Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật việt nam và điều ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.43 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHỎA
LUẬT
LỜI
CẢM
ƠN
Bộ MÔN LUẬT KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI
Trải qua bốn năm học tập, với những khó khăn trong giai đoạn đầu bước chân vào
esQso
môi trường mói, môi trường học tập đầy khó khăn, thử thách. Đó là quá trình có sự nổ
lực phấn đấu của bản thân người viết, kiên trì học tập để hoàn thành đúng tiến độ của
hệ chính quy ngành luật, và hom hết, chính là công lao mà các giảng viên Khoa Luật
trường Đại học cần Thơ đã dốc hết tâm huyết để đào tạo giúp tôi vững vàng với khối
kiến thức có được, để đến khi ra trường phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Xin
gửi lời cảm ơn LUẬN
sâu sắcVĂN
nhất TỐT
đến Đội
ngủ Giảng
viên NGÀNH
Khoa Luật
trường Đại học cần
NGHIỆP
cử NHÂN
LUẬT
Thơ, các Thầy, các Cô đã dẫn dắt
tôi suốt
năm ngồi trên giảng đường Đại học, xin
(Khóa
33, bốn
2007-2011)


gửi lời cảm ơn chân thành đến Thày Diệp Ngọc Dũng đã hướng dẫn tôi hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.

Đẻ Tài:

Xin chân thành
cảm ơn!
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TRONG Tư PHÁP QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Cần thơ, ngày.........tháng..........năm 2011
Người viết

Giảng viên hướng dẫn:
Diệp Ngọc Dũng

Sinh Viên Tràn
Thực Hoàng
Hiện: Trần
ViệtHoàng Việt
Mã số Sinh Viên: 5075237
Chuyên Ngành: Luật Thương Mại
Khóa: 33

càn Thơ, 5/2011
3

--------------


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................

càn thơ, ngày tháng năm 2011


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
.....................................................................................................................

càn thơ, ngày tháng năm 2011


MỤC LỤC
SOỄUGS....

LỜI NÓI ĐÀU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG
THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG TRONG Tư PHÁP QUỐC TẾ...............................4
1.1..............................................................................................................................Tr
ách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.............................................4
1.1.1...........................................................................................................................Tr
1.2.2.
Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ
dân
sự có yếu tổ nước ngoài..................................................................................................7
1.2.1.1.


Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế trong quan

hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài...........................................................................................7
1.2.1.2........................................................................................................................Ng
uyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam.................................................................9
1.2.2. Nguyên tắc chuyên biệt.....................................................................................9
1.2.2.1........................................................................................................................ Ng
uyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch............................................................10
1.2.2.2........................................................................................................................ Ng
uyên tắc áp dụng hệ thuộc luật noi thực hiện hành vi.........................................11
1.3. Phương pháp điều chỉnh............................................................................... 12
1.3.1........................................................................................Phương pháp xung đột
12
1.3.2........................................................................................phương pháp thực chất
14
2.1.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng trong tư pháp quốc
tế
theo
pháp luật Việt Nam.......................................................................................................22
2.1.1.
Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân và
pháp nhân trong tư pháp quốc tế..............................................................................22
2.1.1.1...................................................................................................... Nă


2.1.2..............................................................................................................Thẩ

m quyền giãi quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong một vài điển hình................................................................24
2.1.2.1.......................................................Khi sự việc xảy ra tại Việt Nam
..........................................................................................................25
2.1.2.2......................................................Khi sự việc xảy ra ở nước ngoài
..........................................................................................................26
2.1.3..............................................................................................................Pháp
luật Việt Nam về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng..........................................................28
2.1.3.1.
Khi hai quốc gia khác nhau cùng điều chỉnh quan hệ trách
nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng................................................................................................28
2.1.3.2.

Một số ngoại lệ về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ

trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài họp đồng....................................................................................29
2.2.......................................................................................................................Trác
h nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điều ước quốc tế....33
2.2.1.
Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân và
pháp nhân.................................................................................................................34
2.2.1.1.....................Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân
..........................................................................................................34
2.2.1.2..................................................Năng lực pháp luật của pháp nhân
..........................................................................................................35
2.2.2.

Thẩm quyền giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp
đồng...........................................................................................................................35
2.2.3.
Điểu ước quốc tế về việc áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ
trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.......................................................................37
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VÈ QUAN HỆ
TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG TRONG TƯ
PHÁP QUỐC TẾ..........................................................................................................41


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

LỜI NÓI ĐÀU
Việt Nam bước vào thời kì toàn cầu hóa, hướng đất nước hòa mình vào thế giới,
quan hệ hợp tác với các nước trở nên mạnh mẻ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, lao động, hôn nhân...các quan hệ này phát sinh theo nghĩa rộng,
theo yếu tố gắn kết có nhân tố nước ngoài. Việc xuất hiện những nhân tố mới, đòi hỏi
đất nước bắt kịp với sự thay đổi, việc thích nghi là điều cần thiết, thiết lập một cơ chế
mới có sức điều chỉnh phổ quát cho các quan hệ mới này là một đòi hỏi cấp thiết.
Xu thế thay đổi để thích nghi là xu thế chung, việc chấp nhận các quan hệ mới phát
sinh đòi hỏi chúng ta luôn vận động linh hoạt, nhạy bén để ứng phó kịp thời sự biến
đổi của thời cuộc. Trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, sự gắn
kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước ngày trở nên phổ biến, với tình hình thực tại,
việc di chuyển công dân và pháp nhân trong giao lưu quốc tế, hình thành nên những
quan hệ mới, không còn là một vấn đề giải quyết của một quốc gia, mà đó là vấn đề
chung của nhiều quốc gia trong quan hệ với nhau điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong hợp tác quốc tế. Một vụ tai nạn mà trong quan hệ đó có một công dân nước

ngoài và một công dân Việt Nam, làm phát sinh một tranh chấp, từ đó để giải quyết
triệt để việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, Tòa án không chỉ căn cứ trên
luật của Quốc gia mình để giải quyết hoàn toàn vụ việc trên, vấn đề này sẽ càng phức
tạp nếu có những tranh chấp về bồi thường thiệt hại mà vụ việc không chỉ phát sinh
trên lãnh thổ của quốc gia mình, mà phát sinh ở nước ngoài, hoặc không thuộc một
quốc gia nào cả...
Trong tiến trình cải cách tư pháp, trên tinh thần của Nghị Quyết 48-NQ/TW và
Nghị Quyết 49 của Bộ chính trị về việc đề ra chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp
luật Việt Nam năm 2010, định hướng đến năm 2020, và thực tế vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế còn nhiều hạn chế, thiếu sót, các
quy định còn chưa có sức điều chỉnh phổ quát, các văn bản hướng dẫn, cũng như thực
tế quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ còn mới mẻ, việc
thích nghi để có một cơ chế điều chỉnh nhằm đối phó còn khó khăn, do chúng ta chỉ
mới trong giai đoạn đầu của hội nhập, sự quan tâm trong vấn đề này còn chưa thực sự
tương xứng với nhu càu thực tại, vì thế người viết chọn đề “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế”, nhằm nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc và từ
đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các
tranh chấp trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
GVHD: Diệp Ngọc Dũng

1

SVTH: Trần Hoàng Việt


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

Đe có được một công trình nghiên cứu hiệu quả, đánh giá được mức độ hiệu quả

mà một vấn đề phát sinh được pháp luật điều chỉnh trên phương diện khách quan, công
bằng, và chính xác, việc nghiên cứu đề tài của người viết nhằm phân tích thực tại các
quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế, nhằm có sự đối chiếu, tìm ra được những mặt tích cực, hạn chế, thiếu sót, từ
đó đưa ra hướng hoàn thiện góp phàn làm cho quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng phát sinh theo nghĩa rộng sẽ được quan tâm và có bước sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện các chế định pháp luật...
Người viết thực hiện đề tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
tư pháp quốc tế, chủ yếu xoáy sâu vào các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế, nghiên cứu, phân tích nguyên tắc chung chọn pháp luật giải
quyết trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong một số tình huống là ngoại lệ trong nguyên tắc chọn luật chung
để giải quyết về bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó phân tích một số vấn đề có liên
quan như: nguyên tắc trong việc xét năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật của cá
nhân và pháp nhân, và quy tắc xác định thẩm quyền trong một số hoàn cảnh nhất định.
Việc phân tích về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người viết sử dụng phương
pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngoài ra còn tham khảo quan điểm của các
tác gia luật học trong việc nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Đồng thời, để hoàn tất luận văn, người viết còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu được liệt kê sau: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương
pháp biện chứng, và phương pháp tổng hợp đánh giá.
Dựa vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn được chia thành ba nội dung lớn:
Chương 1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư
pháp quốc tế
Trong chương này, người viết tập trung tiếp cận làm rỏ về mặt lý luận, là cơ sở nền
tảng đi sâu giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế,
với những vấn đề nền tảng như: việc khái quát đối chiếu giữa trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài,

nêu lên các nguyên tắc điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và nguồn luật chủ yếu
điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chương 2. Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

2

SVTH: Trần Hoàng Việt


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

Chương này người viết tập trung phân tích các quy phạm pháp luật của Việt Nam
và điều ước quốc tế có liên quan đến điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài họp đồng, bao gồm phân tích nguyên tắc xem xét năng lực trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân và pháp nhân, việc xác định thẩm quyền
giải quyết trong một vài trường hợp và việc áp dụng pháp luật giải quyết trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chương 3. Thực trạng, giải pháp và kiến nghị về quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài họp đồng trong tư pháp quốc tế
Chương 3 người viết tập trung đưa ra những vướng mắt, bất cập trong thực tiễn giải
quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó có những giải
pháp và kiến nghị.
Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nói chung và quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng là quan hệ phức tạp, việc nghiên cứu còn
nhiều hạn chế, vì đề tài còn mới mẻ, cùng với sự hiểu biết là có hạn, năng lực tổng hợp
phân tích, trình bày còn non kém nên trong quá trình cố gắng làm rỏ vấn đề vẫn còn

nhiều thiết sót và thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy rất cần được sự quan tâm, hướng
dẫn, chỉ dạy của quý Thầy, Cô và sự góp ý xây dựng của những ai quan tâm.

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

3

SVTH: Trần Hoàng Việt


(1)

Điều 604 Bộ luật dân sư 2005. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐÒNG TRONG Tư PHÁP QUỐC TẾ
1.1.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong đời sống thực tế hiện nay, các vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường
ngày xảy ra bên cạnh chúng ta là những tác động có thể theo hướng tích cực, hoặc
cũng có thể là những tác động mang tính tiêu cực, với những tác động theo hướng tiêu
cực ta gọi đó là những tác động có ảnh hưởng bất lợi đến mỗi chủ thể trong quan hệ xã
hội, dù nó có ảnh hưởng đáng kể hay không đáng kể. Trên phương diện pháp luật, việc
một chủ thể nào đó (hoặc do tài sản gây ra) làm tổn thất về sức khỏe, tài sản, uy tín,
tính mạng cho người khác làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm này xảy
ra khi có thiệt hại như trên, các thiệt hại có thể xảy ra trên cơ sở được thỏa thuận và

được dự liệu trước, ta gọi đó là thiệt hại trong hợp đồng, hoặc những thiệt hại xảy ra
trên nguyên tắc không có thỏa thuận hợp đồng nào, ta gọi đó là thiệt hại ngoài hợp
đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp nói riêng sẽ được khái quát cụ thể như
sau :
1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là nguyên tắc cơ sở cho việc mà khi quyền dân
sự của một chủ thể bị xâm phạm , Bộ luật dân sự 2005 tại Khoản 1 Điều 604 .- “ Người
nào có loi co ý hay vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phấm, uy
tín, tài sản, quyền và ỉợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường ”(l). Có nghĩa là một khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của một chủ thể trong pháp luật dân sự bị xâm hại thì trên cơ sở đó phải được ghi
nhận trên nguyên tắc chung nhất là : “Người gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại
cho người bị thiệt hại”, một ví dụ cho nguyên tắc này là khi A lái xe gây tai nạn cho
B, thì A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B, mặc dù trên cơ sở gây tai nạn
chúng ta chưa biết được ai là chủ thể có lỗi, tuy nhiên, xét về tính chất: “gây thiệt hại
thì phải bồi thường”.
Trên nguyên tắc chung đó, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ
phát sinh khi hội đủ các yếu tố : “có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, moi
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có loi”. Như vậy
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói riêng là quan hệ pháp luật dân sự, mà trên cơ sở đó người gây ra thiệt hại
trong những điều kiện được Luật dự liệu phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ và

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

4

SVTH: Trần Hoàng Việt



(2)

Xem Điều 605 Bộ luật dân sự 2005. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

kịp thời(2) những thiệt hại do hành vi trái pháp luật do họ gây ra, trong quan hệ nghĩa
vụ này, bên bị thiệt hại được xem là người có quyền và có quyền yêu càu bên gây thiệt
hại có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết không
trên cơ sở của một hợp đồng dân sự, việc giải quyết sẽ dựa trên những căn cứ đã nêu
và hên cơ sở qui định chung của Bộ luật dân sự.
1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Trong thời kỳ “toàn cầu hóa”, với tốc độ hội nhập quốc tế, họp tác quốc tế
ngày càng phát triển, làm cho các mối quan hệ về thương mại, lao động, hôn nhân, tố
tụng dân sự,...trở nên đa dạng và có chiều hướng phổ biến, ảnh hưởng sâu sắc đến các
quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng được điều chỉnh bởi cơ chế luật
Quốc nội, đây là các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, nghĩa là quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài, thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Theo Điều 758 Bộ
luật dân sự 2005 định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: “Quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ
quan, to chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để
xác lập, thay đoi, chấm dứt, quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài ” .
Căn cứ vào định nghĩa như trên, có thể thấy quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được xác lập hên các điều kiện:
+ Thứ nhất, đối với chủ thể của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, thì phải có ít nhất

một trong các bên trong quan hệ là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, theo quy định của Nghị định 138, “người
nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước
ngoài và người không quốc tịch, “cơ quan, to chức nước ngoài” là cơ quan, tổ chức
không phải là cơ quan tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài,
bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế, “pháp
nhân nước ngoài” là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài, còn “người
Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người có gốc Việt
Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
+ Thứ hai, theo pháp luật Việt Nam, một quan hệ hay vụ việc giữa hai bên đều là
Việt Nam cũng có thể là một quan hệ hay vụ việc có yếu tố nước ngoài nếu căn cứ để
xác lập, thay đổi, chấm dứt, quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, nghĩa là trong hoàn
cảnh này, các chủ thể trong quan hệ nào đó, xin đơn cử là trong quan hệ về bồi thường

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

5

SVTH: Trần Hoàng Việt


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

thiệt hại ngoài hợp đồng, mà các bên gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có cùng
quốc tịch Việt Nam, nhưng việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là hoàn toàn ở nước ngoài (hành vi gây thiệt hại, hậu quả của hành vi gây thiệt
hại ở nước ngoài).
+ Thứ ba, ngoài ra quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài còn được
hiểu là quan hệ mà tài sản có liên quan đến quan hệ đó đang ở nước ngoài.

Như vậy, quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp
quốc tế được hiểu là quan hệ trách nhiệm dân sự có yếu tố nước ngoài, vấn đề bồi
thường thiệt hại được giải quyết không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có
hợp đồng) mà chỉ giải quyết trên cơ sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực tế đã
gây ra.

1.2.

Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài
họp đồng trong tư pháp quốc tế
Trong giao lưu quốc tế, tư pháp quốc tế với tư cách là một ngành Luật chủ đạo

có đối tượng điều chỉnh đa dạng, là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài, bao gồm: quan hệ lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự,
cùng với các quan hệ dân sự đã được quy định trong Bộ luật dân sự, các quan hệ này
phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế, tư pháp quốc tế đóng vai trò tích cực củng cố
thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế, gắn chặt tinh thần hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đưa
các chủ thể của quan hệ dân sự quốc tế đến gần với các quan hệ chung của toàn cầu. Ở
nước ta, tư pháp quốc tế đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy hợp tác giao lưu trong cộng
đồng quốc tế, nó thể hiện đường lối chính sách đối ngoại toàn diện của Đảng và Nhà
Nước, phát triển ngành Luật tư pháp là góp phần tích cực hoàn thiện cách ứng xử
trong các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, mà các quan
hệ xã hội này sẽ xuất hiện ngày càng phổ biến, là các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Trên tinh thần chung, các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi những
nguyên tắc đặc thù phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng hệ thống pháp luật và
của mỗi ngành luật, việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài, cụ thể là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tư pháp quốc tế
cũng đương nhiên có những nguyên tắc cơ bản và đặc thù của mình. Trong việc điều
chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tư pháp quốc tế dựa

trên nền tảng những nguyên tắc đặc thù sau đây.

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

6

SVTH: Trần Hoàng Việt


(3)
(4)

(5)

Điều 5 Chương II Bộ luật dân sự 2005. Nguyên tắc bình đẳng.
Khoản
2Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Điều 406 Bộ luật tố
tụng dân sự
2004. Quyền, nghĩa vụ
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________ cá nhân, cơ quan, tổ
tố tụng của
chức nước
1.2.1.1. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ
ngoài.
dần
sự
có yếu tổ nước ngoài
Xem
phân

tích về phuơngpháp
xung đột ờ
Trên tinh thần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, cũng Mục 1.3.1. Chương 1,
Trang 9,10.

như chế độ chính trị, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả điều
ghi nhận việc phải bảo vệ các mối quan hệ chung luôn đảm bảo được công bằng,
nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc chủ đạo trong quan hệ giao lưu quốc
tế, nguyên tắc này được tôn trọng nhằm thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển tích cực
có trật tự, trong đó có quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Điều 5 Bộ luật dân sự 2005 ghi

nhận nguyên tắc bình đẳng : “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không
được lẩy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phẩn xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ vãn hóa, nghề nghiệp, để đổi xử không bình đẳng với
nhau”(ỉ>, đây là qui định mà phạm vi của nó, có hiệu lực áp dụng đối với quan hệ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài, thêm vào đó tại Khoản 2 Điều 406 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 :
“Khi tham gia to tụng dân sự, cá nhân, cơ quan to chức nước ngoài có quyền, nghĩa
vụ tổ tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam” (4>, điều này có ý nghĩa trong việc
điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý của tư pháp quốc tế, việc phân biệt đối xử bất bình
đẳng là yếu tố hoàn toàn không thể chấp nhận, nguyên tắc này phải được tôn trọng trên
tất cã các lĩnh vực, không chỉ riêng quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
dân sự quốc tế. Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong các quan hệ của
luật quốc tế nói chung và trong quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong tư pháp quốc tế nói riêng trên cơ sở không phân biệt đối xử, chính là tôn
trọng và bảo vệ nguyên tắc bình đẳng và công bằng trong luật thực định Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.1.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế trong quan
hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài
Trong quan hệ nhiều mặt của cộng đồng quốc tế, việc xảy ra xung đột về lợi ích

của các chủ thể trong những quan hệ là không tránh khỏi, trên phương diện pháp luật
cũng không là ngoại lệ, các vấn đề giống nhau được các hệ thống luật khác nhau điều
chỉnh, ta gọi đó là xung đột pháp luật3 4 (5), đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng trên hệ
thống pháp luật của mình những qui phạm xung đột để áp dụng giải quyết các vấn đề
phát sinh, chính điều này nói lên các quốc gia đã thừa nhận là pháp luật nước ngoài có
thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh, trong đó có các quan hệ thuộc

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

7

SVTH: Trần Hoàng Việt


(6)

(7)

Khoản 1 Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp
luật nước
ngoài và tập quán quốc
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
tế. Bộ luật
dần sự 2005
Xem
thêmViệt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________ Khoản 3 Điều 759 Bộ
luật dân sự
2005.

đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Thực tế cho thấy, vấn đề áp dụng pháp luật


nước ngoài, điều ước quốc tế trở thành nguyên tắc chung được hàu hết các nước thừa
nhận, là việc làm không tránh khỏi khi tham gia vào các quan hệ chung của cộng đồng
quốc tế, và cũng là nét đặc thù của tư pháp quốc tế.
Khoản 1 Điều 759 Bộ luật dân sự : “ Các qui định của pháp luật dân sự Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đoi với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
trừ trường hợp Bộ luật này có qui định khác

(6>

” , trong trường hợp xét ở vế thứ hai

của điều luật: “ Trừ trường Bộ luật này có qui định khác ”, điều này có nghĩa, luật ghi
nhận trong trường hợp ngoại lệ điều ước quốc tế, luật nước ngoài hoặc cũng có thể tập
quán sẽ được áp dụng giải quyết trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung
và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng, thêm vào đó, Tại Khoản 2 : “
Trong trường họp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó ”, điều này thừa nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có hiệu
lực cao hơn so vói các quy định của Bộ luật dân sự, đây là một trong những nguyên
tắc căn bản thiết yếu trong các quan hệ của luật quốc tế.
Thế nhưng, trên nguyên tắc là như vậy, các quốc gia trong quan hệ quốc tế tôn
trọng các nguyên tắc chung căn bản là điều nên làm, nhưng việc bảo tồn các lợi ích
công cộng, trật tự xã hội trong nước, mà ta gọi đó là các nguyên tắc căn bản của Luật
quốc nội, việc bảo vệ các nguyên tắc này là tối cần thiết khi việc áp dụng pháp luật
nước ngoài, điều ước quốc tế vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà đi
ngược lại những lợi ích này, trên cơ sở đó, Khoản 3 ghi nhận : “ Trong trường họp Bộ
luật này, các vãn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến
việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc

áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

<7>

Cho nên, điều này có nghĩa là một

khi việc áp dụng pháp luật của một nước khác vào quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài, cụ thể là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà hậu quả
của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ xã
hội, trật tự công cộng thì luật nước ngoài đó không được áp dụng để giải quyết.
Như vậy, áp dụng luật nước ngoài và điều ước quốc tế vào quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng là nguyên tắc cơ bản, việc áp dụng là thừa nhận và đảm bảo
nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các hệ thống pháp luật, điều này có 6 7

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

8

SVTH: Trần Hoàng Việt


(8)

Khoản 3 Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật dân sự 2005.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự quốc tế. Tuy

nhiên, việc áp dụng đó được đặt trong khuôn khổ, phạm vi của sự cho phép, việc áp
dụng phải có xem xét đến lợi ích quốc gia là điều cần làm trước hết, đồng thời đảm
bảo rằng hậu quả của việc áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội
và của pháp luật nước mình, nguyên tắc này được ghi nhận về lý luận cũng như thực
tiễn hầu hết các nước trên thế giới.
1.2.1.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam
Trên cơ sở của vấn đề bình đẳng về quan hệ pháp lý khi áp dụng giữa các hệ
thống pháp luật của các nước khác nhau, các hệ thống pháp luật tham gia vào quan hệ
quốc tế được đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử với nhau. Vì vậy, pháp
luật Việt Nam có đủ tư cách để tham gia vào hệ thống luật chung của quốc tế và được
áp dụng khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến (hoặc thuộc thẩm quyền). Trong quan
hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự tại Khoản
1 Điều 759 : “ Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ
luật này có quy định khác ”, tương tự như vậy, tại Khoản 3 Điều 2 về hiệu lực của Bộ
luật dân sự 2005: “ Bộ luật dân sự được áp dụng đoi với các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, trừ trường họp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên cố quy định khác ”<8> , điều này cho thấy, trong trường hợp giải quyết
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc quan hệ dân sự theo nghĩa rộng,
luật Việt Nam có hiệu lực áp dụng giải quyết.
Ghi nhận hiệu lực của việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài là một nguyên tắc cụ thể, nằm trong nguyên tắc chung cơ bản của tư
pháp quốc tế, đó là nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài. Việc áp dụng pháp luật
Việt Nam cũng trên tình thần bình quyền giữa các hệ thống pháp luật, và cũng nhằm
bảo vệ tốt nhất các chế định căn bản của luật trong nước.
1.2.2. Nguyên tắc chuyên biệt
Tư pháp quốc tế ngoài các nguyên tắc chung đặc thù làm nền tảng cho các quan
hệ quốc tế, các nguyên tắc này được cộng đồng quốc tế thừa nhận như kim chỉ nam
cho các quốc gia khi tham tham gia vào giao lưu quốc tế. Bên cạnh việc thừa nhận các
nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế, trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói

riêng, tư pháp quốc tế có thể áp dụng các nguyên tắc khác làm cơ sở cho việc giải
quyết các vấn đề phát sinh có liên quan. 8

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

9

SVTH: Trần Hoàng Việt


(9)

Xem phân
Mục

tích

Khoản

2

Điều

773.

Bồi

thường

thệt


hại

ngoài

hợp

đồng.

Bộ

luật

dân

sự

2005, tại
2.1*3.2.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

1.2.2.1. Nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch
Trong tư pháp quốc tế, khi giải quyết xung đột pháp luật về những vụ việc như :
xét về điều kiện kết hôn, năng lực kết hôn, xem xét về năng lực pháp luật, năng lực
hành vi...,việc căn cứ vào hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự để giải quyết là
nguyên tắc cơ bản, hệ thuộc luật quốc tịch được hiểu là : “là luật của nước mà đương
sự là công dân”, trên cơ sở khái niệm thấy được mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước
với công dân của mình, đó là quan hệ gắn bó quyền và nghĩa vụ giữa hai chủ thể của

Luật quốc tế, hệ thuộc luật quốc tịch được áp dụng như một trong những biện pháp
giúp giải quyết có hiệu quả khi có xung đột pháp luật, bởi vì nó chỉ ra hệ thống pháp
luật được áp dụng đối với những loại quan hệ mà tư pháp điều chỉnh, nguyên tắc áp
dụng hệ thuộc quốc tịch cũng nhằm thể hiện tối đa quyền bảo hộ công dân của một
nước khi chính công dân của nhà nước đó tham gia vào quan hệ quốc tế.
Trong thực tiễn các nước, hệ thuộc luật quốc tịch thường được áp dụng ở hầu hết
các nước ở Âu Châu như : Pháp, Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số
nước khác như Nhật Bản, Cuba...Ở Việt Nam, hệ thuộc luật quốc tịch được xem xét
giải quyết trên nhiều khía cạnh của quạn hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể như về
điều kiện kết hôn, về năng lực của cá nhân là người nước ngoài, trong trường hợp xét
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài, tại khoản 1 Điều 761 Bộ
luật dân sự quy định: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. ”, hoặc áp dụng
nguyên tắc hệ thuộc luật quốc tịch để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra
bởi tàu bay, tàu biển, một ví dụ điển hình là tại Khoản 2 Điều 773 Bộ luật dân sự về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài: “ Việc bồi thường thiệt hại
do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo
pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về
hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có quy định khác<9> ”, đây là cách thức giải quyết về bồi thường thiệt hại có yếu
tố nước ngoài gây ra ở không phận quốc tế mà luật Việt Nam xét về quốc tịch của tàu
bay, tàu biển để giải quyết. Đây là nguyên tắc cũng được Việt Nam thỏa thuận trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nhiều quốc gia, Hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam - Lào tại Khoản 1 Điều 17 : “Năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đó là công dân ”,
như vậy trong trường hợp cần xem xét về năng lực pháp luật hay năng lực hành vi của
cá nhân, hai nước thỏa hiệp sẽ căn cứ vào luật của nước mà công dân mang quốc tịch. 9

GVHD: Diệp Ngọc Dũng


10

SVTH: Trần Hoàng Việt

Chương

2.


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

Tóm lại, trên cơ sở dựa vào các nguyên tắc đặc thù của ngành luật tư pháp để giải
quyết các vấn đề trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, và trong bồi
thường thiệt hại ngoài họp đồng, thì nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch nhằm
điều chỉnh các vấn đề có liên quan có ý nghĩa đặc biệt, việc điều chỉnh hướng về việc
áp dụng luật của nước mà chủ thể trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đó mang quốc
tịch, giúp giải quyết xung đột pháp luật trong một số trường hợp cụ thể khi có qui
phạm xung đột dẫn chiếu đến, như vậy có thể nói rằng, nguyên tắc áp dụng hệ thuộc
luật quốc tịch là nguyên tắc cơ bản giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.2.2.2. Nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật noi thực hiện hành vi
Đây là nguyên tắc nằm trong các hệ thuộc cơ bản của tư pháp quốc tế, nguyên
tắc này bao gồm các dạng khác nhau như : luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện
nghĩa vụ, luật nơi vi phạm pháp luật; trong trường hợp áp dụng dạng luật nơi vi phạm
pháp luật thì nguyên tắc này có thêm hai quan điểm trong việc chọn luật áp dụng giải
quyết, là việc nên áp dụng luật nơi xảy ra hành vi vi phạm hay luật nơi hiện diện hậu
quả của hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể trong trường hợp điều chỉnh vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật
nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên để xác định nó là điều khó khăn, bởi

một khi hành vi gây thiệt hại trên lãnh thổ một quốc gia này, nhưng hậu quả của hành
vi đó lại hiện diện trên một quốc gia khác, thì việc xác định luật áp dụng là điều khó
khăn, và khó thống nhất quan điểm. Trên thế giới, pháp luật một số nước quy định nơi
vi phạm pháp luật là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Italia, Hy lạp). Theo quan điểm
này, thì khi giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các cơ quan Tư pháp của các nước này sẽ áp dụng hệ
thuộc luật nơi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Trong khi đó, pháp luật một số nước
khác lại quy định nơi vi phạm pháp luật là nơi phát sinh hậu quả thực tế do hành vi gây
thiệt hại gây ra (Anh, Hoa Kỳ). Như vậy, ở những nước theo quan điểm này, người ta
sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi có hiện diện của hậu quả thiệt hại để xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ket hợp cả hai quan điểm nêu trên, pháp
luật của một số nước (Đông âu) quy định áp dụng cả hai loại pháp luật. Đó là pháp luật
của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu
quả thực tế tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể pháp luật nước nào có lợi hơn khi áp dụng.
Ở Việt Nam, nguyên tắc này được qui định cụ thể trong một số văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ có khả năng phát sinh việc xác định luật áp dụng để
ràng buộc trách nhiệm của người có lỗi, chẳng hạn như Khoản 1 Điều 773 Bộ luật dân
sự qui định : “ Việc bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng được xác định theo pháp luật
GVHD: Diệp Ngọc Dũng

11

SVTH: Trần Hoàng Việt


(10)

Xem phân tích Khoản 1 Điều 773 tại Chương 2 Mục 2.1.3.1.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế
của hành vi gây thiệt hại ” (l0), vì vậy, trong việc điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật Việt Nam áp dụng pháp luật nơi xảy ra hành vi
vi phạm pháp luật với việc kết hợp cả hai quan điểm là theo pháp luật của nước nơi
xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc theo pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế
của hành vi gây thiệt hại. Ngoài ra, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký
kết với một số nước cũng áp dụng nguyên tắc này, ví dụ như tại Khoản 1 Điều 41 Hiệp
định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Mông cổ : “ Trách nhiệm phát sinh do gây
thiệt hại được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc tình tiết
khác làm cơ sở để đòi bồi thường thiệt hại
Như vậy, trong tư pháp quốc tế, mỗi nguyên tắc đều có những đặc trưng riêng, các
nguyên tắc đều có những ý nghĩa đặc biệt khi áp dụng vào những trường hợp cụ thể,
nguyên tắc áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi cũng vậy, đây cũng là nguyên
tắc cơ bản giúp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế.

1.3.

Phương pháp điều chỉnh
Ngành luật nào cũng vậy, khi ra đời đều có những phương pháp điều chỉnh đặc

thù phù hợp với các quan hệ thuộc sự điều chỉnh của mình, tư pháp quốc tế trong việc
điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của mình cũng có những phương
pháp riêng. Cách thức tác động lên một quan hệ cụ thể nhằm điều chỉnh quan hệ đó
trong tư pháp quốc tế, ta gọi đó là phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình, tư pháp quốc
tế thực hiện việc điều chỉnh các quan hệ đó với những cung cách riêng, cung cách điều
chỉnh đó được nhà làm luật thực hiện trên nguyên tắc bảo vệ các lợi ích của giai cấp,
lợi ích quốc gia và bảo vệ trật tự công cộng. Trên cơ sở các lợi ích đã được định

hướng, tư pháp quốc tế ấn định cho mình những phương pháp đặc thù riêng, đưa ra
phương pháp giải quyết cụ thể các quan hệ phát sinh thuộc đối tượng điều chỉnh của
mình, bằng cách dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể hay trực tiếp tiến hành
giải quyết trên các qui định cụ thể đã được thống nhất. Với cách thức giải quyết như
vậy, Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ thuộc phạm vi của mình bằng hai phương
pháp, đó là : phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.
1.3.1. Phương pháp xung đột
Tư pháp quốc tế với những phương pháp điều chỉnh đặc thù phù hợp với các
quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của mình, trong đó phương pháp xung đột được biết
đến như một phương pháp đặc thù, phổ biến và quan trọng trong tư pháp. Với phương

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

12

SVTH: Trần Hoàng Việt


(11)
(12)

Xem Điều 761 Bộ luật dân sự 2005.
Xem Điều

phápTrách nhiệm bồi thường

17 Hiệp định tương trợ

thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
giữa Việt Nam và Lào.

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

chức năng giúp xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều chỉnh các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đây là phương pháp gắn chặt với sự ra đời và phát
triển của tư pháp quốc tế, là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của tư pháp quốc tế từ
trước đến nay. Theo phương pháp này, thì các qui phạm xung đột sẽ không trực tiếp
giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ nhất định, mà chỉ
với duy nhất “động tác” đưa ra cách thức chọn hệ thống pháp luật của một nước nào
đó có liên quan để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên, bởi vì các quan hệ
phát sinh trong tư pháp quốc tế thường liên quan tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật,
về mặt nguyên tắc thì khi có quan hệ phát sinh thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp
liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống pháp luật điều chỉnh, việc
lý luận như vậy nhằm đạt được mục đích về sự bình đẳng và không phân biệt đối xử
giữa các hệ thống pháp luật, đây là nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế.
Với nguyên tắc đặc thù này, trong các quan hệ xã hội nói chung, và quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài nói riêng, tư pháp quốc tế giải quyết quyền và nghĩa vụ, trách
nhiệm đối với một quan hệ cụ thể bằng cách dùng quy phạm xung đột chỉ dẫn đến một
hệ thống pháp luật của một nước có liên quan giải quyết, cụ thể trong trường hợp xác
định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân người nước ngoài, Khoản 1 Điều 761 Bộ
luật dân sự Việt Nam quy định : “ Năng lực pháp luật của cá nhân là người nước
ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịchf n>”, như vậy
trong vấn đề xác định năng lực pháp luật của một cá nhân là người nước ngoài, luật
Việt Nam dẫn chiếu qui phạm xung đột đến pháp luật của nước nơi mà cá nhân là
người nước ngoài đó mang quốc tịch, nghĩa là luật của nước mà người đó là công dân
sẽ được áp dụng xem xét về vấn đề này, cũng tương tự như thế, tại Khoản 1 Điều 17
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Lào quy định : “ Năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước kí kết mà cá nhân đó là công
dân<12> ”, cùng nội dung xét về năng lực pháp luật của cá nhân, điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Lào cũng dùng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
hệ thống pháp luật của quốc gia mà cá nhân là công dân để xem xét về năng lực pháp

luật và năng lực hành vi, như vậy quy phạm xung đột còn được các quốc gia thỏa
thuận xây dựng để lựa chọn hệ thống pháp luật giải quyết các quan hệ trong tư pháp
quốc tế, các quy phạm trong trường hợp như vậy được gọi là quy phạm xung đột thống
nhất.
Như vậy, tư pháp quốc tế với phương pháp điều chỉnh đặc thù, cũng là phương
pháp đặc trưng của mình, phương pháp xung đột sử dụng quy phạm xung đột để dẫn
chiếu chọn hệ thống pháp luật của một nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong
12

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

13

SVTH: Trần Hoàng Việt

11


(13)

Xem phân tích Phương pháp thực chất tại Mục 1.3.2. Chương 1.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

các quan hệ của tư pháp quốc tế để giải quyết, tỏ ra là phương pháp hữu hiệu, và được
xây dựng rộng rãi trong tư pháp của các nước, việc xây dựng hệ thống quy phạm xung
đột riêng lẻ của từng quốc gia tuy có những mặt tích cực nhất định, xong điều này
cũng gây không ít khó khăn, bởi vì cùng vấn đề có thể nhiều hệ thống pháp luật điều
chỉnh, và mỗi quốc gia lại hướng dẫn cách chọn luật khác nhau, lấy ví dụ như: quan hệ

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh có liên quan đến hai hệ
thống pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên, cả hai đều có những nguyên tắc xác định pháp
luật áp dụng giải quyết khác nhau, có thể Nước thứ nhất sẽ tuyệt đối dựa vào Luật nơi
xảy ra hành vi gây thiệt hại, Nước thứ hai dựa vào Luật nơi xảy ra hậu quả của hành vi
gây thiệt hại. Vì vậy, thiết nghĩ trong trường hợp này cần thúc đẩy việc thỏa thuận xây
dựng các quy phạm xung đột thống nhất, hoặc xây dựng các quy phạm thực chất thống
nhất(13), là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan
hệ trong tư pháp quốc tế.
1.3.2. Phương pháp thực chất
Tư pháp quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ có yếu tố nước ngoài
bên cạnh sử dụng phương pháp xung đột nhằm hướng dẫn cách chọn luật giải quyết thì
phương pháp thực chất là một trong hai phương pháp quan trọng phổ biến, phương
pháp này được hiểu là loại quy phạm ấn định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia vào các quan hệ của tư pháp quốc tế, trực tiếp quy định cả các hình thức và biện
pháp chế tài để áp dụng đối với bên vi phạm pháp luật, vì thế phương pháp này còn gọi
là phương pháp điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư
pháp quốc tế, có nghĩa là khi có một tranh chấp phát sinh từ các quan hệ trong tư pháp
quốc tế, cụ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền
chỉ cần đối chiếu căn cứ vào quy phạm thực chất thống nhất để xem xét, đây được xem
như một hệ thống pháp luật chung được các nước thỏa thuận ấn định, được các quốc
gia tham gia xây dựng bằng cách ký kết các điều ước quốc tế hoặc thừa nhận và áp
dụng những tập quán quốc tế, là phương pháp loại bỏ việc sử dụng phương pháp xung
đột để chọn hệ thống pháp luật áp dụng giải quyết, điều này giúp cơ quan có thẩm
quyền không cần phải bỏ thời gian ra tìm hiểu và giải thích nội dung của pháp luật
nước ngoài (luật của nước được chọn áp dụng) khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu
đến.
Các quy phạm thực chất thống nhất hiện nay được ghi nhận trong các điều ước quốc
tế, chẳng hạn như : Công ước Pari năm 1983 về bảo hộ quyền sở hửu công nghiệp ,
Công ước Becnơ năm 1886 về bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước
Chicagô năm 1944 về hàng không dân dụng, Công ước Vác-sa-va năm 1929 về vận tải


GVHD: Diệp Ngọc Dũng

14

SVTH: Trần Hoàng Việt


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

hàng không, Công ước Rô-ma năm 1933 về thống nhất các quy phạm quy định việc
bồi thiệt hại do tàu bay gây ra v.v...Ngoài ra các quy phạm thực chất thống nhất còn
tồn tại dưới dạng các tập quán quốc tế như : FOB, CIF, v.v...Tuy hiệu quả trong việc
giải quyết trực tiếp và nhanh chóng các tranh chấp trong tư pháp quốc tế, nhưng hiện
nay các quy phạm thực chất trên thực tế chưa được các nước ký kết rộng rãi, và điều
này cũng chưa tương xứng với nhu cầu của giao lưu quốc tế, bởi vì lợi ích của các
nước là khác nhau, bên cạnh đó trình độ phát triển, phong tục, tập quán, truyền thống
lịch sử của từng nước là không giống nhau...
Vì việc điều chỉnh bằng phương pháp thực chất, đặc biệt là phương pháp thực chất
thống nhất, tuy hiệu quả của phương pháp này là không thể chối cải, tuy nhiên hiện
nay, phương pháp này chưa được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ của tư
pháp, chủ yếu sử dụng các quy phạm xung đột nhằm hướng đến các quy phạm thực
chất do từng nước xây dựng để giải quyết cho các vấn đề phát sinh, vì vậy hai phương
pháp này luôn đi đôi và bỗ trợ cho nhau trong việc giải quyết các vấn đề của tư pháp
quốc tế, bởi vì hệ thống pháp luật được chọn do phương pháp xung đột mang lại chính
là các qui phạm thực chất giải quyết triệt để quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các
bên.

1.4.


Nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại
ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

về lý luận thực tiển thì mỗi ngành luật đều có những nguồn khác nhau, các
nguồn này luôn có ý nghĩa nhất định trong việc định hình nên các quy pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội, chẳng hạn như, nguồn của pháp luật Việt Nam sẽ gồm có:
các văn bản quy phạm pháp luật, phong tục tập quán...; nguồn của luật quốc tế thì có:
điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ... tìm hiểu nguồn luật điều chỉnh quan hệ
thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế chính là nghiên cứu thực tế hình thức
tồn tại và các qui định chi tiết về điều kiện tồn tại của pháp luật có liên quan điều
chỉnh đến tư pháp quốc tế, việc nghiên cứu nguồn của tư pháp quốc tế, chính là nghiên
cứu nơi pháp luật ghi nhận các quy phạm pháp luật, trong đó chứa đựng cả những
nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tư pháp, và cả phương pháp điều
chỉnh của tư pháp quốc tế.
Trong việc điều chỉnh các mối quan hệ đa dang và phức tạp, tư pháp quốc tế có

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

15

SVTH: Trần Hoàng Việt


(14)

Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, TS. Đoàn Năng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

1.4.1. Luật quốc gia
Trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế sử
dụng phương pháp xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của một nước liên quan
để giải quyết quyền và nghĩa vụ, với phương pháp đặc thù này, tư pháp quốc tế gián
tiếp thừa nhận luật thực chất của một nước là nguồn luật điều chỉnh của mình, đây là
nguồn quan trọng và phổ biến của tư pháp quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia (còn
gọi là luật Quốc nội) là nguồn của tư pháp quốc tế với một hệ thống các văn bản pháp
luật chứa đựng các nguyên tắc và phương pháp giải quyết các quan hệ phát sinh trong
tư pháp quốc tế. Cho đến nay, nguồn luật quốc gia, là nguồn chủ yếu của tư pháp quốc
tế, bởi vì đại bộ phận các quy phạm của tư pháp quốc tế là các quy phạm xung đột,
trong đó các quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế chủ yếu do từng quốc gia xây
dựng và tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật, tập quán của quốc gia, như:
Hiến pháp, các Bộ luật, các văn bản dưới luật.. .íl4).
Trong đời sống thực tại, các quan hệ ngày càng trở nên mở rộng, việc giao lưu quốc
tế là xu thế tất yếu, kéo theo các quan hệ pháp lý không còn nằm trong khuôn khổ điều
chỉnh của luật Quốc nội, để bảo hộ lợi ích cho các chủ thể trong nước, cũng như hòa
nhập chung vào đời sống quốc tế, luật trong nước hướng việc điều chỉnh ra ngoài
phạm vi các quan hệ trong nước, đó là các quan hệ phát sinh không thuộc phạm vi của
một quốc gia, các quan hệ có yếu tố nước ngoài.
Trên thế giới, ở các nước như : Hungari, Balan, Áo, Thụy sỹ, Séc, Nam tư

V.V...CÓ

nguồn luật điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế được quy định thành Bộ luật tư
pháp quốc tế riêng. Ở Việt Nam, theo xu hướng đối ngoại toàn diện, và theo đướng lối
đối ngoại của Đảng và Nhà Nước ta, việc điều chỉnh của các quy phạm pháp luật phù
hợp và bắt kịp với sự vận động của các quan hệ trong giao lưu quốc tế là việc cần thiết.
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh xu hướng đối ngoại, cũng là điều chỉnh các quan

hệ của tư pháp quốc tế trong luật Việt Nam không ở một văn bản chung nhất, mà nằm
rải rác ở các văn bản pháp quy khác nhau ở các ngành luật khác nhau.
Nguồn quan trọng nhất của tư pháp Việt Nam chính là bản Hiến pháp 1992, đây là
bản Hiến pháp mở rộng thêm các nguyên tắc và các quy phạm làm nền tảng cho lĩnh
vực tư pháp quốc tế so với các Hiến pháp trước đây, đây là việc làm cần thiết trong
việc thể hiện nhiệm vụ, trách nhiệm cơ bản của Nhà Nước ta trong việc tăng cường
củng cố nền hòa bình, phát triển toàn cầu, và cũng là củng cố vị trí của nước ta trên thế
giới cũng như khu vực. Hiến pháp đã dành một số điều để thể hiện nguyên tắc đối
ngoại, đó là : Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại,
phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên 14

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

16

SVTH: Trần Hoàng Việt


(15)
(16)

(17)

(18)

Xem Điều 24 Hiến pháp 1992.
Xem thêmTrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Diều 25 Hiến pháp
1992.
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________ 75 (sửa đổi bổ sung)

Xem Điều
Hiến pháp
1992.
Xem điều 81nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất Hiến pháp 1992.

trong nước(lí); Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đàu tư vốn,
công nghệ vào Việt Nam phù họp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc
tế, bảo đảm quyền sở hửu hợp pháp đối vói vốn, tài sản và các quyền lợi ích khác của
tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc
hửu hóa15 (16); Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người Việt Nam định cư
ở nước ngoài(l7) 18; Người nước ngoài định cư ở Việt Nam phải tuân theo pháp Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền
lợi chính đáng theo pháp luật Việt Namíl8).
Ngoài ra, trong việc điều chỉnh các quan hệ của tư pháp, trên cơ sở các quy định
của Hiến pháp làm nền tảng, các Bộ luật và văn bản luật cũng được ghi nhận là nguồn
của tư pháp quốc tế : Bộ luật dân sự 2005; Luật quốc tịch 2008; Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (các
năm 1987, sửa đổi và bổ sung 1990 - 1992, 1996, 2000), Luật thuế xuất nhập khẩu;
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005; Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006; Luật hải
quan năm 2001 và luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật hải quan năm 2005
v.v...
Các văn bản pháp quy dưới luật được Nhà nước Việt Nam ban hành cũng được
xem là nguồn của tư pháp quốc tế, trong đó có các Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ
quốc hội ban hành, gồm các : Pháp lệnh về lãnh sự 1990; Pháp lệnh hải quan 1990;
Pháp lệnh thi hành án dân sự 2009; Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của
người nước ngoài tại Việt Nam 1992; Pháp lệnh về điều ước quốc tế 1989 v.v...Cùng
với các Pháp lệnh do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành, các văn bản hướng dẫn
khác như : Nghị định, Quyết định, Nghị quyết, Điều lệ, Quy chế v.v...nhằm quy định
chi tiết và hướng dẫn việc thi hành các Bộ luật và pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ có
yếu tố nước ngoài, đây là những văn bản có vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng

trong việc điều chỉnh các quan hệ thực tiễn của tư pháp quốc tế ở Việt Nam, cụ thể :
Nghị định 138/2006/ND-CP hướng dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài; Nghị định 86/2002/ND-CP của Chính phủ ngày 10/7/2002 quy định về
thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài; các Nghị định số 24/2000/ND-CP ngày 31/7/2000 quy định
về việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000...

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

17

SVTH: Trần Hoàng Việt


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

Như đã nói ban đầu, các quy phạm xung đột được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật thuộc luật thực chất của quốc gia còn là nguồn quan trọng của tư pháp
quốc tế, trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, các quy phạm xung đột được xem như
một cách thức giải quyết xung đột pháp luật có hiệu quả, chẳng hạn như, trong trường
hợp xét năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài, ta có quy phạm
xung đột tại Điều 762 Bộ luật dân sự: “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước noi người đó là công
dân... ”, đây là nguồn quan trọng và chủ yếu của tư pháp quốc tế hiện này, các quy
phạm xung đột này tồn tại trong luật thực chất của quốc gia, và do từng quôc gia xây
dựng để giải quyết xung đột pháp luật, hay còn gọi đây là những quy phạm xung đột
riêng lẻ, các quy phạm xung đột này tồn tại trong pháp luật Việt Nam như: Trong Hiến
pháp (gồm các quy phạm xung đột tại Điều 24, Điều 25, Điều 75 sửa đổi bổ sung,
Điều 81), tồn tại trong Bộ luật dân sự 2005 (tại Phần thứ 7), Bộ luật hàng hải 2005

(Điều 4), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi và bổ sung 2010 (tại chương
XI).. .Bên cạnh các quy phạm xung đột riêng lẻ được các quốc gia xây dựng là nguồn
của tư pháp quốc tế, thì các quy phạm xung đột thống nhất tồn tại trong điều ước quốc
tế được các quốc gia ký kết với nhau vừa là nguồn của luật quốc gia, và cũng là nguồn
quan trọng của tư pháp quốc tế. Ở Việt Nam, phải kể đến các Điều ước quốc tế chứa
đựng các quy phạm xung đột thống nhất như: Hiệp định tương trợ Việt - pháp, Hiệp
định Việt - Pháp về nuôi con nuôi năm 2000, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga
năm 1999, và các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước như
Lào, Trung Quốc, Mông cổ...
Như vậy, nguồn của tư pháp quốc tế trong luật của Việt Nam là cả một hệ thống đa
dạng các văn bản từ Hiến Pháp, Bộ luật, Luật, các pháp lệnh, với các văn bản dưới luật
và còn có cả các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia khác...hệ
thống nguồn luật này chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong
tư pháp quốc tế, và là nguồn quan trọng của tư pháp Việt Nam.
Ở các nước tư bản phát triển thì các văn bản pháp quy là nguồn của tư pháp quốc
tế có ý nghĩa kém hơn so với án lệ, những quy phạm Tư pháp quốc tế được ghi nhận
trong các văn bản pháp quy khác nhau, hoặc được quy định thành một hệ thống Bộ
luật riêng về tư pháp quốc tế. Trong luật Pháp, Bộ luật dân sự 1804 (Bộ luật
Napôlêông) có một số điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài và
một số văn bản pháp quy khác.
Ở Cộng hòa liên bang Đức thì cho tới năm 1986 thi hành Bộ luật dẫn về dân sự quy
định một hệ thống các quy phạm xung đột (từ Điều 7 đến Điều 31), nhưng cũng còn
rất nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể. Từ 1/9/1986 Bộ luật về tư pháp quốc tế
GVHD: Diệp Ngọc Dũng

18

SVTH: Trần Hoàng Việt



(19)

Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội 2008, Nxb CAND, trang 19.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

bắt đầu có hiệu lực (Được thông qua ngày 25/7/1986) thay thế cho các điều tương ứng
trước đây trong Bộ luật dẫn về dân sự và rất nhiều khoản được bổ sung cho thiếu sót
trước đây như : Các nghĩa vụ trong họp đồng, hình thức họp đồng, kết hôn và lý hôn
có yếu tố nước ngoài, các quyền và của trẻ em trong quan hệ gia đình, giám hộ và trợ
tá, quyền thừa kế, các quan hệ lao động và các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự
quôc tê .
Tóm lại, thực tiễn ghi nhận hệ thống Luật của các quốc gia là nguồn quan trọng và
phổ biến trong tư pháp quốc tế, nguồn luật quốc gia chứa đựng những quy phạm pháp
luật điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của mình, như vậy nguồn của tư pháp quốc tế
quy định trong hệ thống luật quốc gia là nguyên tắc chung của chính sách đối ngoại, là
xu thế chung thúc đẩy hợp tác giữa các nước.
1.4.2. Điều ước quốc tế
Bên cạnh các hệ thống nguồn luật được quy định trong Luật của các quốc gia,
là các quy phạm thực chất do từng quốc gia xây dựng điều chỉnh quan hệ đối ngoại,
cũng là điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, các
quốc gia trong quan hệ với nhau còn đi đến đàm phán và ký kết nhiều điều ước điều
chỉnh quan hệ nhiều mặt, các điều ước được các nước ký kết có thể trở thành nguồn
của tư pháp quốc tế, nó chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia, bao gồm các điều
ước song phương và đa phương.
Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các quan hệ của tư
pháp quốc tế, các điều ước song phương và đa phương được ký kết ngày càng nhiều,


về điều ước song phương, trước tiên phải kể đến các Hiệp định tương trợ và hợp tác tư
pháp, hiện tại Việt Nam đã ký kết điều ước với khoản 17 quốc gia trên lĩnh vực này, cụ
thể như : Đức năm 1980; Nga năm 1981; Séc và Slovakia năm 1982; Cuba năm 1984;
Hungari 1985; Bungari 1986; Balan 1993... việc ký kết sẽ ngày càng được chú trọng
và mở rộng. Việc ký kết các Hiệp định dựa trên các tiêu chí như : Công nhận và bảo
đảm việc thực hiện tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản của công dân (cũng như
pháp nhân) của quốc gia này trên lãnh thổ quốc gia nước kia trên cơ sở nguyên tắc tôn
trọng bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia với nhau, chú trọng đến việc hợp tác
giữa các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật, quy định thẩm quyền của tòa án của các
bên áp dụng pháp luật, vấn đề công nhận và cho thi hành án dân sự, dẫn độ tội
phạm...Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã ký kết hàng loạt các hiệp định lãnh sự với
nước ngoài như : Nga 1978; Balan 1979; Hungari 1979; Môngcổ 1979; Cuba 1981;
Lào 1985...Và không ít các Hiệp định thương mại và hàng hải với các quốc gia khác, 19

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

19

SVTH: Trần Hoàng Việt


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế______________________________________________________

nhằm củng cố và tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại mọi mặt với các
nước, các Hiệp định hên lĩnh vực lao động; hợp tác khoa học; kỹ thuật; đào tạo chuyên
gia; đầu tư nước ngoài...cũng được Việt Nam ký kết với các quốc gia liên quan đến
các quan hệ của tư pháp quốc tế. Với xu thế hội nhập toàn cầu như đã nêu, nước ta đi
sâu ký kết các Hiệp định đa phương, năm 1981 Việt Nam gia nhập công ước Pari 1883
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gia nhập Hiệp định Madrit về đăng ký quốc tế

nhãn hiệu hàng hóa, năm 1995 gia nhập công ước New York 1958 về công nhận và
cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài, năm 1980 gia nhập công ước
Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về lãnh sự. Trong lĩnh vực
bảo hộ quyền con người, Việt Nam đã gia nhập Công ước 1966 về quyền kinh tế, xã
hội văn hóa của Liên hợp quốc; Công ước Liên hợp quốc về chống phân biệt chủng
tộc; Công ước Liên hợp quốc 1948 về chống tội ác diệt chủng...
Tất cả các điều ước song phương hoặc đa phương nêu hên ít nhiều chứa đựng các
nguyên tắc, các quy phạm điều chinh các quan hệ của Tư pháp quốc tế. Nó có thể là
các quy phạm thực chất thống nhất hoặc là các quy phạm xung đột thống nhất, tùy
thuộc vào mức độ cam kết giữa các quốc gia mà điều ước quốc tế này thể hiện được
những vai trò nhất định của mình trong việc củng cố và phát hiển sự hợp tác về mọi
mặt giữa các quốc gia nói chung và giữa Việt Nam với các nước nói riêng.
Như vậy, các điều ước quốc tế chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp
luật, trong đó chứa đựng các quy phạm xung đột thống nhất giúp giải quyết xung đột
pháp luật được các quốc gia thỏa thuận điều chỉnh quan hệ giao lưu hợp tác với nhau
cũng được xem như nguồn phổ biến và quan trọng trong tư pháp quốc tế, hên nguyên
tắc thỏa thuận, bình đẳng, tôn trọng các lợi ích của nhau, các nước thỏa thuận nên hệ
thống các quy phạm pháp luật, hở thành những nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh
quan trọng và cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế. Trong quá trình phát triển
toàn cầu, nguồn luật này có xu hướng phát triển phổ biến.
*** Ngoài ra, Tập quán quốc tế và án lệ cũng được xem là nguồn của tư pháp
quốc tế, bởi vì thực chất trong quan hệ với các nước, ít nhiều các quốc gia cũng đã
thừa nhận và áp dụng. Các tập quán mang tính chất nguyên tắc; tập quán mang tính
chất chung; tập quán mang tính chất khu vực là những quy tắc xử sự được hình thành
trong một thời gian dài, áp dụng liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự
thừa nhận của đông đảo các quốc gia, điển hình và nổi tiếng phải kể đến tập quán
thương mại Incoterms được Phòng thương mại quốc tế tập hợp soạn thảo qua các năm
1936; 1953; 1980; 1990 và mới đây là năm 2010. Và án lệ cũng thế, là nguồn khá phổ
biến ở một số nước tư bản phát triển, cụ thể như ở Anh - Mỹ thì thực tiễn toàn án (Án
lệ) là nguồn cơ bản của pháp luật, việc giải quyết hanh chấp trong lĩnh vực Tư pháp

GVHD: Diệp Ngọc Dũng

20

SVTH: Trần Hoàng Việt


×