ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THẢO NGUYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2011 - 2015
THÁI NGUYÊN – 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THẢO NGUYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Lớp
: 43A - ĐCMT
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
THÁI NGUYÊN – 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THẢO NGUYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHỊU LỬA THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Lớp
: 43A - ĐCMT
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
THÁI NGUYÊN – 2015
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng (mg/m3) trung bình năm trong không
khí cạnh các khu công nghiệp từ năm 2000 đến 2010 ...................... 9
Hình 4.1.Sơ đồ công nghệ sản xuất vôi, đôlômit kèm dòng thải .................... 33
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất tấm lót nguội Ganex kèm dòng thải ..... 34
Hình 4.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch MgO-C kèm dòng thải ........35
Hình 4.4: Biểu đồ thông số tiếng ồn của khu vực sản xuất ............................ 38
Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng CO trong khí thải ống khói ............................. 39
Hình 4.6: Mức độ ô nhiễm môi trường qua đánh giá của địa phương ............ 43
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT
Công ty
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
BYT
Bộ Y Tế
KK
Không khí
iv
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .............................. 3
1.42.Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về chất thải môi
trường không khí ......................................................................................... 13
2.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới .................... 13
2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam ..................... 15
2.2.3. Hiện trạng môi trường không khí ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .........20
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 23
3.2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên........... 23
3.3.2. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực công ty cổ phần vật
liệu chịu lửa Thái Nguyên ....................................................................... 23
v
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khu vực xung quanh
công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên qua ý kiến của người dân
và ý kiến của một số cán bộ trong công ty. ............................................. 24
3.3.4. Đề xuất giải pháp khắc phục ......................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp .............................. 24
3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường ..24
3.4.3. Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu .......................... 25
3.4.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .............................................. 25
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........ 25
3.4.6. Phương pháp tổng hợp so sánh ..................................................... 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28
4.1. Khái quát chung về công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên ... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................... 31
4.2. Hiện trạng môi trường công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên ...........32
4.2.1. Quy trình sản xuất các vật liệu chịu lửa tại công ty cổ phần vật liệu
chịu lửa Thái Nguyên .............................................................................. 32
4.2.2. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực công ty cổ phần vtj
liệu chịu lử Thái Nguyên......................................................................... 36
4.3. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh công ty cổ phần vật liệu
chịu lửa Thái Nguyên qua ý kiến của người dân và ý kiến của một số cán
bộ trong công ty .......................................................................................... 40
4.3.1. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của công ty đến môi trường .......... 41
4.3.2. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về ảnh hưởng của các hoạt
động công ty đến môi trường .................................................................. 47
vi
4.4. Các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt
động sản xuất vật liệu xây dựng đến môi trường không khí xung quanh... 48
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 51
5.1.Kết luận ................................................................................................. 51
5.2.Đề nghị .................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... Error! Bookmark not defined.
i
LỜI CẢM ƠN
Phương châm của các trường chuyên nghiệp nước ta cũng như trường
đại học Nông Lâm là học đi đôi với hành lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Vì
vậy thực tập tốt nghiệp là một bước quan trọng của sinh viên khóa cuối. Đây
là giai đoạn mà sinh viên củng cố lại kiến thức đã được học và cũng là giai
đoạn nâng cao các kỹ năng thực hành nghề nghiệp từ đó giúp sinh viên tổng
hợp được các kiến thức mình đã học áp dụng vào thực tế giải quyết các vấn đề
một cách cụ thể.
Nhằm hoàn thiện các kỹ năng đã được học trong chương trình đào tạo
kỹ sư Địa chính- Môi trường có đủ năng lực công tác tốt. Được sự nhất trí
của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài
nguyên cùng với nguyện vọng của bản thân, em đã tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại Công ty cổ phần
vật liệu chịu lửa Thái Nguyên” . Trong thời gian thực hiện đề tài em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa Quản lí tài nguyên và đặc biệt
là thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, cùng với các anh chị phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố Thái Nguyên và các cán bộ môi trường của công ty cổ
phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
Do các kỹ năng của em chưa được tốt và thời gian có hạn, nên đề tài
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong có được sự góp
ý của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên
NGUYỄN THẢO NGUYÊN
2
học Nông Lâm Thái Nguyên và cơ sở thực tập phòng Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên
TS. Nguyễn Thanh Hải em thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng
môi trường không khí tại công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên”
nhằm phục vụ công tác môi trường về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại thành phố Thái Nguyên, qua đó đề xuất một số biện pháp
nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường hướng tới sự phát triển bền vững theo
mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà Nước.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí của công ty cổ
phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên đến khu vực xung quanh, nhằm đánh giá
thực trạng môi trường tại khu vực sống xung quanh của nhà máy, từ đó đưa ra
các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí của công ty cổ
phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh công
ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.
Phân tích các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, xác định
vấn đề môi trường bức xúc cần giải quyết trên địa bàn.
Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khắc phục ô
nhiễm môi trường trên địa bàn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá chính xác, trung thực khách quan về hiện trạng môi trường
khu vực nhà máy và khu vực xung quanh nhà máy.
3
Các kết quả phân tích phải được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường ở Việt Nam.
Các kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
ở địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Áp dụng kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tế.
Nâng cao kiến thức thực tế.
Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
Bổ sung tư liệu học tập.
1.42.Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng tới
môi trường không khí để từ đó giúp cho đơn vị khai thác có các biện pháp
quản lý, phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường không khí,
cảnh quan và con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi cho mọi
thành viên tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm không khí
Quản lý môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà Nước. Đó là
việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ
chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường
bao gồm:
Khắc phục và phòng chống ô nhiêm suy thoái, ô nhiễm môi trường phát
sinh trong hoạt động sống của con người.
Phát triển kinh tế xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền
vững do hội nghị Rio-92 đề xuất.
Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ phải thích hợp cho từng ngành từng địa phương
và cộng đồng dân cư.
- Khái niệm môi trường:
Tại khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005 quy định: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát
triển của con người và sinh vật”. [10]
- Chức năng của môi trường
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động của con người.
5
Môi trường là nơi chúa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
- Khái niệm về phát triển bền vững:
* Theo điều 4 khoản 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005: “ Phát
triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường”.(Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005) [10].
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
* Theo chương 3 chương 1 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm
2005 thì : “ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật”.[10]
Ngày nay thuật ngữ ô nhiễm môi trường còn được diễn tả các hành
động phá hoại môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng
thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác
hại tới đời sống của con người và sinh vật khác.
Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kì nguyên nhân nào, có nguy cơ
tác hại tới con người, động vật ,thực vật và môi trường sống xung quanh.
Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá
trình. Những hoạt động của con người quá khả năng tự làm sạch, có sự thay
đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường
không khí.
6
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các
tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở lên độc hại vói con người và sinh vật.
Làm giảm độ da dạng sinh vật trong nước.
Ô nhiễm môi trường đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây
ra bởi những tập quán phản sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với
những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lý các chất
cạn bã đặc và lỏng vào lòng đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng
của các chất ô nhiễm không khí lắng xuống đất.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp âm thanh có cường độ tần số
khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe,
ảnh hưởng tới quá trình làm việc nghỉ ngơi của con người. hay là nhưng âm
thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra có cường độ
quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.[9]
- Một số khái niệm khác:
* Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ quản lý và
bảo vệ môi trường.
* Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
* Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.[10]
2.1.1.2. Đặc điểm của chất gây ô nhiễm không khí
- Các chất và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí CO, H2S và
các loại khí halogen ( clo, brom, iot). Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2)
nitơ dioxit (NO2), SO2.
7
- Các hợp chất flo
- Các chất tổng hợp (ete, benzen).
- Các chất lơ lửng ( bụi rắn, bịu lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các
phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt kẽm,
niken, thiếc, cadami.
- Khí quang hóa như ozon, NOx, anđehuyt, etylen....
- Chất thải phóng xạ
- Nhiệt độ
- Tiếng ồn
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu
và sản xuất công nghiệp. các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân hai dạng:
Dạng hơi khí và dạng phân tử nhỏ. tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm
đều gây hại đối với sức khỏe con người.[11]
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp.Sunfua
đioxit sinh ra trong quá trình do đốt cháy tan đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp.
Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với
oxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuaric (H2SO4) rơi
xuống đất cùng với nước mưa làm thay đổi PH của đất và thủy vực, tác động
xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân
thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng như trường hợp,
các tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng
đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác
động.[11]
*Mức độ ô nhiễm
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm
bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông
lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.
8
Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản
xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi
lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra
quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ
bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.
Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi
trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần
Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở
các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và
Tây Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh,
Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành phố, thị xã
Nam Bộ.
Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung
còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như
là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển
đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô
nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam
(1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m3),...
Trên Hình 2.1.giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm
2000 đến hết năm 2010 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp.[12]
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng (mg/m3) trung bình năm trong không
khí cạnh các khu công nghiệp từ năm 2000 đến 2010 ...................... 9
Hình 4.1.Sơ đồ công nghệ sản xuất vôi, đôlômit kèm dòng thải .................... 33
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất tấm lót nguội Ganex kèm dòng thải ..... 34
Hình 4.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch MgO-C kèm dòng thải ........35
Hình 4.4: Biểu đồ thông số tiếng ồn của khu vực sản xuất ............................ 38
Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng CO trong khí thải ống khói ............................. 39
Hình 4.6: Mức độ ô nhiễm môi trường qua đánh giá của địa phương ............ 43
10
Quá trình phân hủy động thực vật
Cháy rừng gây ra bụi, tro tàn, khí CO2, CO và khói.
Bụi theo gió cuốn
Phóng xạ tự nhiên
Khí và mùi từ các phân hủy tự nhiên
Ozon từ sét và tầng ozon
Mỗi nguồn đều có ô nhiễm nền và chất lượng ô nhiễm của chúng khó
kiểm soát. Tổng lượng tác nhân gây ô nhiễm thiên nhiên thường rất lớn,
nhưng phân bố tương đố đồng đều trên khắp trái đất.[17]
- Nguồn nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt
động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt động
của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp....
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên
các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt
điện, vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực
phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệpnhẹ, Giao
thông vận tải, bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.[17]
2.1.1.4. Thành phần chất ô nhiễm trong không khí
Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí
quyển trái đất được biết đến bao gồm: Cacbon đioxit (CO2), dioxit Sunfua
(SO2), Cacbon monoxit (CO), Nitơ oxit (N2O),metan (CH4).....
11
Cacbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là
nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng lượng sinh học sơ cấp
ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng
với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai hoạt động của con người là
đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã làm cho quá trình mất cân bằng,
có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.
Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không
hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ
động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng
năm toàn cầu sinh ra khoảng 600 triệu tấn CO. CO có khả năng gây những
ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe. Khi con người ở trong không khí có nồng
độ CO khoảng 250ppm sẽ tử vong. CO không độc với thực vật vì cây xanh có
thể chuyển hóa CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì
vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô
nhiễm CO.
Đioxit sunfua (SO2): là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ cao
trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun
và so oxy hóa lưu huỳnh khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm
của dầu, quặng sunfua....SO2 là chất gây kích thích đường hô hấp mạnh.
Nitơ dioxit ( NO2): là chất khí màu nâu đỏ và có vị hăng phát thải
khoảng 0,5-4ppb. 0,2 ppm thì không khí bị ô nhiễm, được tạo ra bởi sự oxy
hóa nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 có thể tác động xấu đến phổi, tim, gan.
Nitơ oxit (N2O): không màu, không độc. dùng trong y tế như thuốc gây
mê nhẹ nồng độ trung bình trong không khí khoảng 0,25ppm. Phát thải do
công nghiệp thấp. Phát thải tự nhiên do vi sinh vật nitrit hóa các nitrit trong
môi trường đất, nước và phân bón. N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính,
12
được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên kiệu hóa thạch. Hàm lượng nó
đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2-0,3%.
Mêtan (CH4): Mêtan là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được
sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hóa đường ruột của động vật có
guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước,
ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch. CH4 thúc đẩy sự oxy hóa
hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh
hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.[17]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo Vệ Môi Trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ
Môi Trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về việc
quản lý chất thải rắn.
- Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ
Tài Nguyên Và Môi Trường về quy định Quy chuẩn quốc gia về Môi Trường.
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và quyết định
số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2008 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành
theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ
Y tế
13
- QCVN 06:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong môi trường không khí xung quanh
- QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 40:2011/BTNMT (B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
- QCVN 19:2009/BTNMT (A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- TCVN 5937;2005- Chất lượng không khí- tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh
- TCVN 5938:2005- Chất lượng không khí nồng độ tối đa cho phép
một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về chất thải môi
trường không khí
2.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị
không chỉ là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở
thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia
trên thế giới trong thời gian qua nó đã tác động lớn đến môi trường, và làm
cho môi trường sống của con người bị thay đổi dẫn đến sự biến đổi về khí hậu
và nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon và mưa axit…..
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT
Công ty
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
BYT
Bộ Y Tế
KK
Không khí
15
nhau, tạo thành lớp phủ bền. Lớp màng phủ dày 30 nm này chỉ làm cho trọng
lượng của bọt xốp tăng thêm 5,5% và không ảnh hưởng đến độ mềm của tấm
bọt xốp.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm lớp phủ này bằng cách cho bọt xốp
đã xử lý chịu tác động của ngọn lửa đèn butan trong 10 giây. Trong khi bọt
xốp không phủ cháy hết hoàn toàn, ngọn lửa ở miếng bọt xốp đã phủ màng
chịu lửa chỉ tắt khi các nhà nghiên cứu tắt đèn đốt.
Kết quả đánh giá thử nghiệm cho thấy, vật liệu chịu lửa thông thường
phải có trọng lượng lớn gấp ba mới đạt hiệu quả chịu lửa tương đương như
vật liệu bọc phủ mới được phát hiện.
Theo các nhà khoa học, khi cháy PVS giải phóng hơi oxit lưu huỳnh là
một chất không cháy. Hơi này tạo thành tấm chăn khí phủ kín bề mặt bọt xốp,
cắt đứt đường cung cấp oxy và làm cho lửa tắt.
Các chuyên gia về vật liệu chịu lửa cho biết, các lớp phủ nano chịu lửa
là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực này. Trong khi đó, lớp phủ
polyme nano nói trên còn độc đáo hơn vì nó là vật liệu đầu tiên sử dụng khí
có chứa lưu huỳnh để ngăn không cho lửa cháy tiếp. Các lớp phủ nano làm từ
đất sét hoặc polyme như trên có hiệu quả hơn và có thể ít độc hại hơn so với
các chất chịu lửa đang được bán trên thị trường.[12]
2.2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với đô
thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường
không khí có tác động xấu tới sức khỏe (đặc biệt là gây ra các bệnh về đường
hô hấp), ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu ( hiệu ứng nhà
kính,mưa axit,thủng tầng ozon……). Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa
càng phát triển thì nguồn thải ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, ảnh
16
hưởng tới chất lượng môi trường ngày càng cao và yêu cầu bảo vệ môi trường
ngày càng trở nên quan trọng.
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí chủ yếu là từ các hoạt
động của các khu, cụm khu công nghiệp đặc biệt là các cụm khu công nghiệp
cũ như : Thượng Đình, Minh Khai-Mai Động (Hà Nội), Biên Hòa( Đồng
Nai), khu công nghiệp Việt Trì Và khu công nghiệp Gang Thép Thái
Nguyên…… đặc biệt là ô nhiễm từ các nhà máy xi măng, các lò nung
gạch,các nhà máy nhiệt điện đốt than dầu và đốt dầu FO, các nhà máy đúc
đồng luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hóa học,……
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung
ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước
thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay,
mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung
(chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang
xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công
nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại
khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang
hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn
lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước
của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công
nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập
úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó
17
làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công
nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung
với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây
bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với
những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung
đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề
thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát
triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do
các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình
trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng
nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình
sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay
cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang
giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động
thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố
rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân
làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận,
gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã
hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các