Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM VẬT LÝ
******

TẬP THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG
CHO 10 BÀI VẬT LÝ 11
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ K37

Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.GVC. Đặng Thị Bắc Lý

Trần Khánh Linh
Mã số SV: 1110272
Lớp: SP. Vật lý – Công nghệ K37
Khóa: 37

Cần Thơ, năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trường,
quý thầy cô khoa Sư phạm, cùng toàn thể quý thầy cô giảng dạy trực thuộc Bộ môn Sư phạm
Vật lý đã truyền đạt những kiến thức quý báu và cần thiết để em có thể hoàn thành tốt
chương trình đào tạo trong những năm học vừa qua.


Em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Bắc Lý đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, để em có thể hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp đã động viên và đưa ra
nhiều ý kiến rất hay cho đề tài mà em đang thực hiện.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em kính mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để em
khắc phục và hoàn chỉnh đề tài này.
Lời cuối, em xin chúc Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô luôn dồi giàu sức khỏe
và thành công trên con đường truyền đạt kiến thức cho thế hệ tương lai.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Mọi tham khảo, trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp


Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2
4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................. 2
5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..................................................................... 2
6. THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ TÀI........................................................................... 2

PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG ... 3
1.1.

Khái niệm quá trình dạy học ............................................................................. 3

1.2.

Hứng thú học tập................................................................................................ 4

1.2.1.

Khái niệm hứng thú học tập ........................................................................ 4

1.2.2.

Biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật Lý .................................... 4


1.3.

Các định hƣớng của Marzano ........................................................................... 5

1.4.

Lý thuyết chung về mở đầu bài giảng ............................................................... 6

1.4.1.

Vị trí và vai trò của mở đầu bài giảng......................................................... 6

1.4.2.

Yêu cầu chung để việc mở đầu bài giảng đạt hiệu quả .............................. 7

1.4.3.

Các cách mở đầu bài giảng .......................................................................... 7

1.4.4.

Một vài lƣu ý khi mở đầu bài giảng .......................................................... 13

1.5.

Quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng ...................................................... 14

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10 BÀI VẬT LÝ 11 ... 16
2.1.


Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “8: Điện năng. Công suất điện” ..... 16

2.2.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “15: Dòng điện trong chất khí” ..... 18

2.3.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “19: Từ trƣờng” ............................. 20

2.4.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “23: Từ thông. Cảm ứng điện từ” . 23

2.5.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “26: Khúc xạ ánh sáng” ................. 25

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

i

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng


2.6.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “27: Phản xạ toàn phần” ............... 28

2.7.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “28: Lăng kính” ............................. 31

2.8.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “31: Mắt” ....................................... 33

2.9.

Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “33: Kính hiển vi” .......................... 36

2.10. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “34: Kính thiên văn”...................... 38

Phần 3. KẾT LUẬN ............................................................................................. 40
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ....................................................................................... 40
2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 40
3. ĐỊNH HƢỚNG TƢƠNG LAI ............................................................................. 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

ii


SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bất kì một hoạt động nào cũng đều có mở đầu. Mở đầu là một khâu quan trọng quyết định
đến diễn biến của hoạt động dạy và học. Cổ xưa có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, đối với mỗi giáo
viên, sự khởi đầu cho một bài học mới có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là một nghệ thuật
không chỉ đơn thuần dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học mà còn phụ thuộc vào đặc
điểm của đối tượng học sinh (năng lực, cách học, tâm lí, …). Nếu giáo viên có một sự mở
đầu thành công cho bài dạy của mình thì sẽ tạo được bầu không khí học tập và niềm say mê
cho học sinh, làm chủ được lớp học và kích thích khả năng tư duy, tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh lĩnh hội kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
Mở đầu bài giảng có thể xem là phần “đệm” giúp cho kiến thức người giáo viên cần
truyền đạt có thể đến sâu hơn với học sinh, bước “đệm” này khơi gợi cho học sinh sự tò mò,
tạo được sự hứng thú với tiết học, góp phần phát huy tính tích cực trong học tập cho học
sinh. Có nhiều phương pháp để mở đầu bài giảng, nhưng không có phương pháp nào là vạn
năng. Vì thế, giáo viên cần chọn những phương pháp phù hợp với thực tế lớp dạy để dẫn vào
bài giảng khi bắt đầu vào tiết học. Hơn thế nữa, các cách mở đầu bài giảng cần được làm
mới như thay đổi “bữa ăn hằng ngày” để tránh trường hợp lặp đi lặp lại sẽ gây nên sự nhàm
chán cho các em.
Việc mở đầu bài giảng tạo hứng thú trong học tập thật sự cần thiết. Sau một quá trình
nghiên cứu, tôi nhận thức được tầm quan trọng của mở đầu bài giảng và mối quan hệ trực
tiếp của mở đầu bài giảng với hứng thú học tập của học sinh, một tiết học nếu có phần mở
đầu thú vị, cuốn hút sẽ kích thích sự chú ý, tạo hứng thú cho các em ngay từ những phút đầu
tiên, góp phần làm cho quá trình dạy và học hiệu quả hơn. Vì thế, tôi chọn đề tài cho luận

văn là: “Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 11”.
Có nhiều cách mở đầu bài giảng tùy theo mục tiêu, nội dung bài học, năng lực, thiên
hướng của học sinh và năng lực của bản thân giáo viên. Trong phạm vi bài luận này, tôi xin
trình bày một số cách mở đầu bài giảng để tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần tạo
bầu không khí học tập tích cực, làm cho quá trình học của học sinh hiệu quả hơn.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Những mục tiêu mà đề tài cần hướng đến là:
- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến mở đầu bài giảng.
- Trên cơ sở lý thuyết đã được hệ thống, xây dựng quy trình để thiết kế đoạn mở đầu bài
giảng.
- Vận dụng quy trình này để thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài trong sách giáo
khoa Vật lý 11.

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 1

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý thuyết về mở đầu bài giảng, xây dựng quy
trình để thiết kế đoạn mở đầu bài giảng và vận dụng quy trình này để thiết kế đoạn mở đầu
bài giảng cho 10 bài trong sách giáo khoa Vật lý 11.


4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu
lí thuyết: Tìm đọc tài liệu liên quan đến đề tài và trích lọc những nội dung có liên quan đến
việc mở đầu bài giảng, từ đó xây dựng quy trình để mở đầu bài giảng, cuối cùng là vận dụng
quy trình này để thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài trong sách giáo khoa Vật lí 11.
- Phương tiện nghiên cứu: Nghiên cứu thông qua sách giáo khoa, sách giáo viên, sách lí
luận dạy học vật lý, các bài luận liên quan đến mở đầu bài giảng và một số công cụ hỗ trợ
trong quá trình tìm kiếm thông tin có liên quan như: Máy vi tính, internet,…

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bước 1: Xác định mục tiêu của đề tài.
Bước 2: Tìm các tài liệu liên quan đến đề tài.
Bước 3: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
Bước 4: Lập đề cương nghiên cứu đề tài.
Bước 5: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Bước 6: Chọn 10 bài trong sách giáo khoa Vật lí 11 để thiết kế đoạn mở đầu bài giảng.
Bước 7: Vận dụng quy trình để thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài trong sách
giáo khoa Vật lí 11.
Bước 8: Hoàn thành luận văn.

6. THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ TÀI
-

Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Vật lý: VL
Mở đầu bài giảng: MĐBG
Sách giáo khoa: SGK
Sách giáo viên: SGV
Quá trình dạy học: QTDH


GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 2

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG
1.1. Khái niệm quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình phức tạp, rộng lớn và bao gồm nhiều thành tố có
liên quan chặt chẽ với nhau. Để đưa ra định nghĩa có tính chất khái quát nhất, bao quát toàn
bộ quá trình dạy và học là một công việc không dễ. Có nhiều nhà lí luận dạy học ở Việt Nam
và trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về QTDH tùy theo quan điểm tiếp cận
về hoạt động dạy và học.
“Dạy học là quá trình hoạt động hai mặt do thầy giáo (dạy) chỉ đạo và học sinh (học)
hoạt động nhằm thực hiện các mục đích dạy học. Nhiệm vụ dạy học trong nhà trường không
chỉ đảm bảo một trình độ học vấn nhất định mà còn góp phần hình thành nhân cách con
người của xã hội cộng sản chủ nghĩa”.(Bách khoa Giáo dục học – Maxcơva) [7].
Quan niệm trên về QTDH đã phản ánh tính chất hai mặt của quá trình này: Quá trình
dạy của GV và quá trình học của HS. Hai quá trình này không tách rời nhau mà là một quá
trình hoạt động chung nhằm đạt được mục đích dạy học, hình thành nhân cách của con
người mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong quá trình hoạt động chung đó, người
GV đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS để giúp họ tự
khám phá ra tri thức. Tất nhiên người GV còn có chức năng cung cấp cho người học tri thức,

nhưng chỉ khi nào thật cần thiết. Song chức năng này không phải là chức năng chính yếu của
toàn bộ quá trình dạy. Người GV phải suy nghĩ để giúp học sinh sử dụng những tri thức,
những kinh nghiệm mà họ thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc
sống, kết hợp với tri thức GV cung cấp cho để tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình.
Phối hợp với hoạt động đó của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo,
phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới
quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới. Chính HS chứ không phải
người nào khác phải tự mình làm ra sản phẩm giáo dục. Tính chất hành động của họ có ảnh
hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu.
Tóm lại, quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy
với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò nhằm đạt được mục đích dạy
học [3, tr22].
Quá trình dạy học gồm 5 thành tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học, kiểm tra đánh
giá kết quả học tập [8].

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 3

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

1.2. Hứng thú học tập
1.2.1. Khái niệm hứng thú học tập

Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức
tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên trong bài luận
văn này tôi sẽ sử dụng quan điểm của Nguyễn Quang Uẩn, hứng thú là thái độ đặc biệt của
cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang
lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động [6].
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì
người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở
từ tình yêu đối với công việc”. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức,
giúp HS học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo [8].
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của HS đối với các môn học mà các em thấy
có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm cho các em trong quá trình học tập môn học
đó. Đối tượng của hứng thú học tập không chỉ bao gồm nội dung các môn học mà còn bao
gồm hoạt động để lĩnh hội nội dung đó. Hứng thú học tập thể hiện ở sự thích thú đối với
môn học và tính tích cực trong hoạt động học tập. Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ
tính tích cực của HS. Khi có hứng thú, HS sẽ tích cực hoạt động hơn. Thái độ học tập tích
cực được thể hiện ở việc tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học một cách thích
thú [5].
1.2.2. Biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật Lý
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt
động ở bề rộng và bề sâu của hứng thú. Đi học đầy đủ, đúng giờ, chú ý nghe giảng và tích
cực phát biểu trong giờ học,… là dấu hiệu đầu tiên của hứng thú trong học tập. Hoạt động
học tập là hoạt động căng thẳng, kéo dài nên nếu chỉ có ý thức nghĩa vụ và ý thức tổ chức kỉ
luật thì không đủ để bắt người học chú ý vào bài học một cách lâu dài được.
Khi có hứng thú thì người học mới có nhu cầu cần hiểu sâu về bài học nên tích
cực phát biểu để thỏa mãn nhu cầu của mình. Khi có hứng thú trong học tập, HS thường
thích thú và làm bài tập đầy đủ. Ở đây thể hiện mối quan hệ giữa hứng thú và năng lực là
tiền đề cho sự hình thành và phát triển hứng thú học tập. Ngược lại, khi làm thành công các
bài tập sẽ tạo ra niềm vui trí tuệ kích thích sự hình thành và phát triển hứng thú học tập.
Hứng thú học tập môn Vật lý biểu hiện ở cả trong và ngoài giờ học, bao gồm biểu

hiện về mặt nhận thức, về mặt thái độ và về mặt hành vi. Những biểu hiện của hứng thú học
tập môn Vật lý là:
- Hào hứng say mê khi học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Mong muốn được thầy cô gọi trả lời câu hỏi, thường nêu thắc mắc nhờ thầy cô
giải đáp.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 4

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

- Thích thú với nhiều hình thức học tập: Nghe giảng lý thuyết, làm thí nghiệm,
ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, …
- Thực hiện đầy đủ, có chất lượng nhiệm vụ học tập ở nhà: Giải bài tập về nhà,
đọc bài trước khi đến lớp, tìm hiểu các tài liệu liên quan, …
- Cảm thấy giờ học trôi nhanh, sảng khoái với giờ học, mong muốn được học
tiếp môn Vật lý.
1.3. Các định hƣớng của Marzano
Mục đích của QTDH không phải chỉ là dạy kiến thức mà còn dạy kỹ năng, rèn luyện
thói quen tư duy, sáng tạo, tích cực cho HS,… Quan điểm dạy học tích cực của Robert
Marzano nhằm rèn luyện kĩ năng và thói quen tư duy được diễn đạt dưới năm định hướng.
Năm định hướng của Marzano là một trong những xu hướng dạy học hiện đại lấy người học
làm trung tâm. Tư tưởng dạy học này do nhà giáo dục người Mỹ Robert Marzano nêu lên
trong cuốn sách Dimension of Learning. Mazano đề ra năm định hướng đan xen trong
QTDH nhằm làm thế nào để HS vừa nắm vững tri thức vừa phát triển tư duy thông qua các

hoạt động dạy học. Năm định hướng đó là: [ 3, tr53 - 69]
 Định hướng 1: Tạo bầu không khí học tập tích cực.
 Định hướng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối với các kiến thức đã có.
 Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức.
 Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có ý nghĩa.
 Định hướng 5: Tạo thói quen tư duy.
Trong các định hướng trên, các định hướng 2, 3, 4 ngầm chứa các câu hỏi như: “dạy
cái gì?”, “dạy như thế nào?” và “làm như vậy để làm gì?”. Ở định hướng 5 cũng đã thể hiện
rõ: dạy học phải đạt được kết quả cuối cùng là biết tư duy và tư duy có hiệu quả. Nếu coi
định hướng 2, 3, 4 là những việc làm của thầy và trò trong một chiến lược dạy học mới, định
hướng 5 là hướng đến kết quả của chiến lược ấy thì định hướng 1 là mở đầu cho chiến lược
dạy học. Trong một bài học thì không phải định hướng nào cũng được sử dụng, mỗi bài chỉ
có thể sử dụng một vài định hướng nhưng định hướng 1 bao giờ cũng được sử dụng để mở
đầu một “chiến lược tư duy” trong tiết học. Một chiến lược các hoạt động tư duy sẽ thành
công nếu như HS cảm nhận được tốt khi bắt đầu chiến lược. Vì vậy, việc mở đầu bài giảng
có vai trò rất quan trọng.
Để có phần mở đầu tốt và hiệu quả thì ngay từ khi bắt đầu, người GV nên tạo một bầu
không khí học tập thoải mái, thân thiện, với sự nhận thức của HS về một nội dung bổ ích,
khả thi, … HS sẽ có một tâm thế sẵn sàng học tập, sẵn sàng hợp tác trong suốt quá trình học
ấy.
Theo quan điểm của Marzano thì bầu không khí học tập ảnh hưởng tới sự thành công
trong quá trình học tập. Bầu không khí ở đây được hiểu là bầu không khí vật lý (nhiệt độ,
ánh sáng, âm thanh,… trong lớp học) và bầu không khí tâm lý (quan hệ thầy trò, thái độ của
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 5

SVTH: Trần Khánh Linh



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

GV, sự chú ý cũng như sự tự giác học tập của HS). Từ những điều này ta thấy việc tạo bầu
không khí học tập tích cực nên diễn ra trong suốt quá trình học và ngay khi MĐBG.
Để tạo bầu không khí tích cực ngay khi MĐBG thì vai trò của người GV rất quan
trọng. GV bước vào lớp với nét mặt vui vẻ, hỏi thăm, trò chuyện vài lời với một vài HS,
giọng nói tự nhiên ấm áp, những câu chuyện MĐBG của GV (nhiều khi tưởng như không
liên quan đến bài học, đôi khi các em không biết bắt đầu bài giảng từ lúc nào) làm cho bài
giảng bắt đầu một cách tự nhiên, tìm cho lớp học một môi trường học thích hợp,… sẽ quyết
định một giờ giảng có triển vọng thu được kết quả tốt. Thực chất, đây là bước chuẩn bị về
mặt tâm lí cho HS, sao cho các em thấy mình đang trong một không gian mà trong đó mọi
người đang có cái đích chung là chuẩn bị tìm kiếm cái gì đó mới mẻ, thú vị, có tác dụng cho
bản thân. Đó chính là thầy đã làm cho HS nhận thức tích cực về việc học của mình. Muốn
HS nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình thì phải làm sao cho các em cảm thấy hứng
thú với bài học.
Có thể vận dụng các cách mở đầu bài giảng sau đây nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện
định hướng 1 [3, tr53] :
1. Mở đầu trực tiếp.
2. Mở đầu bằng một câu chuyện.
3. Mở đầu bằng nối tiếp công việc kiểm tra đầu giờ.
4. Mở đầu bằng một vướng mắc khi giải một bài tập.
5. Mở đầu bằng khơi gợi trí tò mò.
6. Mở đầu bằng một câu hỏi có vấn đề.
7. Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật.
8. Mở đầu bằng một trích dẫn.
9. Mở đầu bằng một bức tranh có liên quan đến nội dung sắp học.
10. Mở đầu bằng một phản đề.
11. Mở đầu bằng một sự thấu hiểu của người học.

12. Mở đầu bằng thái độ thân thiện với HS.
13. Mở đầu bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phương, trong kĩ thuật.
14. Mở đầu bằng một thí nghiệm đơn giản.
Từ những điều này, tôi thấy định hướng 1 có thể áp dụng ngay trong thực tiễn dạy học,
ở các bài trong SGK. GV có thể áp dụng định hướng 1 này vào việc MĐBG để tạo cho HS
sự hứng thú để các em có thái độ tích cực trong học tập, mà điều này góp phần làm cho việc
học của HS có hiệu quả hơn.
1.4. Lý thuyết chung về mở đầu bài giảng
1.4.1. Vị trí và vai trò của mở đầu bài giảng
Mở đầu bài giảng là công đoạn khởi đầu cho mỗi tiết học thường diễn ra trong
khoảng thời gian vài phút và phải đảm bảo thực hiện được hai nhiệm vụ [5, tr18]:
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 6

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

- Định hướng học tập cho học sinh (nghĩa là bài học này nhằm mục đích gì, để
trả lời câu hỏi gì, HS thu được gì sau tiết học này,…)
- Thu hút sự chú ý của HS vào bài học, qua đó quản lí và kiểm soát lớp học
thông qua các hình thức triển khai dạy học.
Khoảng thời gian bắt đầu một tiết học là thời điểm hâm nóng, thời điểm tạo tình
huống, thời điểm dạo đầu lôi cuốn việc thu lượm tri thức mới. GV phải đặc biệt chú ý đến
hứng thú của HS ngay từ đầu tiết học. Đó chính là khoảng thời gian góp phần quyết định đến
sự thành bại của tiết học. Thành công là khi hứng thú học tập được hình thành và duy trì đến

hết tiết học, HS cảm thấy nhu cầu tiếp cận tri thức của mình được thỏa mãn. Thất bại là khi
HS không biết mình đã thu được kiến thức gì sau giờ học và phải vận dụng kiến thức đó vào
việc gì, vận dụng như thế nào. Nếu xem một tiết dạy là một căn phòng tri thức, thì MĐBG
chính là cánh cửa bước vào căn phòng tri thức ấy, nếu cánh cửa cũ kĩ, lúc nào cũng vẫn một
màu thì không thể thu hút HS mở ra được; nhưng vẫn cánh cửa ấy, nếu như mỗi ngày chúng
ta “sơn” cho nó một màu khác nhau thì nó sẽ thu hút sự hiếu kì của HS, từ đó HS chủ động
hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới.
1.4.2. Yêu cầu chung để việc mở đầu bài giảng đạt hiệu quả
Theo Lê Phước Lộc, để có một MĐBG hiệu quả thì trước hết phải hoàn thành
được hai nhiệm vụ của MĐBG đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, GV cần phải đáp ứng các yêu
cầu [4, tr56]:
- Mở đầu bài giảng luôn luôn phải phù hợp với nội dung chính của bài sắp
giảng. Có như vậy, sự thống nhất của bài giảng mới đạt được.
- Mở đầu bài giảng phải ngắn, gọn, rõ ràng và mang tính chất tình huống.
- Mở đầu bài giảng phải phù hợp đối tượng học sinh. Nghĩa là, những mẫu
chuyện, những sự việc đưa ra cần được tất cả học sinh hiểu ngay để nổi bật tình huống được
nổi bật.
1.4.3. Các cách mở đầu bài giảng
Tùy thuộc vào mục tiêu tiết học, nội dung bài học và đối tượng HS mà GV có thể
xây dựng các hình thức MĐBG khác nhau. Dưới đây là 14 cách MĐBG do Lê Phước Lộc đề
nghị [4, tr56-59] :
Cách 1: Mở đầu bằng một câu chuyện
Đây là cách mở đầu đơn giản nhất. HS hay thích nghe kể chuyện, dù là một câu
chuyện rất ngắn. Dùng một câu chuyện để thu hút HS vào bài giảng là rất hữu hiệu.
Tuy nhiên, ngoài việc gắn liền với nội dung, câu chuyện còn có yêu cầu là phải
thực tế và đặc biệt là không phản giáo dục. Ngoài ra, cần phải để ý đến thời gian.
Ví dụ:
 Bài “Sự rơi tự do”: Kể chuyện tháp nghiêng Piza.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý


Trang 7

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

 Bài về áp suất không khí: Kể chuyện đi máy bay, khi hạ cánh cảm
thấy nhức lỗ tai.
 Bài “Dao động tắc dần và dao động cưỡng bức”: Kể chuyện đoàn
quân (ở Pháp) đi đều bước qua cầu sắt thì sập cầu.
 Bài “Định luật khúc xạ”: Kể chuyện ảo ảnh trên sa mạc.
Sẽ thu hút HS vào bài giảng mạnh hơn, nếu câu chuyện có nội dung dí dỏm
(nhưng không thô tục): Chuyện Archimede khám phá ra lực đẩy của chất lỏng; đối thoại
giữa Einstein và danh hài Chaplin… cho nội dung bài học phù hợp.
Thông thường nhất vẫn là những câu chuyện lịch sử khoa học, chuyện về các nhà
bác học có liên quan đến nội dung dạy học và mang tính giáo dục.
Kết quả hoặc ý nghĩa của câu chuyện cần được giải thích ở cuối bài giảng.
Cách 2: Mở đầu trực tiếp:
Đây là cách MĐBG đi thẳng vào vấn đề cần trình bày, gọi nôm na là “đi đường
thẳng”. Đây là cách phổ biến nhất với các GV vì nó có ưu điểm là nhanh chóng và trực tiếp
truyền tải thông tin đến HS mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Người dạy không cần
phải đầu tư, nghiên cứu nhiều, vẫn có thể giới thiệu ngay bài học và những nội dung chính
của tiết học. Cách thức triển khai hình thức này cũng rất đơn giản: GV trực tiếp đi thẳng vào
vấn đề cần nói đến, giới thiệu chủ đề chính của bài học và tiến hành triển khai tiết học. Xem
xét hai nhiệm vụ chung của phần MĐBG đó là định hướng học tập và thu hút sự chú ý của
HS thì cách MĐBG trực tiếp đảm bảo hoàn thành được cả hai nhiệm vụ. Khi GV triển khai
hình thức này, HS sẽ không tư duy nhiều, mà trực tiếp tiếp cận được ngay với nội dung bài

học, xác định được ngay định hướng học tập mà không bị “lạc đường”. Cũng vì thế mà cách
này sẽ không tạo ra được “thách thức” với người học, mà người học sau khi định hướng mục
tiêu học tập sẽ phải tự đặt ra thách thức cho mình. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng làm
được điều này.
Hiệu quả của MĐBG còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu chọn cách trực tiếp thì
GV cần tạo hứng thú cho HS bằng phong cách, ngôn ngữ, giọng nói,… qua đó hấp dẫn HS
vào bài học. Vì đây là cách phổ biến và thông dụng nên rất dễ gây nhàm chán, không tạo
được hứng thú học tập, do đó, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Đối với kiểu mở đầu này, GV trình bày ngay một sự kiện, một hiện tượng vật lý
có liên quan trực tiếp đến nội dung để vào bài giảng.
Ví dụ:
 Bài “Định luật khúc xạ”: Hiện tượng thấy vũng nước trên đường
nhựa khi đi xe giữa trưa, trời nắng nóng.
 Bài “Định luật quán tính”: Hiện tượng người ngồi trên xe khi thắng
gấp.
 Bài “Máy quang phổ - Quang phổ liên tục”: Hiện tượng cầu vồng.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 8

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

Cách 3: Mở đầu bằng khêu gợi trí tò mò
Trí tò mò là bản tính của con người, đặc biệt là lứa tuổi HS. Các em, sẽ rất quan
tâm đến những gì ta sẽ giảng nếu ta khơi gợi được trí tò mò của các em. Vấn đề là làm thế

nào để khơi gợi trí tò mò của HS. Một câu chuyện, một hiện tượng vật lý mà các em chưa
giải thích được cũng có thể gợi tò mò, song ở đây có yêu cầu cao hơn về nghệ thuật trình bày
của GV. Một vấn đề, một hiện tượng có vẻ rất đơn giản song ít người để ý tới. Khi ta đưa
hiện tượng, sự việc ấy ra và chỉ đúng “ở chỗ” mà HS không hề chú ý, tạo cho các em cảm
giác hơi lạ nhưng thú vị.
Ví dụ:
 Bài “Sự phản xạ ánh sáng”: Các pha mặt trăng là rất thường tình với
con người. Nếu đặt ra vấn đề là bóng trái đất làm cho mặt trăng có
hình lưỡi liềm (có lẽ HS tin như vậy) rồi phủ nhận điều đó. HS sẽ tự
vấn: đúng hay sai?...
 Bài “Hình dạng của khối chất lỏng”: Mặt nước là mặt cong hay mặt
phẳng? –Có lẽ nhiều học sinh cho rằng mặt nước là mặt phẳng. (Trong
toán học, người ta lấy mặt nước làm mô hình mặt phẳng). Nếu GV nói
ngay mặt cầu thì làm cho HS thấy lạ và chưa hiểu vấn đề ra sao.
 Bài “Hiện tượng căng mặt ngoài”: Cũng đặt vấn đề như trên nhưng
dùng thí nghiệm cho HS quan sát kĩ mặt nước trong một ống thủy tinh
nhỏ. Lúc này HS lại thấy mặt nước hình như là mặt lõm.
Cách 4: Mở đầu bằng một câu hỏi có vấn đề
Về bản chất, cách mở đầu này cũng giống như cách mở đầu trực tiếp và gây trí tò
mò. Song về cấu trúc, cần đưa HS vào vấn đề (giả định tự các em chứng kiến sự việc) và đặt
câu hỏi ngay.
Ví dụ: (lấy lại hiện tượng tuần trăng)
 Có bao giờ các em nghĩ rằng trăng lưỡi liềm là do bóng trái đất che
mặt trăng không? (Hoặc: Có bao giờ các em tự hỏi, tại sao lúc thì trăng
tròn, lúc thì trăng lưỡi liềm hay chưa?)
 Khi nhìn mặt nước hồ phẳng lặng, các em nghĩ đó là một phần của
mặt cầu hay không? (Hoặc: Có bao giờ các em cho rằng mặt nước là
một mặt lõm hay không?)
Cách 5: Mở đầu bằng một phản đề
Lời mở đầu này sẽ đưa HS vào thẳng bài học và bằng một điều có vẻ như nghịch

lý (do sự nhận thức chưa chính xác hoặc chưa đúng).

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 9

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

Ví dụ:
 Bài “Ma sát có ích hay có hại”: Ma sát là cản trở sự vận động! Ước
gì trên đời này không có ma sát. Ta hãy xem xem điều ước đó có tác
dụng gì và có thực hiện được hay không.
 Bài “Đoạn mạch nối tiếp và song song”: Con người to lớn nhưng
dòng điện (dù chỉ trên dưới 100V) có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng, song dòng điện cao thế vẫn không “đánh” chết con chim.
 Bài “Sự phân hạch…”: Một số người nói rằng các nhà Vật lý là
những kẻ giết người. Họ nghiên cứu nguyên tử, hạt nhân nguyên tử để
rồi làm ra trái bom nguyên tử giết người hàng loạt… Dĩ nhiên, họ chỉ
nhìn thấy một mà không thấy mười…
Cách 6: Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật nội dung (thời sự)
Với cách mở đầu này, GV nhắc đến các sự việc, hiện tượng vật lý xuất hiện trong
những mẫu tin trên: báo, thời sự, internet,… liên quan đến bài sắp học. Lưu ý, GV cập nhật
thông tin phải có độ chính xác, tin cậy cao.
Ví dụ:
 Bài “Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Hiện tượng siêu dẫn”:

Đọc một mẫu tin mới nhất về việc nghiên cứu tìm chất siêu dẫn ở nhiệt
độ cao.
 Bài “Năng lượng”: Báo tin một nhà máy thủy điện nước ta mới
hoàn thành.
 Những bài có liên quan đến môi trường như âm học, khí quyển,
phóng xạ,… có thể cập nhật bằng những bài viết về bảo vệ môi
trường…
Cách 7: Mở đầu bằng một trích dẫn
Dùng trực tiếp các câu danh ngôn, câu nói của người nổi tiếng (có liên quan đến
nội dung) hoặc bài viết… là một cách mở đầu trực tiếp.
Ví dụ:
 Bài “Đòn bẫy”: Archimede nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ
bẫy trái đất đi”.
 Mở đầu chương “Lượng tử sánh sáng”: Kari marx có lần đã khẳng
định rằng: “Các chân lí khoa học bao giờ cũng ngược đời”.
Cách 8: Mở đầu bằng sự “thấu hiểu” ngƣời học:
Một kiểu mở đầu hấp dẫn là tỏ ra thông cảm với việc thiếu kiến thức hoặc những
sai lầm của HS. Dạng mở đầu này sẽ khích lệ sự cố gắng học, chú ý nghe giảng của HS
trong giờ học, “nếu không chú ý sẽ không biết”.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 10

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng


Ví dụ:
 Bài “Lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều”: Ngày trước
thầy không bao giờ nghĩ rằng mặt trăng chuyển động tròn quanh trái
đất lại là do lực hút của trái đất tác dụng lên mặt trăng. Chắc bây giờ
các em cũng vậy. Sau khi học xong bài hôm nay…
 Bài “Sự rơi tự do”: Nếu thầy thả từ độ cao như nhau một hòn bi sắt
và một cái lông chim thì các em sẽ thấy ngay rằng hòn bi rơi xuống đất
trước. Có lẽ không làm thí nghiệm thì các em cũng có thể phán đoán
được như vậy. Điều đó là đúng. Song nếu xem thí nghiệm sau đây thì
có lẽ các em sẽ có thể khám phá ra một điều mới rất có ý nghĩa.
Cách 9: Mở đầu bằng một bức tranh có liên quan đến nội dung sắp học
Với cách mở đầu bằng một bức tranh thì GV sẽ dán bức tranh lên bảng. Sau đó
cho các em làm việc với bức tranh bằng cách yêu cầu HS giải thích hiện tượng các em quan
sát được từ bức tranh sau khi nghe GV mô tả về bức tranh.
Ví dụ:
 Bài “Lực ma sát”: GV cho các em quan sát một bức tranh, hình bên
trái trong bức tranh là một lốp bánh xe tải, hình còn lại trong bức tranh
là một lốp bánh xe đạp (hình 1.1). GV chỉ cho các em thấy rãnh trên
lốp xe tải sâu hơn rảnh trên lốp xe đạp. GV đặt câu hỏi vào bài: Tại sao
nhà sản xuất lại làm vậy? Tại sao người ta lại không làm các lốp xe
không có rảnh để đỡ tốn công sức và chi phí?

Hình 1.1. Lốp bánh xe tải (bên trái) và lốp bánh xe đạp (bên phải).
Cách 10: Mở đầu bằng thái độ thân thiện với HS.
Sự thu hút HS vào bài giảng đôi khi rất hiệu quả nếu như các em không cảm thấy
có khoảng cách về giao tiếp giữa thầy và trò.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 11


SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

Ví dụ:
 Bài “Quang phổ - Quang phổ liên tục”: Hồi nãy, khi đứng ngoài cửa
thầy có nghe em H và em T nói chuyện với nhau về cầu vồng sau cơn
mưa hôm qua. Có em nào thấy cầu vồng hôm qua nữa?…
 Bài “Định luật Gay-Luytxac”: GV vào lớp thấy một HS bị “đánh
gió” ở trán và ở cổ. Thầy hỏi thăm sức khỏe của trò và hỏi em đã giác
hơi chưa?... Thầy mô tả lại hiện tượng để dẫn vào bài.
Cách 11: Mở đầu bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phƣơng,
trong kỹ thuật.
Cách mở đầu này rất phong phú đối với những địa phương có nhiều xí nghiệp,
nhà máy. Tuy nhiên các hiện tượng vật lý trong tự nhiên cũng như trong đời sống thì hầu
như ở đâu cũng có. Nếu chọn được những hiện tượng tự nhiên mang tính đặc thù của địa
phương, ngoài những ý nghĩa thực tế của bài học, đôi khi nó góp phần giáo dục tư tưởng rất
hữu hiệu.
Ví dụ:
 Vào những năm 70, ở một thung lũng vùng núi cấm (An Giang)
xuất hiện câu chuyện kể về ánh hào quang, từ đó lan truyền thành câu
chuyện huyền bí nơi đây. Thực ra thì bà con nhìn thấy cầu vồng khi
thung lũng có nhiều hơi nước và ánh sáng mặt trời chiếu một góc thích
hợp. Có thể lấy đó làm mở đầu bài giảng về bài quang phổ liên tục.
 Hình dáng chiếc “vỏ lãi” trên kênh rạch Đồng bằng sông Cửu Long
là đề tài cho định luật Bernuli.
 Hình ảnh chèo ghe bằng một mái chèo là mở đầu cho bài phân tích

lực và tổng hợp lực.
Cách 12: Mở đầu bằng nối tiếp công việc kiểm tra đầu giờ.
Ví dụ:
 Trước khi dạy bài “Định luật II Newton”, kiểm tra những vấn đề
xung quanh Định luật I Newton.
Sau khi kiểm tra, nhấn mạnh yếu tố “không có lực tác dụng hoặc
các lực tác dụng cân bằng”. Vậy: Nếu có lực tác dụng vào vật thì sao?
Cách 13: Mở đầu bằng việc giải một bài tập.
Kiểu này giống như kiểu trên nhưng là giải một bài tập có liên quan đến kiến thức
bài trước. Sau đó đặt thêm điều kiện hoặc giả định để HS không giải được. Muốn giải được
phải học bài mới.
Cách 14: Mở đầu bằng một thí nghiệm đơn giản.
Vì thời lượng dành cho MĐBG không nhiều nên chỉ dùng một thí nghiệm đơn
giản mới không tốn thời gian. Đây là cách mở đầu rất thú vị và hiệu quả.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 12

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

Ví dụ:
 Để dạy bài Momen lực, gọi HS lên, đẩy cánh cửa (mở cánh cửa ra
vào chẳng hạn) và thử đẩy ở các vị trí khác nhau từ ngoài vào đến trục
quay cánh cửa (hình 1.2). Cho HS nhận xét, đẩy chỗ nào dễ mở cửa
nhất.


Hình 1.2. Thí nghiệm mở đầu bài Momen lực.
 Để dạy bài các dạng cân bằng, gọi HS lên đứng thẳng, ép vai phải
vào tường. Yêu cầu em co chân trái lên (không thể được). Yêu cầu
đứng thẳng, lưng áp vào tường rồi cúi gập người lại (không làm được).
Tại sao vậy?
1.4.4. Một vài lƣu ý khi mở đầu bài giảng
Việc đưa ra nhiều cách mở đầu như trên (thực ra còn nhiều cách khác nữa) là để
người GV có nhiều con đường đi vào bài giảng, dễ chọn lựa cho thích hợp hoàn cảnh, nội
dung cũng như sở trường của mình. Đừng bao giờ MĐBG theo một kiểu, dễ nhàm chán đối
với HS. Những ví dụ trên được trình bày vắn tắt, chủ yếu nói lên ý tưởng chứ tuyệt nhiên
không phải chỉ có một hoặc hai câu. Điều này còn tùy thuộc vào tư duy sáng tạo và nghệ
thuật nói của GV rất nhiều. Ngoài ra, cần chú ý [4, tr59]:
- Phải tự tin khi mở đầu bài giảng. Sự tự tin thể hiện ở nét mặt, giọng nói, cường
độ nói, tốc độ nói,…
- Thái độ của giáo viên phải tỏ ra thân thiện.
- Không rào đón khi mở đầu. Ví dụ: “Để cho vui vẻ, thầy kể chuyện này…”,
“Thầy mới về dạy lớp này cho nên…”
- Mở đầu bằng giọng nói nhỏ nhẹ, chậm rãi, không cường điệu, hùng hồn và
cũng không lẩm bẩm, ấp úng.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 13

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng


- Sự việc, hiện tượng phải thực và hợp lí, dù rằng câu chuyện có thể được
hư cấu.
- Những cách mở đầu như trên cũng chính là những cách chuyển tiếp từ mục
này sang mục khác.
1.5. Quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng
Trong mỗi tiết học, có thể nói MĐBG là khoảng thời gian làm “đòn bẩy” cho các hoạt
động dạy và học tiếp theo của cả tiết học. Do vậy, ngay từ khi bắt đầu tiết học, cần tạo sự
hứng thú, thái độ tích cực cho HS và cho các em nhận thức được tính thực tiễn của bài mà
các em chuẩn bị học bằng đoạn mở đầu bài giảng khi vào bài mới. Thông qua đoạn MĐBG
sẽ cho các em hình dung được: Bài học hôm nay, các em sẽ được học cái gì? Học để làm gì?
Muốn vậy, người GV cần phải cố gắng liên kết các kiến thức của bài học đó với thực tế cuộc
sống và ứng dụng hữu ích của việc vận dụng nội dung bài học vào cuộc sống bằng đoạn
MĐBG. Hơn thế nữa, thông qua đoạn MĐBG sẽ định hướng được mục tiêu bài học cho các
em, không định hướng các em đi sai đường, để làm được điều này thì nội dung đoạn MĐBG
phải phù hợp với mục tiêu của bài học và cần phải thay đổi cách mở đầu trong từng tiết học
nhằm làm cho các em hứng thú hơn với tiết học, góp phần cho việc học của HS hiệu quả
hơn. Qua phân tích trên và tham khảo luận văn của Huỳnh Lê Tuyết Mai [5, tr29], tôi thấy
rằng quy trình thiết kế đoạn MĐBG của Huỳnh Lê Tuyết Mai rất phù hợp và logic, quy trình
này gồm 4 bước sau:
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài.
Trong quá trình dạy và học phải dựa vào mục tiêu bài học để thực hiện các mục tiêu
đó. MĐBG cũng là một khâu trong quá trình dạy học. Để có được một đoạn mở đầu bài
giảng hứng thú, thú vị, thu hút sự chú ý của HS, không hướng các em đi sai đường thì yêu
cầu trước tiên là đoạn mở đầu bài giảng phải phù hợp với mục tiêu của bài học. Mục tiêu của
bài sẽ được dựa vào sách giáo viên.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và chọn nội dung để mở đầu bài giảng.
Trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định ở bước 1, ở bước này sẽ tiến hành xác định
nội dung bài học nhằm đạt được mục tiêu ở bước 1. Sau khi xác định nội dung bài học thì
tiến hành xác định nội dung để mở đầu bài giảng. Nội dung mở đầu bài giảng phải phù hợp

với mục tiêu của bài đã nêu ở bước 1. Nội dung được chọn để MĐBG có thể là:
- Nội dung liên quan đến các hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Nội dung có liên quan đến một sự kiện thời sự.
- Nội dung có liên quan đến một sự việc hay một thực tế địa phương nơi các em
đang sống.
- Nội dung có liên quan đến câu nói hay danh ngôn của một người nổi tiếng.

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 14

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

Bƣớc 3: Lựa chọn cách mở đầu phù hợp với nội dung vừa đƣợc chọn.
Sau khi xác định được nội dung để MĐBG thì GV có thể chọn các cách mở đầu bài
giảng tùy theo sự sáng tạo của mình hoặc tham khảo 14 cách mở đầu bài giảng đã được trình
bày ở trên.
Trong luận văn này, tôi sẽ sử dụng các cách MĐBG trong số 14 cách mở đầu bài giảng
đã được trình bày ở trên.
Bƣớc 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng.
Sau khi xác định được mục tiêu của bài, lựa chọn được các cách để mở đầu bài giảng
gây hứng thú cho HS thì GV lúc này bắt đầu đề ra cách trình bày, cách đặt câu, cách dùng từ
trong đoạn mở đầu và cách diễn đạt với từng cách mở đầu sao cho HS thấy thú vị, không
nhàm chán. Một bài có thể mở đầu bằng nhiều cách khác nhau, một đoạn mở đầu hay không
những phụ thuộc vào cách mở đầu mà còn phụ thuộc vào cách diễn đạt, khả năng dùng từ

của GV. Đoạn mở đầu hay cho các em thấy được sự cần thiết của bài học hôm đó, bài học có
thể đáp ứng được vấn đề gì. GV cần lưu ý là thông qua đoạn mở đầu thì sẽ thấy được mục
tiêu của bài học hôm đó, giúp các em có định hướng cho mình trong bài học đó. Nội dung
phần mở đầu phải gắn liền với nội dung chính của bài và phải phù hợp với mục tiêu của bài.
Phần mở đầu phải vừa phải, không nên quá dài cũng không nên quá ngắn, cách đặt vấn đề
trong đoạn mở đầu bài giảng phải rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng HS.

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 15

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG
CHO 10 BÀI VẬT LÝ 11
2.1. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “8: Điện năng. Công suất điện”
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo SGV VL 11 [2, tr15], mục tiêu của bài là:
 Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi
có dòng điện chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công đó.
 Nêu được mối liên hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và
điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín.
 Tính được công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
 Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các
đại lượng liên quan và ngược lại.

 Tính được công và công suất của nguồn điện theo các đại lượng liên quan và
ngược lại.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài giảng
Theo SGK VL 11 [1, tr30 - 32], nội dung bài gồm các mục sau đây:
1. Điện năng tiêu thụ và công suất điện.
2. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.
3. Công và công suất của nguồn điện.
Để thực hiện được các mục tiêu của bài học, cần phải đối chiếu các nội dung của bài
với các mục tiêu ở bước 1. Kết quả của việc đối chiếu đó được thể hiện trong bảng dưới đây:
MỤC TIÊU TƢƠNG ỨNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI
NỘI DUNG
VỚI TỪNG NỘI DUNG
Nêu được công của dòng
 Nêu được công của dòng 1. Điện năng tiêu thụ và
điện là số đo điện năng mà
điện là số đo điện năng mà công suất điện.
đoạn mạch tiêu thụ khi có
đoạn mạch tiêu thụ khi có
dòng điện chạy qua và chỉ ra
dòng điện chạy qua. Chỉ ra
được lực nào thực hiện công
được lực nào thực hiện công
đó. Tính được điện năng tiêu
đó.
thụ và công suất điện của
 Nêu được mối liên hệ giữa
một đoạn mạch theo các đại
công của lực lạ thực hiện bên
lượng liên quan và ngược

trong nguồn điện và điện năng
lại.
tiêu thụ trong mạch điện kín.
2. Công suất tỏa nhiệt của
Tính được công suất tỏa
 Tính được công suất tỏa
vật dẫn khi có dòng điện
nhiệt của vật dẫn khi có
nhiệt của vật dẫn khi có dòng
chạy qua.
dòng điện chạy qua.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 16

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

điện chạy qua.
3. Công và công suất của
 Tính được điện năng tiêu nguồn điện.
thụ và công suất điện của một
đoạn mạch theo các đại lượng
liên quan và ngược lại.
 Tính được công và công
suất của nguồn điện theo các

đại lượng liên quan và ngược
lại.

Nêu được mối liên hệ
giữa công của lực lạ thực
hiện bên trong nguồn điện
và điện năng tiêu thụ trong
mạch điện kín. Tính được
công và công suất của nguồn
điện theo các đại lượng liên
quan và ngược lại.

Bảng 2.1. Bảng đối chiếu các nội dung với các mục tiêu trong bài “8. Điện năng.
Công suất điện”.
Trong các nội dung trên, tôi thấy rằng, nội dung “1. Điện năng tiêu thụ và công suất
điện” có thể sử dụng để xây dựng đoạn mở đầu bài giảng vì nội dung này liên quan đến dụng
cụ điện dùng trong trong gia đình rất dễ quan sát và nhận biết: Đồng hồ điện.
Bƣớc 3: Lựa chọn cách mở đầu phù hợp với nội dung đƣợc chọn
Với nội dung đã được chọn ở trên, tôi thấy bài này có thể mở đầu bằng cách sau đây:
Mở đầu trực tiếp: Tôi sẽ lấy số đo ghi trên đồng hồ điện đặt ra câu hỏi cho
HS tư duy. Đặt vấn đề số kí điện có giống với số kílôgam? Đặt ra câu dẫn vào bài: Số kí điện
ghi trên đồng hồ điện là công hay công suất của dòng điện? HS suy nghĩ. Để trả lời được câu
hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay, bài “8. Điện năng. Công suất điện”.
Bƣớc 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng
 Mở đầu trực tiếp
GV: Hàng tháng, mỗi gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền. Để tính tiền
điện hàng tháng mà mỗi gia đình sử dụng thì các chú bên Điện lực dựa vào đâu?
HS: Dựa vào số kí điện hiện trên đồng hồ điện.
GV: Vậy số kí điện có phải là số kílôgam không?
HS: Không.

GV: Vậy số kí hiện trên đồng hồ điện là đơn vị để đo đại lượng nào?
HS: Đo lượng điện đã sử dụng trong một tháng qua.
GV: Vậy lượng điện mà em nói là công hay công suất của dòng điện?
HS: Suy nghĩ.
GV: Để trả lời được câu hỏi: Số kí trên đồng hồ điện là công hay công suất
của dòng điện? Và “kí” ở đây thực chất là đơn vị gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay, bài
“8. Điện năng. Công suất điện”.

GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 17

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

2.2. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “15: Dòng điện trong chất khí”
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo SGV VL 11 [2, tr109], mục tiêu của bài là:
 Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực và sự dẫn điện tự lực trong chất khí.
 Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong chất khí là:
Hồ quang điện và tia lửa điện.
 Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài giảng
Theo SGK VL 11 [1, tr86 - 92], nội dung bài gồm các mục sau đây:
1. Chất khí là môi trường cách điện.
2. Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường.

3. Bản chất dòng điện trong chất khí.
4. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn
điện tự lực.
5. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện.
6. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện.
Để thực hiện được các mục tiêu của bài học, cần phải đối chiếu các nội dung của bài
với các mục tiêu ở bước 1. Kết quả của việc đối chiếu đó được thể hiện trong bảng dưới đây:
MỤC TIÊU TƢƠNG ỨNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI
NỘI DUNG
VỚI TỪNG NỘI DUNG
Phân biệt được sự dẫn điện
 Phân biệt được sự dẫn 1. Chất khí là môi trường
không tự lực và sự dẫn điện tự
điện không tự lực và sự dẫn cách điện.
lực trong chất khí.
điện tự lực trong chất khí.
 Phân biệt được hai quá
trình dẫn điện tự lực quan
trọng trong chất khí là: Hồ
quang điện và tia lửa điện.
 Trình bày được các ứng
dụng chính của quá trình
phóng điện trong chất khí.

2. Sự dẫn điện của chất khí
trong điều kiện thường.

3. Bản chất dòng điện trong
chất khí.


4. Quá trình dẫn điện tự lực
trong chất khí và điều kiện
để tạo ra quá trình dẫn điện
tự lực.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 18

SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

5. Tia lửa điện và điều kiện
Phân biệt được hai quá trình
tạo ra tia lửa điện.
dẫn điện tự lực quan trọng
trong chất khí là: Hồ quang
6. Hồ quang điện và điều điện và tia lửa điện. Trình bày
được các ứng dụng chính của
kiện tạo ra hồ quang điện.
quá trình phóng điện trong
chất khí.
Bảng 2.2. Bảng đối chiếu các nội dung với các mục tiêu trong bài “15. Dòng điện
trong chất khí”.
Trong các nội dung trên, tôi thấy rằng, nội dung “5. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia
lửa điện” có thể sử dụng để xây dựng đoạn mở đầu bài giảng vì nội dung này liên quan đến

hiện tượng sấm sét trong những ngày mưa giông, đây là hiện tượng trong thực tế mà HS đã
có lần quan sát.
Nội dung “6. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện” cũng có thể sử dụng để
xây dựng đoạn mở đầu bài giảng vì nội dung này liên quan đến quá trình hoạt động của đèn
ống, đèn huỳnh quang, đây là các thiết bị điện tiết kiệm điện gắn liền với các hộ gia đình.
Ở bài này, tôi sẽ sử dụng cả hai nội dung “5. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa
điện” và “6. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện” để xây dựng đoạn mở đầu
bài giảng.
Bƣớc 3: Lựa chọn cách mở đầu phù hợp với nội dung đƣợc chọn
Với nội dung đã được chọn ở trên, tôi thấy bài này có thể mở đầu bằng các cách
sau đây:
- Mở đầu trực tiếp (theo nội dung 5): Tôi sẽ đặt ra câu hỏi: Theo em, chất khí
có dẫn điện hay không? Vì sao? HS1 trả lời: Không, vì mạng điện trong gia đình bình
thường không gây ảnh hưởng đến chúng ta. HS2: Trả lời: Có, vì khi trời mưa giông, tạo ra
sét. Tôi sẽ chốt lại vấn đề: Vậy lúc nào chất khí dẫn điện, lúc nào chất khí không dẫn điện?
Chúng ta sẽ biết câu trả lời khi tìm hiểu bài học hôm nay, bài “15. Dòng điện trong chất
khí”. HS sẽ trả lời được câu hỏi này khi học xong nội dung “5. Tia lửa điện và điều kiện tạo
ra tia lửa điện”.
- Mở đầu trực tiếp (theo nội dung 6): Tôi sẽ nhắc lại việc sử dụng đèn ống
thay cho đèn dây tóc trong mạng điện gia đình để tiết kiệm điện. Đặt ra câu dẫn vào bài: Các
loại đèn ống hoạt động theo nguyên lí nào mà lại tiết kiệm điện? Chúng ta sẽ biết được khi
học bài hôm nay, bài “15. Dòng điện trong chất khí”. HS sẽ trả lời được câu hỏi này khi học
xong nội dung “6. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện”.
Bƣớc 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng
 Mở đầu trực tiếp (theo nội dung 5)
GV: Theo em, chất khí có dẫn điện hay không? Vì sao?
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 19


SVTH: Trần Khánh Linh


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng

HS1: Không! Vì mạng điện trong gia đình bình thường không gây ảnh hưởng
đến chúng ta.
HS2: Có! vì khi trời mưa giông, tạo ra sét.
GV: Các ý kiến của các em đều chính xác. Nhưng làm sao biết được khi nào
chất khí dẫn điện, khi nào không dẫn điện?
HS: Suy nghĩ.
GV: Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay, bài
“15. Dòng điện trong chất khí”.
 Mở đầu trực tiếp (theo nội dung 6)
Ngày nay, để tiết kiệm năng lượng điện dùng để thắp sáng, người ta khuyên
không nên dùng đèn có dây tóc nóng đỏ. Trong gia đình nên dùng đèn ống, ngoài đường phố
thì dùng đèn thủy ngân và đèn natri (đèn vàng). Các loại đèn này hoạt động theo nguyên lí
nào mà lại tiết kiệm điện? Chúng ta sẽ biết được khi học bài hôm nay, bài 15. “Dòng điện
trong chất khí”.
2.3. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “19: Từ trƣờng”
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo SGV VL 11 [2, tr147], mục tiêu của bài là:
 Phát biểu được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra
từ trường.
 Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.
 Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của các
đường sức từ.
 Biết cách xác định sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp

thông thường (từ trường không quá yếu).
 Biết cách xác định chiều các đường sức từ của: Dòng điện chạy trong dây dẫn
thẳng dài (được coi là vô hạn) và dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
 Biết cách xác định mặt Nam hay mặt Bắc của một dòng điện chạy trong một
mạch kín.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài giảng
Theo SGK VL 11 [1, tr118 - 123], nội dung bài gồm các mục sau đây:
1. Nam châm.
2. Từ tính của dây dẫn có dòng điện.
3. Từ trường.
4. Từ trường Trái đất.
5. Đường sức từ.
GVHD: Cô Đặng Thị Bắc Lý

Trang 20

SVTH: Trần Khánh Linh


×