Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích môi trường vĩ mô của nước Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.07 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA NƯỚC ĐỨC
1. Các yếu tố về môi trường vĩ mô của CHLB Đức

3

a. Các yếu tố vê kinh tế

3

b. Chính trị - Luật pháp

3

c. Văn hóa – xã hội

4

d. Yếu tố về công nghệ

4


2. Các yếu tố tự nhiên

4

II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG CHLB ĐỨC

5

1.Những cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường
Đức

5

2.Những thách thức khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường
CHLB Đức

6

LỜI KẾT

6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, châu Âu đang trở thành đối tác thương

mại quan trọng với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trong châu
Âu đã và đang phát triển khá thuận lợi.
CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, là một trong 7 quốc gia phát
triển nhất thế giới, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị,
thương mại của châu Âu cũng như quốc tế. Đức la nước xuất nhập khẩu lớn
nhất trong EU do dân số đông và có thu nhập đầu người khá cao. Đây thực
sự là môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Bài viết sau đây sẽ phân tích môi trường vĩ mô của nước Đức, qua đó
đưa ra các cơ hội và thách thức cho các nha đầu tư Việt Nam khi có ý định
xâm nhập vào thị trường tiềm năng này.

2


NỘI DUNG

I.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA NƯỚC ĐỨC

1. Các yếu tố về môi trường vĩ mô của CHLB Đức
a. Các yếu tố vê kinh tế
CHLB Đức sở hữu một nền kinh tế công – nông nghiệp, thương mại
và dịch vụ hiện đại với công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao, là một trong
những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, có tiềm năng về kinh tế
và công nghệ.
GDP: 2,95 tỉ USD (2010)
GDP theo đầu người: 35.900 USD (2010)
Tỉ lệ tăng trưởng GDP: 3,6% (2010)

Tỉ lệ lạm phát: 1% (2010)
b. Chính trị - Luật pháp
Chính trị: Hiện tại, CHLB Đức đang theo đuổi chính sách kinh tế “thị
trường xã hội”, với phương châm nhà nước chỉ hoạch định, điều tiết
các chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội.
Luật pháp: Đức khuyến khích đầu tư nước ngoài vào và luật của Đức
quy định các công ty nước ngoài ngang hàng với các công ty trong
nước về quyền lợi cũng như nghĩa vụ, vì vậy các công ty nước ngoài.
Luật về kinh tế nước ngoài của Đức bao gồm một điều khoản cho
phép áp đặt những hạn chế đối với luồng đầu tư trực tiếp của tư nhân
vì những lí do chính sách nước ngoài, an ninh quốc gia. Sở hữu trí tuệ

3


ở CHLB Đức được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn về an toàn rất
phức tạp và được áp dụng thường xuyên.
c. Văn hóa – xã hội
Nguồn nhân lực: CHLB Đức có tỉ lệ thất nghiệp cao. Lực lượng lao
động của CHLB Đức nhìn chung là có tay nghề cao, có học vấn, kỉ
luật và có hiệu quả. Tuy thị trường lao động đặc thù hóa do vấn đề về
cơ cấu nhưng Đức là một trong những quốc gia có mức lương và phụ
cấp cao nhất thế giới.
Môi trường: CHLB Đức rất quan tâm tới các vấn đề về môi trường,
luôn có những chính sách hỗ trợ các kế hoạch góp phần bảo vệ, cải tạo
môi trường.
Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng Đức nổi tiếng am hiểu về giá cả
hàng hóa, đánh giá cao các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tập quán tiêu dùng: Do có nền kinh tế phát triển, người dân có mức
thu nhập bình quân đầu người khá cao nên người tiêu dùng Đức đòi

hỏi rất cao về chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Họ có sở thích thói
quen sử dụng các nhãn hiệu có tiếng trên thế giới để yên tâm về chất
lượng và dộ an toàn của sản phẩm.
d. Yếu tố về công nghệ
Viễn thông: Đức sở hữu hệ thống viễn thông tiên tiến, có mạng lưới
điện thoại, internet hiện đại cùng hệ thống vệ tinh riêng biệt.
Công nghệ: CHLB Đức là quốc gia sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến
trên thế giới
2. Các yếu tố tự nhiên
Vị trí địa lí: CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, phía Bắc giáp với
Đan Mạch, phía Tây giáp Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxemburg, phía Nam

4


giáp Thụy Sĩ và Áo, phía Đông giáp Slovakia và Ba Lan. CHLB Đức
nằm ở vị trí bản lề giữa Đông Âu và Tây Âu
Nguồn tài nguyên: Đức là một nước không giàu tài nguyên khoáng
sản. Một số tài nguyên của Đức là: sắt, than đá, kali…
Khí hậu: Nước Đức có khí hậu ôn đới, nằm trong vùng chuyển tiếp
giữa khí hậu biển của Tây Âu và khí hậu lục địa của Đông Âu. CHLB
Đức hiếm khi chịu các thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, gió xoáy,
thời tiết cực nóng hoặc cực lạnh.
II.

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG
CHLB ĐỨC
1. Những cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị
trường Đức

CHLB Đức là quốc gia có dân số đông và mức thu nhập bình quân
đầu người khá cao, đây là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp
Việt Nam nếu xâm nhập thành công. Tỉ lệ lạm phát thấp sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi có thể hạ thấp các chi phí đầu
vào.
Nhân công ở Đức có trình độ tay nghề khá cao, tuy nhiên tỉ lệ thất
nghiệp lại lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn
nhân công chất lượng với mức lương không quá cao.
Thêm vào đó là mối quan hệ Việt – Đức vẫn đang trên đà phát triển
theo chiều hướng tích cực, đồng thời khi Việt Nam gia nhập WTO,
thuế nhiều chủng loại hàng hóa sẽ được giảm xuống đáng kể.
2. Những thách thức khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị
trường CHLB Đức.

5


Bên cạnh những cơ hội lớn khi tham gia vào thị trường Đức, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn.
Hàng rào kĩ thuật hiện nay được xem như là ông cụ phòng vệ thương
mại hữu hiệu và phổ biến để các quốc gia hạn chế các mặt hàng nhập
khẩu. Các yêu cầu, tiêu chuẩn rất cao và nghiêm ngặt
Người tiêu dùng Đức có sự đòi hỏi rất cao về chất lượng cũng như sự
an toàn của sản phẩm, họ sẵn sàng bỏ chi phí cao hơn để tìm đến các
thương hiệu nổi tiếng, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó
để cạnh tranh với các thương hiệu có sẵn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với doanh
nghiệp của các quốc gia khác. Việc thua kém về công nghệ cũng như
vốn sẽ là bất lợi rất lớn nếu chúng ta phải cạnh tranh thực tiếp với các
doanh nghiệp đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển.


KẾT LUẬN
Thế giới hiện nay đang theo xu thế mở cửa và hội nhập, việc đầu tư ra nước
ngoài, chú trọng các ngành xuất khẩu sang các nước khác là rất cần thiết.
Châu Âu nói chung và CHLB Đức nói riêng là thị trường rất tiềm năng để
các doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Mặc dù quá trình thâm nhập không
đơn giản, những thách thức là rất lớn, nhưng nếu có thể tìm hiểu được cái
đặc điểm của môi trường kinh doanh, chúng ta sẽ tìm ra được các hướng để
giải quyết, nắm bắt cơ hội, đưa đất nước phát triển

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

/> />
7



×