Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 4 trang )

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều
đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động. Vì
vậy chúng ta phải có chế độ ăn uống hợp lý nên và không nên ăn gì để điều trị bệnh
máu nhiễm mỡ.
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình
thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm
cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu
cao. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh.
Cholesterol trong máu được tạo thành từ một nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể.
Những chất béo này được sản xuất trong gan để ổn định màng tế bào và làm cho chúng
thấm các chất dinh dưỡng.
Khi lượng cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ
phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch
máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.
Máu nhiễm mỡ thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Lipid là một trong 3
chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và
protein (chất đạm).

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm
động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động.
Bên cạnh đó, còn có do di truyền, yếu tố gia đình...

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Biểu hiện bệnh ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người
chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu
thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già thì biểu hiện rõ
ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.


Trong khi đó, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục
thường xuyên là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp
ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh. Đây là cả một quá trình lâu dài, vì còn tùy thuộc vào
độ nhạy của thuốc, kiêng khem của từng người và không có một liều nhất định.

Chế độ ăn uống cho người bị máu nhiễm mỡ
Nên ăn nhiều loại rau xanh
Rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với
cholesterol.
Ngoài rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn, nấm hương, mộc nhĩ, hành
tây… vì chúng chứa ít cholesteron. Đặc biệt trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm
giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Ngoài ra, những thức ăn có
nhiều chất xơ bạn có thể tham khảo như: gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau,
trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi).

Cấp dưới 30% calo/ngày
Chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo mỗi ngày. Tránh ăn mỡ động vật
(mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no,
những chất rất dễ làm tắc động mạch. Nên chọn loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Ăn nhiều cá
Ăn nhiều cá tăng cường axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá
ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
Ăn nhạt
Giảm muối góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Máu nhiễm mỡ là chứng bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến. Để kiểm soát tình trạng
sức khỏe, những người mắc bệnh này cần lưu ý chế độ dinh dưỡng.


Các thực phẩm người máu nhiễm mỡ không nên ăn
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Theo Webmd, bơ, thịt xông khói, mỡ lợn, dầu cọ, dầu dừa... là những thực phẩm giàu
chất béo bão hòa, dễ làm tăng tăng lượng cholesterol máu. Thay vào đó, bạn nên sử dụng
bơ thực vật mềm.

Thịt
Thịt lợn, gà và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói... chứa nhiều chất
béo, cholesterol xấu nên tác động không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Bạn chỉ nên
tiêu thụ khoảng 140 g thịt mỗi ngày.
Đồ ăn chiên
Những món ăn được chiên với nhiều dầu, mỡ thường chứa nhiều chất béo. Nếu sử dụng
nhiều, mỡ trong máu bạn có thể tiếp tục tăng cao. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa món ăn
chế biến theo dạng trên, thay thế bằng các đồ ăn chế biến theo cách hầm, luộc hoặc hấp.
Thực phẩm có đường
Đường là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là những loại đường đơn như
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


sucrose, fructose, mật ong, đường tinh luyện. Vì thế trong chế độ ăn uống, người mỡ máu
cao nên giảm lượng đường và các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem,
sữa chua...
Thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, lúa mạch, gạo lứt... làm giảm lượng chất béo,
cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, đồng thời sản sinh các cholesterol có lợi cho sức
khỏe, tăng cường miễn dịch.
Sưu tầm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×