Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM
HÓA HỌC LỚP 10, BAN NÂNG CAO THEO HƯỚNG
PHÁT HUY NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học

Cán bộ hướng dẫn:

Họ tên SV:

TS.GVC.Bùi Phương Thanh Huấn

Nguyễn Thị Cẩm Nhung
MSSV:2111838
Lớp: Sư phạm Hóa học K37

CẦN THƠ – 2015


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
--------  -------....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................


....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

i

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
--------  -------Đề tài “Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban nâng cao theo
hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh” là đề tài rất thiết thực, giúp học sinh
rèn luyện các kĩ năng thực hành hóa học ở trường phổ thông.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã hệ thống được các phương pháp dạy
học truyền thống và dạy học tích cực, đưa ra được các ưu điểm và nhược điểm của
từng phương pháp. Tác giả đã thiết kế được 7 giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10 nâng
cao theo hướng phát huy các năng lực của học sinh. Đây là các tư liệu bổ ích cho học
sinh khi ra trường.
Nhược điểm của đề tài là phần thực nghiệm sư phạm chỉ dừng ở mức độ thăm
dò, phỏng vấn giáo viên THPT để rút ra kết luận. Nếu dạy thực nghiệm để đối chứng
thì thuyết phục hơn.

Giáo viên phản biện

Nguyễn Văn Bảo

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

ii

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
--------  -------....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

iii

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh


LỜI CẢM ƠN
-----  ----Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự động viên, sự giúp đỡ
nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè. Nhờ vậy mà luận văn được
hoàn thành đúng thời hạn.
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
 Thầy Bùi Phương Thanh Huấn, GV hướng dẫn luận văn, TS.GVC – Bộ môn
Hóa – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp.
 Cô Thái Thị Tuyết Nhung – cố vấn học tập, cùng tất cả quý thầy cô Bộ môn
Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
 Thầy Võ Quốc Cường, cô Phan Thị Tươi – giáo viên trường trung học phổ
thông Bùi Hữu Nghĩa đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, em chân thành gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp Sư phạm Hóa K37,
gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Cẩm Nhung

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

iv

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh


TÓM TẮT LUẬN VĂN
------  -----Nghiên cứu đề tài “ Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban
nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh ” nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới của giáo dục hiện nay chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực của người học. Với các giáo án được thiết kế theo hướng phát huy
năng lực thực hành của học sinh; giúp người học chủ động, tích cực trong giờ học thực
hành sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT, hình
thành khả năng tự học và giải quyết vấn đề bằng thí nghiệm trực quan của HS.
Đề tài đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về dạy và học thực
hành thí nghiệm ở trường phổ thông. Đề tài đã thiết kế được 7 giáo án thực hành thí
nghiệm của chương trình hóa học lớp 10, ban nâng cao được soạn bằng phần mềm
thiết kế sơ đồ tư duy kết hợp với các phần mềm thí nghiệm hóa học như Chemwin,
Crocodile Chemistry 6.05,...
Đề tài được thực nghiệm ở trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Qua quá trình phỏng
vấn ý kiến giáo viên và đánh giá, kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cho thấy việc
thiết kế giáo án thực hành thí nghiệm theo hướng phát huy năng lực thực hành của học
sinh là cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

v

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

MỤC LỤC

-----  ---NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 ........................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 .......................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN ....................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN ............................................ xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................xiv
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................xiv
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................xiv
3. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................xiv
4. Nhiệm vụ của đề tài ..............................................................................................xiv
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... xv
6. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu .............................................................. xv
7. Các giai đoạn thực hiện.........................................................................................xvi
NỘI DUNG......................................................................................................................1
Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................1
1.1

Quá trình dạy học .............................................................................................. 1

1.1.1

Định nghĩa ................................................................................................. 1

1.1.2


Bản chất của quá trình dạy học ................................................................. 1

1.1.3

Nhiệm vụ của quá trình dạy học................................................................ 1

1.1.4

Quá trình dạy học hóa học......................................................................... 1

1.2

Phương pháp dạy học hóa học .......................................................................... 2

1.2.1

Khái niệm .................................................................................................. 2

1.2.2

Các phương pháp dạy học hóa học ........................................................... 3

1.2.2.1

Phương pháp dùng lời ........................................................................ 3

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

vi


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

1.3

1.2.2.2

Phương pháp trực quan ...................................................................... 5

1.2.2.3

Phương pháp dạy học khám phá ........................................................... 6

1.2.2.4

Phương pháp dạy học thực tiễn.......................................................... 7

1.2.2.5

Phương pháp đánh giá trong dạy học ................................................... 8

Phương pháp dạy học tích cực .......................................................................... 9

1.3.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì ? ............................................................. 9
1.3.1.1 Tính tích cực học tập là gì ? ..................................................................... 9
1.3.1.2 Phương pháp dạy học tích cực ............................................................. 10
1.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học ...................................................................... 10

1.3.2.1 Mục đích ................................................................................................. 10
1.3.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ................................................ 11
1.3.2.3 Làm thế nào để dạy tốt môn hóa học? .................................................... 15
1.3.3 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ............................... 15
1.3.4 Một số phương pháp dạy học tích cực ......................................................... 16
1.4

Thí nghiệm hóa học ........................................................................................ 16

1.4.1

Khái niệm[12] ............................................................................................ 16

1.4.2

Vai trò của thí nghiệm hóa học ............................................................... 16

1.4.3

Phân loại thí nghiệm hóa học .................................................................. 17

1.4.4

Những phương pháp cơ bản trong việc sử dụng thí nghiệm hóa học ..... 18

1.5

Thực trạng dạy học thực hành thí nghiệm Hóa học ở trường THPT .............. 19

1.6


Giới thiệu một số phần mềm sử dụng trong quá trình dạy học ...................... 20

1.6.1

Phần mềm ChemWin .............................................................................. 20

1.6.2

Phần mềm ChemOffice ........................................................................... 25

1.6.3

Phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 ..................................................... 31

Chương 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM LỚP 10, BAN NÂNG
CAO ...............................................................................................................................36
2.1 Giáo án bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sự
biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm. .................................... 36
2.2 Giáo án bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hóa – khử .......................................... 46
2.3 Giáo án bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen ....................................... 55
2.4 Giáo án bài thực hành số 4: Tính chất của các hợp chất halogen ........................ 63
2.5 Giáo án bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh .................................. 70
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

vii

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung



Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

2.6 Giáo án bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh .................... 78
2.7 Giáo án bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ................... 88
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................................95
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................ 95
3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM ............................................................................ 95
3.3 ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .......................................................................... 95
3.4 CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM ............................................................................. 95
3.5 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ........................................................................... 95
3.6 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................101
PHỤ LỤC ....................................................................................................................103

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

viii

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-----  ----dd

: dung dịch


GV

: Giáo viên

GVHD : giáo viên hướng dẫn
HS

: Học sinh

pp

: phương pháp

PPDH : phương pháp dạy học
PTHH : phương trình hóa học
SGK

: Sách giáo khoa

THPT : Trung học phổ thông

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

ix

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp

Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
-----  ----STT

Số hình vẽ

Tên hình vẽ

1

Hình 1.1

Cách lấy hóa chất rắn

40

2

Hình 1.2

Cách đun chất lỏng trong cốc thủy tinh

41

3

Hình 1.3

Cách châm lửa đèn cồn


42

4

Hình 1.4

Cách xác định thể tích chất lỏng

42

5

Hình 1.5

Khoảng

đổi

màu

của

Trang

dung

dịch

43


phenolphtalein
6

Hình 1.6

Phản ứng giữa Natri và nước

43

7

Hình 1.7

Phản ứng giữa Kali và nước

44

8

Hình 2.1

Phản ứng giữa kẽm và axit sunfuric

50

9

Hình 2.2


Phản ứng giữa đinh sắt và dung dịch CuSO4

51

10

Hình 2.3

Điều chế CO2

52

11

Hình 2.4

Mg cháy trong CO2

53

12

Hình 2.5

Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường

53

axit
13


Hình 3.1

Thí nghiệm thử tính tẩy màu của khí clo ẩm

59

14

Hình 3.2

Benzen vào hỗn hợp Cl2 + NaBr

60

15

Hình 3.3

Hồ tinh bột vào hỗn hợp Cl2 + NaI

61

16

Hình 3.4

Hồ tinh bột vào hỗn hợp Br2 + NaI

61


GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

x

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

17

Hình 3.5

Tác dụng của iot với hồ tinh bột

62

18

Hình 4.1

Tính axit của axit clohiđric

68

19

Hình 4.2


Tính tẩy màu của nước Gia–ven

69

20

Hình 5.1

Điều chế khí oxi

74

21

Hình 5.2

Dây thép cháy trong oxi

75

22

Hình 5.3

Thí nghiệm thử tính oxi hóa của lưu huỳnh

76

23


Hình 5.4

Lưu huỳnh cháy trong oxi

77

24

Hình 5.5

Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo

77

nhiệt độ
25

Hình 6.1

Thí nghiệm điều chế và chứng minh tính

82

khử của H2S
26

Hình 6.2

Điều chế lưu huỳnh đioxit


83

27

Hình 6.3

Thí nghiệm chứng minh tính khử của lưu

84

huỳnh đioxit
28

Hình 6.4

Điều chế khí H2S

84

29

Hình 6.5

Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa của

85

lưu huỳnh đioxit
30


Hình 6.6

Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa của

86

axit sunfuric đặc
31

Hình 6.7

32

Hình 7

Tính háo nước của axit sunfuric đặc

86

Thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của

94

nhiệt độ đến cân bằng hóa học

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

xi


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN
-----  ----STT

Số biểu bảng

Tên biểu bảng

Trang

1

Bảng 1

Bảng so sánh sự khác nhau giữa PPDH

12

cổ truyền và PPDH tích cực

2

Bảng 2

Sự phát triển mô hình dạy học


14

3

Bảng 3

Kết quả phỏng vấn ý kiến giáo viên

97

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

xii

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

DANH MỤC PHỤ LỤC
-----  ----Tên phụ lục

Trang

PHIẾU ĐIỀU TRA THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn


xiii

104

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

MỞ ĐẦU
-----  ----1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước. Do đó, giáo dục
không ngừng đổi mới và phát triển phương pháp dạy và học để phù hợp với yêu cầu
cấp bách của xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, giáo dục đổi
mới căn bản và toàn diện theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Để phù hợp với sự đổi mới của giáo dục, đặc biệt đối với môn hóa học – một
môn học đòi hỏi khả năng vận dụng và thực hành cao cần chú trọng hơn vào vấn đề
phát huy năng lực thực hành của học sinh. Nhằm đổi mới phương pháp dạy và học
môn hóa học, thay vì chú trọng vào lý thuyết thì thực hành thí nghiệm phải là cơ sở
của việc dạy và học môn hóa học. Thí nghiệm hóa học phải được lồng ghép vào các
bài giảng, là phương pháp để học sinh tự giải quyết các vấn đề, giải thích được các
phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10,
ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh” là cần thiết và
phù hợp với thực tiễn hiện nay.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban nâng cao
theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng

và hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông.
3. Giả thuyết khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công góp phần phát huy năng lực thực hành, khả năng
tư duy của học sinh, giúp học sinh có thói quen giải quyết vấn đề bằng thí nghiệm trực
quan, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường Trung học Phổ thông.
4. Nhiệm vụ của đề tài
-

Tìm hiểu cơ sơ lí luận và thực tiễn của việc dạy học thí nghiệm trong quá trình
dạy học.

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

xiv

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

-

Nghiên cứu thực trạng dạy học thí nghiệm ở lớp 10, ban nâng cao.

-

Nghiên cứu cách thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm môn Hóa học.

-


Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm dành cho hóa học như Chemwin,
Chemoffice, Chemlab, Chemsteck,...

-

Xây dựng một số hình ảnh trực quan, mô hình ảo thí nghiệm trong bài giảng
chương trình Hóa học lớp 10, ban nâng cao.

-

Thiết kế giáo án và bài giảng điện tử các bài thí nghiệm, thực hành chương trình
hóa học lớp 10, ban nâng cao.

-

Áp dụng kết quả nghiên cứu đề tài để thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy
và học thí nghiệm trong chương trình hóa học lớp 10, ban nâng cao để kiểm
chứng giả thuyết khoa học đặt ra.

5. Phạm vi nghiên cứu
Bài thực hành thí nghiệm trong chương trình Hóa học lớp 10, ban nâng cao.
6. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
-

Các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục học, thực tập phương pháp dạy học.

-


Nội dung chương trình học sách giáo khoa lớp 10, ban nâng cao.

-

Việc đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học.

-

Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm dành cho hóa học như Chemwin,
Chemoffice, Chemlab, Chemsteck,...

-

Tài liệu liên quan tới việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học.

-

Thiết kế giáo án dạy học thực hành thí nghiệm.
Nghiên cứu thực tiễn

-

Điều tra, thăm dò ý kiến về việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học ở
các trường Trung học Phổ thông.

-

Thực nghiệm sư phạm.


GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

xv

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

Nghiên cứu toán học: tổng hợp và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
6.2 Phương tiện nghiên cứu
-

Tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.

-

Máy tính có các phần mềm dành cho hóa học như Chemwin, Chemoffice,
Chemlab, Chemsteck,...

-

Phiếu điều tra.

-

Dụng cụ, hóa chất, thiết bị thí nghiệm.

7. Các giai đoạn thực hiện

- Giai đoạn 1: Từ 24/06/2014 đến 31/08/2014, nhận đề tài từ giáo viên hướng dẫn,
tìm tài liệu có liên quan, xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ 01/09/2014 đến 01/02/2015:
+ Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu cách thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm môn Hóa học.
+ Xây dựng một số hình ảnh trực quan, mô hình thí nghiệm ảo
+ Tiến hành thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm trong chương trình Hóa học lớp
10, ban nâng cao.
- Giai đoạn 3: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT trong đợt thực tập
sư phạm từ 01/02/2015 đến 11/04/2015.
- Giai đoạn 4: Từ 11/04/2015 đến 31/05/2015, tổng hợp kết quả và hoàn thành báo
cáo luận văn tốt nghiệp.

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

xvi

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

NỘI DUNG
Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Quá trình dạy học[8], [9]
1.1.1 Định nghĩa
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động những hành động liên tiếp và phối
hợp giữa giáo viên và học sinh; dưới sự tổ chức lãnh đạo của giáo viên, người học tự
giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học của mình nhằm thực hiện mục tiêu và

nhiệm vụ của dạy học; qua đó phát triển nhân cách của học sinh.
1.1.2 Bản chất của quá trình dạy học
- Là quá trình nhận thức một cách độc đáo của học sinh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
- Cơ sở xác định bản chất của quá trình dạy học:
+ Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức có tính chất lịch sử xã hội loài người (thể
hiện ở hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học) với hoạt động dạy học.
+ Mối quan hệ giữa dạy và học, giữa giáo viên và học sinh.
1.1.3 Nhiệm vụ của quá trình dạy học
- Tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông, cơ bản, hiện
đại về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như tự nhiên, xã hội - nhân văn, kỹ thuật và
cách thức hoạt động.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, đặc biệt phát triển tư
duy một cách vững chắc, độc lập, sáng tạo.
- Giáo dục nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh có thái độ và hành vi,
thói quen cư xử đúng đắn, điều khiển học sinh hình thành cơ sơ thế giới quan khoa
học.
1.1.4 Quá trình dạy học hóa học
Quá trình dạy học hóa học gồm ba thành phần chính có mối quan hệ mật thiết
với nhau: môn học, việc dạy và việc học. Trong đó:
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

1

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh


-

Môn học: là nội dung của việc dạy học. Nội dung môn hóa học ở trường trung
học phổ thông gồm 4 phần:
+ Những cơ sở khoa học của hóa học như các học thuyết, định luật, khái niệm,

sự kiện...
+ Những phương pháp kỹ thuật chủ yếu của hóa học và ứng dụng của nó.
+ Phát triển năng lực nhận thức.
+ Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
-

Việc dạy:
+ Dạy là sự điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh khoa học, từ đó hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh.
+ Chức năng:
 Truyền đạt thông tin.
 Điều khiển hoạt động của học sinh.
-

Việc học: là toàn bộ hoạt động của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên,

nhằm nắm vững kiến thức hóa học. Ngoài ra, học sinh còn rèn luyện các kỹ năng, kỹ
xảo đặc trưng của hóa học.Từ đó, học sinh phát triển năng lực nhận thức, hình thành
thế giới quan duy vật biện chứng.
Chức năng: Học là lĩnh hội kiến thức và tự điều khiển quá trình nhận thức.
1.2 Phương pháp dạy học hóa học
1.2.1 Khái niệm[2], [10]
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong

quá trình dạy học, có sự phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh dưới sự hướng
dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học, giúp cho học sinh tự
giác tích cực, tự lực nắm vững kiến thức, kỹ năng, phát triển nhận thức.
- Phương pháp dạy học hóa học là cách thức hoạt động, cộng tác có mục đích
giữa giáo viên và học sinh. Trong đó, thống nhất sự điều khiển của giáo viên đối với
sự bị điều khiển - tự điều khiển của học sinh, nhằm làm cho học sinh chiếm lĩnh khái
niệm hóa học.
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

2

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

1.2.2 Các phương pháp dạy học hóa học[2]
Tùy theo cách thức hoạt động, nhiệm vụ và mục tiêu dạy học mà có nhiều cách
phân loại phương pháp dạy học hóa học khác nhau.
Trong quá trình dạy học, không ai chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà các
phương pháp dạy học được sử dụng phối hợp xen kẽ nhau tạo nên sự hoàn chỉnh về
các phương pháp tác động đến học sinh bởi vì “ Không có một phương pháp tối ưu nào
dạy khoa học cho tất cả học sinh”. Vì vậy, việc gọi tên chính xác một phương pháp
dạy học chỉ mang tính chất tương đối.
Phương pháp dạy học hóa học được chia thành các nhóm sau:
1.2.2.1 Phương pháp dùng lời
a. Phương pháp thuyết trình[8], [9]
- Khái niệm:
Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói sinh

động để trình bày tài liệu mới hoặc để tổng kết những tri thức mà học sinh thu được.
- Các loại phương pháp thuyết trình:
+ Diễn giảng: là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày nội dung
bài một cách có hệ thống và chặt chẽ. Phương pháp diễn giảng được dùng phổ biến khi
giáo viên giảng một kiến thức mới, bổ sung những tư liệu không có trong sách giáo
khoa, làm rõ một vấn đề phức tạp, để hệ thống hóa kiến thức,...
+ Phương pháp giải thích: là phương pháp phụ, được kết hợp với các
phương pháp khác. Ví dụ như khi đang sử dụng phương pháp diễn giảng, học sinh
không hiểu một vấn đề nào đó thì giáo viên sẽ giải thích.
+ Phương pháp kể chuyện: giáo viên dùng lời kể một câu chuyện nào đó
nhằm lôi cuốn học sinh. Từ nội dung câu chuyện dẫn dắt học sinh vào nội dung kiến
thức bài học cần truyền đạt. Câu chuyện phải ngắn gọn và có nội dung liên quan đến
bài giảng. Môn hóa học có thuận lợi là có nhiều ứng dụng liên quan tới đời sống và
sản xuất,do đó có nhiều mẫu chuyện nhỏ để giáo viên sử dụng phương pháp này.
Phương pháp kể chuyện thường kết hợp với phương pháp diễn giải và đàm thoại.

GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

3

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

 Ưu điểm của phương pháp thuyết trình
- Cho phép giáo viên truyền đạt một khối lượng lớn thông tin tại một thời điểm,
truyền đạt những nội dung thông tin trừu tượng, khá phức tạp, chứa đựng nhiều thông
tin mà học sinh không thể tự mình tìm hiểu.

- Phương pháp thuyết trình không chỉ giúp giáo viên sử dụng lời nói mà còn sử
dụng những hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện niềm tin, phẩm chất nhân cách của mình
tác động đến tư tưởng, tình cảm học sinh.
- Cách thuyết trình có thuyết phục của giáo viên là bài học quí báu cho học sinh về
việc sử dụng ngôn ngữ để trình bày một vấn đề trong cuộc sống, về cách tư duy logic,
về cách đặt và giải quyết vấn đề.
* Nhược điểm của phương pháp thuyết trình
- Học sinh thụ động khiến cho các em mệt mỏi, chán nán, buồn ngủ.
- Học sinh không có điều kiện phát triển ngôn ngữ nói.
- Giáo viên khó trong điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học và khó quan sát đối
tượng.
b. Phương pháp đàm thoại[9]
* Khái niệm: Phương pháp đàm thoại là phương pháp trao đổi giữa thầy và
trò.. Trong đó, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh quan sát, phán đoán,... cùng với kiến
thức sẵn có để trả lời nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới, củng cố, ôn tập để
mở rộng,đào sâu tri thức. Đàm thoại là giữa giáo viên với học sinh, tập thể lớp, câu trả
lời đúng có thể do một hoặc nhiều học sinh đóng góp.
* Ưu điểm của phương pháp đàm thoại
+ Kích thích tính tích cực, độc lập tư duy của học sinh.
+ Rèn luyện năng lực diễn đạt bằng lời nói, sự nhanh trí và óc sáng tạo cho học
sinh.
+ Tạo được bầu không khí sôi nổi, sinh động trong lớp học.
+ Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.
* Nhược điểm của phương pháp đàm thoại
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

4

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung



Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

+ Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị bài học.
+ Giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi tốn nhiều thời gian.
+ Nếu giáo viên không có kinh nghiệm trong khâu điều khiển lớp học hoặc đặt
không chính xác câu hỏi sẽ dẫn đến đàm thoại thất bại.
c. Phương pháp dùng SGK và các tài liệu học tập khác[3], [9]
- Sách giáo khoa là nguồn kiến thức chính đối với HS phổ thông giúp người
đọc mở rộng, đào sâu những tri thức có được qua bài giảng của GV, tự luyện tập qua
các bài tập và tự kiểm tra qua các câu hỏi được nêu trong SGK. Mỗi môn có một bộ
sách giáo khoa bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập,...Tùy thuộc vào hệ thống giáo
dục, mỗi quốc qua có bộ sách giáo khoa giống nhau hoặc khác nhau.
- Ngoài ra, còn các tài liệu học tập khác như báo, tạp chí,sách tham khảo,
máy tính và các phương tiện truyền thống,.... Nếu có cách sử dụng hợp lí sẽ đem lại
hiểu quả cao cho con người.
 Ưu điểm phương pháp dùng lời nói
- Truyền đạt thông tin một lượng lớn trong thời gian ngắn
- Phát triển tư duy trừu tượng
 Nhược điểm phương pháp dùng lời nói
- HS khó tiếp thu được kiến thức.
- Không phát triển được kinh nghiệm của HS.
1.2.2.2 Phương pháp trực quan[8]
Trong quá trình dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp
quan sát sự vật, hiện tượng hay hình ảnh của chúng để trên cơ sở đó hình thành khái
niệm.
Có 2 loại phương pháp trực quan:
a. Phương pháp quan sát


GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

5

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

Quan sát là phương pháp hình thành nhận thức cảm tính tích cực nhằm thu
thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới
xung quanh để trên cở sở làm tư liệu cho quá trình tư duy.
b. Phương pháp trình bày trực quan
Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, những phương tiện
kỹ thật dạy học trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học có 4 phương tiện trực quan:
- Vật tự nhiên: các mẫu vật hóa chất, các khoáng vật,.....
- Vật tượng trưng: bản đồ, đồ thị, sơ đồ, hình vẽ,...
- Vật tạo hình: tranh ảnh, mô hình, phim,...
- Thí nghiệm hóa học.
 Ưu điểm của phương pháp dạy học trực quan
- Phát triển năng lực tư duy, quan sát, óc tò mò, hứng thú của học sinh
trong học tập.
- Nâng cao hiệu quả dạy học nhờ biểu tượng rõ ràng.
- Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ với cuộc sống.
 Nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
- Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị bài học.
- Hạn chế phát triển tư duy trừu tượng.
- Học sinh dễ bị phân tán.

1.2.2.3 Phương pháp dạy học khám phá[7]
Phương pháp dạy học khám phá là phương pháp mà trong đó HS đóng vai trò
trung tâm tích cực hoạt động để đi đến kiến thức cần tiếp thu, GV chỉ đóng vai trò
người hướng dẫn hoặc giúp đỡ, cố vấn.
Dạy học khám phá không những dạy kiến thức mà còn dạy HS con đường đi
đến kiến thức và khám phá ra vấn đề mới. Quá trình khám phá của HS bao gồm 4
bước:
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

6

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

- Xác định vấn đề cần khám phá.
- Vạch kế hoạch khám phá, đề ra giả thuyết, thu nhập dữ liệu.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút ra kết luận.
Có 3 mức độ dạy học khám phá: khám phá có hướng dẫn, khám phá có giúp
đỡ và tự do khám phá. GV phải tạo ra tình huống có vấn đề kích thích HS đi tìm tòi.
GV có thể tạo tình huống bất ngờ dựa vào mâu thuẫn giữa kiến thức mà HS đã biết với
kiến thức mới, hay dựa vào thực tế để nêu ra vấn đề mà HS có thể gặp trong cuộc sống
hoặc đặt ra câu hỏi có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn, gợi tính tò mò thúc đẩy HS tìm
tòi.
 Ưu điểm PPDH khám phá
Giúp phát triển trí tuệ của HS, tạo động lực thúc đẩy HS học tập một
cách tự giác. Kiến thức được HS hiểu một cách cặn kẽ sẽ có độ bền kiến thức cao.

Toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng và hứng thú của HS
(người học trung tâm). Phương pháp này còn góp phần làm tăng tính tự tin và phát
triển nhiều khả năng: tổ chức, giao tiếp, phát hiện vấn đề, vạch kế hoạch.... cho HS,
tránh được các hiện tượng như học vẹt, phụ thuộc vào tài liệu, chấp nhận kết quả mà
không suy xét,...
 Nhược điểm PPDH khám phá
Để sử dụng phương pháp này, cần có đủ điều kiện về cở sở vật chất:
phòng học, dụng cụ, hóa chất, tài liệu tham khảo,... phải rèn luyện cho HS khả năng
khám phá từ thấp đến cao, tốn nhiều thời gian thực hiện. Với lớp có số lượng đông mà
số GV đảm nhận ít thì việc sử dụng phương pháp này gặp nhiều khó khăn. Không sử
dụng phương pháp này đối với những vấn đề quá phức tạp và trừu tượng.
1.2.2.4 Phương pháp dạy học thực tiễn[8]
Phương pháp dạy học thực tiễn được xây dựng trên cơ sở hoạt động thực tiễn
của HS như là một phương tiện, một nguồn tri thức.
Phương pháp dạy học thực tiễn bao gồm các phương pháp:
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

7

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung


Luận văn tốt nghiệp
Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

- Phương pháp luyện tập: là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất
định nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo.
- Phương pháp ôn tập: là phương pháp dạy học giúp HS mở rộng và đào sâu,
khái quát hóa hệ thống tri thức đã học, nắm vững chắc nhũng kỹ năng, kỹ xảo đã
được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy độc lập.

- Phương pháp làm thí nghiệm là phương pháp HS sử dụng những thiết bị
với phương pháp thực nghiệm để làm sáng tỏ khẳng định những luận điểm lý thuyết
mà GV đã trình bày nhằm củng cố đào sâu những tri thức đã lĩnh hội hoặc vận dụng lý
luận để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đề ra.
1.2.2.5 Phương pháp đánh giá trong dạy học[8]
- Khái niệm: Đánh giá trong dạy học là quá trình hình thành những nhận định,
phán đoán về học tập của học sinh dựa vào sự phân tích những thông tin thu được qua
kiểm tra đối chiếu với yêu cầu học tập đã đề ra đề từ đó có cơ sở đề xuất những quyết
định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng học tập của học sinh, điều chỉnh, nâng cao
chất lượng dạy học.
- Những thành tố đánh giá bao gồm:
+ Mục đích đánh giá.
+ Xác định những thông tin làm căn cứ đánh giá.
+ Đánh giá: giải thích những kết quả như thế nào? Sử dụng những tiêu chuẩn,
những tiêu chí nào để đánh giá?
+ Sử dụng: sử dụng kết quả đánh giá để làm gì? để chuẩn đoán, phân loại và
ra những quyết định trong giảng dạy.
- Vai trò của đánh giá trong dạy học:
+ Đánh giá và giảng dạy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giáo viên liên tục
sử dụng đánh giá học sinh của mình so với mục tiêu học tập để đưa ra những quyết
định điều khiển, điều chỉnh trong giảng dạy và học tập. Đưa ra quyết định trước khi
giảng bài để đặt ra những mục tiêu học tập, lựa chọn những hoạt động giảng dạy thích
hợp và chuẩn bị tài liệu học tập. Trong khi lên lớp, cần có những quyết định cách thức
và nhịp độ giới thiệu thông tin bài giảng, kiểm soát hành vi của học sinh, điều chỉnh kế
GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn

8

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung



×