Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích những điểm tiến bộ cơ bản của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.14 KB, 10 trang )

Lời mở đầu
Trải qua các giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội có giai cấp,chúng ta đã
thấy sự thay thế các kiểu nhà nước từ thấp đến cao. Mỗi giai đoạn lịch sử đều
mang dấu ấn của một kiểu nhà nước và nhà nước sau lại tiến bộ và hoàn thiện
hơn kiểu nhà nước trước. Cho đến nay đã có rất nhiều những công trình nghiên
cứu về sự xuất hiện và phát triển của các kiểu nhà nước. Sau đây là những tìm
hiểu của nhóm em về đề tài:” Phân tích những tiến bộ cơ bản của nhà nước tư
sản so với nhà nước phong kiến”.
Nội dung
Sự xuất hiện của nhà nước phong kiến ở các khu vực khác nhau trên thế
giwos không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung sự ra đời của nhà nước
phong kiến là thay thế cho nhà nước chủ nô và nguyên nhân sâu xa là sự mâu
thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất trong xã hội.
Sau hơn một nghìn năm tồn tại, chế độ phong kiến bắt dầu lâm vào khủng
hoảng toàn diện. Nhà nước phong kiến không còn phù hợp với sự phát triển của
xã hội cụ thể là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, nhà nước tư sản ra
đời thay thế cho nhà nước phong kiến. Nhà nước tư sản ra đời có nhiều điểm tiến
bộ hơn nhà nước phong kiến như: bản chất của nhà nước, chức năng của nhà
nước, bộ máy nhà nước, hình thức nhà nước:
I.

Đổi mới về bản chất

Bản chất của nhà nước do cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội quyết định. Vì vậy mà
để thấy rõ được tiến bộ về bản chất của nhà nước tư sản so vứoi nhà nước phong
kiến ta phải đi xem xét cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của hai nhà nước này.

1


Nếu như cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong


kiến với đặc trưng là chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và
bóc lột một phần sức lao động của nông dân thông qua tô, thuế…thì cơ sở kinh
tế của nhà nước tư sản lại là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với nét đặc
trưng là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nền kinh tế hàng hóa thị trường, sản
xuất bằng máy móc với công nghệ cao tạo ra năng suất lao động cao hơn rất
nhiều. Xu hướng phát triển của phương thức sản xuất này là mức độ đầu tư vốn,
và công nghệ trong sản xuất, kinh doanh ngày càng cao, sự chuyên môn hóa, hợp
tác quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày
càng mở rộng.
Về xã hội: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi kết cấu xã
hội. Nếu như nền sản xuất phong kiến, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với hai
giai cấp cơ bản trong xã hội là địa chủ và nông dân thì sang phương thức tư bản
chủ nghĩa, các giai cấp và thành phần cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp tư
sản và giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức…
Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước tư sản đã quyết định đến bản chất
hay tính chất giai cấp và tính chất xã hội của nó. Khi cơ sở kinh tế xã hội của nhà
nước tư sản thay đổi tiến bộ hơn nhà nước phong kiến thì bản chất của nhà nước
tư sản cũng thay đổi theo hướng tiến bộ hơn cả về mặt hiến định cũng như mặt
thực tiễn.
Hầu hết các nhà tư sản đều khẳng định tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ
nhân dân, chủ quyền nhà nước tối cao thuộc về nhân dân và các cơ quan lập
pháp đại diện cho toàn thể nhân dân. Đây được coi là một trong những điểm tiến
bộ cơ bản bởi trước kia ở nhà nước phong kiến nhân dân được coi là thần dân

2


không có quyền hành gì đối với nhà nước mọi quyền lực đều thuộc về người
đứng đầu đất nước
Tính giai cấp: nếu như ở nhà nước phong kiến bộ máy chuyên chính của địa

chủ, phong kiến là công cụ để thực hiện bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị
của giai cấp địa chủ, thì ở nhà nước tư sản có những điểm tiến bộ là ngoài việc
bảo về quyền và lợi ích của giai cấp tư sản thì còn bảo vệ quyền và lợi ích của
các giai cấp khác trong xã hội thể hiện qua việc công nhận các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân như: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lập pháp…
Tính xã hội: khác với nhà nước phong kiến tính xã hội của nhà nước tư sản
thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện hơn, không những duy trì và ổn định trật
tự xã hội mà nhà nước tư bản còn có những việc là thiết thực làm phát triển xã
hội được thể hiện rất rõ trong chức năng của nhà nước
II.

Đổi mới về chức năng

a, Chức năng đối nội.
Trong nhà nước phong kiến thì chức năng kinh tế chỉ đơn thuần là xây dựng,
bảo vệ đê điều, khai hoang mở rộng diện tích, thành lập làng mạc để khuyến
khích sản xuất phát triển. Nhưng trong nhà nước tư sản thì chức năng kinh tế lại
tiến bộ hơn rất nhiều so với nhà nước phong kiến thể hiện ở chỗ: nhà nước tư sản
ra những chính sách cụ thể, những kế hoạch định hướng nhằm thúc đẩy nền kinh
tế quốc gia phát triển: khai thác hiệu quả nguồn lực quốc gia, đầu tư vốn cho các
những ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao, những ngành kinh tế có ý nghĩa chiến
lược quốc phòng…thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại… xây dựng
luật chống độc quyền, tự do kinh doanh, canh tranh lành mạnh….
Trong chức năng xã hội những điểm tiến bộ mà ta dễ dàng nhận ra nhất ở nhà
nước tư sản so với nhà nước phong kiến là nhưng chính sách xã hội như: trợ cấp

3


cho người có thu nhập thấp, cho người thất nghiệp, những người hưu trí, những

người già yếu không nơi nương tựu, chính sách bảo vệ bà mẹ và trẻ em, các loại
bảo hiểm xã hội…đây là những điều mà nhà nước phong kiến chưa có.
Đối với nhà nước phong kiến, dân càng ngu thì càng dễ bề cai trị, cho nên
giáo dục và đào tạo không được chú trọng phát triển. Nhưng sang đến nhà nước
tư sản thì ngành giáo dục lại được chú trọng phát triển không ngừng, nhà nước tư
sản ra chính sách phổ cập giáo dục bắt buộc, đầu tư rất lớn cho việc xây dựng
các cơ sở giáo dục, quản lí chặt chẽ đội ngũ công chức hoạt động trong ngành
giáo dục…
Nhà nước tư sản đưa ra những chính sách phát triển khoa học- công nghệ
như: đầu tư vào việc xây dựng các trung tâm, viện nghiên cứu, đào tạo những lao
động tay nghề cao hoạt động trong lĩnh vực này. Đẩy mạnh các công tác bảo vệ
môi trường, bảo vệ thiên nhiên…đưa ra những chính sách là giảm, khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế hậu quả thiệt hại của thiên tai…
b,Chức năng đối ngoại.
Chức năng thiết lập các mối quan hệ ngoại giao hòa bình, hơp tác ở các nước
phong kiến cũng có nhưng lại chỉ với mục đích bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Còn trong nhà nước tư sản lại hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị, khoa học- công nghệ…đó là xu hướng
toàn cầu hóa. Hiện nay, chức năng xây dựng và phát triển các liên minh chính trị,
quân sự và kinh tế nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư sản trên phạm vi khu vực và toàn
cầu ngày càng phát triển
Chức năng viện trợ nhân đạo cho các nước khác. Nhà nước phong kiến cũng
có họ ban tặng cho các nước nhỏ vàng bạc, của cải cho các nước nhỏ nhằm
khuếch trương thanh thế và thâu tóm các nước nhỏ. Nhưng sang đến nhà nước tư

4


sản thì các nước lớn viện trợ cho các nước nhỏ trong trường hợp thiên tai, bão
lụt, chiến tranh… nhằm giúp đỡ các nước đó khắc phục một phần khó khăn.

Như vậy, nhà nước tư sản đã có rất nhiều chắc năng tiến bộ hơn hẳn so với
nhà nước phong kiến
III.

Đổi mới về bộ máy

a, Tiến bộ trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Bộ máy Nhà nước phong kiến đã có sự phân biệt về chức năng, nhiệm vụ
giữa các quan chức trong bộ máy nhưng còn rất đơn giản. Ở một số nước có sự
phân công quan lại phụ trách về quân sự, tư pháp, tài chính, văn thư… hay sự
phân biệt hai ngạch quan lại: ngạch văn và ngạch võ. Điểm đặc biệt nhất là
quyền lực Nhà nước nằm trong tay Vua, vị trí này tồn tại bằng con đường truyền
ngôi. Vua có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước mà không phải chịu
trách nhiệm trước bất cứ cơ quan hay cá nhân nào khác; các quan lại chỉ có
nhiệm vụ giúp việc cho nhà vua..
So với Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản đã có những tiến bộ vượt
bậc,từ nguyên tắc tổ chức hoạt động cho đến các yếu tố cơ bản cấu thành đều
cho thấy sự vượt trội; nghĩa là nó đã hình thành nên một hệ thống cho thấy sự
phức tạp, chặt chẽ và khá hợp lí dựa trên những nguyên tắc chung xuất phát từ
nền tảng của chế độ dân chủ tư sản.
Thứ nhất, nguyên tắc phân chia quyền lực. Theo Montesquieu, phải tổ chức bộ
máy Nhà nước sao cho quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân chia
cho 3 hệ thống cơ quan Nhà nước khác nhau, độc lập với nhau nhưng có thể
kiềm chế, đối trọng và tương tác lẫn nhau.Quyền lực Nhà nước ở các nước tư sản
được phân chia theo chiều ngang và chiều dọc.

5


+Theo chiều ngang, quyền lực Nhà nước phân chia thành 3 nhánh: Quyền lập

pháp trao cho nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ và hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước, quyền tư pháp do hệ thống các cơ quan xét xử.
+Theo chiều dọc, quyền lực Nhà nước được phân chia giữa Nhà nước và địa
phương.
Việc phân chia như vậy nhằm khắc phục tình trạng chuyên chế; tức là phân
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các hệ thống cơ quan Nhà nước khác
nhau. Nhờ đó mà tránh được sự chồng chéo, lẫn lộn hay tranh giành quyền lực
giữa các hệ thống cơ quan khác nhau.
Thứ hai, chủ quyền tối cao của Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân có thể
thực hiện chủ quyền tối cao của mình bằng các phương pháp dân chủ trực tiếp
như bầu cử phổ thông đầu phiếu, trưng cầu dân ý hay các phương pháp dân chủ
gián tiếp thông qua nghị viện và các cơ quan dân cử địa phương. Đây là một
nguyên tắc tiêu biểu cho thấy sự tiến bộ của Nhà nước tư sản khi mà ở thời kì
phong kiến, người dân không hề có tiếng nói hay bất cứ quyền tham dự nào vào
công việc của Nhà nước.
Thứ ba, nguyên tắc tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất
bản. Nguyên tắc này trên thực tế buộc chính phủ tư sản không được thiết lập bất
cứ hệ tư tưởng nào là hệ tư tưởng thống soái trong xã hội. Chính phủ không được
phép can thiệp vào hoạt động báo chí, xuất bản, đồng thời cũng tạo cho báo chí
khả năng phê phán chính phủ khi chính phủ có những quyết sách không đúng
đắn, có hiện tượng tham nhũng hay bê bối.
Thứ tư, nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng. Nguyên tắc này cho phép
công dân có quyền tự do chính kiến;công dân có quyền chỉ trích đường lối chính
trị của chính phủ và công khai thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không

6


bị coi là phạm pháp. Nguyên tắc đa nguyên chính trị cho phép sự tồn tại của
nhiều đảng phái chính trị và cơ chế tồn tại đảng đối lập bên cạnh đảng cầm

quyền làm cho đảng cầm quyền trong đấu trường chính trị luôn luôn phải ở trong
trạng thái cảnh giác với những sai lầm, trì trệ,tham nhũng
Thứ năm, nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền. Tức là nhà nước trong
đó hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân đều
tuyệt đối tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật. Trong nhà nước
pháp quyền, nhà nước sử dụng pháp luật để quản lí mọi mặt đời sống xã hội, còn
công dân có thể sử dụng nó để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được nhà nước ghi nhận trong đạo
luật cơ bản của nhà nước và có cơ chế bảo đảm thực hiện. Việc tổ chức và hoạt
động của bất kì cơ quan nhà nước nào, của bất kì quan chức cao cấp nào trong bộ
máy nhà nước đều ở trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và pháp luật.
b, Tiến bộ của các cơ quan chủ yếu trong bộ máy nhà nước
Một loạt các cơ quan mới được hình thành đóng vai trò cốt lõi, chủ yếu trong
bộ máy nhà nước là: nguyên thủ quốc gia, nghị viện,chính phủ và tổ chức tòa án.
Nếu như trong nhà nước phong kiến các cơ quan có thẩm quyền như bộ, viện,
ti… tuy cũng có sự phân biệt về chức năng, nhiệm vụ giữa lập pháp, hành pháp
và tư pháp nhưng chỉ là sự phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan giúp việc cho
nhà vua thì nhà nước tư sản với các cơ quan nêu trên lại có thẩm quyền nhất định
trong phạm vi hoạt động của mình. Một điểm cho thấy sự tiến bộ khác đó là các
cơ quan này là chủ yếu được hình thành bằng con đường bầu cử, tức là có sự dân
chủ và tính xã hội cao.
IV.

Đổi mới về hình thức

7


Hình thức của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến rất đa dạng,
phong phú bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở và trình độ phát triển

kinh tế - xã hội của mỗi nước, trình độ phát triển của nền dân chủ, tương quan so
sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản với các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội
khi nhà nước tư sản ra đời. Nó được biểu hiện cụ thể trong hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
Về hình thức chính thể, nhà nước phong kiến gồm quân chủ chuyên chế và
quân chủ đại diện đẳng cấp, bên cạnh đó, chính thể cộng hoà cũng đã xuất hiện
trong phạm vi rất hạn chế. Sang nhà nước tư sản, chính thể quân chủ ở nhà nước
tư sản chỉ còn hình thức quân chủ hạn chế với hai hình thức là quân chủ nhị hợp
và quân chủ đại nghị, hai hình thức này còn được gọi là chính thể quân chủ lập
hiến vì đã có hiến pháp quy định quyền lực của nhà vua và việc tổ chức hoạt
động của bộ máy nhà nước. Chính thể cộng hoà với ba hình thức cơ bản là cộng
hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà hỗn hợp. So với nhà nước phong
kiến, quyền lực của người đứng đầu nhà nước bị hạn chế, quyền lực chia sẻ với
nhiều cơ quan khác nhau như nghị viện, chính phủ, nội các. Người đứng đầu nhà
nước được bầu bằng nhiều cách do vậy tính dân chủ được thể hiện mạnh mẽ, rõ
nét hơn.
Về hình thức cấu trúc, nếu ở nhà nước phong kiến hầu hết chỉ có nhà nước
đơn nhất. Thì ở nhà nước tư sản có đủ cả ba dạng cấu trúc: nhà nước đơn nhất,
liên bang, liên minh.
Về chế độ chính trị, nhà nước phong kiến phổ biến là chế độ phản dân chủ
với phương pháp cai trị độc đoán, chuyên quyền, phi nhân tính để thực thi quyền
lực của mình. Nhưng sang Nhà nước tư sản có đủ cả hai chế độ dân chủ và phản
dân chủ. Ở những nước có phong trào dân chủ phát triển mạnh, chế độ dân chủ

8


được biểu hiện rõ: Công dân có quyền sử dụng các quyền tự do dân chủ; Quyền
công dân, quyền con người như quyền sống, tự do,…được tôn trọng vàbảo vệ…
Kết luận

Từ những phân tích trên, một lần nữa ta thấy rõ hơn sự tiến bộ của các kiểu
nhà nước sau so với các kiểu nhà nước trước. Cụ thể ở bài viết này là nhà nước
tư sản so với nhà nước phong kiến. Điều này cho thấy những phát triển tích cực
của tư duy đã phục vụ cho chính cuộc sống của con người như thế nào.

DANH MỤC THAM KHẢO

 Gíao trình lí luận nhà nước và pháp luật, trương Đại học Luật Hà Nội,Nxb
Công An Nhân Dân,2010, chương XIV và chương XV.
 Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà nước và pháp luật, Nguyễn Thị
Hồi, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2010, tr
 Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nguyễn Văn Động, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2008

9


10



×