Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.89 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
CHƯƠNG I:LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM XE
CƠ GIỚI...........................................................................................................6
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI6
1.1.1. Lịch sử hình thành về bảo hiểm xe cơ giới.......................................6
1 1 2. Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới.......................................................9
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI..................11
1 2.1 Đối tượng được bảo hiểm...............................................................11
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm...........................................................................12
1.2.3 Loại trừ bảo hiểm...........................................................................14
1 2.4 Thời hạn bảo hiểm..........................................................................16
1 2.5 Giả trị bảo hiểm..............................................................................17
1.2.6 Số tiền bảo hiểm và phí hảo hiểm ..................................................17
1.2.7. Điều khoản bảo hiểm bổ sung bảo hiểm ô tô.................................22
1.3. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI25
l.4. GIÁM ĐỊNH VÀ BÒI THƯỜNG TRONG BẢO HIEM XE CƠ
Giới.............................................................................................................27
1 4.1 Nguyên tắc giám định tổn thất .......................................................27
1 4.2 Nguyên tắc bồi thường tổn thất......................................................28
1.4.4 Quy trình bồi thường và chì trả bảo hiểm. .....................................31
1.5. ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT........................................32
1.6. TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ...........................................34
1.7. CƠ SỜ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH BHXCG ...........35
1 7.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ
giới: ........................................................................................................35
1
17.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu hoạt động trong bảo
hiểm xe cơ giới........................................................................................37
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI


CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT, 2004 - 2008 ......................................39
2.1 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT .........................39
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Việt ...............................39
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt.........................................................41
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt...............................41
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIEM XE
CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT .......................................................................43
2.2.1 Hoạt động khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004-2008) ................43
2.2.2. Hoạt động giám định của bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt..........53
2.2.3. Hoạt động bồi thường BHXCG tại Bảo Việt( 2004 - 2008) ..........58
2.2.4 Công tác kiểm soát tổn thất ...........................................................62
2.2.5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm ...............................................................63
2.2.6 Hiệu quả kinh doanh BHXCG của Bảo Việt (2004 - 2008) ............69
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT...........................76
3.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................76
3.1.1 Thuận lợi . .....................................................................................76
3.1.2 Khó khăn ........................................................................................81
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM
XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT ................................................................84
3.2.1 Đối với công tác khai thác .............................................................84
3.2.2. Công tác giám định bồi thường.....................................................88
3.2.3 Một số công tác khác .....................................................................90
KẾT LUẬN....................................................................................................94
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, sự phát
triển của ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự

phát triển chung của xã hội loài người. Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản
thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chúng ta vẫn
chưa thể loại bỏ được các tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ
tổn thất ngày càng lớn, đôi khi có tính thảm hoạ. Có thể nói các vụ tai nạn
giao thông hiện nay ngoài ra các rủi ro khác như trộm cắp, sự cố kỹ thuật,
thiên tai,... cũng là điều không tránh khỏi của ngành giao thông vận tải. Để bù
đắp những tổn thất về người và của cải do những rủi ro bất ngờ gây ra cho
chủ phương tiện vận tải Bảo hiểm xe cơ giới ra đời.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay là một vấn
đề vô cùng lớn, theo thống kê hàng ngày hàng nghìn vụ tai nạn xảy ra liên tục,
tức là hàng ngày có những gia đình phải đối mặt với hiểm nguy, với những
thiệt hại về tinh thần và vật chất. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt
Hà Nội nói riêng và ngành bảo hiểm xe cơ giới nói chung đóng góp một phần
quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ cải thiện đời sống của người dân khi xảy
ra tai nạn với họ.
Bảo Việt là doanh nghiệp uy tín số 1 tại Việt Nam cung cấp đầy đủ
thông tin và dịch vụ chăm sóc khách hàng, rậm tâm phục vụ khách hàng với
thông điệp "Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển", luôn luôn lắng nghe ý
kiến đóng góp của khách hàng để dần dần hoàn thiện và phát triển bảo hiểm
xe cơ giới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc đưa
thông tin về các nghiệp vụ bảo hiểm, giam định và bồi thường bảo hiểm xe cơ
giới, và đặc biệt là việc chăm sóc khách hàng.
3
Khi đi vào thực tiễn triển khai nghiệp vụ này không những đạt kết quả
khá cao mà nâng cao được trách nhiệm cửa người tham gia bảo hiểm hạn chế
được tình hình tai nạn giao thông hiện nay, đóng góp chung vào sự đảm bảo
trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những, bảo hiểm xe cơ
giới hiện nay còn nhiều vấn đề còn tồn tại, những khó khăn và thách thức nói
chung và ở tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt nói riêng như các vấn đề: Trục lợi
bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, và các vấn đề trong khâu khai thác, giám

định và bồi thường, nó không chủ gây thiệt hại về mặt tài chính của các công
ty bảo hiểm mà kéo theo đó là sự tha hoá biến chất của một số cán bộ viên
chức ảnh hưởng tới uy tín cũng như chất lượng hoạt động của các Công ty.
Do đó em viết đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm
xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt". Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Lý thuyết chung về kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo
Việt
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
tại Bảo Việt.
Cuối cùng, em xin cảm ơn cô Tôn thị thanh Huyền và các anh chị ở văn
phòng Bảo hiểm Quận Hai Bà Trưng - Bảo hiểm Bảo Việt đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này với nội dung chính về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và
bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là hai loại hình bảo hiểm
chính đem lại doanh thu khá cao. Trong quá trình được thực tập tại Phòng
Bảo hiểm Quận Hai Bà Trưng và do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế
nhiều nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em xin
chân thành cảm ơn Thầy, Cô đã góp ý, giúp đỡ và xây dựng để có được
chuyên này được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
4
CHƯƠNG I:LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO
HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1.1. Lịch sử hình thành về bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1.1 Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế
Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc
cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và
đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội
diễn ra liên tục và bình thường. Trong nền kinh tế quốc dân, giao thông và
vận tải đường bộ được ví như "mạch máu của nền kinh tế quốc dân. GTVT

phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được
thuận tiện.
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ
mạng lưới GTVT. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu
mối GTVT cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư
Nhờ việc hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển
mà các vùng xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành
vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân
cư trên thế giới.
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế,
tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh
tế giữa các nước trên thế giới.
Với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, sự phân công lao động ngày
càng mở rộng, là điều kiện phát triển ngành giao thông vận tải nói chung. Tuy
vậy có một thực tế là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nước ta còn nhiều
5
yếu kém, không đồng bộ và chưa tương xứng với sự phát triển chóng mặt chỉ
các phương tiện xe cơ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế nước ta
còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để một lúc có thể làm thay đổi toàn bộ
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
1.1.1.2. Tai nạn gia thông đường bộ và hậu quả
Xe cơ giới là phương tiện rất tiện ích trong giao thông vận tải đường bộ.
Tuy nhiên mặt trái của hình thức vận chuyển này là vấn đề an toàn trong vận
hành, là mức độ nguy hiểm lớn, khả năng gây tai nạn cao do số lượng đầu xe
quá dày đặc, đa dạng về chủng loại lại bất cập về chất lượng. Theo thống kê
của Uỷ an an toàn giao thông quốc gia ở Việt Nam thì có hơn 80% các vụ tai
nạn giao thông đường bộ gây ra và đều liên quan đến điều khiển xe cơ giới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn xe cơ giới, nhưng chúng
ta có thê gộp thành 3 nguyên nhân chính sau:

- Do người điều khiển xe khi tham gia giao thông: Sử dụng chất kích
thích khi tham gia giao thông như rượu, bia... Cố tình vi phạm luật lệ an toàn
giao thông như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều,.. Lạng
lách, đánh võng, đua xe, phóng nhanh, vượt ẩu dẫn đến họ không làm chủ
được tốc độ của mình. Những người tham gia giao thông chưa được trang bị
các kiến thức về luật an toàn giao thông một cách đầy đủ. Đồng thời chất
lượng đào tạo lái xe ở các trung tâm còn kém. Người tham gia giao thông có
giấy phép hợp lệ,...
- Do bản thân xe tham gia giao thông: Hệ thống an toàn của xe không
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Thời gian sử dụng xe đã quá lâu và xe đã
quá cũ nát...
- Do cơ sở hạ tầng: Đường xá, cầu cống còn kém chất lượng, mặc dù
chúng ta đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của
lượng xe tham gia giao thông, đặc biệt là nền kinh tế mở cửa và phát triển như
6
hiện nay. Địa hình nước ta khá phong phú và phức tạp, đồng thời thời tiết
cũng phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt và có sương mù. Dây là nguy cơ
tiềm ẩn của tai nạn giao thông.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì những vụ tai nạn xe cơ giới cũng
mang lại những hậu quả khó lường. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ
(TNGTĐB) hiện nay là mối hiểm hoạ đối với đời sống con người. Thiên tai
hay một cuộc chiến tranh nào rồi cũng có ngày kết thúc, nhưng TNGTĐB
trong điều kiện sinh hoạt và sự phát triển của con người thì khó có thể khẳng
định được hồi kết thúc. Từ 1996 đến hết năm 2008 ở nước ta xảy ra 25331 vụ
TNGTĐB, làm chết 1 14.906 người, làm bị thương 244.550 người. Tính trung
bình mỗi ngày xảy ra 54 vụ TNGTĐB, làm chết 27 người và làm bị thương
56 người. Riêng thiệt hại về tài sản, vật chất (cả hữu hình và vô hình) là rất
lớn, khó mà tính ra con số chính xác được. Theo ước tính trung bình mỗi năm
Việt Nam tốn khoảng 900USD cho vấn đề tai nạn giao thông. Theo bảng 1 về
tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam (1997 - 2008) ta thấy rõ

được hậu quả của nó.
Hệ luỵ của TNGTĐB là một gánh nặng của xã hội. Phần lớn tổn thất về
người (tỉnh mạng, sức khoẻ) của loại tai nạn này nhằm vào những người có
sức khoẻ, năng động và là lao động chính của nhiều gia đình. Sau khi vụ việc
giao thông đường bộ xảy ra, có thiệt hại về người và tai nạn, nếu có: người
điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về an toàn giao thông bị kết án
tù - xã hội phải lo; người chết do tai nạn - xã hội phải lo; người bị thương tích,
tàn phế - xã hội phải lo điều trị và nuôi dưỡng; tài sản, công trình phương tiện
hư hỏng do tiện gây ra - xã hội phải lo sửa chữa, khắc phục ... và còn rất nhiều
tổn thất khác có liên quan - xã hội cũng phải lo với biết bao nỗi niềm xót
thương, bức xúc, trăn trở.
7
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
(giai đoan 1997 - 2008)
Năm
Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ
So sánh với
năm trước
Số vụ
So sánh với
năm trước
Số vụ
So sánh với
năm trước
Tăng
(giảm
tuyệt
đối
(+/-)

Tăng
(giảm
tương
đối
(+/-)
Tăng
(giảm
tuyệt
đối
(+/-)
Tăng
(giảm
tương
đối
(+/-)
Tăng
(giảm
tuyệt
đối
(+/-)
Tăng
(giảm
tương
đối
(+/-)
1997 19.162 - - 5.324 - - 20.465 - -
1998 20.725 1.563 8,15 5.518 194 3,64 21.869 1.404 6,86
1999 21.512 787 3,80 5.682 164 2,97 22.869 1.028 4,70
2000 23.115 1.603 7,45 6.131 449 7,90 24.264 1.367 5,97
2001 24.324 1.209 5,23 7.526 1.395 22,75 25.689 1.425 5,87

2002 25.998 1.674 6,88 8.312 786 10,44 25.955 266 1,04
2003 27.121 1.123 4,32 8.851 539 6,48 26.256 301 1,16
2004 29.135 2.014 7,43 9.103 252 2,85 27.102 846 3,22
2005 29.083 -52 -0,18 11.214 2.111 23,19 28.326 1.224 4,52
2006 30.125 1.042 3,25 12.111 891 8,00 28.965 639 2,26
2007 36.154 6.029 2,00 13.232 1.121 9,26 29.691 726 2,51
2008 40.569 4.415 1.22 13.734 502 4,50 31.101 1.410 4,75
(Nguồn: Bộ Giao thông vận tải)
1 1 2. Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.2.1. Đối với sụ phát triển kinh tế xã hội
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ sự đóng góp dưới hình thức
phí bảo hiểm" của người tham gia bảo hiểm xe cơ giới. Quỹ này được người
bảo hiểm sử dụng để trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo
8
hiểm cho người tham gia để họ ổn định tài chính và đời sống, từ đó góp phần
ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngoài ra, DNBH được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc TNDS của
chủ xe cơ giới có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt
buộc TNDS của chủ xe cơ giới thực thu hàng năm để đóng góp vào Quỹ
tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ do Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam quản lý và sử dụng. Ví dụ: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an
toàn giao thông, tài trợ hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế
tai nạn giao thông,... Nhờ đó mà hạn chế các hậu quả của những rủi ro bất ngờ
nên có điều kiện để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước.Với quỹ
bảo hiểm xe cơ giới do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, DNBH sẽ
trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia
để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách Nhà nước
không phải chi ra để trợ cấp cho các Chủ xe, các doanh nghiệp kinh doanh
vận tải khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tinh thảm hoạ,

mang tính xã hội rộng lớn.
1.1.2.2. Đối với người được bảo hiểm
Do nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ngày càng
phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc
gia.
Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước
tổn thất do rủi ro gây ra.
Rủi ro bất ngờ đều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời
sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm,
chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp
bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả,
ổn định đời sống sản xuất kinh doanh. Từ đó, họ khôi phục và phát triển sản
9
xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Tác động này
phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.Bảo
hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất về người và tài sản
cho Chủ xe, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự
hơn,giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân tham gia giao thông, cho mỗi doanh
nghiệp
kinh doanh vận tải.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Xe cơ giới có thể hiểu tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường
bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm Ô tô, mô tô và xe máy. Để
đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình,
các chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở hữu xe hay
bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành
khách bằng xe cơ giới) có thể tham gia các loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba;
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe
- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;

- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
- Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
1 2.1 Đối tượng được bảo hiểm
* Bảo hiểm vật cư ất xe cơ giới
Bảo hiểm vạt chất các loại mô tô, xe máy có đăng ký hợp lệ.
* Bảo hiếm tai nạn con người lái xe (ô tô) theo chỗ ngồi trên xe
10
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về thân thể đối với người điều khiển xe
và người khác ngồi trên xe (gọi là người được bảo hiểm) bị tai nạn khi đang ở
trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông.
- Mô tô - xe máy nói ở đây là tất cả các loại xe hai bánh hoạt động trên
đường bằng động cơ của chính chiếc xe đó.
- Người khác ngồi trên mô tô - xe máy là người được chủ xe hoặc người
điều khiển mô tô
- Xe máy đó cho phép lên xe.
* Bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hàng hoá trên xe Ô tô
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về hàng hoá trên xe cơ giới khi xe đang
tham gia giao thông.
* Bảo hiểm TNDS chủ xe mô tô xe máy với người thứ ba
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về thân thể đối của người thứ ba dựa trên
cơ sở thiệt hại thực tế hợp lý và mức độ lỗi của chủ xe.
Đối tượng bảo hiểm là thiệt hại về tài sản thực tế và mức độ lỗi của chủ
xe.
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm (HDBH) vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm
thông thường bao gồm:
* Đối với bảo hiểm vật chất xe
- Tai nạn do đâm va, lật đổ khi xe tham gia giao thông.
- Cháy, nổ do các vụ hoả hoạn trong các trường hợp cháy nhà tư nhân,

nơi trông giữ xe, công sở.
- Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: Bão lụt, sét đanh, động
đất, mưa đá, sóng thần.
11
- Mất cắp toàn bộ xe.
* Đối với BHTNCN, lái xe, theo chỗ ngồi trên xe
Những người này bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá
trình xe đang tham gia giao thông.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe Ô tô đối vơi hàng hoá
Trách nhiệm của Chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng về những tổn thất
hàng hoá vận chuyển trên xe theo Bộ Luật dân sự trong những TH xe bị:
- Đâm va, lật, đổ, rơi;
- Chìm;
- Hoả hoạn, cháy, nổ;
- Bị các vật thể khác vơi, va chạm vào;
- Những thảm hoạ bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, lở, sét đánh,
động đất, mưa đá, sóng thần.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba
- Lỗi vô ý gây tai nạn cho người thứ ba gây thiệt hại về thân về thân thể
và thiệt hại về vật chất cho người thứ ba.
* Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc
xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên (ở phần 2.3. mục a), các công
ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí vì
chung cho các loại bảo hiểm trên là cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tôn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
rủi ro được bảo hiểm;
- Chi phí bảo vệ xe và kẻo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất;
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm;
12
1.2.3 Loại trừ bảo hiểm

* Thiệt hại xảy ra trong những trường hợp sau không thuộc phạm vi
loại trừ bảo hiểm
- Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, Lái xe, hoặc của người bị
thiệt hại.
- Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ (áp dụng khi xe đang tham
gia giao thông);
- Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ (áp dụng khi xe đang hoạt
động có người điều khiển xe);
- Đua xe chớp pháp hoặc trái phép);
- Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như : Giảm giá trị thương mại,
ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác;
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Việt Nam;
- Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;
- Xe chở quá 30% trọng tải hoặc số chỗ ngồi theo quy định trong Giấy
chứng nhận kiểm định.
- Chiến tranh.
* Đối với bảo hiểm vật chất xe
- Các loại trừ quy định tại phần 2.4. mục a
- Hao mòn, hỏng hóc do sử dụng, lão hoá, mất giá, hỏng hóc do khuyết
tật hoặc tổn thất thêm do sửa chữa (gồm cả chạy thử).
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị, máy móc mà không phải do
tai nạn nói ở phạm vi bảo hiểm.
13
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị
ngập nước.
- Tổn thất đối với săm lốp trừ TH tổn thất này xảy ra do cùng nguyên
nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn.
- Mất cắp bộ phận xe.
- Những vụ tổn thất dưới 500.000 đồng (với Ô tô), những vụ tổn thất

dưới 200.000 đồng (với mô tô - xe may)
* Đối với bảo hiểm tai nạn lái xe và người trên xe
- Lái xe cố ý gây thiệt hại;
- Lái xe điều khiển xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ.
- Tai nạn ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá
- Các loại trừ ở mục a phần 3.1
- Hàng bị thiếu, mất cắp, trộm, cướp, sai thể loại, quy cách, sai mã
- Hàng bị hư hỏng do bản chất tự nhiên của hàng hoá.
- Hàng hoá lưu thông trái phép; Hàng bị cơ quan kiểm soát Nhà nước thu
giữ, bắt giữ hoặc bị hư hỏng do chậm trễ, trừ chậm trễ do tai nạn.
- Hàng hoá bị cháy không do lỗi của bên vận tải. Súc vật sổng bị ốm chết
do thời tiết hoặc dịch bệnh hoặc bị kiểm dịch.
- Vàng bạc, đá quý; Tiền, các loại ấn chỉ, hoá đơn có giá trị như tiền, đổ
cổ, tranh ảnh quy hiếm; Thi hài, hài cốt.
- Tổn thất hàng hoá do bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển mà
không phải do xe đâm va, lật, đổ, rơi.
* Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba
14
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt
hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của
chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp
đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy lái xe.
- Thiệt hại gây hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại
gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các .

loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
1 2.4 Thời hạn bảo hiểm
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên Giấy chứng
~ nhận bảo hiểm (GCNBH). DNBH chỉ cấp GCNBH khi chủ xe cơ giới đã
đóng đủ phí bảo hiểm (trừ trường hợp có thoả thuận khác bằng vãn bản).
Thời hạn ghi trên GCNBH là một năm, trong các trường hợp sau, thời
hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:
- Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao
thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
- Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của
pháp luật.
Trong thời gian còn hiệu lực ghi trong GCNBH, nếu có sự chuyển quyền
sở hữu xe mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì
15
mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu
lực đối với chủ xe cơ giới mới.
1 2.5 Giả trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại
thời điểm người tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi
thường trong các bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Trong thực tế, các ấy bảo hiểm
thường dựa trên các nhân tố đê xác định giá trị xe: Loại xe; Năm sản xuất;
Mức độ mới, cũ của xe; Thể tích làm việc của xi lanh.
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các ấy bảo hiểm hay áp
dụng đó là căn cứ và giá trị ban đầu của xe và mức khâu hao. Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao (nếu có )
1.2.6 Số tiền bảo hiểm và phí hảo hiểm
1.2.6.1. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm thể hiện mức trách nhiệm tối đa DNBH có thể phải trả
đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành
khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách.

nhiệm bảo hiểm..
*Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Với bảo hiểm vật chất mô tô xe máy.
Với bảo hiểm vật chất Ô tô
*Đối với bảo hôm Tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe:
Riêng với bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên Ô tô thì: Vẫn
chia si tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí theo tiền Việt Nam và đô la Mỹ. Lưu ý: mức
giữ lại của Bảo Việt đến 300.000 USD, quá mức giữ lại thì phải đem tái bảo
hiểm.
16
* Đối với bảo hộ TNDS với người thứ ba:
Đối với mô tô xe máy
Đối với bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự chu xe Ô tô: Ngoài
MTN tối thiểu bắt buộc, Biểu phí quy định thêm MTN phổ thông gồm 6 mức,
như sau: 03 MTN bảo hiểm TNDS phổ thông áp dụng cho ô tô tham gia bảo
hiểm bằng VNĐ
Bảng l.2: Các MTN bảo hiểm tự nguyện tính bằng Đồng Việt Nam - Phần
vượt quá mức bắt buộc
MTN Mức I Mức II Mức III
Về người 20 Trđ/ng/vụ 30 Trđ/ng/vụ 50 Trđ/ng/vụ
Về tài sản 30 Trđ/vụ 50 Trđ/vụ 50 Trđ/vụ
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
- 03MTN cho ô tô tham gia bảo hiểm bằng USD (đã bao gồm mức
TNDS bắt buộc).
Bảng 1.3. MTN bảo hiểm tính bằng Đô la Mỹ - Đã bao gồm mức bắt buộc
MTN Mức I Mức II Mức III
Về người 5,000USD/ng/vụ 10,000 USD/ng/vụ 20,000USD/ng/vụ
Về tài sản 20,000USD/vụ 50,000USD/vụ 100,000USD/vụ
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Ví dụ :

- Chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS theo MTN: về người 70 Trđ/ng/vụ,
về tài sản 80trđ/vụ. MTN này tương ứng với mức I. Phần vượt quá MTN bảo
hiểm tối thiểu bắt buộc là : về người 20 Trợ, tài sản 30trđ
- Phần vượt quá MTN tối thiểu bắt buộc được ghi trên GCNBH ở "MTN
thoả thuận thêm ngoài mức bắt buộc" về người 20 Trợ, tài sản 30 Tra.
17
1.2.6.2 Phí bảo hiểm hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho DNBH khi
mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể,
các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
- Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có
mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho
từng loại xe.
- Mục đích sử dụng xe: Là nhân tố quan trọng khi xác định phi bác 1
hiểm, nó cho biết mức độ rủi ro có thể xảy ra
- Khu vực giữ xe và để xe: Trong thực tế, không phải công ty bảo hiểm
nào cũng quan tâm đến nhân tố này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty bảo
hiểm tính phí bảo hiểm dựa trên khu vực giữ xe và để xe rất chặt chẽ.
- Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những
người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Số liệu thống kê cho
thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi nên
những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với những lái
xe có tuổi lơn hơn.Ngoài ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn, các công ty
thường yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất xảy ra với xe
(hay còn gọi là mục miễn thường).
- Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng
cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau:
P - f + d
Trong đó: P - Phí thu mỗi đầu xe

d- Phụ phi
f - Phí thuần
18
Theo công thức trên, việc xác định phi bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân
tố:
- Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó, căn cứ vào số
liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần " f' cho mỗi
đầu xe như sau:
f = (với i = 1, 2, ...., n)
Trong đó: Si -Số vụ tai nạn xay ra trong năm thứ i
T - Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci - Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí (d), bao gồm các chi phỉ
như chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý ... Phần phụ phí này thường
được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
- Giảm phí báo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham
gia bảo hiểm và không có khiêu nại tại công ty mình.
Bảng 1.4: Bảng giảm phí tối đa theo số lượng xe tham gia
của 1 khách hàng
Số xe tham gia của 1 khách hàng Phí giảm tối đa (%)
Từ 05 đến 10 xe
Từ 11 đến 20 xe
Từ 21 đến 30 xe
Từ 31 đến 50 xe
5
10
15
20
(Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
* Đổi với Ô tô mới, tham gia bảo hiểm ngay từ đầu năm tại DNBH sau

khi kết thúc hợp đồng nếu không có tổn thất, khi khách hàng tái tục bảo hiểm
được giảm phí theo tỷ lệ sau:
19
Bảng l.5: Bảng tỷ lệ phí giảm theo số năm tái tục HĐBH
Số năm tái tục liên tục Phí giảm tối đa (%)
Từ 05 đến 10 xe
Từ 11 đến 20 xe
Từ 21 đến 30 xe
Từ 31 đến 50 xe
5
10
15
20
(Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
* Đối với Ô tô tái tục bảo hiểm: Căn cứ số liệu thống kê bồi thường từ 2
đến 3 năm (tối thiểu là 2 năm) nếu tỷ lệ bồi thường tháp có thể giảm phí:
- Bồi thường đến 30% phí thu, có thể giảm phí 10%
- Bồi thường đến 40% phí thu, có thể giam phí 5%
Trường hợp thời hạn bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống thì phí bảo hiểm
phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới (chia) cho 12
tháng. Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x { Số tháng xe đã hoạt động trong
năm ÷ 12}
Biểu phí đặc biệt. Việc tính toán biểu phí riêng này dựa trên các số liệu
về bản thân khách hàng, cụ thể:
- Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
- Tình hình bồi thường tổn thất của ấy bảo hiểm cho khách hàng ở những
năm trước đó;
- Tỉ lệ phụ phí theo quy định của công ty;
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, ấy bảo
hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt tính được là

cao hơn (hoặc bằng) mức phí chung, tức là tình hình tổn thất của khách hàng
20
cao hơn (hoặc bằng) mức tổn thất bình quân chung, thì công ty bảo hiểm sẽ áp
dụng mức phí chung.
Hoàn phí bảo hiểm: Trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm,
nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó thì:
Phí hoàn lại = Phí cả năm x { Số tháng không hoạt động : 12} x tỷ lệ hoàn
phí.
Thông thường tỉ lệ hoàn phí là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn huỷ bỏ HĐBH khi chưa hết thời hạn hợp
đồng và chủ xe chưa có lần nào được Cty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm thì thông
thường Cty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo
công thức trên.
1.2.7. Điều khoản bảo hiểm bổ sung bảo hiểm ô tô
Chủ xe có thể lựa chọn thêm một trong các Điều khoản bảo hiểm bổ
sung để được tăng thêm quyền lợi bảo hiểm hoặc giảm phí bảo hiểm. Chủ xe
cần kê khai đầy đủ nội dung yêu cầu vào Giấy yêu cầu bảo hiểm để DNBH
làm cơ sở tính phí bảo hiểm và bồi thường.
1.2.7.1. Bảo hiểm tự nguyện TNDS
DNBH thêm phần mức trách nhiệm cao hơn MTN bắt buộc theo quy
định của Bộ Tài chính.
Quyền lợi hảo hiểm:
Thiệt hại về người:
- Mức trách nhiệm tự nguyện tăng thêm đến 50 triệu đồng: Số tiền phần
bồi thường tăng thêm được tính theo Bảng trả tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành
kèm theo Quyết định số 05/TC/BH ngày 02/01/1993 của Bộ Tài chính.
21
- MTN tự nguyện tăng thêm trên 50 triệu đồng: Phần tăng thêm trên 50
triệu đồng được tính trên cơ sở thiệt hại thực tê hợp lý (không vượt quá hoà
giải), khi thực tế chủ xe phải bồi thường theo lỗi trên 1 00 triệu đồng.

Thiệt hại về tài sản:
- Phần thiệt hại dưới 50 triệu đồng: áp dụng bồi thường theo quy định
của Bộ Tài chính.
- Phần thiệt hại trên 50 triệu đồng: Bồi thường trên cơ sở thiệt hại thực tế
và mức độ lỗi của chủ xe.
Trường hợp bảo hiểm theo nhiều HĐBH thì mục a. và b. thì ngoài việc
tính theo quy định trên còn áp dụng theo điều 8 quy tắc này.
Các quy định khác: áp dụng theo Quy tắc bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới ban hành kèm theo Thông tư sổ 126/2008/TT - BTC ngày 22/12/2008
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.2.7.2. Bảo hiểm không khấu trừ thay mới
Quyền lợi bảo hiểm: Vật tư, phụ tùng thuộc trách nhiệm bảo hiểm được
thay mới, không áp dụng bất kỳ một khoản chi phí khấu trừ (hoặc khấu hao)
thay mới nào. Các quy định khác của Quy tắc không thay đổi.
Điều kiện áp dụng: Xe có bảo hiểm vật chất xe Ô tô ở tại DNBH đó.
1.2.7.3. Bảo hiểm gián đoạn sử dụng xe
Quyền lợi bảo hiểm : DNBH trả tiền thuê xe trong trường hợp chủ xe
không có xe sử dụng khi xe bị cơ quan chức năng thu giữ hoặc đang được sửa
chữa do tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra. Số ngày tối đa không quá
30 ngày.
Điều kiện áp dụng: Tất cả các loại xe có tham gia các loại hình bảo
hiểm tại DNBH. Thời điểm tính trả tiền thuê xe là sau 04 ngày kể từ ngày xe
xẩy ra tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc bị công an thu giữ.
22
1.2.7.4 Bảo hiểm sửa chữa xe tai nạn ở giữa tự chọn (Xem thêm phụ ~ lúc 4,
mục IV)
Quyền lợi bảo hiểm: Xe bị tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chủ xe
~ được quyền chỉ định sửa chữa tại Ga ra đã thoả thuận trước ở thời điểm ký
kết hợp đồng bảo hiểm.
Điều kiện: Áp dụng cho xe mới sử dụng trong phạm vi 5 năm tính từ

năm sản xuất và xe có bảo hiểm vật chất xe ô tô tại DNBH.
1.2.7.5. Bảo hiểm áp dụng mức khấu trừ
Quyền lợi bảo hiểm: Khi xảy ra thiệt hại thuộc HĐBH thì áp dụng
nguyên tắc sau:
- Thiệt hại dưới MMT , chủ xe tự chịu.
- Thiệt hại mức miễn thường, thì STBT bảo hiểm bằng (=) thiệt hại trừ
(-) mức khấu trừ.
Điều kiện áp dụng: Xe có bảo hiểm vật chất xe Ô tô tại DNBH đó.
1.2.7.6. Bảo hộ tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
Quyền lợi bảo hiểm: Xe được giải quyết bồi thường khi bị tai nạn trong
phạm vi các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
1.2.7.7 Bảo hộ - bồi thường theo giới hạn trách nhiệm
Quyền lợi bảo hiểm: Xe được bảo hiểm theo điều kiện "bảo hiểm giới
hạn trách nhiệm" được hiểu là xe chỉ được bảo hiểm vật chất xe ở một mức
giá thấp hơn giá trị thực tế, phần giá trị còn lại của chủ xe tự bảo hiểm. Khi
xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được bồi thường như xe tham gia
đúng giá trị thực tế (đối với tổn thất bộ phận) và bồi thường theo STBH (đối
với bồi thường toàn bộ).
23
1.2.7.8. Bảo hiểm mất cắp bộ phận
Quyền lợi bảo hiểm: Chủ xe được DNBH bồi thường tổn thất toàn bộ
cho những bộ phận bị mất cắp cho mỗi bộ phần theo điều kiện sau: 01 lần cho
mỗi bộ phận đối với các HĐBH có thời hạn đến 1 năm. 02 lần cho mỗi bộ
phận đối với các HĐBH có thời hạn lớn hơn 1 năm. Mức miễn bồi thường
không khấu trừ là 2 ti.đ/vụ.
Điều kiện áp dụng: Xe có bảo hiểm vật chất tại chính DNBH đó.
1.2.7.9. Bảo hiểm xe bị ngập nước
Quyền lợi bảo hiểm: Xe Ô tô bị thiệt hại động cơ hoặc hư hỏng về điện
do lỗi vô ý của lái xe điều khiển xe đi vào vùng ngập nước sẽ được DNBH
bồi thường, nếu xe có tham gia bảo hiểm vật chất xe (không áp dụng đối với

bảo hiểm thân vỏ xe - bảo hiểm bộ phận). Trong trường hợp xe bị ngập nước
đã chết máy hoặc dừng hoạt động mà người điều khiển xe nổ máy trở lại gây
thiệt hại thì sẽ không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của DNBH.
1.3. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Khai thác bảo hiểm là một trong 3 khâu quan trọng trong việc triển khai
một nghiệp vụ bảo hiểm, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của
DNBH nói chung và của từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Khi việc khai
thác bảo hiểm đạt được hiệu quả nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu
tiếp theo. Khi khai thác bảo hiểm dựa trên nguyên tắc "số đông bù số ít"
nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san xẻ rủi ro. Khi thực
hiện tốt khâu khai thác có nghĩa là việc tạo lập thương hiệu và mối quan hệ
của doanh nghiệp đến khách hàng được tốt hơn. Nhờ đó mà thị phần của
DNBH lớn chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp và khẳng định sự tín nhiệm của
khách hàng dành cho sản phẩm nói riêng và DNBH nói chung. Không những
thế khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm khác của doanh nghiệp.
24
Khai thác tạo ra doanh thu cho doanh thu cho doanh nghiệp vì vậy nó
quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, xét về mặt lâu dài thì
nó còn quyết định đến việc phát triển, mở rộng của doanh nghiệp, khẳng định
được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra hoạt
động khai thác bảo hiểm xe cơ giới có tác dụng giúp cho việc đánh giá rủi ro
cửa chiếc xe chính xác hơn, từ đó là cơ sở định phí bảo hiểm.
Sơ đồ 1: Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới
(Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
Trong các bước trên thì bước thứ hai là phân tích tìm hiểu và đánh giá
rủi ro là quan trọng nhất trong bảo hiểm xe cơ giới vì lúc này đòi hỏi khai
thác viên phải hiểu rõ các nội dung có trong giấy yêu cầu bảo hiểm để hướng
dẫn khách hàng ghi chép đầy đủ, chinh xác các thông tin trong giấy yêu cầu
bảo hiểm làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và qua đó có thể đưa ra mức chào
phí bảo hiểm phù hợp cho khách hàng ảnh hưởng tới doanh thu của doanh

nghiệp quyền lợi của khách hàng và số tiền bảo hiểm,...
Cần phải phân tích cơ cấu khai thác chi tiết theo nhiều tiêu thức.
25
Tiếp thị, tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin từ K/H
Nhận thông tin từ K/H, phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro
Xem xét đề nghị Bảo hiểm
Đàm phán, chào phí
Chấp nhận chứng nhận bảo hiểm và thu phí Bảo hiểm

×