Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 tổng công ty xây dựng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.31 KB, 69 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 1:.........................................................................................................3
Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4................3
- Tổng Công ty xây dựng Hà Nội....................................................................3
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 - Tổng Công ty xây
dựng Hà Nội.......................................................................................................3
1.1.1.Những thông tin chung:.........................................................................................3
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển :.......................................................................4
1.2. Đánh giá tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty..........................8

1.3.Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của
công ty..............................................................................................................12
1.3.1. Đặc điểm thi công xây dựng...............................................................................12
1.3.2. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm..............................................................12
1.3.3. Đặc điểm về lao động.........................................................................................13
1.3.5. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ..........................................................................15

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây
dựng số 4 – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội..................................................17
2.1. Tình hình nhân sự của công ty...................................................................17
2.1.1. Cơ cấu nhân sự...................................................................................................17
2.1.2. Trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ:.......................................................18
2.1.3. Tinh thần, thái độ làm việc.................................................................................20

2.2. Công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4 –
Tổng Công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian qua.........................................20
2.2.1. Công tác hoạch định nhân sự.............................................................................20


2.2.2. Công tác tuyển dụng nhân sự.............................................................................22
2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự:................................................................30
2.2.4.Công tác đánh giá thực hiện công việc:..............................................................34
2.2.5.Công tác thực hiện các chính sách với người lao động.......................................35
2.4. Đánh giá công tác quản trị nhân lực tại Công ty...................................................42

Chương 3:.......................................................................................................47
Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty Cổ phần đầu tư và
xây dựng số 4 – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội...........................................47
3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty trong tương lai........47
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty Cổ phần đầu
tư và xây dựng số 4 – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội.....................................48
SVTH: Nguyễn Thu Hà

1

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.1. Công ty cần có những biện pháp cụ thể hơn trong khâu kế hoạch hoá nhân sự 48
3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc.............................................55
3.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân sự:............................................57

KẾT LUẬN.....................................................................................................64
Phụ lục............................................................................................................65

SVTH: Nguyễn Thu Hà

2


Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cạnh tranh giữa các nước và
các công ty đang ngày càng trở nên khốc liệt. Các doanh nghiệp không chỉ phải
cạnh tranh với các công ty trong nước, mà khó khăn hơn là phải cạnh tranh với
nhiều công ty nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong nền kinh tế thị trường. Cuộc
cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý, Tài chính, Công nghệ,
Chất lượng, Giá cả...Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh
vẫn là con người. Thực tế đã cho thấy đối thủ cạnh tranh có thể sao chép mọi bí
quyết của công ty về công nghệ, sản phẩm...nhưng không thể sao chép được tư
duy con người, duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối
thủ cạnh tranh sao chép được bí quyết của mình. Bởi vậy, để có thể thành công
trong thời đại ngày nay thì việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực là điều vô cùng cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Công ty Cổ phần đầu tư
và xây dựng số 4 – Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã chú trọng vào công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và đã có những kết quả đáng tự hào. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong quá trình thực hiện công tác này, công ty
vẫn còn một số những bất cập. Qua quá trình thực tập, tìm hiểu tại công ty, nhận
thức được tầm quan trọng của công tác này nên em đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần đầu tư và xây
dựng số 4-Tổng công ty xây dựng Hà Nội” cho Chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 –
Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần đầu tư và
xây dựng số 4 – Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ
phần đầu tư và xây dựng số 4 – Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, Chuyên đề đã làm sáng tỏ phần nào
về thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 –
Tổng Công ty xây dựng Hà Nội và đưa ra được một số giải pháp phát tiển nguồn

SVTH: Nguyễn Thu Hà

1

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

nhân lực tại công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian
và điều kiện thực tế nên Chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự đóng góp của độc giả.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tâm của Thầy giáo ThS.
Dương Công Doanh cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty để em hoàn
thành Chuyên đề này!
Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 2015
Sinh viên: Nguyễn Thu Hà

SVTH: Nguyễn Thu Hà

2


Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Chương 1:
Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
- Tổng Công ty xây dựng Hà Nội
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 - Tổng Công ty
xây dựng Hà Nội
1.1.1.Những thông tin chung:
Tên Công ty: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Tên giao dịch đối ngoại: Investment and Construction Joint Stock Company No4
Tên viết tắt tiếng Việt: XD4
Tên viết tắt tiếng Anh: ICON4
Trụ sở chính: 243A Đê La Thành – Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại : 04 – 7668976
Fax : 04 - 7668863
Email :
 Hình thức :
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 là doanh nghiệp Nhà nước cổ
phần hoá theo hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp,
phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn.
Công ty có thể đầu tư vốn để thành lập các Công ty thành viên, đơn vị trực
thuộc hoặc văn phòng đại diện tại các địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục
tiêu của Công ty phù hợp với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của Hội đồng
quản trị và theo quy định của Pháp Luật.
 Tư cách pháp nhân.
Công ty là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, có tư
cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của Pháp luật:

-

Có con dấu riêng, độc lập về tài sản được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà

nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.
-

Có Điều lệ Tổ chức và hoạt động.

-

Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với khoản nợ trong phạm vi vốn

điều lệ.

SVTH: Nguyễn Thu Hà

3

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

-

Tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, được

hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.
-


Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Pháp

luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu:
- Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công
trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây và trạm biến thế điện, hạ tầng kỹ
thuật, trang trí nội, ngoại thất…
- Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng
gồm: Lập và thẩm định dự án đầu tư; tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý
dự án; tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hoá; khảo sát địa chất thuỷ văn, đo
đạc công trình; Thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng dự toán; thiết
kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu công nghiệp, đô thị; kiểm định chất
lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác…
- Sửa chữa, phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử;
- Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư,
khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế mới, kinh doanh
bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý và khai thác dịch vụ các khu đô thị
mới;
- Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu
kiện bêtông đúc sẵn; vận tải, bốc xếp, dịch vụ giao nhận hàng hoá;
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, các loại máy móc,
thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải;
- Cung cấp, sửa chữa, lắp đặt và bảo hành điều hoà không khí, điện lạnh,
thiết bị phòng cháy nổ, thang máy, sửa chữa xe máy thi công xây dựng;
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật cho phép.
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển :
 Giai đoạn 1 (1959 – 1965): Khôi phục kinh tế miền bắc XHCN
Công ty Xây dựng số 4 ra đời vào thời kỳ bắt đầu thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961-1965), Đảng và Nhà nước ta chủ trương hàn gắn các vết

thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng nền kinh tế ở miền Bắc. Với tinh
thần đó, Công ty được giao nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng Nhà máy phân đạm

SVTH: Nguyễn Thu Hà

4

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Hà Bắc vào năm 1960.Công việc thi công thời gian này gặp rất nhiều khó khăn
như cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, lao
động thủ công là chủ yếu, với gần 15.000 lao động đa phần là bộ đội, TNXP
chuyển ngành..., song với tinh thần lao động cần cù sáng tạo, vừa sản xuất vừa
học tập nâng cao tay nghề nên Công ty đã hoàn thành tốt các kế hoạch, chỉ tiêu
và những yêu cầu được giao.
 Giai đoạn 2 (1965 – 1975) : Xây dựng và chiến đấu chống chiến tranh
xâm lược
Đây là thời kỳ xây dựng và chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, vừa
xây dựng XHCN, vừa chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đánh dấu một thời kỳ khó khăn,
ác liệt song cũng nhiều thành tích trong lao động, chiến đấu của tập thể CBCNV
của Công ty Xây dựng số 4. Trong thời kỳ này, công ty được giao thi công hàng
loạt các công trình quân sự như sân bay Kép, sân bay Gia Lâm, Kho vật tư kỹ
thuật quân sự và các công trình khác như đài phát thanh 69-14, đường Hữu
Nghị... Bên cạnh đó, với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, Công ty đã điều hàng
trăm xe tải vận chuyển vật tư kỹ thuật quân sự chi viện cho chiến trường miền
Nam. Hàng ngàn thanh niên, công nhân của Công ty đã hăng hái lên đường làm
nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ này, cùng với các công trình

quốc phòng, Công ty vẫn đảm nhận thi công các công trình công nghiệp, dân
dụng khác như Nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy cơ khí Đông Anh, nhà máy
gạch Tân Xuyên, nhiệt điện Hà Bắc. Thời kỳ 1965-1975 là thời kỳ của lao động
sáng tạo, dũng cảm quên mình phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của tập thể CBCNV Công ty xây dựng số 4.
 Giai đoạn 3 (1975 – 1986) : Xây dựng trong hòa bình,thống nhất và bắt
đầu sự nghiệp đổi mới đất nước.
Công ty xây dựng số 4 là một trong những đơn vị trong ngành được chọn
để xây dựng mô hình quản lý mới, bởi vậy Công ty đã tiến hành phương thức
phân công, phân cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tổ chức lại các xí nghiệp
theo hướng chuyên ngành, theo vùng...Hoạt động của công ty trải dài từ Lạng
Sơn đến Thanh Hóa với nhiệm vụ thi công trên 6 tỉnh, thành phố trực thuộc. Rất
nhiều công trình mà công ty đảm nhận thi công thời kỳ này được đánh giá cao
như nhà máy Xe lửa Gia Lâm, cơ khí Hà Bắc, nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy

SVTH: Nguyễn Thu Hà

5

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

gạch chịu lửa Tam Tầng, nhà máy ô tô 1-5, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy bê tông
Xuân Mai, xi măng Bỉm Sơn, đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen I và Hoa Sen II...
Nhiều sáng kiến cải tiến và quản lý chất lượng đã đánh dấu sự trưởng
thành vượt bậc của đội ngũ CBCNV trong quản lý kinh tế cũng như điều hành tổ
chức thi công. Với nhiều bằng khen, giấy chứng nhận, nhiều CBCNV được Tổng
liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo. Công ty xây dựng

số 4 xứng đáng được Bộ Xây dựng đánh giá là đơn vị mạnh, có kinh nghiệm và
khả năng tổ chức, thi công các công trình công nghiệp lớn, đặc biệt là có khả
năng tập trung cơ động nhanh, chi viện cho các công trình trọng điểm khi được
Bộ giao.
 Giai đoạn 4 (từ 1986 đến nay): Đổi mới hội nhập và phát triển.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, khởi đầu từ nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV diễn ra vào tháng 12 năm 1986 đã
đưa nước ta bước sang thời kỳ phát triển mới. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định
hướng XHCN thực sự là động lực thúc đẩy các Doanh nghiệp phải tự đổi mới,
nhất là đổi mới về tư duy kinh tế.
Trong thời gian này, ban lãnh đạo công ty đã tập trung chỉ đạo công ty
thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng. Ngoài các công trình do Bộ Xây
dựng giao, công ty còn tiến hành tự tìm kiếm đối tác đầu tư, tự liên hệ để ký kết
những hợp đồng mới, nhờ đó mà công ty luôn được coi là một trong số những lá
cờ đầu của Bộ Xây dựng.
Tháng 5/1995, Công ty được Bộ Xây dựng quyết định trực thuộc Tổng
công ty xây dựng Hà Nội. Tại thời điểm này, kiện toàn tổ chức sản xuất, mạnh
dạn đầu tư các trang thiết bị mới, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có sự năng động sáng tạo thích ứng với cơ
chế thị trường là phương thức của Công ty bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển
trong điều kiện mới.
Những công trình thi công đạt chất lượng cao của Công ty trong thời kỳ
này tiêu biểu như Nhà họp Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Nhà hát lớn Thành
phố, Khách sạn Opera Hilton Hà Nội, Trung tâm điều hành thông tin di động
VMS, nhà máy chế biến thức ăn Hoa Kỳ, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Trường

SVTH: Nguyễn Thu Hà

6


Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Tài chính, Khách sạn Melia - 44 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Dự án thoát
nước Hà Nội giai đoạn I (gói thầu CP3,CP4, Cp7C), Đường tỉnh lộ 291 và đường
Lý Thái Tổ Bắc Ninh...
Thực hiện quyết định số: 2370/QĐ - BXD ngày 26 tháng 12 năm 2005
của Bộ xây dựng về việc chuyển đổi Công ty từ doanh nghiệp Nhà nước sang
Công ty cổ phần, công ty đã lấy tên là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Ngày 05/01/2006 Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty đã chính thức được tổ
chức thành công, nó đánh dấu một bước chuyển biến mới, đó là sự chuyển đổi
hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Hình
thức hoạt động mới này đã mang lại cho công ty những thuận lợi cơ bản như tính
tự chủ trong hoạt động SXKD cao, cơ chế quản lý tập trung cao hơn, quyền lợi
và trách nhiệm của người lao động cũng được nâng lên, có cấu trúc vốn và tài
chính linh hoạt, có điều kiện để phát huy các nguồn lực hiện có của Công ty
đồng thời thu hút những nguồn lực mới từ bên ngoài. Tuy nhiên nó cũng tạo ra
những khó khăn, thách thức mới đòi hỏi Công ty phải vượt qua đó là những khó
khăn về cạnh tranh, tìm kiếm việc làm, tính nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty
đối với hiệu quả hoạt động SXKD.
Nhận thức được những thuận lợi, khó khăn sau khi chuyển đổi hình thức
hoạt động, các cấp lãnh đạo của Công ty từ Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Ban
điều hành Công ty đã bắt tay vào công cuộc cải tổ, từ việc xây dựng, hoàn thiện
mô hình tổ chức quản lý và sản xuất cho phù hợp với hình thức hoạt động mới,
sắp xếp, bố trí lại cán bộ từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao
tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV, đầu tư thêm các

trang thiết bị máy móc nhằm tăng năng lực của Công ty đến việc xây dựng một
chiến lược phát triển SXKD cho toàn Công ty trong giai đoạn mới nhằm đảm
bảo tính khoa học, hiệu quả và không ngừng nâng cao uy tín cũng như thương
hiệu của Công ty.
Nhờ những thành tích đã đạt được, trong những năm qua Công ty Cổ phần
đầu tư và xây dựng số 4 đã được Đảng, Nhà nước và các ban ngành tặng thưởng
nhiều danh hiệu thi đua cao quý như: Huân chương Độc lập hạng ba, Huân

SVTH: Nguyễn Thu Hà

7

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

chương độc lập hạng nhì, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bằng khen của Bộ
trưởng Bộ xây dựng…
1.2. Đánh giá tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Khủng hoảng tài chính toàn cầu, đất nước ta cũng không tránh khỏi những
ảnh hưởng nhất định khi mà nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái, bên cạnh
đó là những diễn biến phức tạp của bão giá và sự tăng lên nhanh chóng của lãi
suất ngân hàng trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng khi mà các chủ đầu tư
không có vốn để triển khai các dự án.
Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, với sự phấn đấu liên tục và
quyết tâm khắc phục khó khăn, đã phát huy những ưu điểm, vươn lên hoàn thành
những chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

 Hoạt động Sản xuất – Kinh Doanh:
Đây là hoạt động tạo ra giá trị cho công ty, duy trì sự tồn tại của công ty.
Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình SXKD của công ty những năm gần
đây được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD 2010 – 2014 (triệu đồng)
Năm
Tên chỉ tiêu
Giá trị SXKD
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Thu nhập b.quân

Năm

Năm

Năm

Năm

2010
780.000

2011
870.000

2012
903.000


2013
802.000

2014
1.065.00

574.260
9.411
53.158
1,850

0
841.456
19.709
74.624
2,350

588.599
2.730
34.492
1,500

482.141
2.731
40.259
1,600

545.128
8.049
52.980

1,750

Năm

(Tr.đ/người/tháng)
(Nguồn:Phòng Kinh tế thị trường)
Giá trị SXKD của công ty đều tăng qua các năm với mức tăng tương đối
đồng đều, tuy nhiên riêng trong năm 2007, giá trị sản xuất lại bị sụt giảm,
nguyên nhân là do trong năm này công ty gặp không ít khó khăn, trở ngại: khó
khăn về vốn, về công ăn việc làm...thêm vào đó là sự biến động về giá cả thị
trường, đặc biệt là sự biến động về giá cả vật tư, vật liệu xây dựng.

SVTH: Nguyễn Thu Hà

8

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Biểu đồ 1.1: Giá trị SXKD 2010 – 2014 (triệu đồng)
1200000
1065000
1000000
870000
800000

903000
802000


780000

600000

400000

200000

0
2010

2011

2012

2013

2014

N¨m

Gi¸ trÞ SXKD
(Nguồn: Phòng Kinh tế thị trường)
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của công ty,
nó phản ánh sự trưởng thành và phát triển của công ty. Doanh Thu của công ty
giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2011 nhưng lại tăng trong các năm tiếp theo
nhưng tốc độ tăng là chưa cao. Nguyên nhân của sự biến động này một phần là
do các khoản phải thu khách hàng tăng, cùng với đó là các khoản giảm trừ doanh
thu (giảm giá hàng bán) cũng tăng. Tuy nhiên đến năm 2014, doanh thu của công

ty lại tăng mạnh đó là do công ty đã thu hồi được phần lớn lượng vốn đầu tư từ
các dự án.
Sự thay đổi của Doanh thu cũng kéo theo sự thay đổi Lợi nhuận một cách
tương ứng, nhưng xét về tốc độ thì lợi nhuận tăng mạnh hơn. Đặc biệt trong 2
năm 2012 và 2014, lợi nhuận của công ty tăng mạnh, tốc độ tăng Doanh thu lần
lượt đạt 13% (2012) và 46,5% (2014) trong khi tốc độ tăng Lợi nhuận lên đến
194,7% (2012) và 109,4% (2014), vượt xa so với mức tăng của Doanh thu, điều
này cho thấy công ty đã áp dụng có hiệu quả các chính sách, kế hoạch kinh
doanh đã đề ra.

SVTH: Nguyễn Thu Hà

9

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng tăng và đời sống của người lao
động ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động ngày một
tăng.
 Tình hình nguồn vốn:
Nếu như trong năm 2011, nguồn vốn CSH đã giảm so với 2010 thì nó
ngày càng được cải thiện đáng kể từ năm 2011 – 2014. Trong khi đó, TSCĐ lại
giảm, các khoản nợ ngắn hạn lại tăng, điều này dẫn đến việc nguồn vốn dài hạn
không đủ đầu tư cho TSCĐ. Công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn
ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân
thanh toán của công ty mất thăng bằng, công ty phải dùng một phần TSCĐ để
thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. .

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu Tài chính cơ bản
(đvt:triệu đồng
Chỉ tiêu
TSCĐ
Nợ NH
Nợ DH
Vốn CSH
Đầu Tư DH

2010
86.226
502.919
6.114
76.997
22.399

2011
70.976
536.910
44.147
45.000
39.656

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2012
2013
2014
61.010
59.733
101.892

589.695
606.982
688.602
42.321
84.055
54.090
52.994
57.170
118.580
31.191
60.850
35.700

Các khoản đầu tư dài hạn có chiều hướng gia tăng, đó là do công ty đã
huy động nguồn vốn của mình để đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn, giá
trị cao, thời gian thi công kéo dài...nên chưa có khả năng hoàn vốn ngay. Chỉ
tính riêng trong năm 2013, tốc độ tăng của các khoản đầu tư dài hạn đã lên tới
95%. Đến năm 2014, TSCĐ tăng một cách nhanh chóng, cùng với đó là sự giảm
đi của các khoản Đầu tư dài hạn, có hiện tượng này là do trong năm 2014, công
ty đã thu hồi được vốn đầu tư tại các công trình dang dở, đầu tư thêm TSCĐ.
Hệ số sinh lợi VCSH nhìn chung đều tăng, đặc biệt trong năm 2012 tăng
mạnh nhất. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn bỏ ra.
Bảng 1.3: Tốc độ tăng Hệ số sinh lợi
Chỉ tiêu
LN sau thuế/VCSH

2010

2011


2012

2013

2014

3,55%

6,07%

15,19%

16,46%

16,62%

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

SVTH: Nguyễn Thu Hà

10

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Năm 2011, công ty chính thức được chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Lượng vốn góp ban đầu của các cổ đông là 45 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm cổ phần
hóa, giá trị cổ phiếu của công ty đã tăng: Lãi cơ bản trên 1cổ phiếu năm 2012 là

1.789 VND trong khi lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2013 là 2.121 VND. Tuy
nhiên, đến năm 2014 thì lại giảm xuống còn 1.906 VND.
 Chi phí:
Cả chi phí và lợi nhuận đều tăng – giảm không đồng đều. Sự biến động
này được thể hiện trong bảng 1.4
Năm 2011chi phí giảm nhưng lợi nhuận lại tăng rất ít, điều này chứng tỏ
tuy công ty không đạt được các kế hoạch về lợi nhuận nhưng đã thực hiện được
các biện pháp giảm chi phí, tuy nhiên sự giảm này là chưa đáng kể. Điều đặc biệt
là đến năm 2012, chi phí của công ty tăng lên khá cao nhưng đồng thời lợi nhuận
cũng tăng rất nhanh, với tốc độ vượt xa so với tốc độ tăng của chi phí cho thấy
công ty đã thực hiện có hiệu quả tổng hợp các kế hoạch kinh doanh của mình.
Trong khi đó, năm 2013 chi phí đã giảm nhiều cùng với đó là lợi nhuận đã tăng
lên chứng tỏ công ty đang cố gắng thực hiện các biện pháp giảm chi phí và tăng
lợi nhuận. Sự biến động của chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của tổng chi phí hoạt động.
Bảng 1.4: Tốc độ tăng Chi phí – Lợi nhuận
Chỉ tiêu
Chi phí
(triệu đồng)
Tốc độ tăng
CP(%)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Tốc độ tăng
LN (%)

2010

2011


2012

2013

2014

524.405

504.754

576.164

518.647

648.309

- 3,75%
2.730

14,15%

2.731
0,04%

8.049

- 9,98%
9.411

25%

19.709

194,7%
16,9%
109,4%
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)

 Đánh giá chung về tình hình công ty
a) Thuận lợi:
-Công ty có bề dày truyền thống hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên
có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, kinh nghiệm thi công các hạng
mục,công trình.

SVTH: Nguyễn Thu Hà

11

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

-Lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật cao.
-Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đảm bảo cho các
hạng mục công trình yêu cầu kỹ thuật cao, tiến độ thi công nhanh.
b) Khó khăn:
- Hiện khó khăn lớn nhất mà công ty đang gặp phải là khó khăn về vốn.
Do đặc thù của ngành xây dựng là cần lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thi công
kéo dài nên khả năng thu hồi vốn lâu. Hơn nữa, công ty đang tiến hành đa dạng
hóa ngành nghề kinh doanh nên cần rất nhiều vốn đầu tư. Thiếu vốn là tình trạng

chung của nhiều công ty trong nghành, đặc biệt là trong thời buổi nền kinh tế có
nhiều biến động như hiện nay.
1.3.Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
của công ty
1.3.1. Đặc điểm thi công xây dựng
- Hoạt động thi công xây dựng do nhiều người tiến hành, với nhiều hoạt
động khác nhau đồng thời trên một mặt bằng và không gian khá rộng lớn, trong
đó có nhiều công việc vận chuyển nặng nhọc. Các hoạt động được tiến hành chủ
yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và khó kiểm soát được các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy Công ty phải chú ý phối hợp tiến độ
giữa từng công đoạn, từng đơn vị, giữa các mùa thời tiết nhằm đảm bảo chất
lượng, tránh lãng phí thời gian do phải chờ đợi nhau hoặc do khó khăn về thời tiết.
- Địa điểm thi công xây dựng không ổn định, điếu này làm ảnh hưởng lớn
đến chuyên môn hoá và đến năng suất lao động, gây không ít khó khăn về ăn ở,
đi lại, quản lý và bố trí sử dụng lao động.
1.3.2. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm
- Công nghệ sản xuất phức hợp và phức tạp : Quá trình sản xuất ra một
sản phẩm xây dựng bao gồm nhiều công đoạn với từng nội dung khác nhau, bởi
vậy việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật, lao động cho từng công việc cũng đòi hỏi
rất khác nhau cả về chất lượng và số lượng. Đặc điểm này có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc bố trí, sử dụng lao động. Vì quá trình sản xuất gồm nhiều công
đoạn khác nhau, nội dung từng công việc khác nhau nên việc bố trí lao động phải
làm sao hợp lý, tránh hiện tượng lãng phí nhân công hoặc lãng phí thời gian,
nguời phải chờ việc làm gián đoạn sản xuất. Bên cạnh đó, do tính chất công việc

SVTH: Nguyễn Thu Hà

12

Lớp K44_QTKD



Chuyên đề tốt nghiệp

có nội dung khác nhau nên ở một số khâu công việc nhất định cũng cần những
công nhân có trình độ tay nghề, chuyên môn giỏi, linh động trong công việc
(VD: người công nhân có thể vừa hiểu biết về điện, vừa biết về đường nước).
Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu rất lớn trong việc quản lý sản xuất có hiệu quả,
đặc biệt là trong khâu kế hoạch hoá và xây dựng các chương trình sản xuất, sử
dụng lao động, thiết bị của toàn Công ty bởi trong cùng một thời điểm, có nhiều
công trình cùng thi công với những công trình có kết cấu khác nhau và ở những
địa điểm khác nhau.
- Sản xuất được tiến hành ngoài trời, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thời tiết cũng như khí hậu và môi trường tự nhiên. Các điều kiện về ăn, ở, làm
việc của công nhân - đặc biệt là những công nhân trực tiếp lao động trên công
truờng chịu ảnh hưởng rất nhiều vào thời tiết, làm ảnh hưởng đến năng suất lao
động cũng như chất lượng công trình. Bên cạnh đó, những điều kiện về thời tiết
khí hậu cũng ảnh hưởng tới công tác đảm bảo ATLĐ cho người lao động.VD: vì
tiến độ thi công nên một số công việc vẫn phải tiến hành khi trời mưa, nếu người
lao động phải làm việc trên cao( trên các dàn giáo) mà không được trang bị đầy
đủ các thiết bị BHLĐ thì sẽ đẫn đễn hiện tượng ngã cao... Do đó, khi xây dựng
chương trình sản xuất, tiến độ thi công, Công ty đã chú ý tới những nhân tố có
thể có tác động xấu đến quá trình sản xuất bằng các biện pháp bảo đảm an toàn
để thi công đúng tiến độ như :
+ Mua sắm, cấp phát đầy đủ trang bị BHLĐ cho người lao động và kiểm
tra an toàn trước khi bố trí thi công.
+ Làm lán che mưa, che nắng cho CBCNV tại công trường để nghỉ giải
lao, các lưới che chắn chống bụi và gió trên các dàn giáo.
+ Cung cấp đủ nước uống đảm bảo vệ sinh và an toàn, bố trí khu vực vệ
sinh ở nơi thuận tiện, không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

1.3.3. Đặc điểm về lao động
Biên chế thực tế CBCNV của Công ty hiện nay có Tổng số trong danh
sách hợp đồng dài hạn là 616 người. Đây là đội ngũ CBCNV kỹ thuật có tri thức,
tay nghề cao, luôn yêu nghề và không ngừng nâng cao kiến thức, từng quản lý
thi công nhiều công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhưng trong quá trình thi công

SVTH: Nguyễn Thu Hà

13

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

các công trình, do thi công tại những địa điểm khác nhau nên Công ty đã phải
thuê một lực lượng lao động thời vụ rất lớn tới hàng ngàn người, trong đó có
nhiều lao động giản đơn, lực lượng này thường không ổn định bởi nhiều người
coi đây chỉ là công việc tạm bợ, luôn tìm cách chuyển nghề để mong tìm được
việc khác đỡ nặng nhọc, vất vả mà lại tích luỹ được kinh nghiệm, nâng cao tay
nghề cho bản thân. Do công nghệ và kỹ thuật xây dựng luôn phát triển, Công ty
cũng đã có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để người lao động tiếp thu với những
đặc điểm trên, việc đào tạo huấn luyện cũng như thực thi các quy trình quản lý
khá khó khăn.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có
mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc được chuyên môn hoá và có trách nhiệm quyền
hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhưng bảo đảm thực hiện các chức năng
quản lý và mục tiêu chung đã xác định. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công
ty theo dạng trực tuyến chức năng.

- Tổng giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định
- Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phân công
phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trực thuộc nhưng
không có quyền ra lệnh. Các phó giám đốc điều hành trực tiếp các phòng chức
năng và sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia giúp giám đốc ra quyết định.

SVTH: Nguyễn Thu Hà

14

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó GĐ KT

Phòng
TCông

Phòng
KH-KT

Phó GĐ TT

Phòng
TC-LĐ


Phòng
KToán

Phó GĐ KD

Văn
Phòng

Phòng
KTTT

Phòng
Dự án

Các đội trực thuộc

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 – Phòng Tổ chức lao động)

Các xí nghiệp

- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủ
trương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành SXKD và
chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về SXKD và thực hiện
các mặt quản lý. Chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động của phòng mình phụ trách.
- Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các công
trình được Công ty uỷ quyền, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp
thời trong thi công, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến
độ thi công và ATLĐ. Căn cứ vào kế hoạch được giao, đơn vị chủ động tìm
kiếm việc làm, kết hợp với các phòng chức năng để hoàn thành nhiệm vụ.

1.3.5. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Các công trình xây dựng như nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc, các thiết bị
lắp đặt.. đều được thi công trên một địa điểm nhất định, nơi đó đồng thời gắn
liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm. Địa điểm tiêu
thụ sản phẩm sẽ do người chủ sở hữu (chủ đầu tư) quyết định, vì vậy khi nhận
thầu công ty chỉ có thể xác định địa điểm tiêu thụ thông qua việc thông báo của
chủ đầu tư. Mặt khác, trong khi xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp hoặc thương mại, phải có chính sách phân phối và địa điểm bán
hàng...nhưng riêng ngành xây dựng lại không phải làm việc này. Như vậy, nếu
đã xác định được nơi tiêu thụ sản phẩm thì đồng thời cũng xác định được địa
điểm sản xuất. Đặc điểm này cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến khâu

SVTH: Nguyễn Thu Hà

15

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

tuyển chọn lao động. Do đặc điểm của ngành xây dựng nên lao động thời vụ
chiếm tỷ lệ cao trong công ty, thường công ty chủ yếu sử dụng lao động tại chính
nơi xây dựng công trình, do đó, việc tuyển chọn lao động cũng có những bất cập
nếu như tại đó không có đủ lao động cả về chất lượng và số lượng. Hơn nữa,
hoạt động của công ty trải dài trên nhiều tỉnh thành trong cả nước nên việc đảm
bảo số lượng lao động cho các công trình luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt là ở
những nơi thiếu lao động, nhất là những tỉnh miền núi, khi đó, việc điều động lao
động là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí.


SVTH: Nguyễn Thu Hà

16

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Đầu tư và
xây dựng số 4 – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội
2.1. Tình hình nhân sự của công ty
2.1.1. Cơ cấu nhân sự
Hiện tại Công ty có đội ngũ CBCNV trẻ, được đào tạo trong môi trường
giáo dục hiện đại, có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc cũng như dễ dàng
thích ứng với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và xu hướng phát triển của
thời đại. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2014, Tổng số lao động trong danh
sách quản lý của Công ty là 616 người, trong đó số lao động có độ tuổi dưới 30
là 194 người chiếm 31%, số lao động có độ tuổi từ 30 đến dưới 50 là 361 người,
chiếm 59 %, và số lao động có tuổi đời trên 55 tuổi là 61 người chiếm 10%.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo tuổi

< 30 T
30 T - 55 T
> 55 T

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 - Phòng Tổ chức – Lao động)
Như vậy, trong cơ cấu lao động theo độ tuổi thì số lao động từ 30 đến
dưới 50 tuổi chiếm đa số, đội ngũ lao động của công ty chưa thực sự được trẻ
hóa. Tuy nhiên, đây lại là những người có nhiều nhiệt huyết và đã tích lũy được

khá nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân nên chính họ sẽ là động lực
cho sự phát triển của công ty.
Cơ cấu chuyên ngành của đội ngũ cán bộ cũng đa dạng với nhiều ngành
nghề, có thể đáp ứng được với chiến lược đa dạng hoá ngành nghề SXKD của
Công ty. Số lao động hiện có của Công ty gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau

SVTH: Nguyễn Thu Hà

17

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

như: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư kinh tế xây dựng, kỹ sư máy xây dựng,
kỹ sư giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, điện, kỹ sư tin học, kế toán, cử nhân
kinh tế, vv....( xem thêm bảng 2.1)
Do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công việc
chủ yếu thi công tại công trường, phải làm nhiều việc vất vả, nặng nhọc, chịu
nhiều tác động của thời tiết nên trong cơ cấu lao động theo giới, lực lượng lao
động chủ yếu là nam, tỷ lệ lao động nam chiếm trên 80% số lao động toàn công ty.
2.1.2. Trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ:
Hiện tại, trong danh sách lao động dài hạn của công ty thì số lượng lao
động có trình độ đại học và sơ cấp chiếm đa số. Những lao động có trình độ sơ
cấp chủ yếu là lao động có hợp đồng ngắn hạn, họ là những người thợ trực tiếp
thi công trên công trường, được đào tạo chuyên sâu về tay nghề, am hiểu về
ATLĐ...Đây là lực lượng lao động đã qua đào tạo tại các trường trung học
chuyên nghiệp, các trường dạy nghề trong cả nước nên họ có khả năng hoàn
thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên, do có những thời điểm thiếu nguồn

cung lao động trên thị trường và do khối lượng công việc quá lớn nên công ty
phải tuyển cả những lao động chưa qua trường lớp đào tạo nào ( thường là thợ
xây, thợ trát...), vì vậy sau khi tuyển, công ty phải tiến hành đào tạo cơ bản cho
lực lượng lao động này, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của
công trình.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành nghề
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nghề nghiệp
Giám đốc điều hành đạt tiêu chuẩn QT
Trình độ trên đại học
Kỹ sư xây dựng
Kiến trúc sư
Kỹ sư máy
Kỹ sư điện
Kỹ sư nước
Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư thuỷ lợi

Kỹ sư cầu đường
Kỹ sư kinh tế xây dựng
Cử nhân kinh tế

SVTH: Nguyễn Thu Hà

18

Số lượng

Tỷ trọng

(người)
17
12
139
21
12
7
11
8
13
15
20
61

(%)
2,76
1,95
22,56

3,41
1,95
1,14
1,78
1,3
2,11
2,44
3,25
9,9

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

13
14
15
16
17
18
Tổng

Cử nhân luật
Cử nhân tin học
Công nhân xây dựng bậc cao
Công nhân vận hành cơ giới bậc cao
Công nhân lắp máy điện nước bậc cao
Công nhân cơ khí bậc cao


6
0,97
6
0,97
132
21,43
47
7,63
28
4,55
61
9,9
616
100
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 - Phòng Tổ chức – Lao động)

Trong tổng số lao động trong danh sách quản lý của Công ty thì số lao
động có trình độ Đại học và trên Đại học là 295 người chiếm 48%, số lao động
có trình độ cao đẳng và trung cấp là 97 người chiếm 16%, số lao động là công
nhân kỹ thuật là 224 người chiếm 36%.
Bảng 2.2:Trình độ CBCNV
(Tính đến tháng 12/2014)
STT

Trình độ

Số lượng

Tỷ trọng


(người)

(%)

1

Trên Đại Học

12

1,95

2
3

Đại Học
Cao Đẳng

283
25

45,94
4,06

4

Trung Cấp

72


11,69

5

Sơ Cấp

224

36,36

616

100

Tổng

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 - Phòng Tổ chức – Lao động)
Hàng năm, Công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên
môn, nghiệp vụ cho các cán bộ trong công ty, như các lớp tập huấn về ATLĐ,
tập huấn về công tác tổ chức thi công…nhờ đó mà trình độ của người lao động
dần được nâng cao.
Công ty có lực lượng chuyên gia, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có
năng lực và giàu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành các dự án, quản lý, tổ
chức thi công, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kiểm định chất
lượng công trình. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty được đào tạo chính quy,
có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao
trình độ ở trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo.

SVTH: Nguyễn Thu Hà


19

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

Sau khi công ty chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Nhà nước sang
Công ty cổ phần, mô hình tổ chức và sản xuất cũng được sắp xếp lại và dần được
hoàn thiện, tạo ra một mô hình khá phù hợp với tình hình mới. Song song với đó,
chế độ lương, thưởng, các chế độ phúc lợi của Công ty dành cho người lao động
ở mức khá trong bình diện các doanh nghiệp cùng ngành nghề hiện nay đã và
đang phát huy được cao hơn năng lực cũng như sự nhiệt tình và tinh thần trách
nhiệm của người lao động, tạo môi trường khá hấp dẫn để thu hút những người
có trình độ chuyển môn cao về làm việc tại công ty.
2.1.3. Tinh thần, thái độ làm việc
Nhìn chung, các CBCNV trong công ty đều chấp hành tốt nội quy làm
việc, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Song, bên cạnh đó, đội ngũ công nhân hầu hết đều làm việc theo sự phân
công của cán bộ quản lý cấp trên, với mục đích là hoàn thành nhiệm vụ theo định
mức mà ít khi có sự cố gắng vượt định mức. Người lao động đôi khi vẫn có thái
độ chống đối, tuân thủ một cách miễn cưỡng những quy định mà công ty đề ra.
Trong quá trình thi công công trình, vẫn còn nhiều công nhân chưa chấp hành
nghiêm túc những điều kiện về ATLĐ, gây tai nạn lao động.
Lực lượng cán bộ quản lý luôn thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát và
kiểm tra sát xao tình hình cũng như thái độ làm việc của người lao động để báo
cáo lên cấp trên có thẩm quyền, luôn có thái độ làm việc nghiêm túc, gương mẫu
đối với nhân viên, luôn cố gắng hòa đồng, vui vẻ, tạo môi trường làm việc thoải
mái cho nhân viên cấp dưới, là cầu nối giữa nhân viên tại các bộ phận, phòng
ban với nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số cán bộ quản lý còn tỏ ra hách dịch,

thường gây khó khăn cho nhân viên, giao nhiệm vụ không đúng người đúng
việc khiến cho nhân viên bức xúc… Nhân viên tại một số phòng ban còn xảy ra
tình trạng đi muộn về sớm, “buôn dưa lê” trong giờ làm việc, điều này ảnh
hưởng nhiều đến tiến độ và chất lượng công việc.
2.2. Công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số
4 – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian qua
2.2.1. Công tác hoạch định nhân sự
Trong hoạt động kinh doanh, công tác lập kế hoạch giúp cho mỗi công ty,
doanh nghiệp định hướng được hoạt động của mình. Việc lập kế hoạch cho hoạt

SVTH: Nguyễn Thu Hà

20

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

động SXKD của đơn vị bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó công tác kế
hoạch hóa nguồn nhân lực là một trong những nội dung rất quan trọng. Đây là
quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nhân sự nhằm đưa ra các chính sách và
thực hiện các chương trình hoạt động, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nhân sự
phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Thực tế hoạt động SXKD của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong những năm vừa qua cho thấy người lao
động trong công ty được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là
động lực của mọi quá trình SXKD. Do vậy, công tác hoạch định giúp công ty
thấy được nhu cầu nhân sự phục vụ cho hoạt động SXKD của mình, từ đó bảo
đảm sắp xếp đúng người đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối
phó với những thay đổi trên thị trường. Thừa nhân viên sẽ dẫn đến việc tăng chi

phí, ngược lại, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng được
yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh
doanh.
Công tác hoạch định nhân sự của Công ty bao gồm những nội dung sau:
 Xác định nhu cầu sử dụng lao động
Trong quý I hàng năm, các đơn vị xác định nhu cầu sử dụng lao động
trong năm căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD, các kế hoạch cũng như chiến
lược phát triển kinh doanh của đơn vị mình. Sau khi xác định được nhu cầu sử
dụng lao động, căn cứ vào thực trạng lao động hiện có của đơn vị ( cả về số
lượng, chất lượng, ngành nghề ...) để xác định xem lao động hiện có của đơn vị
mình có đủ đáp ứng được các yêu cầu SXKD của công ty hay không. Trường
hợp số lao động hiện có không đủ để đáp ứng các yêu cầu SXKD thì người có
trách nhiệm của đơn vị sẽ phải làm đề nghị bổ sung lao động cho đơn vị mình
gửi về Công ty.
Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động và tình hình lao động hiện
có của đơn vị mà người có trách nhiệm phải báo cáo lên ban lãnh đạo công ty về
số lao động dôi dư, hoặc dự kiến dôi dư (nếu có). Bản đề nghị bổ sung lao động
hoặc báo cáo lao động dôi dư cần nêu rõ số lượng lao động, ngành nghề, thời
gian cần sử dụng (hoặc dôi dư) và các yêu cầu khác đối với lao động cần sử
dụng. Nếu như đơn vị nào không có đề nghị bổ sung lao động và không có báo

SVTH: Nguyễn Thu Hà

21

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp


cáo lao động dôi dư gửi về Công ty thì coi như đơn vị đó không có nhu cầu sử
dụng thêm lao động và Công ty cũng không chịu trách nhiệm về số lao động dôi
dư của đơn vị này (nếu có).
 Xây dựng phương án điều động và kế hoạch tuyển dụng
Sau khi nhận được bản đề nghị bổ sung lao động cũng như báo cáo lao
động dôi dư của từng đơn vị gửi lên, phòng Tổ chức - Lao động sẽ tập hợp, cân
đối giữa thực trạng lao động và nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị để xây
dựng phương án điều chuyển nội bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu, trình lên Tổng
giám đốc Công ty xem xét và phê duyệt. Trong trường hợp lượng lao động hiện
có của Công ty không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị thì phòng Tổ
chức - Lao động sẽ phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động trình lên Tổng
Giám đốc Công ty. Kế hoạch tuyển dụng lao động phải nêu rõ các chỉ tiêu về số
lượng lao động, loại ngành nghề và số lượng tương ứng cần tuyển dụng, thời
gian tuyển dụng và dự kiến bố trí nơi làm việc.
Trong trường hợp có nhu cầu tuyển dụng đột xuất hay điều chỉnh kế
hoạch tuyển dụng thì Trưởng phòng Tổ chức - Lao động sẽ thay đổi và/ hoặc bổ
sung kế hoạch tuyển dụng trình Tổng giám đốc duyệt.
2.2.2. Công tác tuyển dụng nhân sự
a) Lập kế hoạch tuyển dụng
Công ty lập kế hoạch tuyển dụng căn cứ vào:
 Kế hoạch SXKD hàng năm của Công ty
Dựa trên bản kế hoạch SXKD của công ty, Ban tuyển dụng sẽ xem xét
lượng lao động cần để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đáp ứng những yêu cầu đề
ra. Đây là một trong những căn cứ quan trọng bởi mục tiêu của công ty là phải
hoàn thành được kế hoạch SXKD đã đặt ra đầu kỳ, thực hiện được kế hoạch về
doanh thu, lợi nhuận, từ đó mới đảm bảo mọi hoạt động của công ty diễn ra bình
thường.
 Nhu cầu bổ sung lao động của các bộ phận trong Công ty
Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, trưởng các bộ
phận sẽ xem xét xem có cần phải bổ sung hay thuyên chuyển lao động của bộ

phận mình hay không, từ đó đề bạt với lãnh đạo công ty. Do đặc thù của công ty
là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nhu cầu bổ sung lao động hàng năm

SVTH: Nguyễn Thu Hà

22

Lớp K44_QTKD


Chuyên đề tốt nghiệp

khá cao. Khối văn phòng công ty thường không có sự biến động nhiều về lao
động bởi khối lượng và mức độ công việc thường không có sự thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, khối sản xuất thì lại có sự biến động rất rõ rệt. Khi công ty nhận thầu
được công trình mới, đó là giai đoạn cần rất nhiều lao động, đặc biệt là thợ xây,
thợ điện…để thi công công trình. Công ty sẽ tiến hành điều động lao động từ
những dự án đã hoàn thành đang trong giai đoạn chờ việc. Trong trường hợp
thiếu lao động, công ty sẽ tiến hành tuyển lao động từ bên ngoài.
 Thực trạng lao động của Công ty
Việc xem xét thực trạng lao động của công ty sẽ giúp ban lãnh đạo đưa ra
được kế hoạch điều động và tuyển dụng phù hợp với yêu cầu đề ra.
Đánh giá thực trạng lao động là xem xét lượng lao động tại từng phòng
ban, từng đơn vị, xem xét trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động.
Đây là hoạt động thường xuyên để không những phục vụ cho công tác
tuyển dụng mà còn phục vụ cho công tác đánh giá, sử dụng hợp lý lao động.
Kế hoạch tuyển dụng gồm các nội dung chủ yếu sau:
 Số lượng lao động cần tuyển
 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
 Ngành nghề

 Thời gian cần tuyển
Ban tuyển dụng sẽ căn cứ vào nhu cầu của từng bộ phận gửi lên để đưa ra
số lượng cần tuyển. Hàng năm, số lượng nhân viên văn phòng được tuyển vào
công ty không nhiều và chủ yếu là CBCNV tại các ban quản lý dự án mới. Riêng
ở khối thi công xây dựng, tùy từng công trình với quy mô khác nhau mà lượng
lao động cần tuyển cũng khác nhau. Do quy mô sản xuất ngày càng tăng nên
hằng năm công ty thường xuyên có nhu cầu lao động cho những đội xây dựng
mới thành lập ( xem thêm bảng 2.3).
Đây là số lượng lao động tuyển dụng cho các hợp đồng dài hạn. Ngoài ra,
hàng năm Công ty tiến hành tuyển hàng ngàn lao động thời vụ để phục vụ cho
nhu cầu SXKD của mình. Kế hoạch tuyển dụng lao động dài hạn phải được
Tổng giám đốc hay người được uỷ quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Kế
hoạch tuyển dụng hợp đồng thời vụ do Giám đốc chi nhánh hay chủ nhiệm công
trình phê duyệt trước khi thực hiện.

SVTH: Nguyễn Thu Hà

23

Lớp K44_QTKD


×