Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống: Vì sao không nên sử dụng túi ni lông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN
TRƯỜNG TH&THCS YÊN THAN
-------  --------

NỘI DUNG BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI
VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC HẠI
CỦA BAO BÌ NI LÔNG

TRƯỜNG: TH&THCS YÊN THAN
ĐỊA CHỈ: XÃ YÊN THAN – TIÊN YÊN – QUẢNG NINH
ĐIỆN THOẠI: 0333.740.998
EMAIL:
HỌC SINH:
- Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
- Ngày sinh: 19/04/2002

Lớp: 8

Năm học 2015 - 2016
1


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống: Vì sao không nên sử dụng túi ni lông trong cuộc sống hằng
ngày?
Hôm nay, em gái của Thủy vừa tròn một tuổi. Bố mẹ Thủy làm cơm mời họ
hàng sang chung vui cùng gia đình. Sau bữa cơm, khi đang phụ giúp mẹ dọn dẹp bát


đĩa ở dưới bếp, Thủy thấy mẹ lấy từ ngăn bàn ra một nắm túi ni lông. Thấy lạ, Thủy
liền hỏi: “Mẹ lấy túi ni lông để làm gì thế ạ?”. Mẹ nhìn Thủy mỉm cười rồi chỉ tay về
phía bàn ăn, mẹ nói: “Thức ăn còn thừa nhiều quá, mẹ lấy túi ra để đựng, cho vào tủ
lạnh ăn dần, chứ để ngoài thì đến mai là hỏng con ạ”. Nghe mẹ nói thế Thủy bỏ bát
đang rửa đứng dậy, vội lên tiếng: “Thức ăn chín không nên đựng vào túi ni lông vì
trong túi ni lông có chứa nhiều chất độc hại mẹ ạ”. Mẹ Thủy bật cười sau lời cảnh
báo của con gái về tác hại của túi ni lông, rồi nói: “Sao lại không đựng được? Mẹ
thấy cả làng người ta dùng túi ni lông để đựng các loại thực phẩm: chín có, sống có
và cả các loại rau, củ, quả....có sao đâu con”. Sau câu nói của mẹ, Thủy đứng thần
người trước bàn ăn với những ý nghĩ mông lung đang diễn ra trong đầu: “Trời!
Không chỉ mẹ mình mà còn có rất nhiều người dân đang sống xung quanh đây vẫn
chưa hiểu được tác hại của việc sử dụng túi ni lông hay sao? Không được rồi, mình
phải nhanh chóng giúp mẹ và mọi người thấy được tác hại khó lường của các túi ni
lông đối với cuộc sống của họ trước khi quá muộn mới được”. Với những suy nghĩ
thoáng qua trong đầu, Thủy quyết định phải giúp mẹ và những người dân đang sinh
sống trên địa bàn xã Yên Than mở rộng hiểu biết về tác hại của túi ni lông để từ đó
có biện pháp phòng trừ tác hại của nó đối với cuộc sống của mỗi người. Đồng thời,
cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để họ hiểu rõ hơn lí do vì sao không nên sử
dụng túi ni lông trong cuộc sống hằng ngày?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Bằng những kiến thức liên môn và kiến thức thực tế để tuyên truyền cho những
người thân trong gia đình và người dân sống trong cộng đồng dân cư hiểu rõ được tác
hại của việc sử dụng túi ni lông trong cuộc sống hằng ngày và đối với môi trường
sống xung quanh.
Giúp mọi người biết nâng ý thức bảo vệ môi trường sống từ các biện pháp sử
dụng túi ni lông đúng cách, hợp lý, hiệu quả.
Tìm ra những giải pháp tối ưu để tuyên truyền, kêu gọi mọi người có những
hành động việc làm vừa cụ thể, vừa thiết thực để chung tay góp phần bảo vệ môi
trường sống.
Trong quá trình tiến hành giải quyết tình huống này, bản thân em có cơ hội

được tìm hiểu sâu rộng kiến thức các môn đã học trong nhà trường và biết vận dụng
chúng vào việc giải quyết các tình huống thực tế.
Rèn luyện kĩ năng sống tự tin cho bản thân khi đứng trước mọi tình huống nảy
sinh trong học tập và trong thực tế. Từ đó, giúp em có thêm động lực học tập tốt hơn;
2


hình thành thói quen và nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết quan tâm đến
các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cộng đồng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Hiện nay, túi ni lông đang là một vật dụng hết sức quen thuộc trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày gia đình em cùng những người dân đang sinh sống trên địa bàn
xã Yên Than. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi ni lông, đặc biệt
là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của
hàng bán rau, dưa cà muối.... ở chợ đến các siêu thị; ngay cả ở những cửa hàng bán
đồ ăn chín: như bún, phở, bánh cuốn, cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em, túi ni lông
cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, mọi người chỉ nhìn thấy những cái lợi
trước mắt do nó mang lại mà chưa thật chú ý đến những ảnh hưởng của nó đến sức
khỏe và môi trường xung quanh.
Để nghiên cứu và giải quyết tình huống có tính thực tiễn này, trong quá trình
học tập, em nhận thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức của các môn học trong nhà
trường để giải quyết tình huống. Cụ thể như sau:
(-) Kiến thức môn Toán 6: “Bài 15: chương III: Tìm một số biết giá trị một
phân số của nó” để nắm được cách tính được số liệu túi ni lông thải ra môi trường
hàng ngày.
(-) Kiến thức Sinh học 6: “Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ; Bài
31: Thực hành Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá”. Để hiểu rõ hơn về
tác hại của túi ni lông... đối với thế giới động, thực vật. Thấy rõ mối quan hệ mật thiết
giữa môi trường và sinh vật.
(-) Kiến thức Sinh học 7: Bài 31: Thực hành Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt

động sống của cá”, thấy được tác hại của túi ni lông đối với các loài sinh vật khi
chúng nuốt phải.
(-) Kiến thức Hoá học 9: Pô li me: Nắm được tri thức về đặc tính không phân
huỷ của Pla-xtic. Tìm hiểu thành phần túi ni lông (các chất hóa học như chất dẻo, chì,
chất ca-di-mi, chất đi-ô-xin).
(-) Kiến thức Sinh học 9: Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
Phần III của bài. Bài 54: Ô nhiễm môi trường. Nắm được tri thức về tác hại của túi ni
lông và các giải pháp để hạn chế sử dụng góp phần bảo vệ môi trường.
(-) Kiến thức môn Giáo dục công dân 7: “Bài 17: Bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên. Giáo dục công dân 8, bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn
hoá ở cộng đồng dân cư”. Để ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường và nâng cao
tính tích cực, tự giác của người công dân khi sống trong cộng đồng.
(-) Kiến thức Sinh học 8:
- Bài 22: Vệ sinh hô hấp. Nắm được tri thức về các biện pháp vệ sinh hô hấp
trước tác hại do các tác nhân gây ô nhiễm môi trường gây ra đối với sức khoẻ con
người.

3


- Qua các bài, nắm rõ hơn tác hại của túi ni lông đối với các cơ quan trong cơ
thể như: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn máu, tuyến nội tiết, hệ thống miễn dịch ….
(-) Kiến thức Âm nhạc 8: Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta. Biết xác định
và hát được nội dung bài hát về chủ đề bảo vệ môi trường. Biêt sáng tác các bài hát
tuyên truyền về tác hại của túi ni lông và các biện pháp phòng, chống tác hại của nó.
(-) Kiến thức Mỹ thuật 7 : Bài 10,11: Vẽ tranh về đề tài: Cuộc sống quanh
em. Vẽ tranh có nội dung cổ động, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của
việc sử dụng túi ni – lông và các biện pháp hạn chế tác hại của nó.
(-) Kiến thức môn Ngữ văn:
- Ngữ văn 8: Tiết 39 - Văn bản: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” để

nắm được kiến thức về tác hại của việc sử dụng túi ni lông và biết được các biện pháp
hạn chế sử dụng để phòng tranh được những tác hại túini lông gây ra.
- Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học về dạng bài văn thuyết minh (Lớp 8,9),
văn nghị luận (lớp 7,8,9) để thuyết minh, giới thiệu về ảnh hưởng của túi ni lông tới
môi trường và sức khoẻ của con người ở địa phương; cùng với việc đưa ra những
luận điểm, luận cứ cụ thể, xác thực; lập luận chặt chẽ để phân tích, chứng minh góp
phần làm cho bài viết có sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.
- Vận dụng kĩ năng đã học về cách làm các thể thơ, kĩ năng tạo lập đoạn văn,
văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS (từ 6 đến 9) để sáng tác những bài
thơ, bài văn,… tuyên truyền về tác hại và các biện pháp sử dụng túi ni – lông.
(-) Kiến thức môn Tin học: để biết xây dựng giáo án điện từ, làm video phục
vụ cho công tác tuyên truyền.
(-) Vận dụng kiến thức từ các nguồn tư liệu khác:
- Nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, báo,
Internet...Nguồn tư liệu ảnh do sưu tầm hoặc tự chụp.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
* Giải pháp 1: Điều tra trạng việc sử dụng túi ni lông của người dân ở địa
phương xã Yên Than – Huyện Tiên Yên.
- Khảo sát thực tế việc sử dụng túi ni lông của người dân xã Yên Than.
* Giải pháp 2 : Thống kê tỉ lệ người sử dụng túi ni lông.
- Thống kê số lượng các hộ gia đình có sử dụng túi ni lông
- Kiến thức liên môn được sử dụng: Kiến thức môn Toán 6
* Giải pháp 3: Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích tác hại của túi ni
lông, từng bước xử lý các vấn đề được đặt ra trong tình huống.
Những kiến thức liên môn được sử dụng: Kiến thức Sinh học 6, Sinh học 7,
Hoá học 9, Sinh học 9, Sinh học 8, Ngữ văn 8.
* Giải pháp 4: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ túi ni lông.

- Khảo sát thực tế sử dụng túi ni lông của người dân địa phương.
4



- Nghiên cứu các thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ túi ni
lông trên các phương tiện thông tin.
* Giải pháp 5: Đưa ra những biện pháp giảm thiểu tác hại của túi ni lông.
- Đưa ra các giải pháp thiết thực để hạn chế tác hại của túi ni lông.
- Vận dụng kiến thức liên môn: Giáo dục công dân 7, Âm nhạc 8 Mỹ thuật 7,
Ngữ văn, kiến thức Tin học.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết vấn đề
Điều tra thực trạng việc sử dụng túi ni lông của người dân ở địa phương
xã Yên Than – Huyện Tiên Yên.
So với các địa điểm khác nằm trên địa bàn xã thì ngã ba xã Yên Than được
xem là cửa ngõ của xã. Là nơi giao cắt giữa hai nút giao thông nằm trên quốc lộ 14A
và quốc lộ 14B nên việc thông thương hàng hóa và các loại hình dịch vụ khác giữa
các huyện thị trong tỉnh và giữa Quảng Ninh với các tỉnh lân cận trở nên thuận tiện
hơn. Với các hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra thường xuyên, liên tục nên đây
cũng được xem là một điểm nóng của xã về tình trạng ô nhiễm môi trường từ các
nguồn rác thải khác nhau, đặc biệt là nguồn rác thải từ các túi ni lông. Nhận thức rõ
điều đó, tôi đã quyết định có mặt ở ngã ba Yên Than vào một buổi sáng chủ nhật khi
đến nhà Hương – người bạn cùng lớp để tìm hiểu thực tế việc sử dụng túi ni lông của
người dân nơi đây.

Toàn cảnh ngã ba xã Yên Than.
Từ 7h00’ sáng ở cửa hàng bán thực phẩm của mẹ Hương đã có rất đông khách
đến mua hàng. Theo quan sát của tôi thì hầu hết số người đến mua thức ăn đều không
mang theo làn hay đồ vật gì khác để đựng thức ăn. Vì cửa hàng đã có sẵn túi ni lông
để đựng thực phẩm nên sau khi mua xong các khách hàng đều xách trên tay mang về.
Chính vì thế mà sau khi bán xong số lượng hàng trên xạp thì hơn một kg túi ni lông
5



của mẹ Hương cũng chỉ còn lác đác vài túi nằm ngổn ngang trên mặt bàn. Mọi người
đều có thói quen sử dụng túi ni lông vào việc đựng rất nhiều các loại thực phẩm khác
nhau: như cá, tôm, hoa quả, bánh kẹo, xôi, chè....Ngay cả thực phẩm chín đang đun
sôi trên bếp như bún, phở, mì ăn liền cũng được đựng trong túi ni lông mang về.
Đáng nói hơn là do túi ni lông được miễn phí khi mua hàng nên đa số khách hàng đều
yêu cầu người bán hàng cho thêm vài túi lồng vào túi đựng thực phẩm mang về để
đảm bảo an toàn trên đường đi không bị đứt quai túi hay túi thủng làm thực phẩm rơi
ra đường. Do đó, số lượng túi ni lông mà người mua hàng mang về sau mỗi lần mua
hàng không phải chỉ 1-2 túi mà lên đến hơn mười túi. Các túi ni lông được treo lủng
lẳng trên ghi đông xe hoặc xách về. Đây được xem là một hình ảnh rất quen thuộc và
trở nên phổ biến không chỉ trên địa bàn xã Yên Than mà đối với đại đa số người dân
sinh sống trên huyện Tiên Yên nói riêng và trên cả nước nói chung.

Cửa hàng bán thực phẩm nhà Hương.
.
Gần trưa, tôi cùng Hương sang nhà Hiến và mấy bạn học cùng lớp chơi. Đây
chính là cơ hội để tôi có dịp được chứng kiến việc sử dụng túi ni lông ở các hộ gia
đình diễn ra như thế nào?
Khi đến nhà các bạn, tôi nhận thấy đa số gia đình các bạn đều sử dụng túi ni
lông. Từ gian bếp cho đến đến phòng khách hay trong tủ lạnh, túi ni lông được các
gia đình tận dụng triệt để vào việc gói, bọc đồ hay đựng nhiều loại thực phẩm. Ở một
số nhà túi ni lông đựng đồ khô được treo lơ lửng hết ngày này qua ngày khác, bụi bẩn
bám đầy xung quanh túi, trông rất mất vệ sinh. Đáng nói hơn, là hầu hết số túi ni lông
đựng thực phẩm sống hay chín sau khi sử dụng mọi người đều ném vào các thùng rác
để phía trước hoặc sau nhà. Nhiều người tiện tay còn ném ngay ra đường hay những
cống thoát nước bên vạ đường khiến cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của nhiều người khi sống trong cộng đồng dân cư. Thực tế cho thấy, đã
6



có không ít người biết được tác hại túi ni lông nhưng họ đều cho rằng những tác hại
đó không có gì đáng lo ngại bởi lẽ túi ni lông không gây chết người ngay tức khắc
như những căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa loài người như: ung thư, AIDS, dịch
bệnh....Với hiểu biết chưa thật đúng đắn về tác hại của túi ni lông đã khiến cho tình
trạng sử dụng của người dân nơi đây ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn. Đó chính là
những tác nhân trực tiếp đe dọa sự sống loài người và ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.

Thống kê tỉ lệ người sử dụng túi ni lông.
Ngay trong cuộc điều tra thực trạng việc sử dụng túi ni lông của các hộ gia
đình sinh sống ở khu vực ngã ba xã Yên Than, tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý
kiến về việc sử dụng túi ni lông của 50 người đại diện cho các hộ gia đình. Từ đó, tôi
đã có được kết quả cụ thể là một hộ gia đình trung bình sử dụng 10,5 túi ni lông/ngày.
Từ số liệu thống kê về tỉ lệ người sử dụng túi ni lông tại Yên Than, đồng thời
vận dụng kiến thức môn Toán 6 “Bài 15: chương III” tôi nắm được cách tính số
liệu túi ni lông thải ra môi trường hàng ngày, cụ thể như sau: Từ giả thiết một hộ gia
đình chỉ sử dụng một túi ni lông trong một ngày thì có thể tính được cả nước có tới
25 triệu túi ni lông vứt ra môi trường mỗi ngày và trên 9 tỉ túi ni lông mỗi năm.
Từ những con số khủng khiếp đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: Việt Nam
đang là một trong số các quốc gia sản xuất và tiêu thụ túi ni lông lớn và lãng phí nhất
trên thế giới. Với số lượng rác thải khổng lồ là các túi ni lông đủ sắc màu đổ ra môi
trường mỗi ngày đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thảm họa ô nhiễm môi trường đối
với quốc gia đang trên đà phát triển này. Để kịp thời ngăn chặn hiểm họa đang đe dọa
từ vấn đề ô nhiễm môi trường, chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể, thiết thực
để tuyên truyền cho mọi người hiểu được lí do vì sao không nên sử dụng túi ni lông
trong cuộc sống hàng ngày?

7



Giải thích tác hại của túi ni lông, từng bước xử lý các vấn đề được đặt ra
trong tình huống.
Để tuyên truyền cho người dân ở địa phương nơi tôi đang sống hiểu rõ tác hại
của túi ni lông. Trong quá trình học tập, tôi không ngừng tìm hiểu, vận dụng kiến
thức của các bộ môn khác nhau có liên quan trong chương trình bậc THCS để hiểu rõ
hơn về nguyên nhân, tác hại và các giải pháp hạn chế tác hại của túi ni lông.
Trước hết, tôi vận dụng kiến thức bộ môn Hóa học lớp 9 (Bài 54) để nắm
được những thành phần có trong túi ni lông cùng những tác hại của nó đối với sức
khỏe con người và môi trường sống. Qua nghiên cứu nội dung bài trong sách giáo
khoa, tham khảo ý kiến của bạn bè và giáo viên dạy Hóa trong nhà trường, tôi được
biết:
Ở Việt Nam túi ni lông chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP
(pô-li-prô-pi-len) có nguồn gốc từ dầu mỏ. Trong đó, chất dẻo là một loại vật liệu chế
tạo từ polime và có tính dẻo, có nghĩa là khi ép chất dẻo vào khuôn ở nhiệt độ thích
hợp sẽ thu được các vật phẩm có hình dạng xác định như: vỏ bút, chai, lọ nhựa …
Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime (chất rắn, không bay hơi, hầu hết không
tan trong nước và các dung môi thông thường, bền vững trong tự nhiên). Từ kiến thức
về bộ môn hóa học giúp tôi nắm được đặc điểm của túi ni lông là không thể tự phân
hủy, nó có thể tồn tại từ 20 năm đến trên 5000 năm nếu không bị thiêu hủy.
Trong chất dẻo có thể có một số chất khác như: chất hóa dẻo (làm tăng tính
dẻo, thuận lợi cho việc gia công sản phẩm), chất độn (làm tăng độ bền cơ học, tăng
tính chịu nước, chịu nhiệt), chất phụ gia (chiếm tỉ lệ nhỏ) để tạo màu, tạo mùi, tăng
độ bền đối với môi trường. Thành phần các loại nhựa này không chứa độc nhưng các
chất phụ gia làm mềm dẻo lại ảnh hưởng đến môi trường và gây độc cho sức khỏe
con người.
Vận dụng kiến thức hóa học và kiến thức môn Ngữ văn 8 (Tiết 39, bài 10):
Tôi được biết trong chất phụ gia có chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi và một số
chất độc hại khác có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Đặc biệt
túi ni lông màu có chứa hàm lượng chất phụ gia để tạo màu dùng để đựng thực phẩm

làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca đi mi gây tác hại cho não và
là nguyên nhân gây ung thư phổi. Bởi vì khi nghiên cứu về đặc tính của chì và ca - đi
- mi, tôi biết được:
Chì là một nguyên tố hóa học. Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có
thể tạo hình. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền. Khi tiếp xúc ở
một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây
tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra
rối loạn máu ở động vật. Chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong
xương giống với thủy ngân.
Ca-đi-mi: một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ
quặng.
Nếu sử dụng túi ni lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa
muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành
8


phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong
dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
Sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm sống và chín.
Vận dụng kiến thức hóa học và sinh học 8 (Bài 22). Tôi nắm được trong một
số loại túi ni lông có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước
sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi. Ở nhiệt độ
70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni lông sẽ hòa tan vào thực phẩm, làm thực phẩm
bị nhiễm độc.
Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat, chất hóa dẻo) có thể làm
tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây
độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.
Những loại túi nilon có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ
quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé
trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Tiếp tục vận dụng kiến thức liên môn Hóa học và Ngữ văn 8 (Tiết 39, bài
10), Sinh học 9 (Bài 54) tôi mở rộng thêm hiểu biết, đó là:
Túi ni lông qua sử dụng đã là rác thải, song cái đặc biệt của loại rác thải này là
lại thường được dùng để gói, đựng các loại rác thải khác, rác đựng trong những túi ni
lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất NH3, CH4, H2S là những chất gây
độc hại cho sức khỏe con người. Nguy hiểm nhất là khi các túi ni lông thải bỏ bị đốt
ở nhiệt độ cao, các chất dẻo có thể tác dụng với các chất xúc tác ô-xít kim loại vốn có
sẵn trong rác, giải phóng khí PCBs (pô-li-clo-bi-phê-nin) có khả năng chuyển hóa
thành đi-ô-xin (là chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ
nguy hiểm đối với môi trường, con người). Khi chất thải pla-xtíc (chất dẻo) bị đốt,
các khí độc thải ra chứa thành phần các-bon có thể làm thủng tầng ô-zôn, khói do đốt
ni lông mà con người hay động vật hít phải có thể gây nhiễm độc CO, gây ngộ độc,
gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn
dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Tình trạng đốt rác thải ở các bãi rác công cộng.
Vận dụng kiến thức môn Sinh học 8 (Chương V ), tôi biết được tuyến nội tiết
sản xuất các hoocmôn chuyển theo đường máu đến các cơ quan đích có vai trò quan
trọng trong việc duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể, điều hòa các
quá trình sinh lí của cơ thể. Nếu tuyến này bị nhiễm độc thì sức khỏe của con người
sẽ bị giảm sút nhanh chóng.
Để hiểu rõ hơn tác hại của túi ni lông đối với môi trường sống của sinh vật, tôi
Vận dụng kiến thức của môn Sinh học 6 (Bài 11). Tôi biết tất cả các cây đều cần
nước. Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều:
muối đạm, muối lân, muối kali. Quá trình hút nước và muối khoáng quan hệ mật thiết
9


với nhau vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ hòa tan
trong nước. Rễ là một bộ phận quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của
cây. Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối

khoáng hòa tan từ đất. Do đó không có rễ cây không thể sống được.
Vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn 8 (Tiết 39, bài 10)+ Sinh học 6 (Bài
11) tôi mở rộng thêm hiểu biết về tác hại của túi ni lông đối với thực vật, đó là:
Theo các nhà khoa học, túi ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh
trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn tới hiện
tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Nguyên nhân là do khi lẫn vào đất, túi ni lông sẽ
cản trở sự lưu thông của ôxi đi qua đất, làm cho khả năng giữ nước và các dinh
dưỡng kém, khiến cho đất bạc màu, không tơi xốp, thiếu chất dinh dưỡng. Rễ không
hút được nước và muối khoáng hòa tan trong đất và không thể chuyển nước và chất
dinh dưỡng cho cây nên cản trở quá trình sinh trưởng của cây. Từ đó, ảnh hưởng đến
sự phát triển của hệ sinh thái.
Ngoài ra qua tìm hiểu, tôi còn biết túi ni lông khi bị vứt xuống cống làm tắc
các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự
tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
Vận dụng kiến thức Sinh học 7 (Bài 32), tôi xác định được vị trí và vai trò
của các bộ phận trong cơ thể cá như: các lá mang, tim, dạ dày, ruột,... . Chính vì thế,
túi ni lông khi bị ném ra các ao, hồ hay trôi ra biển mà các sinh vật như cá nuốt phải
sẽ bị chết do ruột bị tắc, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể cá bị tắc nghẽn,
không hoạt động được trước đặc tính không phân hủy của túi ni lông. Không chỉ có
các loài sinh vật biển mà ngay cả các động vật khi nuốt phải túi ni lông cũng bị chết
do túi ni lông làm cản trở quá trình tiêu hóa của các thức ăn khác trong dạ dày động
vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ túi ni lông.
Qua việc điều tra, tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường từ túi ni lông. Cụ thể như:
- Do đặc tính ưu việt của túi ni lông: bền, rẻ, nhẹ, nhiều mẫu mã đẹp, tiện dụng,
phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.
- Ý thức sử dụng của người dân chưa tốt. Còn thiếu hiểu biết về những tác hại
của túi ni lông.
- Do đặc tính không phân hủy của Pla-xtic có trong túi ni lông.

....
Những biện pháp giảm thiểu tác hại của túi ni lông.
Để giảm thiểu và hạn chế những tác hại do túi ni lông gây ra, tôi biết có rất
nhiều giải pháp hữu hiệu, trong đó phải kể đến như:
* Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế
10


* Sử dụng mô hình 3R
Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu-Tái sử dụngTái chế” với mục tiêu không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường
tái sử dụng và tái chế túi ni lông.
* Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình
giảm phân phát túi ni lông
Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ tham gia chương trình
tình nguyện giảm phân phát túi ni lông.
* Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Đây là giải pháp không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh
hưởng không nhỏ đến thành công của các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khác.
* Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông
Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ
quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân
cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông.
Ngoàn ra, tôi còn vận dụng kiến thức các môn học để thực hiện tốt công tác
tuyên truyền của mình. Điển hình:
Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn 8 (Tiết 39, bài 10) để nắm được rõ hơn các
biện pháp giảm thiểu tác hại của ni lông đối với con người và môi trường tự nhiên.
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 7 (Bài 17), lớp 8 (Bài 9). Để
tuyên truyền cho mọi người thấy được ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; đặc biệt biết nâng cao tính tích cực, tự
giác xây dựng nếp sống văn hóa từ ý thức bảo vệ môi trường khi sống trong cộng

đồng dân cư.
Vận dụng kiến thức Mỹ thuật 7 (Bài 10,11). Chúng tôi tham gia vẽ tranh với
chủ đề “Bảo vệ môi trường”.

Ngoài ra tôi cùng các bạn trong lớp còn tham gia xây dựng “Góc môi trường”,
làm các khẩu hiệu treo ở lớp học có nội dung tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường đối với học sinh trong lớp, trong trường.
11


Bên cạnh đó, tôi còn vận dụng kĩ năng viết văn để viết bài phát thanh Măng
non tuyên truyền về tác hại cùng các biện pháp hạn chế tác hại của túi ni lông, phát
trên bản tin Măng non của Liên đội.
Vận dụng những kiến thức đã học trong môn Ngữ văn, tôi và các bạn trong lớp
đã tiến hành sáng tác những bài thơ, bài văn,… tuyên truyền, cổ động mọi người
cùng ngăn tác hại của túi ni lông.
Trong các giờ sinh hoạt và hoạt động ngoài giờ, tôi chủ động xây dựng kế
hoạch tuyên truyền đến các bạn trong lớp về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp
giảm thiểu tác hại của túi ni lông thông qua các hình ảnh, những số liệu, những vi
deo...(Có file kèm theo).
Các bạn trong lớp có cơ hội mở rộng hiểu biết về các nội dung tuyên truyền.
Từ nhận thức đúng đắn các bạn đã có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ
môi trường ở trường, lớp như: đổ rác đúng nơi quy định, tích cực nhắc nhở những
bạn học sinh trong trường cùng thực hiện. Chính từ những hành động nhỏ đó các bạn
đã góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”; đảm bảo cho cảnh quan nhà trường luôn “xanh- sạch-đẹp”. Sau các giờ học trên
lớp, về nhà các bạn các bạn còn biết nhắc nhở người thân trong gia đình sử dụng túi
ni lông đúng cách để giảm thiểu tác hại của túi ni lông.
Vận dụng kiến thức Âm nhạc 8 (Bài 7). Trong các buổi sinh hoạt tập thể của
lớp, tôi và các bạn thường hát các bài hát có nội dung bảo vệ môi trường. Ví dụ như

bài: Ngôi nhà của chúng ta...để có thêm động lực thực hiện trách nhiệm của bản thân
đối với môi trường.
Hưởng ứng lời phát động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Liên đội nhà
trường, tôi và các bạn trong nhà trường đã tham gia “Ngày hội vệ sinh trường học”,
tham gia các buổi tổng vệ sinh môi trường dọc theo tuyến đường từ trường đến các
địa bàn dân cư. Với ý nghĩa thiết thực của các hoạt động đã giúp chúng tôi nâng cao ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

Vận dụng kiến thức đã học trong bộ môn Tin học, tôi đã biết làm các Slide
trên Powerpoit, làm video tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân, tác hại, các giải
pháp hạn chế tác hại của túi ni lông. Bản thân tôi và các bạn trong lớp đã đến gia đình
các bạn trong lớp, trường để tuyên truyền cho họ hiểu rõ hơn về tác hại của túi ni
lông từ các nguồn tư liệu trên; từ đó đã giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ và có ý
thức hơn trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
12


Với việc vận dụng những kiến thức trong các bộ môn đã học, bản thân tôi đã
có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết về các bộ môn khoa học, đồng thời với những hiểu
biết đó, tôi đã giúp người dân xã Yên Than hiểu rõ hơn tác hại túi ni lông, từ đó biết
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của chính mình và mọi người xung quanh.
Hướng tới một môi trường sống tốt đẹp hơn.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
* Đối với thực tiễn học tập
- Thấy được ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của bản thân. Đồng thời, giúp tôi được
củng cố, mở rộng hiểu biết của mình về các bộ môn khoa học trong nhà trường.
- Biết kết hợp hiệu quả phương châm “Học đi đôi với hành”.
- Được rèn luyện kĩ năng sống và các năng lực cơ bản. Điển hình như: giao
tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề...

- Hình thành nên thói quen tự nghiên cứu, tự giải quyết trước mỗi tình huống,
có lối tư duy khoa học lôgíc.
- Biết thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và cộng đồng.
* Đối với thực tiễn đời sống kinh tế xã hội.
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tế, kết
quả cụ thể mà em thu được là các bạn học sinh trong trường cùng ngày dân địa
phương xã Yên Than đã:
- Hiểu rõ tác hại và có các biện pháp hạn chế tác hại của túi ni lông.
- Tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư
bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.
- Các cửa hàng kinh doanh đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ từ việc
hạn chế dùng túi ni lông khi mua hàng của nhiều người dân.
Với thành công từ việc giải quyết vấn đề trên, tôi thiết nghĩ nếu đẩy mạnh công
tác tuyên truyền sâu rộng trên nhiều địa bàn dân cư trong xã Yên Than nói riêng và
trên địa bàn huyện Tiên Yên nói chung thì sẽ kêu gọi được sự chung tay thực hiện
thắng lợi được các mục tiêu xây dựng chương trình nông thôn mới mà huyện đã đề ra
trong đó có nội dung về công tác bảo vệ môi trường từ việc xử lý các nguồn rác thải
gây ô nhiễm từ túi ni lông.
HỌC SINH

13


Nguyễn Thu Thủy

14




×