Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lý luận tái sản xuất xã hội của Mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.47 KB, 12 trang )

Đặt vấn đề:
Trong đời sống xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động có quan hệ với nhau
như chính trị - văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học, kỹ thuật... Trong đó sản
xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. Ở bất kỳ trình độ phát triển
nào của xã hội loài người, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng là
hoạt động trung tâm và quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của xã hội. Trên
cơ sở phát triển của lao động sản xuất mà những hoạt động khác ngày càng được
mở rộng, xã hội ngày càng phát triển. Khi tiến hành các hoạt động xã hội, con
người phải tồn tại, phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như: thức
ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại... Để có những thứ đó phải sản xuất và không
ngừng tái sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng.
Những vấn đề chung nhất của sản xuất của cải vật chất như vai trò của nó trong
đời sống xã hội, các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất, sản phẩm xã
hội.
2.
Nội dung
2.1
Lý luận tái sản xuất xã hội của Mác
2.1.1 Khái niệm tái sản xuất tư bản xã hội
Như đã biết, sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, xã hội không
thể ngừng tiêu dùng, do đó không thể ngừng sản xuất. Vì vậy, bất cứ quá trình sản
xuất xã hội nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, chứ không
phải xét theo hình thái từng lúc, thì đồng thời là quá trình tái sản xuất xã hội.
Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen, liên
hệ và phụ thuộc lẫn nhau, tổng thể tư bản cá biệt vận động trong sự tác động qua
lại lẫn nhau.
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng.
Tái sản xuất xã hội là tổng thể của các tái sản xuất khác.
2.1.2 Phân loại tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại theo những tiêu chí khác nhau:
2.1.2.1 Căn cứ theo phạm vi


Có thể xem xét tái sản xuất trong từng đơn vị kinh tế và trên phạm vi toàn xã
hội. Có thể chia theo tái sản xuất thành tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất xã hội.
Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế, trên từng chủ thể riêng biệt được
gọi là tái sản xuất cá biệt.
Còn tổng thể những tái sản xuất cá biệt trong mối liên hệ hữu cơ với nhau được
gọi là tái sản xuất xã hội.
2.1.2.2 Căn cứ theo quy mô
1.


Xét về quy mô của tái sản xuất, người ta chia nó thành hai mức độ là: tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn:Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại và
phục hồi không ngừng với quy mô như cũ, đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất nhỏ.
Trong tái sản xuất giản đơn năng suất lao động rất thấp, thường chỉ đạt mức đủ
nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc nếu có một ít sản phẩm
thặng dư thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dung cá nhân, chứ chưa dùng để mở rộng
sản xuất.
Tái sản xuất mở rộng:Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại và
đổi mới không ngừng với quy mô lớn hơn trước, đặc trưng chủ yếu của nền sản
xuất lớn. Để có tái sản xuất mở rộng thì năng suất lao động xã hội phải đạt đến một
trình độ cao nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng
nhiều sản phẩm thặng dư bởi vì sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản
xuất mới là nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy việc chuyển từ tái sản xuất
giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình lâu dài gắn liền với quá
trìnhchuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Quá trình chuyển tái sản xuất
giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là một yêu cầu khánh quan của cuộc sống. Bởi
vì, một là, do dân số thường xuyên tăng lên; hai là, do nhu cầu về vật chất, tinh
thần của con người cũng thường xuyên tăng lên. Do đó, xã hội phải không ngừng

mở rộng sản xuất, làm cho số lượng và chất lượng của cải ngay càng nhiều hơn, tốt
hơn.
Tái sản xuất mở rộng có gồm hai hình thức sau:
-Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng:
Đó là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu
vào (vốn, tài nguyên, sức lao động…), Do đó, số sản phẩm làm ra tăng lên. Còn
năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng có lợi: giải quyết việc làm, sản phẩm tăng
lên trong điều kiện chưa phát triển về trình độ kỹ thuật, tuy nhiên nhược điểm là
huy động vốn, giá cả không rẻ, khả năng cạnh tranh kém.
-Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu:
Đó là sự mở rộng quy mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng
năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất.
Còn các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc tăng lên
nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các


yếu tố đầu vào. Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiếu sâu
là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến.
Tái sản xuât mở rộng theo chiều sâu có lợi là số lượng tăng lên, giá rẻ.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng sẽ khai thác được nhiều các yếu tố đầu
vào của sản xuất (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, sức lao động….)
nhưng lại làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt và
thường gây ra vô nhiễm môi trường nhiều hơn. Còn tái sản xuất mở rộng theo
chiều sâu sẽ hạn chế được các nhược điểm trên vì việc sử dụng các thành tựu khoa
học công nghệ tiên tiến vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa giảm được các chi
phí vật chất trong một đơn vị sản phẩm làm ra.
Thông thường khi mới chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở
rộng thì đó là tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng, rồi mới dần dần chuyển sang
tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Nhưng trong những điều kiện có thể, cần thực

hiện kết hợp cả hai mô hình tái sản xuất nói trên.
2.1.3
Các khâu của quá trình tái sản xuất
Tái sản xuất xã hội bao gồm các khâu: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu
dùng.
Các Vị trí
Vai trò
Nội dung
Mối quan hệ
khâu
Sản
Mở
Quyết định
Sản xuất ra TLSX và
xuất
đầu
tư liệu tiêu dùng
Phâ Trung
Quan trọng, là
Phân phối TLSX làm
Sản xuất quyết
n
gian
động lực nếu phân quá trình sản xuất diễn
định phân phối,
phối
phối hợp lý hoặc
ra liên tục, phân phối phân phối tác động
kìm hãm nếu phân tư liệu tiêu dùng hình
trở lại sản xuất

phối không hợp lý thành nên tầng lớp dân
cư xã hội
Trao Trung
Phương tiện
Lưu thông TLSX và tư
Sản xuất quyết
đổi
gian
chuyển từ nơi sản
liệu tiêu dùng
định lưu thông,
xuất đến tiêu dùng
lưu thông tác động
trở lại sản xuất
Tiêu
Kết
Mục đích, phương Tiêu dùng TLSX và tư
Sản xuất quyết
dùng thúc hướng của sản xuất
liệu tiêu dùng
định tiêu dùng,
tiêu dùng tác động
trở lại sản xuất


Nói tóm lại, bốn khâu có mối quan hệ hữu cơ với nhau và tác động qua lại lẫn
nhau, trong đó sản xuất là tiền đề, là cơ sở của các khâu tiếp theo, các khâu còn lại
tác động trở lại làm sản xuất mở rộng quy mô hoặc khép lại.
2.1.4 Nội dung của tái sản xuất xã hội
2.1.4.1 Tái sản xuất của cải vật chất

Của cải vật chất được sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do
vậy tái sản xuất của cải vật chất cũng có nghĩa là tái sản xuất tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng. Trong đó, việc tái sản xuất tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định
đối với tái sản xuất tư liệu tiêu dùng. Tái sản xuất tư liệu sản xuất ngày càng được
mở rộng và phát triển, thì càng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển tư liệu
tiêu dùng. Việc tái sản xuất tư liệu tiêu dùng lại có ý nghĩa quyết định đối với tái
sản xuất sức lao động của con người - lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.
Việc tính toán, đánh giá kết quả tái sản xuất của cải vật chất của xã hội được
xem xét trên cả hai mặt: hiện vật và giá trị. Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu như:
Tổng sản phẩm xã hội, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP). Chẳng hạn, tổng sản phẩm xã hội xét về mặt hiện vật, nó bao gồm toàn bộ
tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; xét về mặt giá trị, nó bao gồm bộ phận giá trị
tư liệu sản xuất bị tiêu dùng trong sản xuất và bộ phận giá trị mới ( giá trị sức lao
động và giá trị sản phẩm thặng dư do sức lao động tạo ra). Nếu ký hiệu: C là giá trị
tư liệu sản xuất, V là trị sức lao động, M là giá trị của lao động thặng dư, thì công
thức ký hiệu giá trị của tổng sản phẩm xã hội sẽ là: C + V + M.
Sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội hay GNP, GDP phụ thuộc vào các nhân tố
tăng quy mô và hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tăng khối lượng lao động và
tăng năng suất lao động, trong đó tăng năng suất lao động là yếu tố vô hạn, là quy
luật kinh tế chung cần được coi trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội.
2.1.4.2 Tái sản xuất sức lao động
Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động của xã hội cũng
không ngừng được tái tạo. Trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, ở từng
thời kỳ nhất định, việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau, sự khác nhau này
do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó có ý
nghĩa quyết định là bản chất của quan hệ sản xuất thống trị.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ gắn với tiến bộ xã
hội trong lịch sử đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số
lượng và chất lượng.



Tái sản xuất sức lao động về mặt số lượng chịu sự chi phối của nhiều điều kiện
khác nhau, trước hết là sự chi phối bởi quy luật nhân khẩu của mỗi hình thái kinh
tế - xã hội nhất định. Quy luật này yêu cầu phải bảo đảm sự phù hợp giữa nhu cầu
và khả năng cung ứng sức lao động của quá trình tái sản xuất xã hội, nó chịu sự tác
động của các nhân tố:
- Tốc độ tăng dân số và lao động.
- Xu hướng thay đổi công nghệ, cơ cấu, số lượng và tính chất của lao động (thủ
công hay cơ khí, tự động hoá).
- Năng lực tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất của mỗi quốc gia trong từng thời
kỳ nhất định...
Tái sản xuất sức lao động về mặt chất lượng thể hiện ở việc tái sản xuất ra thể
lực và trí lực của người lao động qua các chu kỳ sản xuất. Tái sản xuất về mặt chất
lượng sức lao động phụ thuộc vào các nhân tố như: mục đích của nền sản xuất xã
hội, chế độ phân phối sản phẩm và địa vị của người lao động; sự tác động của cách
mạng khoa học và công nghệ; chính sách giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia
trong từng thời kỳ nhất định.
2.1.4.3 Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất
Sản xuất và tái sản xuất chỉ có thể diễn ra trong những quan hệ sản xuất nhất
định. Vì vậy, đồng thời với quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao
động là tái sản xuất ra quan hệ sản xuất.
Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất là quá trình phát triển, củng cố và hoàn thiện
các quan hệ giữa người với người về sở hữu tư liệu sản xuất, về quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối sản phẩm, làm cho quan hệ sản xuất thích ứng với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện để nền sản xuất xã hội ổn
định và phát triển.
2.1.4.4 Tái sản xuất môi trường sinh thái
Sản xuất và tái sản xuất bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sinh thái
nhất định. Do vậy, môi trường sinh thái trở thành nhân tố quan trọng không chỉ đối
với quá trình tái sản xuất, mà còn đối với điều kiện sống của con người. Bởi vì,

trong quá trình khai thác tự nhiên để tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất
sức lao động, con người làm cạn kiệt nguồn lực tự nhiên, vi phạm những quy luật
tự nhiên, phá huỷ sự cân bằng sinh thái. Mặt khác, do hậu quả của chiến tranh,
chạy đua vũ trang, thử nghiệm vũ khí, loài người đang gây tổn hại đến môi trường
sinh thái một cách nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo vệ và tái sản xuất ra môi trường
sinh thái (khôi phục và tăng thêm độ màu mỡ của đất đai, làm sạch nguồn nước và


không khí...) để bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia,
của cả loài người trở thành nội dung tất yếu của tái sản xuất, phải được đặt ra trong
chính sách đầu tư và trong luật pháp của các nước.
2.1.5 Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội của C.Mác:
Giá trị của sản phẩm gồm: c (tư bản bất biến) + v (tư bản khả biến) + m (giá trị
thặng dư).
Tổng sản phẩm xã hội chia thành hai khu vực:
+ Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất, tức là sản xuất các yếu tố của tư bản sản
xuất, nghĩa là những hàng hóa chỉ để tiêu dùng sản xuất.
+ Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng, tức là những hàng hóa dành cho sự tiêu
dùng cá nhân của giai cấp công nhân và giai cấp tư bản.
2.1.5.1
Tái sản xuất giản đơn:
+ Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 tồn tại dưới hình thức TLSX
+ Khu vực II: 2000c + 500v + 500m = 3000 tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu
dùng.
Giá trị tổng sản phẩm xã hội:
= 9000
Trong khu vực I:
- Bộ phận 4000c dùng để bù đắp tư liệu sản xuất (TLSX) đã hao phí được trao
đổi trong nội bộ khu vực I.
- Bộ phận (1000v + 1000m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị của sản

phẩm thặng dư mà người sở hữu TLSX dùng để mua tư liệu tiêu dùng (TLTD)
được trao đổi với khu vực II để lấy TLTD.
Trong khu vực II:
- Bộ phận (500v + 500m) là tiền lương của công nhân và giá trị của sản phẩm
thặng dư của người sở hữu TLSX dùng để mua TLTD, được trao đổi trong nội bộ
khu vực II.
- Bộ phận 2000c dùng để bù đắp giá trị TLSX đã hao phí, được đem trao đổi
với khu vực I lấy TLSX để tiếp tục sản xuất.
Như vậy các điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn của tư liệu xã hội là:
(1): I (v + m) = IIc để khu vực I tái sản xuất giản đơn
Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu của xã hội phải bằng tổng cầu về
TLSX và TLTD của hai khu vực trong nền kinh tế. Sự thực hiện này là điều kiện
cần thiết để tái sản xuất theo quy mô cũ.
(2): II(c + v + m) = Ic +IIci để cung cấp đủ TLSX cho cả 2 khu vực
Tổng cung vê TLSX của xã hội phải bằng tổng cầu về TLSX của cả hai khu
vực. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất trong xã hội.


(3): II(c + v + m) = I(v + m) + II(v + m) để có đủ TLTD cho cả 2 khu vực.
Tổng cung về TLTD của xã hội phải bằng tổng cầu về TLTD cả hai khu vực của
nền kinh tế. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về TLTD trong xã hội.
Trong thực tế thì không thể có tái sản xuất giản đơn, vì nền sản xuất của toàn xã
hội không thể năm nào cũng giữ nguyên quy mô cũ.
2.1.5.2
Tái sản xuất mở rộng:
+ Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000
+ Khu vực II: 1500c + 750v + 750m = 3000
Giá trị tổng sản phẩm xã hội:
= 9000
Do việc cung cấp tăng thêm số lượng TLSX có vai trò quyết định nhất đối với

tái sản xuất mở rộng, nên điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội
là:
(1): I (m + v) > IIc để khu vực II có thêm TLSX để mở rộng sản xuất.
Giá trị mới của khu vực I mới sản xuất ra phải lớn hơn giá TLSX của khu vực II
đã tiêu dùng.
(2): I (c + v + m) > Ic + IIc để đủ TLSX cung cấp cho cả 2 khu vực tái sản xuất
mở rộng.
Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị TLSX đã tiêu
dùng của cả hai khu vực. Có như vậy, cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới có
TLSX phụ thêm để mở rộng sản xuất.
(3): I ( v + m) + II ( v + m) > II( c + v + m) để dành một phần giá trị mới mở
rộng sản xuất.
Toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu
vực II. Có như vậy mới có thể dành một phần thu nhập quốc dân để mở rộng sản
xuất.
Quá trình thực hiện các quy luật trao đổi nói trên trong nền kinh tế thị trường có
thể xảy ra sự vi phạm các quy luật này khiến cho quá trình tái sản xuất mất cân đối
giữa các ngành, các khu vực, các yếu tố… Sự mất cân đối này làm cho nên kinh tế
rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Cái khó của quản lý vĩ mô và quản lý vi mô
nền kinh tế là ở chỗ biết phát hiện để điều chỉnh và giải quyêt kịp thời hiện tượng
khủng hoảng kinh tế một cách liên tục.
2.2
Sự phát triển lý luận tái sản xuất của Lênin
Lênin đã áp dụng lý luận của C.Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu
sự hình thành thị trường tư bản chủ nghĩa do kết quả trực tiếp của việc phát triển
lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật. Lênin đã chú ý đến sự tăng


lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Trong cả hai khu vực, cấu tạo hữu cơ của tư bản
đều tăng lên, nhưng cấu tạo hữu cơ khu vực I tăng nhanh hơn khu vực II.

Dựa trên những kiến giải của C.Mác về khối lượng tư liệu sản xuất tăng nhanh
hơn khối lượng sức lao động, Lênin đã phân tích sơ đồ tái sản xuất mở rộng, có
tính đến sự tiến bộ kỹ thuật và chia khu vực I ra làm hai ngành: sản xuất tư liệu sản
xuất để sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu
dùng.
2.2.1 Quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất của Lênin
Trong quá trình nghiên cứu lý luận của Mác về tái sản xuất tư bản xã hội Lênin
đã phát hiện ra rằng nếu thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản( phản ánh sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật) vào công thức tái sản xuất mở rộng thì sẽ thấy rõ khối
lượng tư liệu sản xuất luôn tăng nhanh hơn khối lượng tư liệu tiêu dùng.
Cùng với việc chia khu vực I thành hai khu vực sản xuất nhỏ:
+ khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất TLSX
+ khu vực sản xuất ra TLSX để sản xuất ra TLTD
Sơ đồ tái sản xuất mở rộng Lênin đã phân tích như sau:
Năm thứ nhất:
I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000…..v: (c +v) = 20,0%
II: 1500c + 750v + 750m = 3000……, ”
” 33,3%
I (1000v + 500m) = II 1500c
pt: I: 500m =450c + 50v……………, ”
” 1/10
pt: II: 60m = 50c + 10v…………......., ”
” 1/6
Đem tư bản phụ thêm của I và II cộng với số tư bản ban đầu thì sản phẩm sẽ
được chia như sau:
I: 4450c + 1050v + (500m) = 6000
II: 1550c + 760v + (690m) = 3000
Năm thứ 2:
I: 4450c + 1050v +1050m = 6550…......, ”
” 19,2%

II: 1550c + 760v + 760m = 3070…........, ”
” 32,9%
I (1050v + 525m) = II 1575c
II (1550c + 25m)
pt. II 28m = 25c + 3v…......, ” khoảng 1/9
pt. I 525m = 500c + 25v…., ” khoảng 1/21
pt. II 28m = 25c + 3v…......, ” khoảng 1/9
I 4950c + 1075v + (525m)=6550


II 1602c + 766v + (702m)=3070
Năm thứ 3:
I 4950c + 1075v +1075m = 7100……v : (c + v)= 17,8%
II 1602c + 766v + 766m = 3434……v ”
” 32,3%
I (1075v + 537( 1/2 ) m)= II 1612 (1/2)c
II (1602c + 10(1/2)m)
pt. II 11(1/2)m = 10)1/2)c +1v……”
” khoảng 1/12
pt. I 537(1/2)2m = 517(1/2)c +20v……”
” khoảng 1/26
pt. II 22m = 20c +2v……........................”
” khoảng 1/11
I 5467(1/2)c + 1095 + (537(1/2)m)= 7100
II 1634(1/2)c + 769v + (730(1/2)m)=3434
Rút ra rừ sơ đồ:
Tư liệu sản xuất Tư liệu sản
Tư liệu tiêu
Tổng sản
để chế tạo tư

xuất để chế
dùng
phẩm xã hội
liệu
tạo tư liệu
Sản
Tính Tiêu Tính
Tính
Tính
xuất
%
dùng
%
%
%
Năm thứ 1 4000
100 2000 100 3000 100
9000 100
Năm thứ 2 4450 111,252100 105 3070 102
9620 107
Năm thứ 3 4950 123,752150 107,5 3134 104
10234 114
2.2.2 Những kết luận Lênin rút ra
+Sản xuất TLSX để tạo ra TLSX phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất TLSX
để tạo ra TLTD, và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của TLTD, Lênin đưa ra
kết luận.
+Đây là quy luật kinh tế về tái sản xuất xã hội trong điều kiện tiến bộ khoa học
phát triển. quy luật này quy định một cách chặt chẽ chỉ có ưu tiên phát triển TLSX
mới có thể tái sản xuất mở rông trên quy mô lớn và tốc độ cao được.
+Quy luật về sự tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thể hiện ở sự tăng trưởng về số

lượng lao động và thu nhập quốc dân trong ngành phi sản xuất vật chất. tỷ trọng
của lao động trí tuệ tăng nhanh hơn và ngày càng chiếm ưu thế so với lao động cơ
bắp trong tổng số lao động xã hội.
Từ sự nghiên cứu đó của Mác, thuyết trình viên đã rút ra những kết luận gì? Rất
tiếc là ông không trình bày thật chính xác và thật dứt khoát những kết luận của
mình, vì vậy tác giả buộc phải tự mình rút ra những kết luận bằng cách căn cứ vào
một số nhận xét không hoàn toàn ăn khớp với nhau. Ví dụ như đoạn sau đây:


“ Ở đây, chúng ta thấy- thuyết trình viên nói- trong khu vực I, tức là trong khu
vực sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất, việc tích lũy đã được tiến
hành như thế nào:…sự tích lũy đó được tiến hành một cách độc lập, không phụ
thuộc vào sự vận động của sản xuất vật phẩm tiêu dung, cũng như không phụ thuộc
vào bản thân sự tiêu dùng cá nhân của bất cứ một người nào”.
Cố nhiên, không thể nói rằng tích lũy “ không phụ thuộc” vào sản xuất vật
phẩm tiêu dùng, bởi một lẽ là muốn mở rộng sản xuất thì cần phải có tư bản khả
biến mới, và do đó cần phải có vật phẩm tiêu dùng; có lẽ tác giả viết như thế chỉ là
để nhấn mạnh cái điểm đặc biệt sau đây của công thức là: khi tiến hành tái sản xuất
Ic- tư bản bất biến cảu khu vực I- thì không cần phải trao đổi với khu vực II, tức là
trong xã hội, hang năm có một số than nào đó chẳng hạn được sản xuất ra chính lại
là để khai thác than. Dĩ nhiên là việc sản xuất đó sẽ thông qua nhiều lần trao đổi kế
tiếp mà gắn với việc sản xuất vật phẩm tiêu dung: nếu không, các nhà kinh doanh
công nghiệp than và công nhân của họ không thể sống được.
Ở một đoạn khác, thuyết trình viên diễn đạt bằng những lời kém quả quyết hơn
nhiều; ông ta nói: “sự vận động chủ yếu của tích lũy tư bản chủ nghĩa đang diễn ra
và đã diễn ra( trừ nhừng thời kỳ đầu tiên) không phụ thuộc vào bất cứ những nhà
sản xuất trực tiếp nào, không phụ thuộc vào sự tiêu dùng cá nhân của bất cứ một
tầng lớp dân cư nào”. Ở đoạn này, tác giả chỉ vạch ra cái ưu thế cảu sản xuất tư liệu
sản xuất so với sản xuất vật phẩm tiêu dùng trong quá trình phát triển lịch sử của
chủ nghĩa tư bản thôi. Lời nói đó còn được nhắc lại lần nữa: “ Nếu nét điển hình

của xã hội tư bản chủ nghĩa, một mặt là tích lũy để tích lũy, là tiêu dùng để sản
xuất chứ không phải tiêu dùng cá nhân, thì mặt khác, xã hội đó cũng còn có nét
điển hình là sản xuất nhừng tư liệu sản xuất để chế tạo những tư liệu sản xuất”.
Nếu tác giả muốn nói như thế là muốn chỉ ra rằng xã hội tư bản chủ nghĩa khác với
các tổ chức kinh tế đã có trước nó, chính là ở sự phát triển máy móc và phát triển
sản xuất các vật liệu cần thiết cho những máy móc ấy- thì như thế là hoàn toàn
đúng. Về trình độ kỹ thuật, xã hôi tư bản chủ nghĩa cao hơn tất cả các xã hội khác;
mà tiến bộ lỹ thuật thì lại thể hiện ở chỗ lao động của người này càng bị đẩy lùi
xuống hang thứ hai, sau lao động của máy móc.
Vì vậy không cần phải phê phán những ý kiến chưa được thật rõ rang của
thuyết trình viên, mà tốt hơn là nên căn cứ trực tiếp vào Mác, để xem liệu có thể
xuất phát từ lý luận của Mác mà kết luận rằng khu vực I chiếm “ưu thế” so với khu
vực II không, và nên hiểu ưu thế đó theo nghĩa nào.


Từ công thức cảu Mác trình bày ở trên, hoàn toàn không thể rút ra một kết luận
nào về ưu thế của khu vực I so với khu vực II: vì theo công thức đó, cả hai khu vực
trên đều phát triển song song. Nhưng công thúc đó lại không xét đến chính nhay sự
tiến bộ kỹ thuật. Như Mác đã chứng minh trong quyển I của bộ “tư bản”, sự tiến bộ
kỹ thuật biểu hiện ở chỗ là tỷ số giữa tư bản khả biến với tư bản bất biến ( cứ giảm
xuống dần, thế mà trong công thức thì tỷ số ấy lại được xem như không thay đổi.
Không phải nói cũng thấy được là nếu đưa sự thay đổi tỷ số đó vào trong công
thức thì ta sẽ thấy rằng tư liệu sản xuất tăng lên nhanh hơn là vật phẩm tiêu
dùng.Tuy nhiên, tôi thấy rằng dần ra bảng tính đó cũng không thừa, vì làm như thế,
một là để minh họa thêm; hai là để ngăn ngừa những kết quả không đúng đắn mà
người ta có thể rút ra từ tiền đề đó.
Trong biểu đồ ghi dưới đây, tỷ suất tích lũy được coi là không thay đổi: một nữa
giá trị thằng dư dùng để tích lũy còn một nữa kia thì dành cho tiêu dùng cá nhân.
Có thể không xem sơ đồ dưới đây mà xem ngay những kết luận rút ra từ sơ đồ
đó. Chữ pt chỉ tư bản phụ thêm dùng để mở rộng sản xuất, tức là phần giá trị thặng

dư dùng để tích lũy.
Như vậy là: sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh
nhất; sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng; và chậm nhất là
sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng. Dù không cóvới sự nghiên cứu cứu của
Mác trong quyển II bộ “ tư bản” mà chỉ căn cứ vào quy luật bất biến có khuynh
hướng tăng nhanh hơn tư bản khả biến thì cũng có thể rút ra được kết luận nói trên:
luận điểm nói rằng tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất chẳng qua chỉ là một cách đem
quy luật đó vận dụng vào tổng sản xuất xã hội mà thôi.
Nhưng có lẽ cần phải tiến thêm một bước nữa chăng? Nếu chúng ta thừa nhận
rằng tỷ số giữa v với v + c cứ giảm xuống mãi thì cớ sao lại không thể thừa nhận v
sẽ bằng số không; răng một số lương công nhân như cũ vẫn đủ để sử dụng một số
lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn? Như vậy, phần giá trị thặng dư được tích lũy lại
sẽ trực tiếp được cộng vào tư bản bất biến trong khu vực I, và sự tăng thêm của sản
xuất xã hội thì chỉ hoàn toàn dựa vào sự tăng thêm của tư liệu sản xuất để chế tạo
tư liệu sản xuất, trong điều kiện khu vực II vẫn hoàn toàn đứng nguyên ở mức cũ.
Cố nhiên, như thế sẽ là lạm dụng các công thức bởi vì kết luận như vậy là dựa
vào những giả thiết không phù hợp với sự thật và do đó là sai lầm. Liệu có thể nghĩ
rằng: sự tiến bộ kỹ thuật làm giảm tỷ số giữa v với c, lại chỉ biểu hiện trong khu
vực I, trong khi đó thì vẫn để khu vực II hoàn toàn đứng nguyên ở mức cũ chăng?
Nếu trong khu vực II tuyệt đối không có một sự tích lũy nào cả thì như vậy liệu có


phù hợp với quy luật của xã hội tư bản chủ nghĩ không, vì xã hội này đòi hỏi nhà
tư bản phải mở rộng xí nghiệp của mình, bằng thì bị diệt vong?
Như vậy từ sự nghiên cứu cảu Mác trình bày ở trên thì chỉ có thể rút ra một kết
luận duy nhất đúng là: trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sản xuât tư liệu sản xuất tăng
nhanh hơn sản xuất tư liệu tiêu dùng. Như đã nói ở trên, kết luận đó là kết quả trực
tiếp của cái nguyên ký ai nấy đều biết là: sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra một kỹ
thuật phát triển vô cùng cao hơn kỹ thuật của các thời đại trước. Riêng về vấn đề
đó, Mác phát biểu ý kiến thật là rõ rang chỉ ở một đoạn văn và đoạn văn này hoàn

toàn xác minh công thức nói trên là đúng: “Sự khác nhau giữa xã hội tư bản chủ
nghĩa và bầy người dã man không phải ở chỗ- như Xênino nghĩ- là đặc quyền và
đặc điểm của chính bầy người dã man là tiêu phí lao động của mình, một sự tiêu
phí không mang lại một sản phẩm nào có thể biến thành thu nhập, tức là biến thành
tư liệu tiêu dùng, mà sự khác nhau là ở chỗ: xã hội tư bản chủ nghĩa dùng cái phần
lớn hơn trong thời giờ lao động hang năm của nó để sản xuất ra tư liệu sản xuất, là
những thứ không thể trở thành thu nhập dưới hình thức tiền công cũng như dưới
hình thức giá trị thặng dư được, mà chỉ có thể giữ chức năng là tư bản thôi.”
3.
Kết luận
Nghiên cứu từng nội dung cơ bản của tái sản xuất cho chúng ta thấy: tái sản
xuất của cải vật chất bao gồm những tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Tái
sản xuất TLSX trước hết là tái sản xuất công cụ lao động, có ý nghĩa then chốt. Tái
sản xuất TLSX càng được mở rộng và phát triển càng tạo ra những điều kiện để
phát triển và mở rộng việc tái sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng. Từ đó, cuộc
sống của con người được nâng cao, đầy đủ hơn. Việc nghiên cứu của Lênin từ
những lý luận của Mác nhằm nâng cao đời sống xã hội cũng như phát triển LLSX
xã hội, nhờ đó mà sản xuất hàng hoá đã thúc đẩy sự phân công và hợp tác lao động
phát triển, phá vỡ tính chất khép kín, biệt lập của các chủ thể kinh tế, các vùng
kinh tế các điạ phương, các quốc gia. Thu hút chúng ta vào quá trình kinh tế, làm
cho sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao của sản xuất. Cả đầu vào và đầu ra, làm
cho xã hội hóa phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.



×