Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

khảo sát hệ thống và quy trình kiểm định xe cơ giới tại trung tâm đăng kiểm hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT HỆ THỐNG VÀ
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM
HẬU GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Quan Thanh

Huỳnh Lê An Thy (MSSV:1117717)
Ngành : Cơ khí giao thông – Khóa : 37

Tháng 5/2015


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, sự chỉ
dạy tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và rèn luyện tại trường ĐH Cần Thơ. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến:
Khoa Công Nghệ nói chung và các thầy trong bộ môn Kỹ thuật cơ khí nói
riêng đã tận tình truyền dạy cho tôi những kiến thức quý giá và bổ ích cho ngành


nghề mà tôi đang theo đuổi.
Thầy Nguyễn Quan Thanh - cố vấn học tập lớp Cơ khí giao thông K37 - thầy
đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có thể học tập tốt và hoàn
thành tốt khóa học của mình.
Ban Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 9501S và các anh chị Đăng kiểm viên,
nhân viên nghiệp vụ của trung tâm đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất
trong suốt thời gian tôi thực tập tại đây.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Lê An Thy


LỜI NÓI ĐẦU

Vận tải đường bộ là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Phương tiện vận tải chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng
ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa trong quá trình sản xuất thương
mại. Lượng ô tô tham gia giao thông ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng
loại, thúc đẩy nền công nghiệp ô tô của nước nhà phát triển vượt bậc trong những
năm gần đây, đáp ứng nhu cầu hàng năm của thị trường, giải quyết việc làm cho
người lao động và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Song song với mặt tích cực ấy là vấn đề đáng báo động về an toàn giao thông
và bảo vệ môi trường do các phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Để giảm thiểu
vấn đề này, bên cạnh việc chủ động của người tham gia giao thông thì vấn đề an
toàn kỹ thuật – vệ sinh môi trường của phương tiện phải đặt lên hàng đầu. Các
phương tiện giao thông phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật do chính phủ đề
ra và phải đáp ứng được các yêu cầu này trong các lần kiểm tra định kỳ tại trạm
đăng kiểm phương tiện cơ giới. Với các loại xe sản xuất lắp ráp hay cải tạo mới và

các loại xe nhập khẩu phải được kiểm tra và cấp phép lưu hành trước khi tham gia
giao thông. Công tác kiểm định phương tiện đúng kì đúng hạn sẽ đảm bảo cho xe
tham gia giao thông đạt yêu cầu về mặt an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Mục tiêu mà đề tài sẽ hướng tới là nghiên cứu QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH các
loại phương tiện cơ giới với sự hỗ trợ của HỆ THỐNG CÁC THIẾT BỊ hiện đại.
Từ đó hiểu rõ hơn về công tác kiểm định xe cơ giới tại các Trung tâm đăng kiểm,
nắm vững những QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG trên các phương tiện cơ giới… phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu,
góp phần giảm thiểu các vấn đề về tai nạn giao thông và bảo vệ môi trường.
Giới hạn đề tài: Do thời gian thực hiện đề tài cũng như thời gian thực tập
thực tế tại Trung tâm đăng kiểm tương đối ngắn, nguồn tài liệu còn hạn chế nên đề
tài chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu quy trình kiểm định, tìm hiểu hệ thống các trang
thiết bị phục vụ công tác kiểm định và những tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường trên các phương tiện giao thông cơ giới.


Mục lục

MỤC LỤC
Nội dung ...........................................................................................................Trang
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN KỸ THUẬT

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN XE CƠ GIỚI
1.1. Quy định chung ................................................................................................. 1
1.1.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng ........................................................................... 1
1.1.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện ................... 1
1.1.3. Quy định chung về hồ sơ phương tiện ........................................................... 1
1.2. Tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật ......................................................................... 2
1.2.1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát ....................................................................... 2
1.2.2. Khung và các phần gắn với khung ................................................................. 2

1.2.2.1. Khung và các liên kết .................................................................................. 2
1.2.2.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng ................................................................... 2
1.2.3. Khả năng quan sát của người lái .................................................................... 2
1.2.4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu .................................................. 3
1.2.4.1. Hệ thống điện .............................................................................................. 3
1.2.4.2. Đèn chiếu sáng phía trước ........................................................................... 3
1.2.4.3. Các loại đèn tín hiệu .................................................................................... 4
1.2.4.4. Kiểm tra còi điện ......................................................................................... 4
1.2.5. Kiểm tra bánh xe ............................................................................................ 4
1.2.6. Kiểm tra hệ thống phanh ................................................................................ 5
1.2.6.1. Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất ............................................................. 5
1.2.6.2. Dẫn động phanh .......................................................................................... 5
1.2.6.3. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất ................. 6
1.2.6.4. Hiệu quả phanh chính.................................................................................. 6
1.2.6.5. Hiệu quả phanh đỗ ...................................................................................... 7
1.2.6.6. Các thiết bị phanh khác ............................................................................... 7
1.2.7. Hệ thống lái .................................................................................................... 7
1.2.7.1. Vô lăng lái, càng lái của phương tiện ba bánh có một bánh dẫn hướng ..... 7
1.2.7.2. Trụ lái, trục lái và cơ cấu lái ....................................................................... 7
1.2.7.3. Thanh và đòn dẫn động lái .......................................................................... 8
1.2.7.4. Khớp cầu và khớp chuyển hướng ............................................................... 8
1.2.7.5. Ngõng quay lái ............................................................................................ 8
1.2.7.6. Trợ lực lái ................................................................................................... 8
1.2.8. Hệ thống truyền lực ........................................................................................ 8
1.2.8.1. Ly hợp ......................................................................................................... 8
1.2.8.2. Hộp số ......................................................................................................... 9
SVTH: Huỳnh Lê An Thy

i



Mục lục

1.2.8.3. Các đăng ...................................................................................................... 9
1.2.8.4. Cầu xe.......................................................................................................... 9
1.2.9. Hệ thống treo .................................................................................................. 9
1.2.9.1. Bộ phận đàn hổi (nhíp, lò xo, thanh xoắn) .................................................. 9
1.2.9.2. Giảm chấn ................................................................................................... 9
1.2.9.3. Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình ................................. 10
1.2.9.4. Khớp nối ..................................................................................................... 10
1.2.9.5. Hệ thống treo khí ......................................................................................... 10
1.2.10. Các trang thiết bị khác.................................................................................. 10
1.2.11. Động cơ ........................................................................................................ 10
1.2.11.1. Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm ........................................................... 11
1.2.11.2. Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu ............................................................... 11
1.3. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường .......................................................................... 11
1.3.1. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức .................................................................. 11
1.3.2. Khí thải động cơ cháy do nén ........................................................................ 12
1.3.3. Độ ồn .............................................................................................................. 12
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH
2.1. Dây chuyền kiểm định xe tải ............................................................................. 13
2.2. Dây chuyền kiểm định xe con ........................................................................... 13
CHƯƠNG III. CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH
PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI
3.1. Tiêu chuẩn các thiết bị trong của trạm đăng kiểm ............................................ 14
3.2. Các thiết bị sử dụng trong dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm
9501S ........................................................................................................................ 15
3.2.1. Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC I ............................ 15
3.2.2. Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MSS8300 ......................... 17
3.2.3. Thiết bị kiểm tra phanh MB8000 ................................................................... 18

3.2.4. Thiết bị kiểm tra phanh IW2 .......................................................................... 21
3.2.5. Hầm kiểm tra gầm .......................................................................................... 23
3.2.6. Thiết bị kiểm tra đèn LM20 ........................................................................... 25
3.2.7. Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3.......................................................................... 27
3.2.8. Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5 .............................................. 28
3.2.9. Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MHC 222 .......................................... 31
3.2.10. Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel MDO2-LON ................................. 34
3.2.11. Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ diesel DO-285 .......................................... 36
3.2.12. Thiết bị kiểm tra độ ồn phương tiện và âm lượng còi Quest 2100 .............. 37

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

ii


Mục lục

3.3. Các chương trình máy tính sử dụng phục vụ công tác kiểm định tại trung tâm
đăng kiểm 9501S ...................................................................................................... 38
3.3.1. Chương trình Quản lý kiểm định ................................................................... 38
3.3.2. Chương trình đánh giá kết quả kiểm tra ......................................................... 38
3.3.3. Chương trình tra cứu từ xa ............................................................................. 38
3.3.4. Chương trình nối mạng thiết bị ...................................................................... 39
3.3.5. Chương trình nghiệm thu cải tạo xe cơ giới .................................................. 40
3.3.6. Chương trình quản lý tài chính và in hóa đơn................................................ 40
CHƯƠNG IV. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
4.1. Làm thủ thục kiểm tra ....................................................................................... 41
4.1.1. Kiểm tra hồ sơ ................................................................................................ 41
4.1.1.1. Đối với các xe cơ giới kiểm tra định kỳ ...................................................... 41
4.1.1.2. Đối với xe kiểm định lần đầu lập hồ sơ phương tiện .................................. 41

4.1.2. Đăng ký kiểm định ......................................................................................... 42
4.2. Quy trình kiểm tra kỹ thuật ............................................................................... 42
4.2.1. Quy trình kiểm tra công đoạn 1 ..................................................................... 44
4.2.2. Quy trình kiểm tra công đoạn 2 ..................................................................... 53
4.2.3. Quy trình kiểm tra công đoạn 3 ..................................................................... 58
4.2.4. Quy trình kiểm tra công đoạn 4 ..................................................................... 61
4.2.5. Quy trình kiểm tra công đoạn 5 ..................................................................... 68
4.3. Hoàn thiện hồ sơ ............................................................................................... 75
4.4. Trả hồ sơ............................................................................................................ 76
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 79

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

iii


Mục lục

MỤC LỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Dây chuyền kiểm định xe tải ................................................................ 13
Hình 2.2. Dây chuyền kiểm định xe con .............................................................. 13
Hình 3.1. Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC I .................. 15
Hình 3.2. Sơ đồ kết cấu thiết bị kiểm tra trượt ngang MINC I ............................ 16
Hình 3.3. Kết cấu mặt đáy thiết bị kiểm tra trượt ngang MSS8300 .................... 17
Hình 3.4. Bệ thử phanh MB8000 ......................................................................... 18
Hình 3.5. Cấu tạo cơ bản của MB8000 ................................................................ 19
Hình 3.6.Đồng hồ hiển thị và điều khiển từ xa của MB8000 .............................. 20

Hình 3.7. Thiết bị kiểm tra phanh xe con IW2 .................................................... 21
Hình 3.8. Cấu tạo các bộ phận chính của IW2 ..................................................... 21
Hình 3.9. Tủ điều khiển và điều khiển từ xa của thiết bị IW2 ............................. 22
Hình 3.10. Hầm kiểm tra gầm xe con .................................................................. 23
Hình 3.11. Sơ đồ thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm ..................................................... 24
Hình 3.12. Đèn soi tích hợp các nút điều khiển ................................................... 24
Hình 3.13. Thiết bị đo đèn LM20 ........................................................................ 25
Hình 3.14. Các nút điều khiển và đèn leb trên LM20 .......................................... 26
Hình 3.15. Nguyên lý của tế bào quang điện ....................................................... 26
Hình 3.16. Sơ đồ lắp đặt các tế bào quang điện để đo lệch hướng chùm sáng .... 27
Hình 3.17. Mô tả thiết bị LITE 3 ......................................................................... 27
Hình 3.18. Bảng điều khiển LITE 3 ..................................................................... 28
Hình 3.19. Mặt trước MGT 5 ............................................................................... 29
Hình 3.20. Mặt sau MGT 5 .................................................................................. 29
Hình 3.21. Vị trí hai mặt bên của MGT 5 ............................................................ 30
Hình 3.22. Mặt bên trái MGT 5 ........................................................................... 30
Hình 3.23. Mặt bên phải MGT 5 .......................................................................... 30
Hình 3.24. Thiết bị đầu kẹp .................................................................................. 31
Hình 3.25. Ống mềm lấy khí xả ........................................................................... 31
Hình 3.26. Mặt trước thiết bị MHC 222 .............................................................. 32
Hình 3.27. Mặt sau thiết bị MHC 222 .................................................................. 32
Hình 3.28. Các nút chức năng và chương trình điều khiển .................................. 33
Hình 3.29. Đầu lấy mẫu khí xả MHC 222 ........................................................... 33
Hình 3.30. Buồng đo khí xả ................................................................................. 34
Hình 3.31. Mặt trước MDO2-LON ...................................................................... 35
Hình 3.32. Sơ đồ hệ thống đo MDO2-LON......................................................... 35
Hình 3.33. Thiết bị DO 285 ................................................................................. 36
SVTH: Huỳnh Lê An Thy

iv



Mục lục

Hình 3.34. Thiết bị cơ bản và điều khiển cầm tay ............................................... 36
Hình 3.35. Cấu tạo DO 285 .................................................................................. 37
Hình 3.36. Cấu tạo cơ bản của Quest 2100 .......................................................... 37
Hình 3.37. Nguyên lý làm việc của Quest 2100 .................................................. 38
Hình 3.38. Mạng máy tính các thiết bị MAHA ................................................... 39
Hình 3.39. Màn hình chính chương trình EUROSYSTERM .............................. 39
Hình 3.40. Chương trình MicroNet sử dụng cho thiết bị BEISSBARTH ........... 40
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí kiểm tra các loại xe con..................................................... 43
Hình 4.2. Sơ đồ vị trí kiểm tra các loại xe tải ...................................................... 43
Hình 4.3. Kiểm tra kích thước xe ......................................................................... 46
Hình 4.4. Đăng kiểm viên thực hiện đo đèn trên LM20 ...................................... 49
Hình 4.5. Hiển thị các loại đèn cần kiểm tra ........................................................ 50
Hình 4.6. Màn hình kiểm tra đèn pha và cốt trên thiết bị .................................... 50
Hình 4.7. Màn hình giá trị đo đèn pha bên phải trên máy tính ............................ 51
Hình 4.8. Màn hình giá trị đo đèn cốt bên trá trên máy tính ................................ 51
Hình 4.9. Kết quả kiểm tra trượt ngang ............................................................... 59
Hình 4.10. Xe đang được kiểm tra phanh ............................................................ 61
Hình 4.11. Kết quả kiểm tra độ ồn ....................................................................... 63
Hình 4.12. Thông số các giá trị đang được đo bằng MGT 5 ............................... 65
Hình 4.13. Kết quả đo gia tốc trên thiết bị MDO 2.............................................. 67
Hình 4.14. Đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra công đoạn 5 ............................... 68

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

v



Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới

CHƢƠNG 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN XE CƠ GIỚI

1.1. Quy định chung
1.1.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng
Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ.
Làm căn cứ kỹ thuật cho tất cả các Trạm đăng kiểm làm nhiệm vụ kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện cơ giới đường bộ.
Làm căn cứ cho các chủ phương tiện và người lái nhằm thực hiện đầy đủ yêu
cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện theo yêu cầu quy định về an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.
1.1.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phƣơng tiện
Chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa để
đảm bảo phương tiện luôn đạt yêu cầu khi lưu hành.
Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy định,
nội dung xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì phương tiện sẽ không đạt tiêu
chuẩn.
1.1.3. Quy định chung về hồ sơ phƣơng tiện
Khi tiến hành kiểm ra định kỳ, nếu thiếu một trong những giấy tờ theo quy
định xuất trình cho các cơ sở kiểm định kỹ thuật thì phương tiện sẽ được coi là
không đạt tiêu chuẩn.

1.2. Tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật


SVTH: Huỳnh Lê An Thy

1


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
1.2.1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát
Biển số: Đủ số lượng, lắp đặt chắc chắn. Đúng quy cách, các chữ, số rõ ràng
và đúng với giấy đăng ký.
Số khung, số động cơ: Đầy đủ, đúng vị trí, không sửa chữa hoặc tẩy xóa, các
chữ, số rõ ràng và đúng với hồ sơ phương tiện.
Màu sơn: Đúng với màu sơn trong giấy đăng ký. Các màu sơn trang trí khác
không vượt quá 50% màu sơn đăng ký.
Kiểu loại, kích thước xe: Đúng quy định và đúng với hồ sơ kỹ thuật.
1.2.2. Khung và các phần gắn với khung
1.2.2.1. Khung và các liên kết
Đúng kiểu loại. Không nứt gãy hoặc biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết
được bằng mắt.
Liên kết chắc chắn, không hư hỏng làm ảnh hưởng tới kết cấu.
1.2.2.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng
Tình trạng chung: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn và cân đối trên khung.
Không có khí lọt từ động cơ hoặc khí xả vào trong khoang xe, cabin.
Dầm ngang, dầm dọc: Đầy đủ, chắc chắn, đúng vị trí; không nứt gãy, mục gỉ
hoặc biến dạng.
Cửa và tay nắm cửa, cơ cấu khóa mở buồng lái, thùng xe, khoang hành lý,
khóa hãm container: Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, đóng mở nhẹ nhàng, không có tình
trạng cửa tự mở hoặc đóng không hết.
Ghế người lái, ghế ngồi: Nguyên vẹn, đúng hồ sơ kỹ thuật, bố trí và kích
thước đúng quy định, lắp đặt chắc chắn.
Bậc lên xuống, tay vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý: Đầy đủ, lắp

đặt chắc chắn.
Chắn bùn: Đầy đủ, chiều rộng chắn bùn không được nhỏ hơn chiều rộng
bánh xe (hoặc các bánh xe), không rách, thủng, mọt gỉ.
1.2.3. Khả năng quan sát của ngƣời lái
Tầm nhìn: Không lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo
hướng phía trước hoặc hai bên.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

2


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
Kính chắn gió: Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, là loại kính an toàn hoặc kính
nhiều lớp. Không bị nứt, vỡ hoặc đổi màu. Hình ảnh quan sát rõ ràng.
Gương quan sát phía sau: Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn. Gương bên trái quan sát
được ít nhất chiều rộng 2,5m ở vị trí cách gương 10m về phía sau. Gương bên phải
của xe con, xe tải có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn quan sát được ít nhất
4m ở vị trí cách gương 20m về phía sau; đối với các loại xe khác phải qua sát được
ít nhất chiều rộng 3,5m ở vị trí cách gương 20m về phía sau. Không nứt vỡ, hình
ảnh quan sát rõ ràng và phải điều chỉnh được.
Gạt nước, phun nước rửa kính: Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, hoạt động bình
thường. Diện tích quét của gạt nước phải đảm bảo tầm nhìn của người lái.
1.2.4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu
1.2.4.1. Hệ thống điện
Dây điện: Dây điện phải được bọc cách điện và được định vị với thân xe,
không cọ sát vào các chi tiết chuyển động. Các đầu nối và công tắc điện phải được
cách điện.
Ắc quy: Lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí. Không bị rò rỉ môi chất.
1.2.4.2. Đèn chiếu sáng phía trƣớc

Tình trạng và sự hoạt động: Đầy đủ, đồng bộ, đủ dải sáng xa và gần. Lắp đặt
chắc chắn, đúng vị trí. Hoạt động bình thường, không nứt vỡ. Màu của ánh sáng là
màu trắng, trắng xanh hoặc vàng nhạt.
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa (đèn pha):
- Cường độ sáng không nhỏ hơn 10.000cd.
- Theo phương dọc, tâm vùng cường độ sáng lớn nhất không được lệch trái
quá 0% và lệch phải quá 2%.
- Theo phương ngang, tâm vùng cường độ sáng lớn nhất không được lệch
trên quá 0% và lệch dưới quá 2% đối với các đèn có chiều cao lắp đặt không
lớn hơn 850mm so với mặt đất hoặc 2,75% đối với các đèn có chiều cao lắp
đặt 850mm so với mặt đất.
Chỉ tiêu vế ánh sáng của đèn chiếu gần (đèn cốt):
- Theo phương dọc, giao điểm của đường ranh giới sáng tối và phần hình
nêm nhô lên của chùm sáng không được lệch trái quá 0% và lệch phải quá
2%.
- Theo phương ngang, đường ranh giới sáng tối không được lệch trên quá
0,5% và lệch dưới quá 2% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn
SVTH: Huỳnh Lê An Thy

3


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
850mm tính từ mặt đất. Không được lệch trên quá 1,25% và lệch dưới 2,75%
đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850mm tính từ mặt đất.
1.2.4.3. Các loại đèn tín hiệu
Tình trạng và sự hoạt động: Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn. Hoạt
động bình thường và đồng bộ. Màu và cường độ ánh sáng đúng với quy định.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn các loai đèn tín hiệu
Loại đèn

Vị trí
màu
Cường độ sáng (cd)
Trước
Vàng
80 ÷ 700
Đèn tín hiệu xin đường
Sau
Vàng (đỏ)
40 ÷ 400
Trước
Trắng (vàng nhạt)
2 ÷ 60
Đèn tín hiệu kích thước
Sau
Đỏ
1 ÷ 12
Đèn phanh
Sau
Đỏ
20 ÷ 100
Đèn lùi
Sau
Trắng
20 ÷ 100
Đèn soi biển số
Sau
Trắng
2 ÷ 60
Tần số nháy của đèn xin đường nằm trong khoảng 60 ÷ 120 lần/phút, thời

gian chậm tác dụng đèn không quá 3s từ sau khi bật công tắc.
Quan sát bằng mắt phải nhận biết được tín hiệu ánh sáng ở khoảng cách 20m
đối với đèn xin đường, đèn phanh và đèn lùi; 10m đối với đèn soi biển số, đèn kích
thước phía trước, phía sau và thành bên trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
1.2.4.4. Kiểm tra còi điện
Âm thanh phát ra bình thường, âm lượng ổn định. Hoạt động bình thường, dễ
điều khiển và được lắp đặt đúng vị trí. Âm lượng còi trong khoảng (90 ÷ 115)
dB(A).
1.2.5. Kiểm tra bánh xe
Vành: Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, không cong vênh, rạn nứt;
đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
Moay-ơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính.
Lốp: Đủ số lượng, đúng cỡ lốp, đủ áp suất lốp, không phồng rộp, nứt vỡ làm
hở lớp sợi mành; lốp bánh dẫn hướng hai bên có cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa
lốp đồng đều, không sử dụng lốp đắp.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

4


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không vượt quá 5mm/m.
Giá lắp và lốp dự phòng: Giá được lắp đặt chắc chắn, lốp dự phòng gá lắp an
toàn.
1.2.6. Kiểm tra hệ thống phanh
1.2.6.1. Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất
Đúng kiều loại, lắp đặt chắc chắn; làm việc đúng chức năng, không có tình
trạng hư hỏng.
1.2.6.2. Dẫn động phanh

Trục bàn đạp phanh: Đầy đủ các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng, trục xoay
không quá chặt, ổ đỡ hoặc trục không bị rơ.
Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắn
chắn; bàn đạp phải trả tự trả lại đúng vị trí khi nhả phanh; bàn đạp có hành trình tự
do hoặc dự trữ hành trình; mặt chống trượt lắp đặt chắc chắn và không quá mòn.
Cần hoặc bàn đạp điều khiển phanh đỗ: Định vị chắc chắn, đúng vị trí; khi
kéo phanh, buông tay, cần điều khiển phanh phải giữ nguyên vị trí (có thể dịch
chuyển một góc nhỏ đến răng khóa gần nhất sau đó khóa cứng tại vị trí đó), không
được phép tự trả về vị trí ban đầu.
Van phanh điều khiển bằng tay: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; van điều
khiển hoạt động bình thường đúng chức năng; các mối liên kết chắc chắn, không có
sự rò rỉ trong hệ thống.
Ống cứng, ống mềm: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; không có
dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe; không có hiện tượng rò rỉ; không rạn nứt,
biến dạng, không phồng rộp, vặn xoắn đường ống; ống không được quá ngắn.
Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy và các liên kết: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc
chắn, đúng vị trí; không có dấu vết cọ sát vào các bộ phận khác của xe; đầy đủ các
chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
Đầu nối cho phanh rơ móoc: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; khóa hoặc
van phanh lắp đặt đúng và chắc chắn, không tự đóng; không bị rò rỉ.
Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xilanh phanh): Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc
chắn, đầy đủ các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng; không bị rạn nứt, biến dạng hoặc
quá mòn gỉ; không bị rò rỉ.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

5


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới

1.2.6.3. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất
Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước…:
Đầy đủ, đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp đặt chắc chắn; không có tiếng rò khí, áp suất ổn
định; các bình chứa không bị rạn nứt, biến dạng hoặc mọt gỉ; các van an toàn, van
xả nước hoạt động bình thường.
Các van phanh: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; không bị hư
hỏng hoặc rò rỉ.
Trợ lực phanh, xilanh phanh chính: Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; trợ lực
và xilanh phanh chính hoạt động bình thường, không hư hỏng, không bị rò rỉ; đầy
đủ dầu phanh; nắp bình chứa dầu phanh phải kín thít.
1.2.6.4. Hiệu quả phanh chính
Hiệu quả phanh trên băng thử:
- Hệ số sai lệch lực phanh trên cùng một trục không lớn hơn 25%.
- Hiệu quả phanh toàn bộ của xe phải đạt mức giá trị tối thiểu quy định đối
với các loại phương tiện như sau:
 Ô tô tải, ô tô chuyên dùng có trọng lượng bản thân không lớn hơn
12.000kg và ô tô chở người: 50%.
 Ô tô tải, ô tô chuyên dùng có trọng lượng bản thân lớn hơn 12.000kg;
ô tô đầu kéo, sơ mi rơ mooc: 45%.
Hiệu quả phanh trên đường:
- Gọi SPh là quãng đường phanh và JPmax là gia tốc chậm dần lớn nhất khi
phanh, ta chia ra làm 3 nhóm:
 Nhóm 1: Ô tô con, kể cả ô tô con chuyên dùng có số chỗ (kể cả người
lái) đến 9 chỗ:
SPh ≤ 7,2 m
JPmax ≥ 5,8 m/s2
 Nhóm 2: Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ không lớn
hơn 8.000 kg; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người lái) rên 9 người và
có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m:
SPh ≤ 9,5 m

JPmax ≥ 5,0 m/s2
 Nhóm 3: Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ lớn hơn
8.000 kg; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người lái) trên 9 chỗ và có tổng
chiều dài lớn hơn 7,5m:
SPh ≤ 11 m

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

6


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
JPmax ≥ 4,2 m/s2
- Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của xe lệch không quá 80 so với phương
chuyển động ban đầu và không lệch khỏi hành lang phanh quá 3,5m.
(Điều kiện thử phanh: thử phanh xe không tải ở vận tốc 30km/h trên mặt
đường bê tông nhựa hoặc bê tông bằng phẳng có hệ số bám không nhỏ hơn 0,6.)
1.2.6.5. Hiệu quả phanh đỗ
Thử phanh trên đường: Quãng đường phanh không lớn hơn 6m.
Thử trên mặt dốc 20%: Giữ được xe đứng yên trên mặt dốc.
Thử trên băng thử phanh: Tổng lực phanh đỗ trên các bánh xe lớn hơn 16%
so với trọng lượng xe khi thử.
(Thử phanh xe không tải ở vận tốc 15 km/h trên đường bê tông nhựa hoặc bê
tông bằng phẳng có hệ số bám không nhỏ hơn 0,6 hoặc thử trên mặt dốc 20% hoặc
trên băng thử phanh.)
1.2.6.6. Các thiết bị phanh khác
Phanh chậm dần bằng động cơ: Hệ thống hoạt động bình thường.
Hệ thống chống hãm cứng: Thiết bị cảnh báo hoạt động bình thường và
không có báo hiệu hư hỏng trong hệ thống.
Phanh tự động sơ mi rơ móoc: Tự động tác động khi ngắt kết nối.

1.2.7. Hệ thống lái
1.2.7.1. Vô lăng lái, càng lái của phƣơng tiện ba bánh có một bánh dẫn hƣớng
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; không bị nứt gãy hoặc biến dạng.
Không có sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng lái, càng lái và trục lái do
rơ, lỏng. Sự dịch chuyển của một điểm trên vô lăng lái không vượt quá 1/5 đường
kính vô lăng lái.
1.2.7.2. Trụ lái, trục lái và cơ cấu lái
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; trục lái không có độ rơ; cơ cấu thay đổi độ
nghiêng đảm bảo khóa vị trí chắc chắn.
Cơ cấu lái đầy đủ các chi tiết lắp ghép và phòng lỏng; đầy đủ cao su chắn
bụi; không bị chảy dầu.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

7


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
Không bị bó kẹt khi quay; di chuyển liên tục; lực đánh lái bình thường,
không có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải; không có sự khác biệt lớn
giữa góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải.
1.2.7.3. Thanh và đòn dẫn động lái
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
không có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe.
Khi làm việc không bị chạm vào các chi tiết khác; di chuyển liên tục, không
bị giật cục và không di chuyển quá giới hạn.
1.2.7.4. Khớp cầu và khớp chuyển hƣớng
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
vỏ bọc chắn bụi không được thủng, rách…
Khi làm việc, không bị bó kẹt khi di chuyển, di chuyển liên tục, không bị giật

cục, được bôi trơn theo đúng quy định; khớp cầu hoặc khớp chuyển hướng không bị
rơ, lỏng.
1.2.7.5. Ngõng quay lái
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; đầy đủ các chi tiết lắp ghép và phòng
lỏng; vỏ bọc chắn bụi không được thủng, rách; trục hoặc khớp cầu không bị rơ,
lỏng. Khi làm việc không bị bó kẹt; di chuyển liên tục, không bị giật cục.
1.2.7.6. Trợ lực lái
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; dây cu roa đúng chủng loại, không bị
chùng lỏng hoặc rạn nứt, rách; đủ dầu trợ lực và không bị chảy dầu.
Bơm trợ lực hoạt động bình thường; không có sự khác biệt giữa lực lái trái và
lực lái phải; không có tiếng kêu bất thường.
1.2.8. Hệ thống truyền lực
1.2.8.1. Ly hợp
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; bàn đạp ly hợp có hành trình tự do và mặt
chống trượt không quá mòn; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phỏng lỏng; không bị rò rỉ
môi chất.
SVTH: Huỳnh Lê An Thy

8


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
Ly hợp đóng, cắt hoàn toàn, nhẹ nhàng êm dịu; không có tiếng kêu bất
thường.
1.2.8.2. Hộp số
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
không bị chảy dầu; các chi tiết không bị nứt gãy hoặc biến dạng.
Cần điều khiển số đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; không bị rạn nứt, cong
vênh. Thay đổi số dễ dàng; không tự nhảy số.
1.2.8.3. Các đăng

Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng; then
hoa, trục chữ thập, ổ đỡ không bị rơ; các khớp nối mềm còn nguyên vẹn; ỗ đỡ trung
gian chắc chắn, không bị nứt; không có dấu vết cọ sát vào các bộ phận khác của xe;
không có tiếng kêu bất thường.
1.2.8.4. Cầu xe
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
không bị rò rỉ dầu; các chi tiết không bị nứt gãy, biến dạng; đầy đủ các nắp che đầu
trục.
1.2.9. Hệ thống treo
1.2.9.1. Bộ phận đàn hổi (nhíp, lò xo, thanh xoắn)
Đúng kiểu loại, số lượng; lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; độ võng tĩnh không
quá lớn do hiện tượng mỏi của bộ phận đàn hồi; các chi tiết không có dấu hiệu nứt,
gãy hay biến dạng; đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.
1.2.9.2. Giảm chấn
Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; tác dụng tốt; không bị rò rỉ dầu;
các chi tiết còn nguyên dạng, không nứt, gãy, cao su không bị vỡ.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

9


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
1.2.9.3. Thanh dẫn hƣớng, thanh ổn định, hạn chế hành trình
Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; các chi tiết còn nguyên
dạng, không nứt gãy; chi tiết cao su không bị vỡ.
1.2.9.4. Khớp nối
Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; đầy đủ các vỏ bọc
chắn bụi; các chi tiết không nứt, gãy, biến dạng; khớp nối không được rơ hoặc quá
mòn.

1.2.9.5. Hệ thống treo khí
Đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn; hệ thống hoạt động bình thường;
không được hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống.
1.2.10. Các trang thiết bị khác
Dây đai an toàn: đầy đủ theo quy định, lắp đặt chắc chắn; không bị rách, đứt;
khóa cài đóng mở nhẹ nhàng, dây không bị kẹt, kéo ra thu vào dễ dàng; cơ cấu hãm
phải giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.
Bình chữa cháy: còn hạn sử dụng.
Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển: đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp đặt chắc
chắn; hoạt động, điều khiển bình thường.
Búa phá cửa sự cố (đối với xe khách): đầy đủ, đặt đúng vị trí quy định.
Thiết bị giám sát hành trình: lắp đặt chắc chắn, không gây nguy hiểm cho
người ngồi trên xe, không ảnh hưởng đến việc vận hành xe; hệ thống dây dẫn lắp
đặt chắc chắn, vỏ cách điện tốt, không có hiện tượng cọ sát vào các chi tiết chuyển
động, giắc cắm liên kết chặt chẽ; vỏ thiết bị còn nguyên dạng, không nứt vỡ hay
biến dạng ở mức có thể nhận biết bằng mắt thường; nguồn cung cấp điện cho thiết
bị luôn ở trạng thái làm việc khi bật khóa điện của xe; chức năng tự động kiểm tra
hoạt động của thiết bị luôn hoạt động và hoạt động chính xác.
1.2.11. Động cơ
Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí; không bị rò rỉ chất lỏng; dây
cu roa đúng chủng loại, không chùng lỏng hoặc nứt, rách; đầy đủ các chi tiết lắp
ghép, phòng lỏng.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

10


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
Động cơ khởi động và hoạt động bình thường, không có tiếng kêu bất

thường; các loại đèn báo, đồng hồ trên bảng điều khiển hoạt động bình thường.
1.2.11.1. Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm
Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn; không mọt gỉ, rách hoặc rò rỉ khí thải.
1.2.11.2. Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu
Lắp đặt chắc chắn, đúng quy định.
Bình chứa và ống dẫn ở tình trạng nguyên dạng, không rạn nứt, ăn mòn, rò rỉ,
không có dấu vết va chạm, cọ sát với chi tiết khác; nắp bình chứa đầy đủ và kín
khít, khóa nhiên liệu không tự mở, không bị rò rỉ nhiên liệu; bình chứa, ống xả được
bảo vệ chắc chắn; ngăn cách tốt với động cơ.
Đối với hệ thống sử dụng LPG/CNG:
- Bình chứa LPG/CNG được đặt trong khoang kín có thông hơi ra ngoài và
ngăn cách với khoang động cơ, khoang hành khách.
- Bình chứa LPG/CNG bố trí ngoài xe được bảo vệ bằng tấm chắn thích hợp
đề phòng hư hỏng do đá bắn vào hoặc va chạm vào các vật khác khi có sự
cố; khoảng cách từ bình chứa tới mặt đất phải lớn hơn 200mm.
- Bình chứa, ống dẫn và các bộ phận khác của hệ thống nhiên liệu
LPG/CNG đặt cách ống xả hoặc nguồn nhiệt bất kỳ dưới 100mm phải được
cách nhiệt thích hợp.
- Bình chứa LPG/CNG có chứng nhận kiểm định áp lực còn hiệu lực; các
dấu, ký hiệu trên bình chứa đúng quy định.
- Ngoài các điểm định vị, bình chứa không được tiếp xúc với các vật kim
loại khác của xe.

1.3.

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng

1.3.1. Khí thải động cơ cháy cƣỡng bức
Nồng độ CO không lớn hơn 4,5% thể tích.
Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương) không lớn hơn:

- 1200 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 4 kỳ.
- 7800 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ 2 kỳ.
- 3300 phần triệu (ppm) thể tích đối với động cơ đặc biệt.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

11


Chương 1. Những quy định chung về ATKT và BVMT trên xe cơ giới
1.3.2. Khí thải động cơ cháy do nén
Chiều rộng dải đo khói (chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất)
không vượt quá 10% HSU (0,5 m-1) khi kết quả đo khói trung bình không lớn hơn
66% HSU (2,5m-1); hoặc chiều rộng dải đo khói không vượt quá 7% HSU (0,7m-1)
khi kết quả đo khói trung bình lớn hơn 66% HSU (2,5m-1).
Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo không vượt quá 72% HSU (2,96m-1).
1.3.3. Độ ồn
Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh không vượt quá các giới hạn sau đây:
- Ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô khách hạng nhẹ, xe lam, xích lô
máy… có khối lượng toàn bộ G ≤ 3500kg: 103 dB (A).
- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500
kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB (A).
- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500
kg và công suất có ích lớn nhất của động cơ P >150 (kW): 107 dB (A).
- Ô tô cần cẩu và các phương tiện cơ giới đường bộ có công dụng đặc biệt:
110 dB (A).

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

12



Chương 2. Tổng quan các dây chuyền kiểm định
CHƢƠNG II

TỔNG QUAN CÁC DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH

2.1.

Dây chuyền kiểm định xe tải

Hình 2.1. Dây chuyền kiểm tra xe tải
1-Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MHC 222; 2-Thiết bị kiểm tra khí xả
động cơ diesel DO 285; 3-Thiết bị kiểm tra đèn LM20; 4-Thiết bị hỗ trợ
kiểm tra gầm; 5-Hầm kiểm tra gầm; 6-Thiết bị kiểm tra phanh MB8000;
7-Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MS8300; 8-Kích nâng.
2.2.

Dây chuyền kiểm định xe con

Hình 2.2. Dây chuyền kiểm tra xe con
1-Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT5; 2-Thiết bị kiểm tra khí xả
động cơ diesel MDO2-LON; 3-Thiết bị kiểm tra đèn LITE3; 4-Thiết bị hỗ
trợ kiểm tra gầm; 5-Hầm kiểm tra gầm; 6-Thiết bị kiểm tra phanh IW2;
7-Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC I

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

13



Chương 3. Các thiết bị dùng trong dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới
CHƢƠNG III

CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH
PHƢƠNG TIỆN CƠ GIỚI

3.1. Tiêu chuẩn các thiết bị trong của trạm đăng kiểm
Các thiết bị sử dụng trong trạm kiểm định phải phù hợp và đáp ứng được các
quy định hiện hành của Bộ Giao Thông Vận Tải, Cục Đăng Kiểm Việt Nam, phải
đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như điều kiện vệ sinh môi trường.
Trong một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải được trang bị các thiết bị sau:
- Thiết bị kiểm tra phanh;
- Thiết bị cân trọng lượng;
- Thiết bị kiểm tra trượt ngang của bánh xe có cảm biến ghi nhận kết quả
chỉ khi có phương tiện vào và ra khỏi thiết bị;
- Thiết bị phân tích khí xả;
- Thiết bị đo độ khói;
- Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi;
- Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
- Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm;
- Thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên
dưới khung xe, trường hợp không sử dụng thiết bị nâng thì có thể thay thế
bằng hầm kiểm tra gầm ô tô;
- Thiết bị phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố
về điện.
Ngoài các thiết bị trên còn có các dụng cụ cầm tay sau:
- Dụng cụ kiểm tra độ rơ vành tay lái;
- Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;
- Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp;

- Đèn soi;
- Búa chuyên dùng;
- Thước đo các loại.
Yêu cầu kỹ thuật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong kiểm định
xe cơ giới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành.
Mạng thông tin lưu trữ và truyền số liệu:

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

14


Chương 3. Các thiết bị dùng trong dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới
- Mỗi một vị trí làm việc phải có một thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số
liệu. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để đảm bảo việc lưu trữ và
truyền số liệu;
- Máy chủ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải được nối mạng với
máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường
xuyên truyền, báo cáo số liệu kiềm định;
- Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại Trung tâm phải hòa mạng
được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Bên cạnh đó còn có các thiết bị sau:
- Điện thoại;
- Máy Fax;
- Camera quan sát và camera chụp ảnh phương tiện vào kiểm định;
- Máy photocopy.

3.2. Các thiết bị sử dụng trong dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đăng
kiểm 9501S
3.2.1. Thiết bị kiểm tra trƣợt ngang bánh xe dẫn hƣớng MINC I

Thiết bị sử dụng để kiểm tra sự sai lệch góc lắp đặt của bánh xe dẫn hướng
ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống lái và độ mòn lốp.
MINC I được sản xuất bỡi hãng MAHA của Đức, dùng cho dây chuyền kiểm
tra xe con, có thể kiểm tra cho xe có tải trọng đặt lên một cầu tới 3 tấn. Thiết bị bao
gồm các phần chính: mặt đáy, mặt trượt và các cảm biến.

Hình 3.1. Thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng MINC I

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

15


Chương 3. Các thiết bị dùng trong dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới
3.2.1.1. Cấu tạo
Mặt đáy: là tấm thép dày 8mm được uốn thành hình chữ U có kích thước
(460 x 1020 x 80)mm. Phần trong lòng chữ U có hàn các rãnh chứa vòng bi và dẫn
hướng dịch chuyển của các viên bi. Các vòng bi thép tròn có độ cứng cao nhằm đỡ
khung giá và giúp khung giá dịch chuyển ngang. Cảm biến được bắt chặt trên mặt
đáy bằng 4 con vít. Trên mặt đáy có gắn 4 vòng bi có trục vuông góc với mặt đáy
nhằm định vị theo chiều dọc và dẫn hướng theo chiều ngang của thanh trượt liên kết
với khung giá mặt trượt.

Hình 3.2. Sơ đồ kết cấu thiết bị kiểm tra trượt ngang MINC I
1-bi trượt; 2-vách ngăn bi; 3-cảm biến trượt; 4-lò xo đàn hồi;
5-thanh trượt ngang; 6-ổ đỡ
Mặt trượt: là tấm thép phẳng dày 10mm có kích thước (460 x 1020) mm,
được gắn với khung giá bên dưới bằng 3 bulông liên kết và các góc tỳ lên các giảm
chấn bằng cao su. Khung giá được chết tạo bằng các thép ống hình vuông để chịu
lực, nó được đặt trên các rãnh chứa ổ bi nhắm đỡ mặt trượt và giúp mặt trượt dịch

chuyển ngang. Khung giá được định vị với mặt đáy bởi các vòng bi tỳ tại các góc.
Trục thép chứa 2 lò xo ống hồi vị được luồn qua đáy khung giá để lò xo đẩy khung
giá về vị trí giữa khi không có lực tác dụng. Thanh trượt của cảm biến trượt ngang
được gắn một đầu với khung giá bằng đai ốc. Tại vị trí ở giữa hai đầu của khung giá
có hàn tai sắt để bắt 2 cảm biến nhận biết phương tiện vào và ra mặt trượt. Bề mặt
cảm biến nhận biết phải thấp hơn mặt phẳng nằm ngang của khung giá khoảng 0,8 –
1,0 mm.
Cảm biến trượt ngang: là loại cảm biến trượt (con trở trượt) bao gồm một
cuộn điện trở và thanh trượt trên đó. Khi vị trí của thanh trượt thay đổi giá trị của
điện trở thay đổi 0 – 2,5kΩ mỗi chiều.

SVTH: Huỳnh Lê An Thy

16


Chương 3. Các thiết bị dùng trong dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới
3.2.1.2. Nguyên lý làm việc
Khi bánh xe lăn trên tấm trượt của thiết bị, dưới tác dụng của lực ngang bánh
xe, mặt trượt bị đẩy sang phải (hoặc sang trái) sẽ làm cho khung giá dịch chuyển
sang phải (hoặc sang trái), kéo theo thanh liên kết với cảm biến làm cho thanh trượt
của cảm biến bị dịch chuyển sang phải (hoặc sang trái) làm thay đổi giá trị điện trở
của cảm biến, sự thay đổi này được khuyếch đại và truyền lên bộ xử lý tại tủ điều
khiển và hiển thị giá trị thật của độ trượt ngang trên màn hình. Khi hết lực tác động
lên mặt trượt, lò xo hồi vị sẽ kéo mặt trượt về vị trí chính giữa và thanh trượt của
cảm biến cũng sẽ trở về vị trí giữa của cảm biến, vị trí mà thiết bị sẽ xác nhận là
điểm 0 trong thang đo. Cảm biến nhận biết đầu vào và cảm biến nhận biết đầu ra có
nhiệm vụ là xác nhận có phương tiện đã vào và ra khỏi thiết bị để bắt đầu chương
trình và kết thúc, ghi nhận giá trị kiểm tra.
3.2.2. Thiết bị kiểm tra trƣợt ngang bánh xe dẫn hƣớng MSS8300

MSS8300 được cung cấp bởi hãng BEISSBARTH, Đức. Là thiết bị kiểm tra
độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng dùng cho dây chuyền kiểm định xe tải cho phép
tải trọng đặt lên cầu xe lên tới 15 tấn.
3.2.2.1. Cấu tạo

Hình 3.3. Kết cấu mặt đáy thiết bị trượt ngang MSS8300
1-bulông đai ốc; 2-rãnh chứa các viên bi thép;
3-thanh lò xo lá; 4-cảm biến trượt ngang
Mặt đáy là tấm thép dày 4mm được uốn thành hình chữ U có kích thước là
(855 x 1000 x 34)mm. Phần trong lòng chữ U có hàn các rãnh chứa bi và dẫn hướng
dịch chuyển của các viên bi. Các viên bi thép tròn có đường kính 20mm, có độ cứng
cao, nhẵn và được mạ crôm bề mặt. Chúng được đặt trên các rãnh chứa cùng với
SVTH: Huỳnh Lê An Thy

17


×