Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.4 KB, 53 trang )

TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
CẦNHƯỚNG
THƠ
NHẬN XÉT
CỦA GIÁO
VIÊN
DẪN
KHỎA LUẬT
Bộ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP cử NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2005 - 2009
Đề tài:

VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ
THựC TRẠNG VA HƯỚNG HOÀN THIỆN

Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Hữu Lạc

Sinh viên thưc hiên
Nguyễn Thị Bảo Yến
MSSV: 5055032
Lớp: Luật Thương mại - K31

Cần Thơ, tháng 4/2009


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


2jg


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞĐẰU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................1
3........................................................................................................................ M
ục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................1
4........................................................................................................................ Ph
uơng pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................2
5. Cơ cấu của đề tài......................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VÈ VĂN HÓA GIAO TIẾP.....................4
l.l.......................................................................................................................Gỉứ
ỉ thiệu chung về văn hóa................................................................................ 4
1.1.1............................................................................................................ Lị
ch sử hình thành và phát triển của văn hóa.............................................4
1.1.2............................................................................................................ Kh
ái niệm, vai trò và đặc điểm của văn hóa.................................................5
1.1.2.1................................................................................................ Kh
ái niệm văn hóa..................................................................................5
1.1.2.2................................................................................................ Va
i trò của văn hóa.................................................................................6
1.1.2.3. Đặc trung và chức năng của văn hóa..................................6
1.2 Văn hóa giao tiếp....................................................................................8
1.2.1 Khái niệm văn văn hóa giao tiếp...................................................8
1.2.2 Đặc trung cơ bản của giao tiếp......................................................8
1.2.3. Các đặc tru ng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam........9
1.2.4 chức năng của giao tiếp...................................................................11

1.2.5. Văn hóa giao tiếp noi công sở.........................................................13
1.3 Giổi thiệu chung về công sử.................................................................. 15


1.3.1 Khái niệm công sở.........................................................................15
1.3.2 Đặc điểm của công sở....................................................................16
1.3.3........................................................................................................... Nh
iệm vụ của công sở....................................................................................16
1.4.Những vấn đề chung về văn hóa công sở...............................................17
1.4.1........................................................................................................... Kh
ái niệm văn hóa công sở...........................................................................18
1.4.2. Biểu hiện của văn hóa công sở....................................................18
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ VĂN HÓA
CÔNG
SỞ TẠI CÁC Cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.................................20
2.1 Những quy định chung.........................................................................20
2.1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của quy chế...........20
2.1.2 Các nguyên tắc thực hiện của quy chế văn hóa công sở.............20
2.1.3 Mục đích ban hành quy chế văn hóa công sở..............................21
2.1.4 Các hành vi bị cấm tại công sở.....................................................22
2.2 Trang phục giao tiểp và cách ứng xử..................................................23
2.2.1 Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức.............................23
2.2.1.1 Trang phục...........................................................................23
2.2.1.2 Lễ phục................................................................................25
2.2.1.3 Thẻ cán bộ, công chức, viên chức.......................................26
2.2.2 Giao tiếp và úng xử của cán bộ, công chức, viên chức...............26
2.2.2.1 Giao tiếp và ứng xử.............................................................26
2.2.2.2 Giao tiếp và ứng xử với dân................................................28
2.2.2.3 Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp..................................29
2.2.2.4 Giao tiếp qua điện thoại......................................................30

2.3 Bày trí công sở........................................................................................31
2.3.1 Quốc huy, Quốc kỳ.........................................................................31
2.3.1.1 Treo Quốc huy.......................................................................31


2.3.1.2 Treo Quốc kỳ.........................................................................32
2.3.2 Bày trí khôn viên công sở..............................................................34
2.3.2.1 Biển tên cơ quan..................................................................34
2.3.2.2 Phòng làm việc....................................................................34
2.3.2.3 Khu để phương tiện giao thông...........................................35
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH THựC TẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN.........37
3.1 Tình hình thực tế hiện nay....................................................................37
3.2 Những hạn chế.......................................................................................39
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................41
3.4 Hướng hoàn thiện....................................................................................43
KẾT LUẬN.....................................................................................................


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

LỜI MỞ ĐẰU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nen văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng ngàn năm lao động sang tạo đấu
tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong
đó, văn hóa công sở là một phần quan ừọng của bộ mặt văn hóa Việt Nam, qua quá
trình giao lưu, chọn lọc, tiếp thu và phát triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Hài hòa văn hóa trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế
toàn càu hóa hiện nay là một nhiệm vụ thiết yếu của Đảng nhà nước và nhân dân ta.
Trong đỏ, chủ chốt là sự ý thức của cán bộ, công chức trong việc thực hiện văn hóa nơi
công sở.

Hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển trong lúc sự giao lưu văn hoá giữa các
quốc gia ngày càng được đẩy manh thì văn hoá càng trở thành một trong những trung
tâm của sự chú ý mà đặc biệt là văn hoá công sở. Những năm gàn đây Đảng và nhà
nước không ngừng quan tâm đến vai hò của văn hoá nói chung và văn hoá công sở nói
riêng, đối với việc bồi dưỡng cán bộ, công chức đồng thời phát huy nhân tố con người
nhằm tiến tới mục tiêu “xây dựng một nền vãn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Chúng ta đang tiến hành xây phong trào văn minh công sở. Đây là việc làm cần thiết
để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính quốc gia trong tiến
trình hội nhập quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế mở cửa hội nhập và bước đầu mở rộng quan hệ họp tác
với các quốc gia trên thế giới như hiện nay thì uy tính và năng lực là những vấn đề
không thể không quan tâm. Đe tạo được uy tính đối với bạn bè thế giới thì Đảng, nhà
nước và nhân dân ta cần phải nổ lực hết mình về mọi mặt. Đổ có thể tự khẳng định
mình và tự tin đứng vững trên thị trường thế giới thì Việt Nam cần xây dựng bộ máy
nhà nước trong sạch vững manh. Muốn làm được điều đó thì toàn Đảng toàn dân ta
cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức tạo môi trường văn minh, hiện đại. Muốn vậy
chúng ta cần có những bước đi đúng đắng trong việc khắc phục những hạn chế, tích
cực đổi mới nhằm hoàn thiện các chính sách pháp luật. Chính vì tầm quan trong đó mà
tôi chọn đề tài “Vấn đề thực hiện văn hoá công sở thực trạng và hướng hoàn thiện”.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài vấn đề thực hiện văn hoá công sở thực trạng và hướng hoàn thiện là một đề
tài tương đối rộng, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, để tìm hiểu và nghiên cứu nhưng
do thời gian ngắn và lượng kiến thức có giới hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu đề tài
trong phạm vi “văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước”.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

1

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến



vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Hiện nay, đã có quy chê quy định cụ thê vê văn hóa công sở. Tuy nhiên, vân đê
áp dụng nó vào trong đời sống thực tế hay nói cách khác là áp dụng vào trong công sở
hành chính nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn vướn mắt. Mặc dù cán bộ,
công chức trong cơ quan hành chính nhà nước đã hiểu quy chế quy định những gì, cần
phải thực hiện ra sao nhưng việc thực hiện không đúng vẫn còn tồn tại làm cho việc
thực hiện quy chế văn hóa nơi công sở không có gì đổi mới. Chúng ta phải làm thế nào
để giải quyết tốt những vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất để xây dựng một nền văn
minh công sở tiên tiến những đậm đà bản sắc dân tộc trong tương lai.
Và nhằm nâng cao kiến thức của bản thân về lĩnh vực văn hóa công sở để giúp
ích cho công việc sau này. Chính vì lẽ đó mà người nghiên cứu thấy rằng mình cần
phải đi sâu vào tìm hiểu các chính sách pháp luật để làm rõ hơn các vấn đề văn hóa
công sở hiện nay, tìm ra ưu khuyết điểm trong việc áp dụng và thực hiện quy chế trong
quản lý và xử lý..., trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và tìm ra một hướng đi cụ
thể.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp để
làm rõ những vấn đề của đề tài như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
phương pháp sưu tầm, phương pháp phân tích và phương pháp tổng họp tài liệu.
Trong đó phương pháp sưu tầm,phương pháp phân tích và phương pháp tổng họp
tài liệu đã được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả.
5. Cơ cấu của đề tài.
Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của tác giả và để tiện cho việc theo dõi đề
tài của người đọc tác giả đã chia bố cục của đề tài ra làm ba phần:
Thứ nhất là lời mở đầu. Ở đây, tác giả dùng phần này như một lời dẫn để khi đọc
ta có thể hiểu sơ lược các vấn đề cơ bản của đề tài như: sự cần thiết của đề tài đối với
xã hội, mục tiêu nghiên cứu đề tài của tác giả hay nói cách khác thì ở đây tác giả

nghiên cứu đề tài với mục tiêu gì cho bản thân và cho xã hội, và cuối cùng là tác giả đã
sử dụng những phương pháp nào để nghiên cứu đề tài.
Thứ hai là phần nội dung đây là phần tương đối quan trọng. Do đó, để nghiên cứu
hết tổng thể các mặt của đề tài tác giả đã chia phần này ra làm ba chương. Trong đó,
chương một là lý luận chung về văn hóa giao tiếp qua phần này tác giả muốn cho
người đọc có một cái nhìn hết sức tổng quát từ cái chung đó là nền văn hóa lâu đời của
Việt Nam đến cái riêng đó là văn hóa công sở ttrong các cơ quan hành chính nhà nước,
để từ đó người đọc có thể hiểu một cách tổng quan về văn hóa công sở từ lịch sử tới
hiện tại và cũng để cho người đọc hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Đến
chương hai những quy định của pháp luật về văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nuớc. Ở đây người đọc sẽ thấy được sự quan tâm của Đảng và nhà
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

2

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

nước ta đên vân đê vãn hóa công sở thông qua những quy định khá chi tiêt trong quy
chế như: hang phục, lễ phục, bản tên, cách giao tiếp của cán bộ, công chức, biển tên
cơ quan..., được quy định rất cụ thể. Tiếp theo là chương ba thực trạng và hướng
hoàn thiện. Qua chương này tác giả đã chỉ ra những thiếu sót cũng như những mặt
còn hạn chế tồn tại khá nhiều trong ý thức chấp hành quy chế của cán bộ, công chức
và trong việc quản lý cán bộ, công chức của nhà nước ta. Bên cạnh đó tác giả cũng đã
đưa ra một số biện pháp nhằm để góp phần hoàn thiện bộ mặt công sở nói chung và
văn hóa công sở nói riêng. Qua chương này tác giả cũng mong người đọc có thể nhìn
nhận khách quan về sự yếu kém trong việc thực hiện văn hóa nơi công sở để có thể
đóng góp một phần nào đó nhằm xây dựng một nền văn minh nơi công sở đậm đà bản

sắc dân tộc.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng thời gian có hạn và do lượng
kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong quý thầy cô bỏ qua
và góp ý để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin cám ơn thầy Nguyễn Hữu Lạc đã tận tình hướng dẫn cho em, trong suốt
quá trình làm bài em có gì thiếu sót mong thầy bỏ qua cho em.
Em chân thành cám ơn quý thầy cô!

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

3

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực
tiển
CHƯƠNGI

LÝ LUẬN CHUNG VÈ VĂN HÓA GIAO TIẾP
1.1.
Giứỉ thiệu chung về văn hóa.
1.1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển của vãn hóa.
Nhìn lại tiến trình lịch sử Việt Nam hàng nghìn năm qua, dòng chảy chủ đạo của

tư tưởng triết lý là triết lý nhân sinh, luôn gắn liền với cuộc sống thiết thực của cộng
đồng: Nhà - Làng - Nước. Con người cá nhân không tồn tại đơn lẻ mà sống trong thế
ứng xử với các cộng đồng đó.
Xét từ cội nguồn, cộng đồng người Việt hình thành sớm trên cơ sở những xã

nông thôn - nông nghiệp trồng lúa trên một địa bàn không lớn, cái nôi ban đầu là lưu
vực sông Hồng đến sông Mã.
Công xã nông thôn, cộng đồng làng xã là tổ chức đã hình thành sớm và tồn tại
hàng ngàn năm trong lịch sử, là nơi bảo lưu văn minh lúa nước, văn hoá xóm làng. Có
làng trước rồi mới có nước. Nước là làng mở rộng, là tập hợp nhiều làng. Văn hoá xóm
làng được bảo đảm bởi nền tảng kinh tế là chế độ mộng công, tồn tại đến tháng 8 1945, thậm chí đến cải cách mộng đất 1955 - 1956 ở miền Bắc. Thực chất mộng công
đó là mộng do công sức, mồ hôi của nhiều thế hệ thành viên công xã khai phá, phải
làm thuỷ lơi, đào đắp đê điều, chăm sóc bảo vệ mùa màng mới có hạt thóc, hạt ngô, củ
khoai, củ sắn... Do vậy mà nảy sinh tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau v.v...
Đen khi có nhà nước, có chế độ phong kiến, bộ máy nhà nước thiết lập, bao trùm lên,
áp đặt lên bộ máy tự quản của làng xã, mộng làng là mộng công là mộng vua, nhưng
thực chất vẫn do làng xã quản lý. Vì thế mới có tình trạng “phép vua thua lệ làng”.
Trong gia đình người Việt, “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, “con
hơn cha nhà có phúc”. Gia đình mẫu hệ còn ảnh hưởng đậm nét và lâu bền nên Mỵ
Châu Công chúa con vua An Dương Vương lấy Trọng Thuỷ, Thuỷ ở rể là thuận lý hợp
tình, nếu giải mã theo quan điểm hệ thống thân tộc mẫu hệ. Đến đầu Công nguyên Hai
Bà Trưng dựng cờ nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm được toàn dân hưởng ứng, trong
một thời gian ngắn giành lại 65 thành trì; thắng lợi rồi Hai Bà trở thành “vua Bà”, dưới
trướng còn có nhiều “tướng bà” v.v...
Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước với tư liệu sản xuất chính là mộng đất, nước,
sức sản xuất quan trọng nhất là người nông dân cần cù, nông dân làm theo mùa vụ với
kinh nghiệm sản xuất, mong cho có đầy niêu cơm là đã thoả mãn, không đòi hỏi tư duy
khoa học, sáng tạo...
Điểm lại một số giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống hàng nghìn đòi cha ông ta để
lại, giá trị lớn nhất là lòng yêu nước, trong thời đại mới được nâng lên thành chủ nghĩa
yêu nước. Dường như trong mỗi người Việt Nam đều tiềm ẩn một lòng yêu nước, yêu
quê hương. Mỗi khi vận nước bị nguy nan thử thách, lòng yêu nước đó lại bùng lên
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

4


SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


1
2

TS Phan Quốc Anh “lại nói về khái niệm văn hóa” trang dân trí, thứ hai, 11/8/2008
Cơ sở văn hóa Việt
Trần Ngọc Thêm,vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển
1997

Nam PGS. TS
NXB giáo dục

như sóng trào lửa cháy quét sạch quân thù. Tính cộng đông, cân cù là những giá trị
đáng quý, nhưng phải đánh giá đúng, đầy đủ mặt tích cực và tiêu cực của nó. Suy cho
cùng, những giá trị trên đây cũng mới chỉ định lính, chưa được đúc kết thành những
chuẩn mực, quy phạm đạo đức
1.1.1.
Khái niệm, vai trò và đặc điểm của văn hóa.
1.1.2.1.
Khái niệm văn hóa.
a) khái niệm văn hỏa :
Nghiên cứu về văn hóa nơi công sở, trước hết không thể không làm rõ khái niệm
văn hóa.
Đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệm hay định
nghĩa về văn hoá, nhưng cho đến nay, giới nghiên cứu khoa học, giảng dạy về văn ho á
trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thống nhất được một khái niệm chung
nhất.

Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đòi sống xã hội
_là 1 hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, thể chế các tư tưởng ...) được
hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền
lại qua các thế hệ sau .
_ Hệ thống vãn hóa có chức năng như là 1 khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã
hội.
Tóm lại: “Văn hóa là tổng thế sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân
và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”1
Văn hóa còn được hiểu qua khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”2
b) Biếu hiện của văn hóa trong thực tế :
Vãn hóa được biểu hiện trong các yếu tố cơ bản sau:
Các giá trị tinh thần là các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng
sáng tạo ra ừong lịch sử và còn được dùng cho đến ngày nay. Các giá trị này gồm 2
loại sau :
Các giá trị xã hội là tổng thể các quan niệm của cộng đồng về sự tồn tại và phát
triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hanh phúc cho nhân dân .
Các kỹ thuật chế tác là các yếu tố kỹ thuật và công nghệ do các cá nhân hay công
động sáng tạo ra từ xưa đến nay đang được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

5

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến



vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Các giá trị vật chât là các hiện vật đang được dùng trong đời sông xã hội hàng
ngày, chúng bao gồm:
Các công trình kiến trúc đã được xây dựng lên và được sử dụng trong đời sống xã
hội hàng ngày như: cầu cống, đường xá ....
Các sản phẩm đang được sử dụng để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như: ô tô,
máy bay, tàu hỏa ....
Như vậy văn hỏa là các yếu tố bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành
nền tảng xã hội cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.
1.1.2.2.

Vai trò của vãn hóa.

a. Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân
Trong thực tế cuộc sống của mỗi cá nhân, vãn hóa được thế hiện là những nhận
thức xã hội của mỗi người để đảm bảo đời sống của chính họ. Tất cả những điều đó
các cá nhân học hỏi và lĩnh hội được thông qua quá trình xã hội hóa các cá nhân. Do
đó văn hóa là cơ sở của nền văn hóa đã trở thành con người của xã hội, hòa đồng vào
xã hội.
b. Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế:
Toàn bộ các yếu tố vãn hóa được biểu hiện ừong lĩnh vực kinh tế là các cơ sở vật
chất dùng cho sản xuất kinh doanh và năng lực lao động của con người. Các nhà kinh
tế thường gọi các yếu tố là tài sản hữu hình và tài sản vô hình, đây là cơ sở ...
c. Văn hóa và sự phát triển xã hội.
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của phát triển và
mọi sự phát triển, tiến bộ xã hội đều bắt nguồn từ văn hóa.
Văn hóa và phát triển gắn bó với nhau một cách hưu cơ, mọi sự phát triển của xã
hội đều có cội nguồn từ văn hóa, trong văn hóa và văn hóa trở thành mục tiêu, động
lực và hệ điều tiết của phát triển.

1.1.2.3.

Đặc trưng và chức năng của văn hóa.

Văn hóa là một vấn đề rất cũ, nhưng đang rất mới. Văn hóa là khái niệm rộng,
nên cần phải làm rõ những đặc tính cơ bản:
Thứ nhất, văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phan biệt
hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện
tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình
thành và phát triển của nó.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường
xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết
để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội - có

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

6

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nên” đê xác định khái niệm
văn hóa (nền văn hóa).
Thứ hai, đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo
nghĩa đen có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Tính giá trị cần để phân biệt giá
trị với phi giá trị nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho

nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có
thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể
phân biệt giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho
phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của
sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc
tán dương hết lời.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng
thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của
môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã
hội.
Thứ ba, đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép
phân biệt văn hóa với một hiện tượng xã hội (do con người sang tạo) với các giá trị tự
nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người.
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở
thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng quan trọng
thứ ba của văn hóa. Neu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung
của nó.
Thứ tư, văn hóa còn có tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một
quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày,
một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiếng hành phân loại và
phân bố lại các giá trị. Tình lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn
hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập
thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được
đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục,
tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận...
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng
quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thự hiện chức năng giáo dục không chỉ
bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình
thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.

Nhờ nỏ mà văn hỏa đỏng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

7

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


3

www.tamlyhoc.net, giao tiếp - khái niệm giao tiếp trong tâm lý học

vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

người). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phát sinh là đảm bảo tính kê tục
của lịch sử: nó là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế
hệ mai sau.
Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phưomg thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là vãn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phưomg thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn".
Những sản phẩm do con người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu
trên phải là những sản phẩm nhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng
những giá trị.
1.2 Văn hóa giao tiếp.
1.2.1
Khái niệm văn văn hóa giao tiếp

Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về
giao tiếp được đề cập đến từ thòi cổ đại qua thòi kỳ phục hung và đến giữa thế kỷ XX
thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư
tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất giao
tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một khía canh
của hoạt động giao tiếp.3
Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người
với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm...Giao tiếp là phưomg thức tồn
tại của con người.
Nói tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về giao tiếp, và như vậy dẫn
đến rất nhiều phương pháp tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề về giao tiếp. Các quan
điểm trên đây còn nhiều điểm khác nhau nhưng đã phần nào phác họa nên diện mạo bề
ngoài của giao tiếp. Giao tiếp và hoạt động không tồn tại song song hay tồn tại độc lập,
mà chúng tồn tại thống nhất, chúng là hai mặt của sự tồn tại xã hội của con người.
Giao tiếp được coi như:
- Qúa trình trao đổi thông tin
- Sự tác động qua lại giữa người với người.
- Sự tri giác con người bởi con người.
1.2.2
Đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao
tiếp, phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao tiếp là

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

8

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến



4

www.tamlyhoc.net, giao tiếp - khái niệm giao tiếp trong tâm lý học

vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

khả năng nhận thức và hiêu biêt lân nhau của các chủ thê giao tiêp, nhờ đó tâm lý, ý
thức con người không ngừng được phát triển.
Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp cũng xảy ra sự trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này mà
mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của nghề
nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ. Cũng nhờ đặc trưng này, những phẩm chất
tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh và phát triển
theo các mẫu hình “nhân cách” mà mỗi cá nhân mong muốn trở thành.
Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con người
vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích cực cho sự
tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.
Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong khung
cảnh không gian và thòi gian nhất định.
Giao tiếp bản thân nó chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo những
giá trị tinh thần, vật chất thông qua các phương tiện giao tiếp nhằm lưu giữ, gìn giữ
những dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm của con người. Giao tiếp
được phát triển liên tục không ngừng đối với cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, cộng đồng
tạo thành nền văn hoá, văn minh của các thời đại.
Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể: một người hoặc nhiều
người. Các cá nhân trong giao tiếp là các cặp chủ thể - đối tượng luôn đổi chỗ cho
nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể giao tiếp”.
Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp và hiệu quả giao tiếp phụ thuộc
rất nhiều vào các đặc điểm cá nhân của chủ thể như vị trí xã hội, vai trò xã hội, tính

cách, uy tín, giới tính, tuổi tác.. .cũng như các mối quan hệ và tương quan giữa họ.
Sự biểu cảm thể hiện đầu tiên bằng nét mặt có ý nghĩa tiến hoá sinh học cũng như
ý nghĩa tâm lý - xã hội, nó phản ánh khả năng đồng cảm, ảnh hưởng lẫn nhau của con
người. Sự chuyển toả các trạng thái cảm xúc này hay khác không thể nằm ngoài khuôn
khổ của giao tiếp xã hội.4
1.2.3.
Các đặc tru ng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam
Thứ nhất, bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Trước hết, xét về thái
độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao
tiếp , lại vừa rụt rè.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi họng giữ gìn
các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

9

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

nguyên nhân khiên người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiêp, rât thích giao
tiếp. Việc giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thăm viếng. Đã thân
với nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp bao nhiêu lần đi nữa, lúc rảnh rỗi họ vẫn tới
thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như ở phương tây) mà là biếu
hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến
nhà, dù quen hay lạ thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắn tiếp

đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon
nhất: “khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, “bỡi lẽ đói năm không ai đói bữa”. Tính hiếu
khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa
xôi.
Đồng thời cùng với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như
ngược lại là rất rụt rè đều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự
tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này bắt
nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Hai
tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẩn với nhau chúng chính là
hai mặt của cùng một bản chất. Là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt
Nam.
Thứ hai, xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã
dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: “yêu nhau cau sáu
bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”; “yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ
lệch cũng kê cho bằng”...
Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng
vẫn thiên về âm hơn. Thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng
vẫn thiên về tình hơn: “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”... người Việt Nam
luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời.
Thứ ba, với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan
sát, đánh giá. Mặc khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cập giao tiếp đều có cách
xưng hô riêng, nên nếu không đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho
thích họp được. Biết tính cách người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích họp: “chọn
mặt gửi vàng”, khi không được lựa chọn thì người Việt Nam dung chiến lược thích
ứng linh hoạt: “đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Thứ tư, tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp,
có đặc điểm là trọng danh dự; “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ
khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để di trì sự ổn định của làng xã.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc


10

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


5

Cơ sở văn hóa Việt Nam PGS. TS Trần Ngọc Thêm, NXB giáo dục 1997

vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Thứ năm, vê cách thức giao tiêp, người Việt Nam ưa sự tê nhị, ý tứ và trọng sự
hòa thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi
trọng các mối quan hệ. Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói
năng: “ăn có nhai, nói có nghĩ’...
Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: “một
sự nhịn, chín sự lành”...
Thứ sáu, người Việt Nam có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô. Tiêng việt sử dụng một số
lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô và những danh từ thân tộc này
có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.
Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm: thứ nhất, có tính chất than mật hóa. Thứ
hai, có tính chất cộng đồng hóa cao - trong hệ thống này, không có những từ xưng hô
chung chung mà phụ thuộc và tuổi tác, địa vị xã hội, thòi gian, không gian giao tiếp cụ
thể. Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc
“xưng khiêm hô tôn” (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn
kính).
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm

và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cám ơn, xin lỗi chung chung cho
mọi trường họp như phương tây. Với mỗi trường họp có thể có một cách cám ơn, xin
lỗi khác nhau: “quý hóa quá”, “anh quá khen”, “bác bày vẽ quá”...
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian, nên người Việt
Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi
đó văn hóa phương tây ưa hoạt động lại phân biệt kĩ các lời chào theo thời gian như
chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sang, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối,.. .5
1.2.4 chức năng của giao tiếp
“Giao tiếp có một ý nghĩa hết sức lớn lao đối với đời sống con người. Nhu cầu
liên quan tới một số lượng lớn những nhu cầu cơ bản của con người bởi vì giao tiếp là
điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người với tư cách là một
thành viên của xã hội, một nhân cách . R.Noibe - một nhà khoa học người Đức đã viết
“Căm thù người khác còn hơn phải sống cô độc”. Vì vậy, giao tiếp đối với người khác
là một nhu cầu thiết yếu của con người.
Có rất nhiều cách phân chia và nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của giao
tiếp.
Theo tác giả Trần Hiêp, chức năng cơ bản của giao tiếp bao gồm:
- Chức năng thông tin liên lạc

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

11

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Chức năng này bao quát tât cả các quá trình truyên và nhận thông tin. Với tư
cách là một quá trình truyền tín hiệu, chức năng này có cả ở người và động vật. Tuy

nhiên, con người khác con vật ở chỗ có hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình truyền tin
được phát huy đến tối đa tác dụng của nó và kết quả là con người có khả năng truyền
đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình muốn. Chức năng ngày thế hiện ở cả chủ thế giao
tiếp và đối tượng giao tiếp, nhằm thoả mãn nhu càu nào đó như nhu càu truyền tin, nhu
cầu tình cảm, nhu cầu tiếp xúc, giải trí... . Nhưng cũng chính vì con người có hệ thống
tín hiệu thứ hai, có ý thức, có trí tuệ phát triển hom so với các động vật khác mà hiệu
quả của quá trình này có thể được tăng lên hay giảm đi.
- Chức năng điều chỉnh điều khiển hành vi.
Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình
mà còn có thể điều chỉnh hành vi của người khác. Chức năng này chỉ có ở người với
sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc, trao đổi
thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức được mục đích, nội dung
giao tiếp, thậm chí còn có thể dự đoán được kết quả đạt được sau quá trình giao tiếp.
Nhằm đạt được mục đích mong muốn, các chủ thể thường linh hoạt tuỳ theo tình
huống thời cơ mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương hướng, phương tiện giao
tiếp sao cho phù họp. Chức năng này thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau của các
chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm chất
tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức năng này còn thể hiện vai trò tích
cực của các chủ thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp, điều này chỉ có được trong giao
tiếp xã hội.
- Chức năng kích động liên lạc
Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình
giao tiếp, không chỉ xảy ra các quá trình truyền tin hay các tác động điều chỉnh, mà
còn xuất hiện các trạng thái cảm xúc của những người tham gia. Qua quan sát thực tế
cuộc sống, ta thấy giao tiếp thường nảy sinh trong chính những thời điểm mà người ta
muốn thay đổi trạng thái cảm xúc của mình. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
có tác dụng rất lớn đối với chức năng này.
Ngoài cách phân chia chức năng của giao tiếp như trên, người ta có thể phân chia
chức năng của giao tiếp thành: tổ chức hoạt động chung, nhận thức giữa người với
người, hình thành và phát triển quan hệ liên nhân cách.

Cả hai kiểu phân loại chức năng giao tiếp trên không loại trừ lẫn nhau, mà chúng
chứng tỏ rằng giao tiếp cần được nghiên cứu như một quá trình nhiều mặt đặc trưng
bởi tính năng động cao và đa chức năng, tức là việc nghiên cứu giao tiếp đặt ra việc sử
dụng các phương pháp phân tích hệ thống.
Theo GS.TS.Pham Minh Hac, chức nãns siao tiếp đươc phân chia thành hai nhóm.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

12

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


6

www.tamlyhoc.net, giao tiếp - khái niệm giao tiếp trong tâm lý học

vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

- Nhóm các chức năng thuân tuý xã hội bao gôm các chức năng giao tiêp phục
vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm, các tập thể, các tổ chức tạo thành
xã hội.
- Nhóm các chức năng tâm lý - xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu
cầu của từng thành viên xã hội với người khác. Tránh cho người khác rơi vào tình
trạng cô đom, một trạng thái nặng nề khủng khiếp, nhiều khi dẫn đến bệnh tật hoặc sự
tự sát.
Theo B.Ph.Lômôv và A.A.Bôđaliôv thì giao tiếp có ba chức năng:
- Chức năng thông tin.
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh.
- Chức năng đánh giá thái độ giao tiếp.
Theo Ngô Công Hoàn nếu coi siao tiếp là môtpham trù của Tâm lý hoc hiên đai thì

bản thân quá trình siao tiếp thưc hiên các chức năng:
- Chức năng định hướnghoạt động của con người.
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người.
Các quan điểm trên xuất phát từ những quan điểm khác nhau, những hướng
nghiên cứu khác nhau nên cũng có những điểm khác nhau. Song tựu trưng lại các quan
điểm trên đều đã nêu ra được các chức năng cơ bản của giao tiếp theo nhiều hướng
tiếp cận khác nhau.”6
1.2.5. Văn hóa giao tiếp nơi công sở
Công sở là nơi diễn ra thường xuyên các mối quan hệ giữa người và người trong
nội bộ và ngoài công sở. Thông qua những mối quan hệ đó, cán bộ, công chức nơi
công sở bộc lộ bản chất của mình vì bản chất con người thường bộc lộ trong quá trình
giao tiếp.
Thể thức giao tiếp là những quy ước về cách thức biểu lộ thái độ, bày tỏ tình cảm
trong khi gặp gỡ, thăm hỏi, bàn bạc giải quyết công việc tiếp đãi người khác... thể
thức giao tiếp bao gồm những quy tắc tương đối ổn định về lời nói, cử chỉ, ăn mặc, đi
đứng... cần phải tuân theo trong các trường họp giao tiếp và trong các nghi lễ ở nơi
công cộng.
Giao tiếp là một vấn đề lịch sử. Sự hình thành và phát triển của giao tiếp không
tách rời sự hình thành và phát triển của con người và xã hội. Giao tiếp là một nhu cầu
không thế thiếu của con người trong quá trình phát triển xã hội. Cùng với sự phát triển
của xã hội loài người, giao tiếp luôn vận động và biến đổi, từ sơ khai đến hiện đại, từ
tự phát đến tự giác, từ đơn giản đến phức tạp.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

13

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến



vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Giao tiêp được thực hiện thông qua các công cụ truyên tải như tiêng nói, ngôn
ngữ, hành vi, tâm lý. Công cụ giao tiếp thể hiện dưới nhiều dạng, ngôn ngữ lời nói,
ngôn ngữ văn tự, ngôn ngữ cử chỉ hành vi.
Trong giao tiếp, ngôn ngữ lời nói là tiêu chuẩn để định vị nhân cách của cá nhân,
cách sống của gia đình, phong trào nhóm xã hội và cách sinh hoạt của xã hội thông
qua nội dung và hình thức biểu lộ của ngôn ngữ lời nói, người ta có thể cảm nhận,
đánh giá một con người nào đó về mặt tư cách, tính khí và cả phẩm chất đạo đức.
Ngôn ngữ lời nói vốn đa dạng như sự đa dạng của con người và cuộc sống xã hội.
nhưng ngôn ngữ lời nói cũng cần có sự định hướng đúng đắn, tuân theo những định
chuẩn, quy ước về cách ăn nói, thưa gửi, chào hỏi từ ừong gia đình, đến người xung
quanh, láng giềng tộc họ và xã hội. Có tuân theo định hướng giá trị xã hội trong ngôn
ngữ lời nói, con người mới có điều kiện đạt đến tiêu chuẩn con người thanh lịch về lời
nói.
Con người không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà còn cả bằng ngôn ngữ văn tự.
Ngôn ngữ văn tự là công cụ để con người biểu lộ, ghi nhận những ý tưởng, xúc cảm
của mình và giao đãi với nhau thông qua thư từ và các hình thức khác có sử dụng chữ
viết. Khác với ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ vãn tự có thể diễn đạt dưới những hình thức
văn, thơ, truyện và những hình thức thể hiện ngôn ngữ khác, tạo nên những sản phẩm
bậc cao của giao tiếp.
Ngôn ngữ cử chỉ hành vi đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, giao
tiếp nhóm và cộng đồng xã hội. có những ngôn ngữ cử chỉ đã trở thành những biểu
trưng, quy tắc ước lệ để nhận biết đặc trưng dân tộc. Đặc trưng của những tình huống
giao tiếp.
Từ sự nhận thức một cách chung nhất khái niệm giao tiếp như trên, vấn đề đặc ra
đối với cán bộ, công chức nơi công sở trong quá trình quản lý vãn hóa là sự thực hiện
giao tiếp có vãn hóa. Giao tiếp có văn hóa (mà cốt lõi của nó là văn hoá giao tiếp) là
toàn bộ những giao tiếp ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong xã hội đạt đến trình độ
nhất định của cái đẹp, cái tốt, cái thật, phù họp với tiêu chuẩn định hướng về văn hóa.

“giao tiếp có văn hóa là những loại giao tiếp ứng xử mang tính đại diện, tính biểu
trưng, tính biểu tượng mang trong nó những thuộc tính đại diện, tính tiêu chuẩn có tính
văn hóa, đạo đức và thẩm mỹ phù họp với cảm quan và trí tuệ của một dân tộc.
Người giao tiếp có vãn hóa lấy tình cảm chân thành làm giá trị.
Người giao tiếp có vãn hóa còn là người thể hiện đạo đức mới trong quá trình
giao tiếp.
Trong giao tiếp có những cử chỉ và lời nói không thể thiếu được. Cái bắt tay thân
mật, lời chào hỏi ân cần, lòi cảm ơn, tiếng xin lỗi là những thể thức có từ lâu trong

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

14

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

phép lịch thiệp của nhân dân ta. Thiêu những cử chỉ đó là vi phạm những quy tăc tôi
thiểu của cuộc sống.
1.3 Giói thiệu chung về công sở
Để nghiên cứu về công sở và những vấn đề liên quan đến công sở nói chung và
công sở hành chính nói riêng, trước hết cần phải có được những nhận thức chung về
các tổ chức xã hội làm nền tảng. Sở dĩ như vậy là vì công sở bắt nguồn từ tổ chức và
luôn hoạt động với tư cách là một tổ chức của xã hội con người (khác với các tổ chức
tự nhiên), được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của từng
thời kỳ nhất định.
Trên phương diện lịch sử, thuật ngữ “công sở” được sử dụng rộng rải ở Châu Âu
từ cuối thế kỷ thứ XVIII cùng với thuật ngữ “cơ quan”. Nó được hiếu theo cả nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Đỏ vừa là cơ quan quản lý, vừa là trụ sở làm việc của các cơ quan.

Trên thực tế, khi sử dụng thuật ngữ này nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng quan
niệm công sở với cơ quan hành chính là một.
1.3.1
Khái niệm công sở
Theo nghĩa cổ điển, công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà
nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước.
Các tổ chức mang tính chất công ích, được nhà nước công nhận thành lập, chịu
sự điều chỉnh của luật hành chính và các bộ luật khác đều có nghĩa là những công sở.
Như vậy công sở thật chất là một loại tổ chức và do đó có đặc trưng của một tổ
chức.
Xét về nội dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích
chung của cộng đồng, do vậy, cần được sự bảo vệ nhu cầu này.
Xét về hình thức tổ chức, công sở là một tập họp có cơ cấu tổ chức, có phương
tiện vật chất và con người được nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hình thức tổ chức của công sở do nhà nước quy định và lệ thuộc vào phương thức điều
hành của bộ máy nhà nước. Hiện nay ở nước ta có các loại công sở như công sở sự
nghiệp, công sở hành chính...
Xét trên ý nghĩa tổ chức nhà nước, khái niệm công sở gần nghĩa với cơ quan
trong hệ thống bộ máy nhà nước. Từ đó có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ
quan nhà nước, do nhà nươc lập ra. Công sở có thẩm quyền để giải quyết công vụ.
Từ phân tích trên ta có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều
hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo và sử lý các văn bản để thực
hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối
họp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận đề nghị,
yêu cầu, khiếi nại của dân. Do đó, công sở là bộ phận họp thành tất yếu của thiết chế
bộ máy quản lý nhà nước.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

15


SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


7

Luật cán bộ, công chức NXB chính trị quốc gia - 2008

vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Khái niệm công sở cũng được quy định tại khoản 1 điêu 70 của Luật cán bộ, công
chức: “công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà
nước, tổ chức chính trị-xã hội, đom vị sự nghiệp công lập có tên gọi riêng, có địa chỉ
cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm
việc.
1.3.2
Đặc điểm của công sở
Có nhiều tiêu chí khác nhau có thể áp dụng để phân loại và nghiên cứu công sở.
Nếu theo tích chất và nội dung hoạt động của công sở có thể xếp thành công sở
hành chính, công sở sự nghiệp.
Neu dựa trên phạm vi hoạt động, có thể phân loại công sở thành công sở trung
ương, công sở của trung ương đóng ở địa phương, công sở do các cơ quan địa phương
quản lý.
Nhưng dù phân loại theo nguyên tắc nào thì công sở nói chung cũng đều có
những đặc điểm chủ yếu sau đây:
-Là một pháp nhân;
-Là cơ sở để đảm bảo công vụ;
-Có quy chế cần thiết để thực hiện các chuyên môn do nhà nước quy định.
Để có thể có cơ sở trong quá trình hoạt động, công sở được quy định những thẩm
quyền cụ thể và có một đội ngũ cán bộ, công chức để thực thi công vụ. Các hành vi
diễn ra ừong công sở được đặt trong những định chế pháp lý thích ứng và được gọi là

các hành vi hành chính. Khi giải quyết các vấn đề hành chính theo luật định được gọi
là nghĩa vụ hành chính.
Là nơi thực hiện các giao dịch hành chính, công sở hành chính thường được thiết
kế theo những mô hình thích hợp. Ngoài ra, cần chú ý vị trí nơi công sở đóng sao cho
việc giao dịch được thực hiện thuận lợi. Yeu tố này tạo nên nét đặc thù trong công sở
hành chính.
Trong các công sở hành chính, theo nghĩa là trụ sở hoạt động của cơ quan trên cơ
sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan do luật định, mỗi cán bộ,công chức khi làm việc
đều giữ một vị trí nhất định tức là có một công việc nhất định của mình. Trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, theo vị trí được xác định tại công sở, cán bộ,
công chức thuộc công sở sẽ đưa ra những giải pháp theo quyền hạn, trách nhiệm của
mình và hợp tác với các cán bộ có liên quan đến công việc chung để hoàn thành nhiệm
vụ người ta gọi đó là quy trình làm việc.
1.3.3
Nhiệm vụ của công sở
Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc và giải quyết công việc hằng ngày của
người dân. Vì vậy, từ việc xây dựng nền nếp hoạt động của công sở cho đến thái độ 7

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

16

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

tiêp dân, phong cách làm việc có tân tình và có tính chuyên nghiệp hay không đêu ảnh
hưởng rõ rệt đến hiệu quả công việc.
Công sở thực hiện nhiệm vụ (quen gọi là công việc) của khối gián tiếp, nhằm

thực hiện chức năng của tổ chức, cơ quan. Ở đây, cán bộ, công chức của bộ máy hành
chính tham gia vào các hoạt động chung như xây dựng văn bản, xử lý hồ sơ, thông tin,
tổ chức thực hiện các quyết định hành chính,... Theo chức trách của mình và theo một
quy chế nhất định.
Làm việc trong các công sở là công chức theo quy chế công vụ và lao động họp
đồng theo thỏa thuận. Nhìn chung, công sở hành chính có những nhiệm vụ chủ yếu
dưới đây:
-Quản lý công vụ theo pháp luật;
-Tổ chức, phối họp công việc giữa các bộ phận của cơ quan;
-Tổ chức công tác thông tin trong cơ quan và giữa cơ quan với các cơ quan khác;
-Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi công việc của cán bộ, công chức thuộc cơ quan
theo cơ chế chung và các quy chế khác do cơ quan, đơn vị ban hành dựa trên các quy
định chung của nhà nước;
-Tổ chức việc giao tiếp với dân, với các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ
chức xã hội; làm đại diện cho nhà nước để thực thi công vụ;
-Quản lý tài sản của cơ quan để sử dụng vào mục đích chung, quản lý ngân sách;
-Tham mưu trong hoạt động chính sách, xây dựng pháp luật, các quy chế, quyết
định cho cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
1.4.Những vấn đề chung về văn hóa công sở
Đe xem xét các khía canh khác nhau của văn hóa tổ chức trong công sở, mà ở đây
cụ thể được gọi là văn hóa công sở. Nhìn chung, văn hóa tổ chức được quan niệm là hệ
thống những giá trị, niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động
qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những
giã thuyết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà
mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc.
Chính văn hóa tổ chức cho phép người ta phân biệt được các tổ chức với nhau
thông qua những phương thức điều hành khác nhau. Gọi là “văn hóa” vì nó hướng tổ
chức tới những giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, làm việc của các
thành viên khi gia nhập vào tổ chức, chấp nhận nó như một truyền thống. Vãn hóa tổ
chức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phương thức tồn tại và phát

triển của tổ chức.
Trên những ý nghĩa tương đồng chúng ta có thể nói đến văn hóa tổ chức công sở
như là một hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

17

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


8

Tạp chí quản lý nhà nước - số 149 (6-2008) TS Nguyễn Thị Thu
dựng văn hốa côngvấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

Vân

về

“văn

hóa

công

sở




giải

pháp
sở

niêm tin, giá trị vê thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đên
cách làm việc của công sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế.
1.4.1.
Khái niệm văn hóa công sở
Thuật ngữ văn hóa công sở được các nhà nghiên cứu giải thích từ các góc độ
rộng, hẹp khác nhau:
“Có ý kiến cho rằng văn hóa công sở đồng nghĩa với văn hóa giao tiếp ứng xử
trong công sở: “văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử
của cán bộ, công chức nhà nước với nhau và với đối tượng giao tiếp là các công dân
nhằm phát huy tối đa năng lực của những người tham gia giao tiếp để đạt hiệu quả cao
nhất trong công việc công sở”
Trong từ điển tra cứu về quản lý nhà nước và quản lý địa phưcmg của Học viện
Công vụ Liên bang Nga, vãn hóa công sở (hay văn hóa cơ quan) được tiếp cận từ góc
độ rộng hơn, đó là “tập họp các định hướng và giá trị, chuẩn mực do truyền thống hay
thói quen tạo nên, đặc trưng riêng của hoạt động công vụ tại các cơ quan nhà nước thể
hiện ở mục tiêu của tổ chức, quan điểm, thái độ của con người đối với công việc, cách
xử lý các xung đột”8
Văn hóa công sở xuất phát từ vai trò của chinh công sở trong đời sống xã hội và
trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó là một bộ phận cấu thành. Trong khái
niệm này chúng ta có thể kể đến những khía cạnh quan trọng nhất của nó như quan hệ
giữa cán bộ công chức trong công việc, các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành
chính, phương pháp giải quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, chỉ huy và ý
thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của nhân viên,...
1.4.2.
Biểu hiện của văn hóa công sở

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ
cương dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của
cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn vậy
cán bộ phải tôn họng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự cơ quan trong cư xử với
mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan
lieu, hách dịch, cơ hội. Như thế niềm tin của cán bộ với cơ quan sẽ được cũng cố, phát
triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan công sở.
Biểu hiện của văn hóa công sở có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy
điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện.
Những đặc trưng văn hóa đòi hỏi các quy chế, quy định qua một thời gian áp
dụng lâu dài tại công sở, tạo nên những thói quen về nề nếp làm việc có tính chuẩn
mực mà mọi người đều tự giác thực hiện. Với mong muốn và tin tưởng ở sự lớn manh

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

18

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến

xây


vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực tiển

của cơ quan mình, theo truyên thông văn hóa công sở, các quy chê điêu lệ sẽ được các
thành viên trong công sở thực hiện mà không cần có một sự áp đặt thường xuyên nào.
Chính tính tự giác làm cho một công sở này vượt lên khác với một công sở khác, cho
dù đôi khi chúng có thể cùng hoạt động trong một lĩnh vực và có một môi trường như
nhau.
Văn hóa công sở cũng có thể xem xét thông qua các mối quan hệ giữa các thành

viên trong công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo; đoàn kết hay cục bộ,...
Như thế văn hóa công sở ừên một chừng mực nhất định phản ánh những giá trị
xã hội có thực liên quan đến quá trình điều hành công sở. Mối quan hệ giữa văn hóa
công sở và văn hóa truyền thống của dân tộc đòi hỏi các cơ quan, công sở trong khi
xây dựng các chuẩn mực điều hành cần phải hướng tới sự chấp nhận chung của xã hội,
không thể cục bộ và càng không thể đối lập với nhu cầu của cuộc sống cộng đồng rộng
lớn. Vì vậy, trong các công sở của chúng ta, thái độ cầu thị, đoàn kết, khiêm tốn luôn
luôn được đề cao. Trái lại, thói hách dịch, cục bộ, vô tổ chức luon bị lên án, mặc dù
những điều đó không phải bao giờ cũng được ghi vào các quy chế thành văn một cách
đầy đủ.
Đe xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở cụ
thể, mà ở đây được gọi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện
cụ thể của các hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó như sau:
- Tinh thần tự quản tự giác của cán bộ, công chức làm việc tại công sở cao hay
thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà mọi người có được để
vươn lên luôn là biểu thị của môi trường văn hóa cao trong công sở và ngược lại.
- Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành, kiểm tra công viêc.
- Thái độ chỉ huy dân chủ hay độc đoán.
- Cán bộ, công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh thần
đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau như thế nào. Mức độ của bầu không khí cởi mở
trong công sở.
- Các chuẩn mực đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn
mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống nhất là sự biểu
hiện của văn hóa công sở kém.
- Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng hay không.
Các biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rõ ràng rất đa dạng và phong phú
chúng đòi hỏi phải xem xét tỉ mỉ mới có thể đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng của
chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc


19

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


9

Quy chế văn hóa công
sờ tại các cơ
quan hành chính
nhà nước vấn đề thực hiện văn hoá công sở lý luận và thực
Quyết định số
129/2007/QĐ-TTg tiển
ngày
2-82007 của Thủ
tướng
Chính phủ quyếtCHƯƠNG II
định
ban
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT YÈ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC hóa công sở
hành quy chế văn
tại cán cơ quan
hành chính
Cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
nhà
nước
2.1 Những quy định chung.
10
Quy chế văn hóa

công sờ tại
2.1.1
Phạm vi điểu chỉnh và đối tượng điểu chỉnh của quy chế
các cơ quan hành
chính nhà
nước - Quyết định
“Quy chế này quy định về hang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, số
129/2007/QĐ-TTg
ngày
2-82007 của Thủviên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước tướng
Chính phủ quyết
định
ban
bao gồm:
hành quy chế văn
hóa công sờ
tại cán cơ quan
hành chính
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
nhà
ủy ban nhân dân các cấp.
nước

Quy chế này không áp dụng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt
Nam ở nước ngoài.”9
2.1.2
Các nguyên tắc thực hiện của quy chế văn hóa công sở
“Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Phù họp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội;
Phù họp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên

nghiệp, hiện đại;
Phù họp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành
chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.”10
Đe thực hiện tốt các nguyên tắc trên thì Đảng và nhà nước ta chủ trương thực
hiện xây dựng đời sống văn hóa nơi công sở:
Xây dựng đời sống văn hóa nơi công sở không thể gặp khuôn về nội dung, mỗi
cơ quan theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ của mình mà lựa chọn mục tiêu phù hợp.
Xây dựng đời sống văn hóa công sở phải bắt đàu từ nhận thức rõ cán bộ, công chức là
công bộc của dân, mọi hành vi của họ phải thể hiện tính nhân văn. Các chỉ tiêu xây
dựng cơ quan, công sở văn hóa phải dựa trên cơ sở các cuộc vận động của nhà nước,
của địa phương, của ngành. Trước hết, cần hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công
chức nhà nước, các chế độ, chính sách tuyển dụng, quản lý, đào tạo, tiền lương, thi
tuyển, nâng bậc, phân định thẩm quyền...mỗi cơ quan còn tổ chức thanh tra công vụ
để quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, hạn chế tình trạng lạm quyền, nâng cao tinh
thần phục vụ, khen thưởng đúng mức, kỷ luật nghiêm minh.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

20

SVTH: Nguyễn Thị Bảo Yến


×