Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

TRẦN VĂN PHI LONG

ĐỊNH LƯỢNG AFLATOXINS TRONG THỨC ĂN CHĂN
NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU
NĂNG CAO GHÉP KHỐI PHỔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

TRẦN VĂN PHI LONG

ĐỊNH LƯỢNG AFLATOXINS TRONG THỨC ĂN CHĂN
NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU
NĂNG CAO GHÉP KHỐI PHỔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN TRỌNG TUÂN

Cần Thơ, 2015


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường Đại học Cần Thơ, tôi
đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích cùng với những kỹ năng quý báu mà
quý thầy cô đã truyền dạy tận tình. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện luận văn
tôi đã gặp không ít trở ngại nhưng nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của
quý thầy cô, sự động viên từ phía bạn bè, người thân đã giúp tôi hoàn thành
luận văn của mình. Với nhiều sự tri ân sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cám
ơn đến:
Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và Bộ môn Hóa học,
khoa Khoa học Tự nhiên nói riêng đã truyền thụ nhiều kiến thức quý báu về
chuyên môn.
Thầy Nguyễn Trọng Tuân – Trưởng bộ môn Hóa học – Cố vấn học tập
đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Diệp Chi đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những kiến
thức cần thiết và bổ ích liên quan đến đề tài.
Công ty cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert, chi nhánh Cần Thơ
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện luận văn.
Anh La Văn Thái - Trưởng phòng Hóa và chị Võ Thị Thúy An - Kỹ

thuật viên sắc ký cùng với các anh chị chung phòng thí nghiệm đã chỉ bảo
những kiến thức quý báu khi làm việc và hướng dẫn các kỹ năng thao tác
trong thực hành thí nghiệm.
Tập thể lớp Hóa dược khóa 37 đã quan tâm, chia sẻ nhiều kinh nghiệm
học tập cũng như cuộc sống cho tôi trong suốt 4 năm qua.
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện

Trần Văn Phi Long

i


Luận văn tốt nghiệp đại học
Trường Đại Học Cần Thơ

Trần Văn Phi Long
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Tuân

2. Đề tài: Định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ
3. Sinh viên thực hiện: Trần Văn Phi Long
MSSV: 2112044
Lớp: Hóa Dược – Khóa: 37
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Trọng Tuân

ii



Luận văn tốt nghiệp đại học
Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Trần Văn Phi Long
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: ……………………………………………………………
2. Đề tài: Định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ
3. Sinh viên thực hiện: Trần Văn Phi Long
MSSV: 2112044
Lớp: Hóa Dược – Khóa: 37
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung

chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ phản biện

iii


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long
TÓM TẮT

Một phương pháp đơn giản và hiệu quả đã được phát triển để xác định
đồng thời các aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ (HPLC-MS/MS). Chất phân tích được chiết
với dung dịch MeOH:H2O (4:1) từ mẫu rắn đã được xay mịn, được làm sạch
bằng cột chiết pha rắn. Quy trình định lượng sử dụng hệ thống HPLC-MS/MS,
cột pha đảo C18 (50 mm x 2mm, 3,5 μm), pha động là H2O:ACN. Dãy chuẩn
với các nồng độ 0,75-6 ppb, các giá trị R2 đều lớn hơn 0,99. Các giá trị RSD
< 4%. Độ đúng trong khoảng 87,8%-105,7%. Giới hạn phát hiện (LOD) là 1
ppb và giới hạn định lượng (LOQ) là 3 ppb. Kết quả trên cho thấy phương
pháp có độ đúng và độ nhạy cao, có thể dùng để xác định ở mức hàm lượng
vết của các aflatoxins. Kết quả phân tích 30 mẫu thức ăn chăn nuôi có 8 mẫu
(chiếm 23,33%) nhiễm aflatoxins và có 1 mẫu (chiếm 3,33%) có hàm lượng
aflatoxin B1 vượt mức quy định cho gà con và không có mẫu nào vượt mức

quy định cho gà trưởng thành.

iv


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long
ABSTRACT

A simple and effective method was developed for the simultaneous
determination of aflatoxins in feed by high performance liquid
chromatography tandem mass spectrometry (HPLC-MS/MS). Analytes were
extracted in MeOH:H2O (4:1) from pureed solid samples, purified using Oasis
cartridges. Determination by using HPLC-MS/MS system, RP-column C18
(50 mm x 2 mm, 3.5μm), mobile phase was H2O:ACN. The concentration of
standard solutions is from 0.75 to 6 ppb, R2 values are greater than 0.99. RSD
values are less than 4% respectively. The recovery is from 87.8% to 105.7%.
The limit of detection (LOD) was 1 ppb and the limit of qualifycation was 3
ppb. The results showed that the developed method is sensitive, accurate and
can be used to determine the levels of aflatoxins. The result analysis of 30 feed
samples showed that there were only 8 samples (23.33%) infected aflatoxins,
1 sample (3.33%) exceeded the allowed limit with aflatoxin B1 for chicks and
no sample was out of regulation for mature chickens.

v


Luận văn tốt nghiệp đại học


Trần Văn Phi Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học 2014 – 2015
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi trong khuôn khổ của đề tài “Định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn
nuôi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ”.
Ký tên

Tên của sinh viên/học viên
Ngày.........................

Luận văn tốt nghiệp ngành Hóa học
Mã số: ………
Đã bảo vệ và được duyệt
Hiệu trưởng:……………………………………
Trưởng khoa:……………………………………

Trưởng chuyên ngành

Cán bộ hướng dẫn

....................................

Nguyễn Trọng Tuân

vi



Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
TÓM TẮT ......................................................................................................... iv
ABSTRACT ...................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
2.1 Tổng quan về aflatoxins .................................................................. 3
2.1.1 Lịch sử phát hiện Aflatoxins [1], [3], [4]................................. 3
2.1.2 Nguồn gốc lây nhiễm aflatoxins [1] ........................................ 4
2.1.3 Đặc điểm của Aspergillus flavus .............................................. 4
2.1.4 Cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa các aflatoxins ................ 6
2.1.5 Độc tính của aflatoxins [1], [5] ................................................ 7
2.1.6 Một số tác dụng của aflatoxins ................................................ 8
2.1.7 Con đường sinh tổng hợp aflatoxin B1 [3], [5] ..................... 14
2.1.8 Những giải pháp phòng và chống độc tố nấm mốc ............... 17
2.1.9 Quy định về hàm lượng cho phép của Aflatoxin trong thức ăn
hỗn hợp chăn nuôi ................................................................................... 18
2.2 Kỹ thuật chiết pha rắn (SPE) [6] ................................................... 19
2.2.1 Giới thiệu ............................................................................... 19

2.2.2 Phân loại................................................................................. 20
2.2.3 Quy trình chiết SPE ............................................................... 24
2.3 Đại cương về HPLC và hệ thống HPLC-MS/MS [7] ................... 27
2.3.1 Đại cương về HPLC ............................................................... 27
vii


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

2.3.2 Hệ thống HPLC-MS/MS ....................................................... 29
2.4 Một số phương pháp nghiên cứu định lượng aflatoxins ............... 30
2.4.1 Các phương pháp xác định bằng HPLC [8], [9], [10] ........... 30
2.4.2 Phương pháp ELISA (Enzyme linked immuno sorbent assay)
[11] ........................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 33
3.1 Thời gian, địa điểm ....................................................................... 33
3.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................ 33
3.2.1 Thiết bị ................................................................................... 33
3.2.2 Dụng cụ .................................................................................. 33
3.2.3 Hóa chất và thuốc thử ............................................................ 34
3.2.4 Cách pha các dung dịch, thuốc thử ........................................ 34
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 35
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu ............................................................ 35
3.3.2 Phương pháp phân tích .......................................................... 35
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................... 35

3.4 Hoạch định thí nghiệm .................................................................. 35
3.5 Tiến hành thí nghiệm .................................................................... 36

3.5.1 Tối ưu hóa hệ thống HPLC-MS/MS [12], [13] ..................... 36
3.5.2 Tối ưu hóa quy trình chiết ...................................................... 38
3.5.3 Thẩm định quy trình phân tích ............................................... 39
3.5.4 Tiến hành phân tích trên một số mẫu thật ở công ty Vinacert 44
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 46
4.1 Tối ưu hóa hệ thống HPLC-MS/MS ............................................. 46
4.1.1 Tối ưu hóa điều kiện chạy máy HPLC .................................. 46
4.1.2 Tối ưu hóa điều kiện khối phổ ............................................... 50
4.2 Tối ưu hóa quy trình chiết ............................................................. 51
4.3 Kết quả thẩm định ......................................................................... 53
4.3.1 Độ tuyến tính.......................................................................... 53
viii


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

4.3.2 Độ đúng .................................................................................. 53
4.3.3 Độ chính xác .......................................................................... 54
4.3.4 Giới hạn phát hiện (LOD) ...................................................... 54
4.3.5 Giới hạn định lượng (LOQ) ................................................... 54
4.4 Kết quả phân tích một số mẫu thức ăn hỗn hợp cho gà tại công ty
Vinacert........................................................................................................ 54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 56
5.1 Kết luận ......................................................................................... 56

5.2 Kiến nghị ....................................................................................... 56
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 60


ix


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Một số tính chất lý hóa quan trọng của aflatoxins ............................. 7
Bảng 2.2 Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc aflatoxin B1 và hàm
lượng tổng số các aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà ........... 18
Bảng 2.3 Những quy định mức cho phép aflatoxin trong thức ăn ở Mỹ (FAO
năm 1995) ........................................................................................................ 18
Bảng 2.4 Những quy định về hàm lượng aflatoxin B1 trong thức ăn gia súc,
gia cầm ở các nước EU .................................................................................... 19
Bảng 2.5 Các pha tĩnh trong SPE và các điều kiện tương ứng ........................ 25
Bảng 2.6 Các loại sắc ký trong HPLC và đặc điểm của mỗi loại .................... 28
Bảng 3.1 Một số thông số cài đặt cho MS1 ..................................................... 36
Bảng 3.2 Một số thông số cài đặt cho MS2 ..................................................... 37
Bảng 3.3 Một số thông sô cài đặt cho MS3 ..................................................... 37
Bảng 4.1 Thành phần và tỉ lệ pha động ........................................................... 50
Bảng 4.2 Điều kiện của MS ............................................................................. 51
Bảng 4.3 Điều kiện phân mảnh ion ................................................................. 51
Bảng 4.4 Phương trình hồi quy và hệ số tương quan của các chất .................. 53
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nồng độ aflatoxins trên các mẫu ......................... 55
Bảng 5.1 Kết quả thẩm định quy trình phân tích aflatoxins ............................ 56

x



Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hình thái nấm mốc A. Flavus ............................................................. 5
Hình 2.2 Công thức cấu tạo các aflatoxins ........................................................ 6
Hình 2.3 Công thức cấu tạo của aflatoxin M1 và M2 ....................................... 6
Hình 2.4 Con đường chuyển hóa của Aflatoxin B1 ........................................ 12
Hình 2.5 Quá trình sinh tổng hợp aflatoxin B1 ............................................... 16
Hình 2.6 Tương tác trong SPE pha thường ..................................................... 21
Hình 2.7 Tương tác trong SPE pha đảo ........................................................... 22
Hình 2.8 Tương tác trong SPE trao đổi ion ..................................................... 23
Hình 2.9 Tương tác trong SPE dạng kết hợp ................................................... 23
Hình 2.10 Quy trình chiết pha rắn (SPE)......................................................... 24
Hình 3.1 Quy trình xử lý mẫu .......................................................................... 38
Hình 3.2 Quy trình chiết pha rắn thứ nhất ....................................................... 38
Hình 3.3 Quy trình chiết pha rắn thứ hai ......................................................... 39
Hình 3.4 Cách tính giá trị S/N ......................................................................... 43
Hình 3.5 Quy trình phân tích mẫu ................................................................... 45
Hình 4.1 Sắc ký đồ chuẩn AFs 0,75 ppb theo phương pháp 1 ........................ 47
Hình 4.2 Sắc ký đồ chuẩn AFs 0,75 ppb theo phương pháp 2 ........................ 48
Hình 4.3 Sắc ký đồ chuẩn AFs 0,75 ppb theo phương pháp 3 ........................ 49
Hình 4.4 Quy trình chiết pha rắn thứ nhất ....................................................... 52
Hình 4.5 Quy trình chiết SPE thứ hai .............................................................. 52
Hình 4.6 Độ thu hồi trung bình của các chất nhóm aflatoxins ........................ 53
Hình 4.7 Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của các chất nhóm aflatoxins........ 54

xi



Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

AFB1

Aflatoxin B1

AFB2

Aflatoxin B2

AFG1

Aflatoxin G1

AFG2

Aflatoxin G2

AFM1

Aflatoxin M1


AFM2

Aflatoxin M2

AFP1

Aflatoxin P1

AFQ1

Aflatoxin Q1

AFs

Nhóm Aflatoxins

DNA

Deoxyribo nucleic acid

RND

Ribo nucleic acid

LD50

Lethal dose 50% animal testing

DMSO


Dimethyl sulfoxide

MeOH

Methanol

ACN

Acetonitril

HLPC

High performance liquid chromatography

MS

Mass spectrometry

HPLC-MS/MS

High performance liquid chromatography tandem mass
sectrometry

UV

Ultraviolet

SPE

Solid – phase extraction


LLE

Liquid – liquid extraction

NP-HPLC

Normal phase – HPLC

RP-HPLC

Reverse phase – HPLC

P-HPLC

Partition – HPLC

IE-HPLC

Ion exchange – HPLC

IPE-HPLC

Ion pair exchange – HPLC

LOD

Limit of detection

LOQ


Limit of qualifycation

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

xii


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Độc tố nấm mốc là những chất độc tiềm ẩn nhưng với khả năng gây hại
của chúng thì vô cùng nghiêm trọng. Những loại thực phẩm bị mọc nấm và
biểu hiện ra bên ngoài như có đốm trắng, vàng hoặc đen thì chúng ta dễ dàng
nhận biết và loại bỏ chúng. Tuy nhiên những loại thực phẩm như ngô, đậu
phộng, đậu xanh, các loại ngũ cốc khi chỉ mới phát triển nấm hoặc chỉ vô tình
nhiễm độc tố nấm mốc thì người ta vẫn sử dụng để làm bánh kẹo hay chế biến
các dạng bột dinh dưỡng, sữa bột...mà không hề hay biết rằng sử dụng những
loại thực phẩm này lâu ngày gây sẽ gây tổn hại đến các bộ phận trong cơ thể,
nhẹ thì bị viêm, suy giảm chức năng, nặng thì bị hoại tử, ung thư.
Aflatoxins là một trong những nhóm chất độc mạnh nhất được sản sinh
từ các loài nấm mốc trong tự nhiên. Nó bao gồm một họ độc tố được sinh ra từ
nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus được tìm thấy rất nhiều ở
khắp nơi trên Việt Nam. Những loại thực phẩm thường nhiễm Aspergillus

flavus như đậu phộng, ngô, lúa mì và các loại hạt có dầu khác. Đã có nhiều
nghiên cứu chứng minh aflatoxins gây tổn thương gan, thận; gây ung thư, hoại
tử; làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong rất nhiều loại aflatoxins
trong tự nhiên thì aflatoxin B1 được coi là chất độc nguy hiểm nhất. Chất độc
aflatoxins còn được bài tiết qua sữa bò dưới dạng đã chuyển hóa nhưng vẫn
còn khả năng gây ung thư. Khi con người ăn thịt hay uống sữa của vật nuôi đã
ăn thức ăn bị nhiễm aflatoxins thì khả năng độc tố đi vào cơ thể người là hoàn
toàn có thể.
Các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi cũng lấy nguyên liệu từ hạt ngô,
đậu phộng, khoai mì, các loại đậu đỗ không thể dùng cho người đem sản xuất
thức ăn cho vật nuôi. Nếu hàm lượng độc tố nấm mốc trong thức ăn cho vật
nuôi quá cao, một mặt sẽ gây độc trực tiếp đến con vật, có thể gây ra vụ chết
hàng loạt gây tổn thất về kinh tế; mặt khác, chất độc đi vào cơ thể vật nuôi và
tích trữ một thời gian, nếu đang giai đoạn cho ăn thúc để bán thì lượng độc tố
cao đó sẽ chưa kịp đào thải hết và đi sang con người. Do đó cần phải có một
phương pháp định lượng đơn giản, chính xác để xác định hàm lượng độc tố
aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi, giúp kiểm soát lượng độc tố trong thức ăn
cho vật nuôi tránh thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị phân tích
được cải tiến để nâng cao hiệu quả phân tích. Trong đó, kỹ thuật sắc ký lỏng
1


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

hiệu năng cao (HPLC) ghép khối phổ (MS) làm tăng tính chính xác, độ nhạy
cũng như rút ngắn thời gian phân tích. Việc phát triển một quy trình phân tích
bằng hệ thống HPLC – MS/MS là cần thiết để có thể đáp ứng các yêu cầu định

lượng aflatoxins. Vì vậy đề tài “Định lượng aflatoxins trong thức ăn chăn nuôi
bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Thử nghiệm, lựa chọn quy trình chiết pha rắn phù hợp để làm sạch
và làm giàu mẫu trước khi đem tiến hành phân tích bằng HPLC.
Tiến hành thẩm định quy trình phân tích định lượng bốn loại
aflatoxins (B1, B2, G1, G2) bằng HPLC - MS/MS.
Áp dụng quy trình phân tích, định lượng 30 mẫu thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cho gà được chọn ngẫu nhiên tại công ty cổ phần
chứng nhận và giám định Vinacert – Chi nhánh Cần Thơ.

2


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về aflatoxins
2.1.1 Lịch sử phát hiện Aflatoxins [1], [3], [4]
Sự nhiễm độc nấm trên động vật và cây trồng đã xuất hiện từ rất sớm,
tuy nhiên các loại bệnh do sự nhiễm độc này nhìn chung vẫn bị bỏ quên cho
đến năm 1960. Khi có một căn bệnh mới lạ xuất hiện được gọi là căn bệnh gà
tây X, bởi vì nó giết chết ít nhất 100 nghìn con gà tây ở nước Anh. Sau đó,
một kiểu bệnh tương tự cũng được phát hiện trên vịt con, lợn và các loại gia
súc khác.

Song song đó, sự có mặt của đậu phộng trong khẩu phần ăn của gia súc ở
Brazil thời gian này rất phổ biến và đó chính là yếu tố gây ra sự bùng nổ bệnh
tật. Các độc tố được ly trích từ thức ăn có đậu phộng và được xác định nó
giống như một chất chuyển hóa của loài nấm Aspergillus flavus, loại nấm này
đã phát triển trên các hạt đậu phộng và sản sinh ra các độc tố được gọi là
Aflatoxins, xuất phát từ chữ Aspergillus flavus toxin.
Đến năm 1961, người ta đã tìm ra bản chất của aflatoxin và nó xuất phát
từ hai loại nấm phổ biến là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Tuy
nhiên còn một số loài nữa cũng có khả năng sản sinh ra aflatoxin là
Aspergillus nomius và Aspergillus tamarii.
Việc ly trích ra được một chất độc từ chủng nấm A.Flavus cũng đã được
báo cáo từ hai nhóm nghiên cứu năm 1962 và sau đó cấu trúc hóa học của nó
được xác định sớm bởi nghiên cứu của Asao và nghiên cứu của Chang.
Mặc dù Aflatoxin được biết đến chưa đầy 15 năm nhưng mối nguy hiểm
tiềm năng của nó đối với con người đã trở thành nỗi lo lắng thật sự. Do đó,
Aflatoxin đã trở thành một trong những độc tố vi nấm được nghiên cứu nhiều
nhất. Một số lượng lớn những nhà nghiên cứu đã tham gia vào công cuộc điều
tra về vấn đề này và cho ra hàng loạt các kết quả mà nó còn tồn đọng trong
suốt 20 năm qua.
Trong những ngiên cứu gần đây về việc tách chiết aflatoxin, Nesbitt thu
được hai loại: Aflatoxin B và Aflatoxin G. Một dạng phát ra ánh sáng quỳnh
quang màu xanh dương là Aflatoxin B (B = blue) và dạng còn lại phát ra ánh
sáng màu xanh lá là Aflatoxin G (G = green). Hartley và những người bạn
đồng nghiệp đã chỉ ra rằng Aflatoxins có thể tồn tại riêng rẽ gồm 4 hợp chất có
3


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long


liên hệ gần gũi nhau là: Aflatoxin B1, B2, G1 và G2. Gần đây hơn, những chất
có liên quan được ly trích từ sữa của những con bò ăn thức ăn bị nhiễm
aflatoxin được xác định là Aflatoxin M (Milk toxin). Mặc dù có tổng cộng 12
cấu trúc có cấu hình tương tự nhau và chúng được chỉ định là các dạng của
aflatoxin nhưng giới hạn của aflatoxin được quy về 4 hợp chất trong tống số
các nhóm và các chất chuyển hóa là: B1, B2, G1 và G2.
2.1.2 Nguồn gốc lây nhiễm aflatoxins [1]
Các loại nấm mốc A.flavus và A.parasiticus có ở khắp nơi trên thế giới
ngoại trừ các vùng cực. Sự phát triển và sản sinh ra các độc tố của chúng đòi
hỏi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, đặc biệt thịnh hành ở vùng khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy ở những vùng lạnh
hơn như ở Mỹ và Châu Âu. Sự hình thành aflatoxins xảy ra trong suốt quá
trình thu hoạch và bảo quản. Nhưng cũng có trường hợp những cánh đồng
trồng trọt bị xâm nhập bởi A.flavus trước lúc thu hoạch do những con côn
trùng mang bào tử nấm đến, và kết quả là aflatoxins hình thành trước khi thu
hoạch. Aflatoxins có ở nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong các sản phẩm có
nguồn gốc thực vật nhưng chỉ trong một số loại nhất định như: Trong các loại
hạt có dầu (đậu phộng, đậu Brazil, hạt hồ trăn, hạt giống bông, hạnh nhân, hạt
hồ đào, cái dừa khô) và một số ngũ cốc (bắp, gạo, lúa mì, lúa mạch, yến mạch,
bo bo). Aflatoxin cũng được tìm thấy trong hạt tiêu đỏ và quả sung ở Ấn Độ.
Khảo sát ở một số nước cho thấy có aflatoxin M1 trong sữa lỏng, sữa bột
và các sản phẩm từ sữa. Mức độ aflatoxin M1 trong sữa tỷ lệ trực tiếp với
aflatoxin B1 trong thức ăn của động vật. Dư lượng AFB1 được tìm thấy trong
gan và trong thịt gia cầm cũng như trong gan, thận và thịt của lợn. AFB1 được
chứng minh có trong trứng và trong mô của gà đẻ. Điều này cho thấy phạm vi
các loại thực phẩm bị nhiễm aflatoxin là rất rộng. Một mặt là rau quả bị ô
nhiễm trực tiếp từ các bào tử nấm; mặt khác sữa, thịt, trứng bị nhiễm aflatoxin
trực tiếp từ trang trại hoặc do vật nuôi ăn thức ăn bị nhiễm aflatoxin và tạo
thành những chất chuyển hóa của aflatoxin tích trữ trong cơ thể.

2.1.3 Đặc điểm của Aspergillus flavus
2.1.3.1 Hình thái [4]
Aspergillus flavus là một loại nấm sợi rất dễ nhận biết bởi màu vàng hơi
lục. Ở đỉnh các cuống, bào tử đính mọc thẳng đứng, có vách sần sùi, hình
thành những đầu mang bào tử đính có dạng gần hình cầu đến thuôn dài.
4


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

Hình 2.1 Hình thái nấm mốc A. Flavus
Các bào tử có kích thước khá lớn (đường kính từ 5-7 μm) hình cầu, màu
vàng nâu đến hơi lục, hơi sần sùi.
2.1.3.2 Sinh thái [5]
Aspergillus flavus được xem là loài được phân bố khắp mọi nơi: dưới
đất, trên các chất hữu cơ và các loại hạt nhất là các loại hạt có dầu. Khi gặp
điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sôi nảy nở, nhất là trên các loại hạt bị ẩm, thức
ăn chăn nuôi dạng phức hợp và ngay cả trên cỏ khô. Trên lúa mì tồn trữ trong
kho kín có độ ẩm 15,2% – 17% bào tử của nó chiếm từ 50% - 100% tổng số
bào tử có mặt, nhiều đến nỗi trên mặt kho đóng vón lại thành một lớp vở cứng
sâu tới 0.6m. Nó cũng thường có mặt trên ngô bẹ khi độ ẩm vượt quá 15,5%.
Bào tử của nấm A. flavus có khả năng phát tán trong không khí, trong
nước, trong đất. Đặc biệt khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát sinh phát triển
trên lương thực, thực phẩm, hoa quả và thậm chí còn gây hại một số cây trồng.
Vì phạm vi ký chủ rộng, khả năng phát tán lớn nên phòng trừ nấm hại này
thường rất khó khăn. Nấm A. flavus có thể ký sinh, gây hại các loại lương thực
như: lúa, ngô, sắn, trên một số loại hạt như: lạc, các loại đậu, vừng...,trên các
loại sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, lạc, vừng...và ngay cả trên hoa quả tươi bị

dập úa. Trong quá trình xâm nhiễm, sinh trưởng và phát triển, chúng tiết ra
độc tố aflatoxins.
2.1.3.3 Độc tố aflatoxin do A. flavus sản sinh [1]
Bộ khung giống nhau của 4 dạng chính aflatoxins gồm B1, B2, G1 và G2
được sinh ra từ Aspergillus, được quy định bởi cấu trúc di truyền của nó. Nhìn
chung, dòng Aspergillus flavus chủ yếu sinh ra dạng aflatoxin B1. Trong khi
đó Aspergillus parasiticus có độc tính cao và thường sinh ra các aflatoxin B1,
B2 và G2.
5


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

2.1.4 Cấu trúc hóa học và tính chất lý hóa các aflatoxins
2.1.4.1 Cấu trúc hóa học [3]
Độc tố aflatoxins gồm nhiều chất khác nhau trong đó có 4 dạng phổ biến
là: B1, B2, G1 và G2. Trong đó aflatoxin B2 và G2 giống với B1 và G1 chỉ
khác là nối đôi trong vòng hydrofuran đã bị khử.

Hình 2.2 Công thức cấu tạo các aflatoxins
Ngoài ra còn có hai dạng aflatoxin được tìm thấy trong sữa đó là
aflatoxin M1 và M2, được xác định là chất chuyển hóa tương ứng của
aflatoxin B1 và B2. Trong đó M1 là 4-hydroxy của B1 và M2 là 4-hydroxy
của B2.

Hình 2.3 Công thức cấu tạo của aflatoxin M1 và M2
6



Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

2.1.4.2 Tính chất lý hóa [1], [2]
Aflatoxins tan tự do trong dung môi có độ phân cực trung bình
(chloroform, methanol), đặc biệt trong dimethyl sulfoxide (DMSO). Ở trạng
thái tinh khiết, aflatoxin rất bền với nhiệt độ, nó tương đối không bền khi tiếp
xúc với ánh sáng và tia UV. Hầu như không có sự phân hủy nào của aflatoxins
xảy ra dưới điều kiện nấu ăn thông thường do nhiệt độ nóng chảy của chúng
rất cao và trong các quá trình khử trùng. Tuy nhiên, có báo cáo rằng việc rang
đậu phộng ở nhiệt độ rất nóng làm giảm aflatoxin.
Bảng 2.1 Một số tính chất lý hóa quan trọng của aflatoxins
Aflatoxins
B1
B2
G1
G2
M1
M2

Công thức phân
tử
C17H12O6
C17H14O6
C17H12O7
C17H14O7
C17H12O7
C17H14O7


Khối lượng phân
tử
312
314
328
330
328
330

Nhiệt độ nóng
chảy (oC)
268-269
286-289
244-246
237-240
299
293

2.1.5 Độc tính của aflatoxins [1], [5]
2.1.5.1 Trên động vật
Độc tính của aflatoxin trong các loài động vật khác nhau được đánh giá
bởi Allcroft, Newberne và Butler, tác dụng gây độc của aflatoxin được chứng
minh trên nhiều loài động vật: Cá hồi, vịt con, gà tây, chuột lang, thỏ và chó
trong đó cừu là loài có khả năng chống lại cao nhất. Nghiên cứu này cho thấy
aflatoxin gây tổn thương gan nghiêm trọng ở động vật linh trưởng. Sự thay đổi
giữa các loài đã tìm ra được các tác dụng chính với nhiều yếu tố như tuổi, tính
dục, trạng thái dinh dưỡng, mức độ độc tính. Tóm lại, aflatoxin độc hơn đối
với con vật nhỏ tuổi hơn và mức độ độc ở con đực nhiều hơn con cái.
Trên cơ thể tất cả các loài động vật được nghiên cứu, gan là mục tiêu

nghiên cứu chính. Dấu hiệu đầu tiên có aflatoxin trên động vật thể hiện qua sự
chán ăn và sụt cân. Hoại tử tế bào gan, thoái hóa tổ chức các mô mỡ ở gan và
nghẽn ống dẫn mật là những bệnh lý phổ biến nhất. Bên cạnh gan, nhiều bộ
phận khác cũng chịu các tác dụng của aflatoxin nhiều hơn hoặc ít hơn. Sự tắt
nghẽn phổi, hoại tử cơ tim và thận cũng được quan sát thấy trong quá trình thử
nghiệm trên động vật. Hầu hết các thử nghiệm trên động vật cho kết quả LD50
của liều đơn chỉ gồm AFB1 là 0.5 đến 10 mg/kg trọng lượng cơ thể. Độc tính
của aflatoxin cũng được kiểm chứng trên các tế bào được nuôi cấy bằng công
7


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

nghệ nuôi cấy mô. LD50 của AFB1 đối với tế bào phôi thai gà là 5μg/ml và
0,05 μg/ml đối với tế bào phổi của người. AFB1 gây độc trên cả tế bào gan
người đã trưởng thành.
2.1.5.2 Trên người
Năm 1986, Payet và cộng sự đã quan sát trên 2 trẻ em bị suy dinh dưỡng
Kwarshiorkor được nuôi bằng thức ăn bổ sung đạm dưới dạng bột lạc, không
may bột lạc này đã bị nhiễm độc tố aflatoxins. Trẻ đã ăn mỗi ngày 70 – 100
gam bột lạc bị nhiễm aflatoxins với hàm lượng 0,5 – 1 ppm, ăn kéo dài trong
10 tháng. Đến khi trẻ 4 tuổi thì thấy xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức
năng gan. Sinh thiết gan thấy có hiện tượng loét mô gan ở cả hai trẻ.
Một trường hợp xảy ra ở Malaysia năm 1990 với 40 người bị ảnh hưởng
và 13 trẻ em tử vong sau khi ăn mì bị nhiễm hàm lượng cao aflatoxin và acid
boric. Mức độ aflatoxin cao được tìm thấy trong khắp các bộ phận của cơ thể
khi khám nghiệm tử thi như: gan, phổi, thận, tim, não và lá lách.
2.1.6 Một số tác dụng của aflatoxins

2.1.6.1 Khả năng gây ung thư [1]
Khả năng gây ung thư của aflatoxin được đề cập đầu tiên vào năm 1961
khi Lancaster và cộng sự chỉ ra sự ung thư gan trên chuột khi ăn những thức
ăn có nguồn gốc từ đậu phộng có liên quan mật thiết với căn bệnh gà tây X.
Sau đó, trong nhiều lần thử nghiệm ở một số phòng thí nghiệm trên động vật
linh trưởng trừ con người, AFB1 được chứng minh là chất gây ung thư gan
mạnh nhất được biết.
Sự tương quan giữa hàm lượng aflatoxin trong chế độ ăn uống và tỷ lệ
ung thư gan đã được chứng minh bởi Wogan và cộng sự trên chuột Fisher đực
với hàm lượng aflatoxin trong chế độ ăn từ 1 đến 100 μg/kg. Kết quả là 10%
bị ung bướu sau 104 tuần ở hàm lượng 1 μg/kg, 100% bị ung bướu ở hàm
lượng 100 μg/kg sau 54 tuần.
AFB1 là chất gây ung thư trên cá hồi cầu vồng với mức nồng độ rất thấp.
Chỉ 20 ppb AFB1 trong chế độ ăn hằng ngày, sau 9 tháng tỷ lệ ung thư gan lớn
hơn 50%. Nghiên cứu tính gây ung thư gan của AFB1 trên vịt có 8 trong số 11
con bị ung thư gan sau 14 tháng với hàm lượng 30 ppb trong khẩu phần ăn.
Tác dụng gây ung thư của AFB1 cũng được nghiên cứu trên động vật linh
trưởng ngoại trừ con người. Một con khỉ cái bộc phát ung thư gan sau khi ăn
tổng cộng 500 mg AFB1 trong vòng 6 năm. Trong số hai con khỉ được thử
8


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

nghiệm với AFB1 trong vòng 5 năm ở Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia
Hyderabad, Ấn Độ, con đực đã phát triển ung thư gan trong khi con cái chỉ bị
u đường mật.
Reddy đã chứng minh việc cho ăn gián đoạn trong khẩu phần ăn có chứa

200 μg/kg AFB1 cũng gây ung thư gan với tỷ lệ 6/6 con chuột chù cái và 3/6
con chuột chù đực sau 74 đến 172 tuần.
Mặc dù các thử nghiệm trên động vật đều lấy gan làm mục tiêu thử
nghiệm chính cho AFB1 nhưng các khối u vẫn được tìm thấy trên các vị trí
khác ngoài gan. Sieber và cộng sự cũng đã thu được những khối u ác tính trên
một số loài khỉ với liều lượng AFB1 trung bình tổng cộng là 709 mg trong
vòng 114 tháng. Có 13 trong số 35 con vật bị mổ xác để kiểm tra, chỉ có 5
khối u ở gan được tìm thấy (2 khối u ở tế bào gan và 3 khối u ở màng trong
mạch máu). Ung thư dạ dày và u tuyến nhầy cũng được tìm thấy. Một tỷ lệ cao
các khối u ác tính ở biểu mô thận thu được trên những con chuột đực Wistar
ăn khẩu phần ăn có chứa hàm lượng AFB1 là: 1,0; 0,5; 0,25 mg/kg thức ăn
trong 147 ngày. Thêm những khối u khác cũng được tìm thấy ở lưỡi và cuống
họng.
Aflatoxin G1 cũng được chứng minh là chất gây ung thư rất mạnh. Nó đã
được báo cáo trong một nghiên cứu cho chuột uống nước có AFG1 với hàm
lượng 3 μg/ml. Kết quả là 21 trong số 26 con chuột có khối u trên gan sau khi
dùng tổng cộng 6 mg AFG1. Trong số 26 con chuột này có 6 con xuất hiện
khối u trên thận.
Aflatoxin M1 gây ung thư trên tế bào gan của cá hồi và chuột nhưng
không mạnh bằng AFB1 thử trên hai loài này.
Aflatoxin B2 có hoạt tính yếu hơn khi thử nghiệm gây ung thư trên tế
bào gan ở chuột, liều sử dụng cao hơn 100 lần so với AFB1.
2.1.6.2 Tác dụng gây quái thai [1]
Butler và Wigglesworth đã nghiên cứu tác dụng của AFB1 trên những
con chuột mang thai và thấy rằng việc cho uống AFB1 gây chậm phát triển
thai nhi. Các con vật được cho sử dụng độc tố ở giai đoạn mang thai sớm cho
thấy có sự giảm nhẹ khối lượng nhau thai. Độc tố được sử dụng sau khi thụ
tinh 16 ngày cho thấy hiện tượng quái thai phát triển nghiêm trọng. Một mặt
làm giảm khối lượng thai nhi và thứ hai là gây nhiều tổn thương khác trên con
vật mang thai. Trong một nghiên cứu theo dõi của Butler, ông thấy rằng việc

giảm khối lượng chỉ là một sự liên quan gián tiếp trong nhiều tổn thương ở
9


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

gan và kết luận rằng việc giảm khối lượng thai nhi là kết quả của sự giảm tiêu
thụ thức ăn ở con mẹ.
Elis và DiPaolo đã chứng minh AFB1 là tác nhân gây quái thai mạnh cho
chuột đồng. Phương pháp thử nghiệm là tiêm một mũi AFB1 với hàm lượng 4
mg/kg vào bụng vào ngày thứ 8 của chuột mang thai và kết quả là tỷ lệ thai bị
dị hình và chết cao. Cũng như Butler đã tìm thấy thì có nhiều tổn thương trên
con mẹ. Sự dị tật xảy ra khi xử lý sớm là thiểu não, cấu trúc sọ vô tổ chức ở
cuối ống thần kinh, một số tăng trưởng chậm và lệch dây.
Một số nghiên cứ khác trên phôi thai gà cho thấy AFB1 và một số chất
chuyển hóa liên quan có khả năng gây quái thai trên phôi thai đang phát triển.
Sự phù nề và chậm tăng trưởng cũng thể hiện rõ ràng sau khi tiêm một mũi có
chứa độc tố vi nấm vào túi khí. Tuy nhiên, Hintz và cộng sự cũng nghiên cứu
tác dụng gây quái thai của aflatoxin trên lợn cái được cho ăn thức ăn có chứa
450 ppb AFB1 nhưng không phát hiện dị tật trên heo con. Vì vậy họ nói rằng
AFB1 chỉ có khả năng gây quái thai trên một số loài thực nghiệm. Sự khác
nhau trong con đường chuyển hóa aflatoxin giữa những con vật khác nhau có
thể tạo ra sự đặc biệt như vậy.
2.1.6.3 Tác dụng gây đột biến [1]
AFB1 được biết là một tác nhân gây đột biến mạnh. Nghiên cứu đầu tiên
là gây ra sự dị tật trên nhiễm sắc thể bằng aflatoxin bởi Lylli. Ông thí nghiệm
trên một loại cây giống Vicia faba, thực hiện ở nhiệt độ 21oC trong 3 giờ với
hỗn hợp 67 mM aflatoxin. Ông nhận thấy rằng aflatoxin gây ra sự gia tăng

đáng kể sự phân bào bất thường. Những bất thường bao gồm các đoạn nhiễm
sắc thể bị đứt gãy ngẫu nhiên. Bạch cầu của người được nuôi cấy với điều kiện
aflatoxin tương tự tạo ra nhiều bất thường về nhiễm sắc thể với tần suất cao.
Sự đứt gãy nhiễm sắc thể là một dạng bất thường phổ biến nhất nhưng lại
không được tìm thấy.
Nhiều thử nghiệm khác cho thấy rằng tỷ lệ các tế bào có những dị
thường trong nhiễm sắc thể phụ thuộc vào nồng độ của độc tố và thời gian
thực hiện. AFB1 gây ra sự biến đổi trong quá trình phiên mã DNA của
Bacillus subtilis và gây đột biến trên những tế bào sinh dưỡng (không phải bào
tử) của Neurospora crassa và Chlamydomonas reinhardii. Aflatoxin cũng
được chứng minh gây ra những đột biến gen lặn gây chết trên Drosophila
melanogaster. Khi được áp dụng trực tiếp để kiểm tra thử trên Salmonella
typhimurium, aflatoxin không cho tác dụng sinh học nhưng khi ủ aflatoxin với
10


Luận văn tốt nghiệp đại học

Trần Văn Phi Long

hệ thống microsome trên gan người hoặc trên chuột cùng với S. typhimurium
tạo ra những đột biến đảo đoạn trên vi khuẩn. Những nghiên cứu này cho thấy
rằng sự chuyển hóa aflatoxin cũng cần thiết cho sự biểu hiện hoạt tính sinh
học.
Độc tính của chất chuyển hóa của aflatoxin đối với vi khuẩn giảm bớt
khi thêm DNA hoặc RNA vào hệ thống thử nghiệm. Liên kết được tìm thấy có
tác dụng hơn khi DNA được thêm vào thay vì RNA. Một vài nghiên cứu cho
thấy rằng chất chuyển hóa của aflatoxin B1 phản ứng tạo liên kết cộng hóa trị
với acid nucleic. Những nghiên cứu sau đó của Garner, của Swenson và cộng
sự cho thấy rằng AFB1 được chuyển hóa bởi gan chuột thường hoặc chuột

hamster trong thử nghiệm in vivo và chuyển hóa bởi microsome gan người
trong thử nghiệm in vitro tạo thành một hợp chất có hoạt tính khá mạnh. Nó có
thể là chất gây ung thư tối ưu, aflatoxin B1-2,3-oxide.
2.1.6.4 Tác dụng trên hệ miễn dịch [1]
Một trong những tác dụng rất dễ thấy của aflatoxin là làm suy yếu hệ
miễn dịch. Aflatoxin được báo cáo là làm tăng các bệnh nhiễm trùng thêm dữ
dội như bệnh khuẩn salmon, nấm cây trồng, các bệnh aspergillus, bệnh trùng
cầu manh tràng và căn bệnh Marek.
Ở gà, aflatoxin gây ức chế sự đáp ứng miễn dịch của kháng thể và thoái
hóa tuyến ức và kết cấu bìu, đó là những yếu tố quyết định cơ bản của khả
năng miễn dịch. Richard và Thurston nhận thấy afaltoxin làm giảm sự thực
bào của bào tử nấm Aspergillus fumigatus. Michael và cộng sự thấy rằng
aflatoxin làm giảm hiệu lực của hệ lưới nội mô của gà (Reticuloendothelial
system – RES).
Aflatoxin B1 được cấy vào màng bụng của chuột, nơi có đại thực bào và
sợi nguyên bào. Nó ức chế sự hấp thu và sự kết hợp tri-leucine và uridine trên
cả hai loại tế bào, làm suy yếu khả năng thực bào của đại thực bào. Chang và
Hamilton cũng nhận thấy aflatoxin làm suy giảm khả năng thực bào trên gà
đồng thời làm suy yếu sự vận động của các chất và giảm khả năng giết vi
khuẩn. Tác dụng của aflatoxin (B1, B2, G1, G2) trên sự cảm ứng của
interferon bằng virus cúm trong tế bào đơn lớp được nghiên cứu bởi Hahon và
cộng sự. Trong số 4 loại aflatoxin là chất có hại nhất đối với tất cả các tế bào
sinh trưởng và khả năng tồn tại của những tế bào trong môi trường nuôi cấy.
Khi virus cúm được thử nghiệm bằng cách sử dụng những tế bào đã được xử
lý với aflatoxin trước đó, nó có tác dụng giống như người kiểm soát. Tốc độ
11


×