Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 3 trang )

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dại
Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm đối với tất cả mọi người. Đây là một bệnh truyền nhiễm
từ động vật lây lan qua cho con người bằng các vết cắn, vết xước… và một thời gian ngắn
sau con người sẽ lâm vào trạng thái mắc bệnh, rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
sẽ có thể dẫn tới tử vong. Vậy để hiểu hơn về bệnh dại thì bạn nên tham khảo bài viết
dưới đây để biết được nguyên nhân, triệu chứng bệnh dại để từ đó có thể nhận biết được
bệnh và có cách điều trị phù hợp và kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh dại
Nguyên nhân của bệnh là do virut dại (rabies virus) gây lên, nhưng bệnh thường chủ yếu
là do các loài động vật bị mắc dại như chó, mèo rồi truyền nhiễm cho con người qua các
vết cắn, vết xước,... và đây cũng chính là nguyên nhân chính có tỷ lệ phần trăm lây nhiễm
cho con người cao nhất.
Triệu chứng bệnh dại
Bệnh có rất nhiều triệu chứng, biểu hiện nhưng thường được chia ra làm 3 giai đoạn
chính:
Giai đoạn 1: Thời kì ủ bệnh của virut và là điều kiện, môi trường để cho virut phát triển.
Thời kì ủ bệnh của virut khoảng từ 15-20 ngày cho đến 90 ngày, và thời gian dài hay
ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh
càng ngắn. Ngoài ra có một số trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh đến 1 năm
Giai đoạn 2: Đây là thời kì khởi phát, thời gian trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày
người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy lên. Những dấu hiệu này lan rộng
theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết, đồng thời kèm theo một số triệu chứng
như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận la hét vô cớ…
Giai đoạn 3: Thời kì toàn phát, đây là thời kì bệnh bắt đầu phát triển rất mạnh và có 3 thể
lâm sàng như sau:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Thể co thắt: Đây là thể co thường gặp nhất, người bệnh lên cơn co giật, co cứng toàn
thân, sợ nước, sợ ánh sáng, co thắt hệ hô hấp dẫn đến khó thở và triệu chứng cơ bản là


những cơn dại bị nhân lên. Bệnh có thể tử vong khoảng 3, 4 ngày trong các cơn co thắt
hoặc trong lúc hôn mê
- Thể liệt: Thể này thường ít gặp hơn và nếu gặp thì sẽ xuất hiện hiện tượng liệt rất nhanh
sau những cơn co thắt. Mới đầu có thể liệt 1 hoặc 2 chi dưới sau đó lan dần lên trên và từ
khi phát bệnh đến lúc tử vong thời gian khoảng từ 4 đến 10 ngày.
- Thể cuồng: là khi đó người bệnh bị kích thích quá độ, không kiềm chế được bản thân,
có những hành động dữ dằn,và có những hành động bất bình thường, sức khỏe suy yếu
nhanh dẫn tới tử vong.

Cách xử lý khi bị động vật cắn
Khi bị động vật cắn kể cả đã tiêm phòng dại cũng nên xử lý ngay. Nên rửa sạch vết
thương sau đó dùng xà phòng hoặc các chất xát trùng rửa lại vết thương, tiếp đó đưa
người bị cắn đến các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Điều trị bệnh dại
Ngay sau khi bị chó cắn cần phải rửa, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng. Tiếp
theo, rửa lại vết thương bằng nước lọc và lau khô sát khuẩn vết thương bằng các thuốc
sẵn có như: cồn i ốt, nước oxy già, nước muối sinh lý.
Không nên khâu vết thương sớm, trừ vết thương ở mặt. Cần tiêm phòng huyết thanh
kháng uốn ván và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn vết thương. Dùng thuốc phòng
bệnh dại gồm 2 loại là huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại.
Tiêm huyết thanh phòng bệnh dại trong các trường hợp: vết cắn rộng, sâu, nhiều vết cắn,
bị cắn ở đầu, mặt, cổ, tay bởi một con chó có biểu hiện dại. Tiêm càng sớm sau khi bị cắn
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


càng có hiệu quả cứu sống bệnh nhân.

Cần tiêm vắc-xin nếu con vật cắn đã bị giết chết (mà không có điều kiện xét nghiệm để
xác định nó bị dại hay không) hoặc đã mất tích. Trường hợp con vật cắn vẫn sống khỏe
mạnh, cần nhốt nó để theo dõi nó trong vòng 10 ngày. Trong thời gian theo dõi đó, nếu

thấy nó bị ốm hoặc thay đổi tính tình thì cần đi tiêm vắc-xin ngay. Trái lại, nếu con vật
vẫn khỏe sau 10 ngày thì không cần tiêm vắc-xin.
Chăm sóc người bị bệnh dại
Chăm sóc bệnh nhân
- Chống loét, chống mảng mục: Thay đổi tư thế cho bệnh nhân luôn, xoa bột talc vào
những nơi tiếp xúc với giường nằm, vệ sinh thân thể người bệnh sạch sẽ.
- Phục hồi chức năng được là tùy thuộc vào sự rèn luyện kiên trì và phương pháp điều trị
có kế hoạch từng giai đoạn để phục hồi.
- Điều trị lý liệu pháp có thể phục hồi chức năng vận động để người bệnh tự phục vụ
được.
- Kiểm tra mắt, tai mũi họng để sớm phát hiện các biến chứng liệt dây thần kinh vận động:
mắt có bị lác không, có liệt màn hầu, dây thanh âm không.
Sưu tầm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×