viên luật nói riêng được quy định bởi ba yếu tố:
Thứ nhất,tư duy truyền thống người Việt về sự hài hòa trời đất ,sự yên ổn
mưa thuận gió hòa,mong muốn không chiến tranh loạn lạc. Điều này ăn sâu vào
tâm thức người Việt và trở thành một cách sống một quan điểm sống.
Thứ hai, sự phát triển của xã hội tạo ra điều kiện sống tương đối đầy đủ tạo
nên sự tự hài lòng thỏa mãn làm mất tính đấu tranh, tự vươn lên từ đó nảy sinh
sự trung lập, ba phải từ suy nghĩ đến lời nói, hành động.
Thứ ba, sự tràn vào ồ ạt của các luồng thông tin, tư tưởng mới làm cho sinh
viên thực sự khó khăn trước một quyết định trước vấn đề nào đó. Ngay khi cả
chọn môn học trong chương trình, hay tư duy phản biện trong các giờ thuyết
trình bài tập nhóm.

3) Những hạn chế trong “lối sống” của sinh viên trường đại học luật Hà
Nội.
Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống
là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn
hóa của một con người hay một cộng đồng: cách ăn mặc, đi lại, giao tiếp, ...
Sinh viên trường đại học luật Hà Nội là một trong những tập thể sinh viên
có lối sống tương đối đẹp. Nhưng chúng ta không phủ nhận những thiếu sót
trong lối sống của chính mình. Một trong những khuyết điểm đó là trong vấn đề
thời gian. Đây không phải căn bệnh của riêng sinh viên trường luật hay bất cứ
sinh viên trường nào khác mà là căn bệnh của xã hội mang tên “giờ cao su”.
Không chỉ gây ra khó chịu cho bản thân người phải chờ đợi mà còn ảnh hưởng
đến chính sinh viên,”hiện tượng thầy đợi trò, trò đợi thầy” không phải quá xa lạ,

nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu bài của sinh viên và nhiều vấn đề

4


khác. Đó chính là do cách sống chưa có sự phân bố hợp lý về thời gian biểu
sinh hoạt.
Một nguyên nhân dễ hiểu dẫn đến đều này là thiếu sự tự giác, tinh thần tập
thể do chính tư tưởng trì trệ của mỗi cá nhân không coi trọng thời gian trong khi
“thời gian là vàng là bạc”. Chúng ta có thể thấy người Châu Âu quý trọng thời
gian như thế nào, hay người Nhật luôn đến trước giờ hẹn để thể hiện sự kính
trọng thời gian của đối tác.

4) Giải pháp khắc phục:
“cái tôi” , “tính cách”, “lối sống” là những bộ phận quan trọng cấu thành
nhân cách của con người,để trở thành ngươì có ích cho xã hội mỗi người phải tự
rèn luyện tu dưỡng đạo đức, tinh thần khắc phục những khuyết điểm. Để khắc
phục những điểm hạn chế trên có thể làm bằng các cách:
Thứ nhất, “tự kiểm điểm và kiểm điểm” đây là điều Bác Hồ dạy mang tính
quan trọng nhất của quá trình tự hoàn thiện mình, có nhận ra mình sai ở đâu,
giám nhận sai thì mới có thể đủ sức mạnh sửa sai.
Thứ hai, không ngừng học học tập nâng cao kiến thức tìm hiểu các vấn đề
liên quan đến “cái tôi”, “tính cách”, “lối sống” để hiểu biết hơn về các giá trị
thực tiễn của các vấn đề trên.
Thứ ba, tích cực tham gia cá phong trào xã hội như:thanh niên xung tình
nguyện , hiến máu nhân đạo,... tự rèn luyện khả năng hợp tác khẳng định mình
trong xã hội, xác định vị trí của mình trong tập thể.
Thứ tư, tự xác định lý tưởng , con đường đến mục tiêu. Xây dựng thời gian
biểu và thực hiện một cách nghiêm túc. Không ngừng tìm kiếm các phương
pháp học tập mới, rèn luyện tính tự giác.

Thứ năm, biết tự lọc lựa những ưu điểm ,nhược điểm của tư tưởng truyền
thống Việt Nam cũng như những tư tưởng mới trong thời đại hiện nay để tự
hoàn thiện và hoàn thiện mình.
Thứ sáu, giúp đỡ những người khác cùng sửa chữa khuyết điểm, đây là
điều kiện chính mỗi người tìm hiểu và học tập những ưu điểm của bạn.

5


C) KẾT LUẬN:
Sinh viên trường đại hoc luật Hà Nội, với những ưu điểm đã có và những
nhược điểm trên cần phải khắc phục sẽ là một quá trình lâu dài và không chỉ ở
trên ghế nhà trường mà còn ngoài xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai
của mỗi sinh viên. “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách,
gieo tính cách gặt số phận” đó là quy luật tất yếu sẽ xảy ra. Chúng ta cần phải
cố gắng khắc phục những mặt hạn chế đó càng sớm càng tốt.

ĐỀ BÀI SỐ 4
HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG “TÍNH CÁCH”, “CÁI
TÔI”, “LỐI SỐNG” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HIỆN
NAY?LÀM GÌ ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ ĐÓ

6


MỤC LỤC
A) MỞ ĐẦU...................................................................................................1
B) NỘI DUNG................................................................................................2
1) “Cái tôi” của sinh viên trường đại học luật Hà Nội và những hạn chế
của nó....................................................................................................2

2) Những mặt hạn chế trong”tính cách” của sinh viên trường đại học luật
Hà Nội...................................................................................................3
3) Những hạn chế trong “lối sống” của sinh viên trường đại học luật Hà
Nội.........................................................................................................4
4) Giải pháp khắc phục..............................................................................5
C) KẾT LUẬN:...............................................................................................6

7



×