Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn xây DỰNG CHUYÊN đề NGOẠI KHÓA về vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO môn CÔNG NGHỆ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.07 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT XUÂN THỌ
-------------------Mã số: ………………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NGOẠI
KHÓA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM CHO MÔN CÔNG NGHỆ 10

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lí giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ 10 
- Lĩnh vực khác: ……………………………… 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

Năm học: 2014 – 2015

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Thị Ngọc Anh
2. Sinh ngày 8 tháng 2 năm 1982
3. Nữ
4. Địa chỉ: Xuân Bắc – Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại: NR: 0613874514; ĐTDĐ: 0977993912
6. Fax:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn:
Công nghệ 10: lớp 10B8 và 10B9
Nghề làm vườn: lớp 11C9, 11C10, 11C11
Lớp chủ nhiệm: 10B8
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Công nghệ 10, Nghề làm vườn
Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: không có


MỤC LỤC
Trang
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

1.1. Lí do khách quan


1

1.2. Lí do chủ quan
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2

2.1. Cơ sở lí luận

2

2.2. Cơ sở thực tiễn

2

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

12

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

15

5.1. Khả năng áp dụng


15

5.2. Yêu cầu của đề tài

15

5.3. Khuyến nghị

16

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

VII. PHỤ LỤC

17


XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM CHO MÔN CÔNG NGHỆ 10
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Lí do khách quan:
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể
khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt khắp nơi trong môi
trường, giúp con người có đủ sức khỏe lao động và học tập. Tuy nhiên, nếu thực
phẩm không đảm bảo vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa. Vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm hiện nay đang là thách thức lớn đối với thế giới nói chung trong đó
có Việt Nam. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây
ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người và

về lâu dài ảnh hưởng đến giống nòi dân tộc. Bên cạnh đó, ngoài việc gây thiệt hại
lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe còn liên quan chặt chẽ
đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
“Ông Jeffery Kobza, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết,
đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản
xuất trong chuỗi liên tục của thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn. Các nhà sản xuất,
các nhà chế biến và người kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam cần phải chịu trách
nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm mà họ sản xuất và kinh doanh trong khi
người tiêu dùng cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ các thực
hành tốt về an toàn thực phẩm. Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, vi
rút, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh - từ tiêu
chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư. Thực phẩm không an toàn tạo ra một
vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng, đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ em
và người già.”[1]
1.2. Lí do chủ quan:
Khi bị bệnh, chúng ta sẽ tìm đến bệnh viện để chữa trị. Tuy nhiên, ít ai tìm
câu trả lời cho câu hỏi: Nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Phải làm gì để hạn chế
bệnh tật đó? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giống nòi dân
tộc? Tất cả những câu hỏi đó các em hoàn toàn có thể tìm ra được câu trả lời. Vì
thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và sức khỏe đều nằm phần lớn ở thực
phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Vì thế, đã đến lúc phải định hướng cho thế hệ trẻ biết
vai trò và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương trình môn công nghệ 10 trong trường THPT với nội dung gần gũi,
gắn liền với cuộc sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh của người dân
Việt Nam nên đưa thêm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là rất phù hợp. Được
cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, học sinh sẽ hình thành kĩ năng,
có thái độ, hành động đúng để bảo vệ cuộc sống tương lai của chính bản thân
mình; bởi các em có thể là nhà quản lí, nhà sản xuất, người tiêu dùng và các em



cũng chính là những tuyên truyền viên tham gia tích cực trong quá trình truyền
thông đến với mọi người.
Là người tiêu dùng mà trên hết là người giáo viên, tôi nghĩ mình cần phải có
trách nhiệm định hướng và tuyên truyền cho học sinh ý thức về an toàn thực phẩm.
Vì lí do đó, trong năm học này tôi thực hiện đề tài “XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
NGOẠI KHÓA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO MÔN CÔNG
NGHỆ 10”.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lí luận:
Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định phê duyệt Chiến
lược Quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 của
Thủ tướng chính phủ, đã chỉ rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và
của toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao
tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi,… cần thiết phải phát triển và hoàn thiện hệ
thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai mạnh mẽ các biện pháp đồng bộ
kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp, trong đó
cần phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm
trong các trường học, đồng thời huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Xây dựng lộ trình đưa nội dung an toàn thực
phẩm vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học.
Nhà trường đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ để họ trở
thành công dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của giáo dục là phát triển
toàn diện nhân cách của người học sinh, trong đó môn công nghệ lớp 10 cũng
không ngoại lệ. Học sinh cần được giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm để có
nền tảng kiến thức, bồi dưỡng và hình thành kĩ năng sống, có thái độ và hành động
đúng trong vai trò của nhà sản xuất đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên hết.
Hoặc với vai trò là người tiêu dùng, học sinh biết mình nên làm gì để đảm bảo sức
khỏe của bản thân và gia đình...
Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn công nghệ cấp THPT của
Bộ GD – ĐT năm 2011, trong phân phối chương trình môn công nghệ lớp 10,

ngoài phần tích hợp hoạt động hướng nghiệp 6 tiết và chương III các bài từ 41, 42,
43, 44, 46, 48 có thể chọn lĩnh vực phù hợp với chương I hoặc chương II đã chọn
trước đó hoặc có thể chuyển sang ngoại khóa, xem đĩa băng hình, hoặc thay thế
bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp với điều kiện giống cây trồng, vật nuôi của địa
phương, tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, hướng nghiệp. Vì vậy, ngoại
khóa về vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn toàn có thể thực hiện được.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Ngoài kiểm tra, xử lí các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm,
các cơ quan chức năng còn tổ chức tuyên truyền về vấn đề vệ sinh an toàn thực


phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ thể là đài phát thanh của các xã.
Tuy nhiên, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của các em còn rất mờ nhạt. Vì
vậy, tổ chức tiết học ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực phẩm như là một biện
pháp cộng hưởng để công tác tuyên truyền được sâu rộng và hiệu quả hơn.
Nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề tuyên truyền vệ sinh an
toàn thực phẩm vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động
một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên
trong gia đình. Vì vậy, thực hiện ngoại khóa giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
trong môn công nghệ lớp 10 là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất
và có tính bền vững nhất.
Số lượng học sinh, giáo viên các cấp học, bậc học của Việt Nam hiện nay
chiếm 1/5 dân số cả nước (gần 16 triệu người). Trong đó, học sinh THPT chiếm
gần 3 triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện
vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện
tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hành đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về thực hiện chương trình môn công nghệ 10 ở trường THPT hầu như giáo
viên chưa đưa vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm vào giảng dạy.
Từ cơ sở nêu trên và từ thực tiễn công tác tôi thực hiện sáng kiến: “XÂY

DỰNG CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CHO MÔN CÔNG NGHỆ 10” được thực hiện trong 2 tiết học (90 phút).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Xây dựng chuyên đề ngoại khóa Vệ sinh an toàn thực phẩm trong
chương trình môn công nghệ 10.
Việc xây dựng tiết học ngoại khóa được tiến hành sau khi xác định mục tiêu,
thái độ, kĩ năng và định hướng năng lực hình thành. Trong điều kiện thực tế, học
sinh trường THPT Xuân Thọ có điểm xét tuyển vào lớp 10 thấp, địa bàn sinh sống
rộng, gia đình thuần nông, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nên điều kiện tiếp
xúc với mạng Internet để tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
Nên tôi xây dựng chuyên đề chủ yếu bằng chuỗi hình ảnh trực quan, logic, lôi
cuốn, ấn tượng giúp các em khắc sâu được kiến thức.
Sau đây, tôi tiến hành xây dựng chuyên đề ngoại khóa về vệ sinh an toàn
thực phẩm cho môn công nghệ 10. Gồm 5 bước:
Bước 1: Soạn giáo án cho chuyên đề ngoại khóa
Bước 2: Sưu tầm hình ảnh minh họa trên mạng Internet


Bước 3: Thiết kế chuyên đề ngoại khóa trên phần mềm Powerpoint
Bước 4: Tổ chức dạy chuyên đề cho học sinh khối 10
Bước 5: Phát phiếu lấy ý kiến của học sinh
* Nội dung giáo án chuyên đề ngoại khóa:

CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: Vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, tác hại đến sức khỏe con
người trước mắt và lâu dài
2. Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm

3. Giải pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
4. Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Biết được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời rút ra được ảnh
hưởng của chúng đến đời sống con người.
- Biết được thực trạng, hậu quả của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm ở Việt Nam hiện nay.
- Biết được các giải pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
- Biết cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Kĩ năng:
- Thực hành sản xuất, chế biến thực phẩm sạch, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi
trường sống.
- Biết nhận diện và sơ cứu bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm.


* Thái độ:
- Hứng thú tìm hiểu về thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng
đồng.
- Có thái độ cương quyết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước tình
hình thực phẩm hiện nay và không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Yêu lao động, quý trọng giữ gìn sức khỏe cá nhân.
- Ý thức được phòng bệnh hơn chữa bệnh.
* Định hướng các năng lực được hình thành
Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập chuyên đề này, học sinh
được định hướng hình thành các năng lực sau:
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, ứng xử …
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức để xử lí các tình huống từ

thực tế. Với hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, HS có khả năng quan sát thực
tế sản xuất và đời sống ở địa phương. Từ đó phát hiện vấn đề và đề xuất ý tưởng
sản xuất, sử dụng, chế biến thực phẩm an toàn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài thiết kế chuyên đề. Soạn giảng bằng phần mềm Powerpoint.
- Sưu tầm hình ảnh, tài liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bảng nhóm.
- Tham khảo tài liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm từ mạng
Internet.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu các thói quen sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng sản phẩm nông sản.
3. Tiến trình dạy học chuyên đề:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG


GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS đặt tên chung cho những hình ảnh vừa
xem.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nêu vấn đề để HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến bản thân:
1. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em thường nghe những vấn đề
gì liên quan đến thực phẩm?
2. Theo em, chúng ta sẽ làm gì để hạn chế những vấn đề đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS liên hệ kiến thức thực tế và suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS xung phong trả lời
GV nhận xét và giới thiệu chuyên đề.


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, tác hại đến sức
khỏe con người trước mắt và lâu dài
Đây là nội dung quan trọng, HS sau khi theo dõi qua phần này mới thấy
được sự nguy hại của thực phẩm không an toàn trong giai đoạn hiện nay. Từ đó,
thấy được sự cần thiết phải thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhu cầu tìm
các giải pháp hạn chế tác hại của thực phẩm không an toàn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS biết khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhóm dinh
dưỡng cần cung cấp để có đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
GV trình chiếu hình ảnh về thực trạng về thực phẩm hiện nay từ khâu sản
xuất, bảo quản, chế biến… GV đặt câu hỏi:
Hậu quả của sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là
gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS liên hệ thực tế suy nghĩ để tìm câu trả lời


Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS xung phong trả lời, GV nhận xét và cho biết những hậu quả để lại vì sử
dung thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các số liệu thống kê
và hình ảnh liên quan.
Nội dung 2 và 3: Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm, giải
pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Hai nội dung này được lồng vào làm một, tình hình ngộ độc thực phẩm diễn
ra phức tạp vì thực phẩm ô nhiễm, con người sử dụng thức ăn đường phố nhiều vì
chế biến, nguyên liệu không đảm bảo hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, con người thích
khám phá những món ăn mới lạ và dễ gặp phải ngộ độc thực phẩm. Sau khi biết
được nguyên nhân gây ngộ độc thì sẽ đề xuất giải pháp phòng tránh, nếu làm tốt

điều đó thì sẽ hiếm gặp trường hợp ngộ độc thực phẩm. Cho nên phần nhận biết và
cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm không quan trọng bằng phần nguyên nhân và giải
pháp phòng tránh. Cuối cùng, GV giới thiệu phần nhận biết và cách sơ cứu bệnh
nhân để HS có thể thực hiện nếu gặp trường hợp ngộ độc xảy ra.
Nhiệm vụ 1: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra câu hỏi:
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có phải là do không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm?
2. Kể tên những vụ ngộ độc thực phẩm mà em biết, cho biết nguyên nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS liên hệ thực tế để tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS xung phong trả lời.
Câu 1 sẽ có 2 luồng ý kiến trái chiều: Phải và không phải. Đến câu 2 HS kể
tên các vụ ngộ độc không liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có thể,
giáo viên lấy ví dụ về chế biến thịt cóc đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn gây chết người
vì bị ngộ độc. HS tự rút ra được ngoài nguyên nhân thức ăn không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm thì vẫn có nguyên nhân khác. GV giới thiệu các nguyên nhân
gây ngộ độc thực phẩm.
Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân gắn liền với giải pháp phòng tránh ngộ độc thực
phẩm.


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thực hiện:
Khi GV giới thiệu về từng nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thì các em
theo dõi, đồng thời suy nghĩ giải pháp phòng tránh tốt nhất cho nguyên nhân đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV giới thiệu cụ thể bằng các slide, HS theo dõi, suy nghĩ tìm ra giải pháp.

Bước 3: Thảo luận, báo cáo:
HS nêu ý kiến đề xuất, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện.
Nhiệm vụ 3: Cách nhận biết và sơ cứu ngộ độc thực phẩm
Phần này GV giới thiệu, hướng dẫn HS cách nhận biết và sơ cứu khi người
thân hoặc bản thân bị ngộ độc thực phẩm.
Nội dung 4: Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm
Các nội dung trên, phần nào HS đã định hình được cách thực hành đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Nội dung này xem như là phần củng cố, HS rút ra mình
nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng, hạn chế bệnh
tật.
Bên cạnh đó, GV đưa vào phần “Em có biết?” để học sinh mở rộng kiến
thức. Tủ lạnh được xem là người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp con
người bảo quản rau, củ, quả, thực phẩm… Đôi khi trong thực tế, thói quen bảo
quản thực phẩm trong tủ lạnh của gia đình có thể gây hại cho sức khỏe.
Phần này GV tổ chức trình chiếu, giới thiệu nhanh.

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Sau khi đã tổ chức cho HS thực hiện hoạt động hình thành kiến thức, GV tổ chức
cho HS thực hành vận dụng kiến thức theo các bước:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 bàn:
Em sẽ làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với những vai trò sau:
- Người tiêu dùng


- Nhà sản xuất
- Cơ quan chức năng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hình dung lại bài học và thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời vào bảng nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Các nhóm nộp báo cáo, mời đại diện 1 nhóm báo cáo. Các nhóm còn lại chú
ý, cho ý kiến bổ sung. GV nhận xét, khen ngợi nhóm tích cực, báo cáo làm tốt. Gợi
ý:
- Người tiêu dùng: thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, nói không với
thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc, có thể tự sản xuất thực phẩm
để sử dụng, cần báo với chính quyền địa phương nếu bản thân bị ngộ độc
thực phẩm hoặc phát hiện hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của
các cơ sở chế biến thực phẩm.
- Nhà sản xuất: Đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên hết – có
khách hàng nhà sản xuất mới kinh doanh được.
- Cơ quan chức năng: Tuyên tuyền sâu rộng đến từng người dân sử
dụng, sản xuất thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, giống nòi dân tộc.
Bên cạnh đó kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi pham…

HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG Ở GIA ĐÌNH, ĐỊA PHƯƠNG
GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà thực hiện những công viêc sau:
- HS về nhà chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết
của bản thân về thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, hậu quả của việc
sử dung thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Và nói với mọi người
nên thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe, hạn chế tình trạng
ngộ độc thực phẩm.
- Tìm hiểu thói quen trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, sử dung thực
phẩm của người dân địa phương. Nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
thì hãy giải thích cho mọi người hiểu, thực hành đúng vệ sinh an toàn thực phẩm,
không làm nguy hại đến sức khỏe bản thân và cộng đồng. Có thái độ cương quyết
tẩy chay hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để cùng nhau bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng.


- Nếu phát hiện hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, em có thể báo

ngay hoặc nhờ người lớn báo cho chính quyền địa phương biết xử lí. Trong trường
hợp bị ngộ độc thực phẩm cũng phải khai báo để chính quyền địa phương.
- Cùng với gia đình thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.

HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC
Nội dung chuyên để rộng, trong 2 tiết không thể chuyển tải đến HS tất cả
những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Học sinh có thể mở rộng kiến thức bằng
cách:
- Tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “vệ sinh an toàn thực phẩm”, “ngộ
độc thực phẩm”, “Cục an toàn vệ sinh thực phẩm”
- Theo dõi đài truyền hình
- Đọc báo
- Tìm hiểu phương pháp trồng rau sạch để gia đình sử dụng và có thể phát
triển kinh tế gia đình vì tình trạng thực phẩm ô nhiễm trầm trọng.
- Tìm hiểu các loại thực phẩm nếu chế biến chung sẽ gây độc cho cơ thể trên
mạng Internet để phòng tránh.
- Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, cơ sở sản xuất, chế biến về
vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề ngoại
khóa:
Nội dung chuyên đề ngoại khóa chủ yếu liên quan kiến thức thực tế. Vì vậy,
có thể xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi lí thuyết. Người thực hiện đề xuất
xây dựng bộ câu hỏi dành cho chuyên đề này là câu hỏi trắc nghiệm.
4.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chuyên đề:
Là phần mục tiêu của chuyên đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ đã nêu ở phần
đầu của giáo án.
4.2. Lập bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi trong
chuyên đề
Nội

dung

Loại câu
hỏi/b tập

Nhận biết

Thông hiểu

VD cấp thấp

VD cấp cao


Chủ đề Định
vệ sinh tính
an
toàn
thực
phẩm

- Chỉ ra
được
hoạt
động
nào
đảm bảo vệ
sinh an toàn
thực phẩm?
(1.1)

- Trình bày
được cách
rửa rau tốt
nhất để loại
bỏ vi sinh
vật. (1.2)
- Trình bày
được cách
nấu rau có
thể hạn chế
tác hại của
thuốc
hóa
học bảo vệ
thực phẩm.
(1.3)
- Nêu được
các nguyên
nhân
gây
ngộ độc thực
phẩm. (1.4)

- Biết cách
xử lí bề mặt
chế
biến
thức
ăn
sống và thức

ăn chín đảm
bảo hợp vệ
sinh. (2.1)
- Biết cách
lựa
chọn
thực phẩm
đóng
hộp,
đóng
gói
đảm bảo an
toàn. (2.2)
- Biết cách
thực
hành
đảm bảo vệ
sinh an toàn
thực phẩm.
(2.3)

-Đề xuất giải
pháp
cho
thực phẩm bị
mốc. (3.1)
- - Đề xuất
giải pháp giữ
vệ sinh cá
nhân

tốt
trong khi chế
biến thức ăn.
(3.2)

- Vận dụng
kiến thức đưa
ra hướng giải
quyết xây dựng
môi trường vệ
để đảm bảo vệ
sinh an toàn
thực phẩm.(4.1
– 4.2)
- Vận dụng
kiến thức để sử
dụng dụng cụ
bảo quản thực
phẩm hạn chế
bị tấn công bởi
VSV. (4.3)

4.3. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá theo các mức độ mô tả:
Hãy chọn đáp án đúng
Mức 1: Nhận biết
1.1.

Hoạt động nào sau đây thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

A. Heo mắc bệnh tai xanh, mổ bán để gỡ vốn.

B. Thịt đông lạnh phải để rã đông hoàn toàn, rửa sạch và sau đó chế biến.
C. Rau xanh bón phân chuồng chưa ủ hoai mục.
D. Bón nhiều phân đạm để rau phát triển thân lá mạnh, mau cho thu hoạch.
1.2. Rửa rau như thế nào là tốt nhất?


A. Ngâm rau trong nước sạch càng lâu càng tốt.
B. Rửa dưới vòi nước chảy.
C. Ngâm trong dung dịch muối loãng 30 phút rồi rửa dưới vòi nước sạch.
D. Rửa 3 – 4 nước trong chậu là đủ, khỏi bị giập nát.
1.3. Để giảm tác hại của thuốc bảo vệ thực vật trên rau, khi nấu nên làm như
thế?
A. Đậy nắp nồi để rau mau chín.
B. Mở vung để thuốc bay hơi.
C. Trụng nước sôi sau đó chế biến món xào.
D. Nấu nhừ, tác hại của thuốc bay hết.
1.4. Ý kiến nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
A. Ăn quá no gây khó chịu, mệt mỏi.
B. Ăn thực phẩm bị thiu, nhiễm độc tố.
C. Ăn thực phẩm có sẵn độc tố.
D. Ăn thực phẩm không che đậy trong quá trình bảo quản.

Mức 2: Thông hiểu
2.1. Chúng ta nên dùng thớt thái thức ăn như thế nào là đảm bảo hợp vệ sinh?
A. Dùng chung thớt thái thức ăn chín và thức ăn sống.
B. Dùng riêng thớt cho 2 thức ăn chín và thức ăn sống.
C. Thớt vừa thái thịt sống cần rửa sạch để thái thức ăn chín.
D. Khi nào thớt hỏng không sử dụng được nữa mới bỏ đi.
2.2. Chọn thực phẩm chế biến bằng cách đóng hộp, đóng gói sẵn cần quan
tâm đến nội dung nào sau đây?

A. Tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử
dụng.
B. Nơi sản xuất, chế biến, số đăng ký sản xuất và hạn sử dụng.


C. Quan tâm đến màu sắc trang trí vỏ hộp.
D. Hình thức hộp không bị méo, phồng hay ghỉ.
2.3. Sau khi nấu chín thức ăn không nên làm gì sau đây?
A. Đưa thức ăn còn nóng vào tủ lạnh.
B. Để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống.
C. Đậy kỹ, không dùng tay để bốc thức ăn chín.
D. Ăn ngay sau khi nấu, thức ăn đun lại ở nhiệt độ sôi đồng đều.

Mức 3: Vận dụng cấp thấp
3.1. Những thực phẩm bị mốc nên xử lí như thế nào?
A. Rửa sạch rồi chế biến
C. Bỏ vào sọt rác

B. Dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
D. Rửa sạch rồi phơi khô trở lại

3.2. Điều gì không nên làm khi đang chế biến thức ăn?
A. Rửa tay bằng xà bông và nước sạch trước khi tiếp xúc thức ăn, sau khi đi vệ
sinh, sau khi tiếp xúc với thịt tươi sống.
B. Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, không ho, hắt hơi khi chuẩn bị thức
ăn.
C. Để móng tay dài thuận tiện cho sơ chế thực phẩm.
D. Không tiếp xúc thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có
biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.


Mức 4: Vận dụng cấp cao
4.1. Sau khi ăn cơm, chén bát sẽ xử lí như thế nào?
A. Rửa ngay sau khi ăn xong.

B. Khi nào muốn có chén ăn sẽ rửa.

C. Bỏ, mua chén mới.

D. Khi nào rảnh sẽ rửa.

4.2. Rác trong gia đình nên xử lí như thế nào?
A. Đào hồ rác sau nhà, đổ rác xuống hố.


B. Bỏ vào thùng rác có nắp đậy, đổ đúng giờ, đúng nơi quy định.
C. Đổ xuống sông, suối, vệ ao.
D. Đổ nơi vắng người qua lại.
4.3. Nên sử dụng tủ lạnh bảo quản thực phẩm như thế nào?
A. Mua thực phẩm và cất trữ trong tủ lạnh để sử dụng cho cả tuần.
B. Bảo quản thực phẩm trong trường hợp vài ngày không thể đi chợ.
C. Nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để sử dụng dần.
D. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, để một ít trà gần cửa tủ để khử mùi.
-----------------------------------Lưu ý: Trong trường hợp, các em học sinh có lực học khá giỏi, giáo viên có
thể giao từng nội dung của chuyên đề cho từng nhóm học sinh, hướng dẫn và yêu
cầu học sinh tìm kiếm thông tin, tài liệu, hình ảnh xây dựng nội dung báo cáo. Sau
đó, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo trước lớp. Giáo viên có vai trò nhận xét,
đánh giá, định hướng hoạt động của học sinh.
* Bài giảng thiết kế bằng phần mềm Powerpoint (ghi vào đĩa CD, đính kèm)

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Soạn giáo án và hoàn thiện bài giảng trên phần mềm powerpoint gồm 144
slile, với rất nhiều hình ảnh phản ánh rõ nét, thuyết phục về tình hình vệ sinh an
toàn thực phẩm hiện nay cũng như hậu quả, giải pháp thực hành vệ sinh an toàn
thực phẩm. Sau khi cùng đồng nghiệp tổ chức các tiết học ngoại khóa cho học sinh
khối 10 của trường THPT, người thực hiện tiến hành lấy ý kiến 68 học sinh của 2
lớp 10B8 và 10B9 thông qua phiếu thăm dò ý kiến. Kết quả như sau:
* Trước khi học tập chuyên đề ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực
phẩm:
1. Em đã từng được tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa?
Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ (%)



65

95,58%

Chưa

3

4,42%


Từ số liệu trên, chúng ta thấy đa số các học sinh đều từng được tuyên truyền
về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Nếu có, em đã được tuyên tuyền qua kênh thông tin nào?
Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đài truyền hình

47

69,12%

Đài phát thanh của xã, phường

13

19,12%

Cán bộ y tế

3

4,41%

Kênh thông tin khác

5

7,35%


Về kênh thông tin khác, các em tự tìm hiểu trên mạng Internet hoặc được
biết đến Vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp học THCS.
3. Qua kênh thông tin đó em biết được những gì về tình hình vệ sinh an
toàn thực phẩm hiện nay?
Đa số các em biết về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay thông qua
các vụ ngộ độc ở các khu công nghiệp, trường học…
4. Em có biết được nguyên nhân, hậu quả, và cách phòng tránh các vụ ngộ
độc thực phẩm không?
Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ (%)



2

2,94%

Không

50

73,53%

Ý kiến khác

16


23,53%

Từ số liệu trên cho thấy, đa số các em học sinh đều chưa nắm được toàn
cảnh thực trạng đáng báo động của thực phẩm, nguyên nhân và hậu quả để lại của
thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong giai đoạn hiện nay. Và chưa biết cách
phòng tránh ngộ độc thực phẩm, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Sau khi được học tập chuyên đề ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực
phẩm:
5. Để tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến sức khỏe, bệnh tật và đặc
biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm em sẽ nhờ đến kênh thông tin nào?


Các em sẽ tự tìm kiếm, lựa chọn trên mạng Internet, tăng cường đọc báo,
theo dõi đài truyền thanh địa phương, đài truyền hình.
6. Em hãy cho biết hậu quả để lại nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm:
Tất cả học sinh đều xác định được sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ngộ độc, gây bệnh và về lâu dài ảnh hưởng đến
giống nòi dân tộc. Bên cạnh đó, còn thiệt hại về kinh tế…
7. Với kiến thức đã học, cá nhân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ sức
khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng, giống nòi dân tộc?
Đa số các em thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm và với kiến thức đã học
sẽ tuyên truyền với mọi người xung quanh để cùng bảo vệ sức khỏe.
8. Theo em, gia đình mình nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho mỗi bữa cơm của gia đình?
Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn thực phẩm sạch mua ở những nơi
có uy tín, nếu có thể sẽ tự trồng rau, nuôi gà, nuôi cá để phục vụ cho gia đình.
Không sử dụng hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

9. Đối với người nông dân em nên khuyên họ nên canh tác, chăn nuôi
như thế nào để sản xuất ra thực phẩm an toàn?
Hầu hết các em đã đưa ra được các lời khuyên:
+ Trong canh tác, hạn chế bón phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất
kích thích, tăng cường bán phân hữu cơ ủ hoai, phân vi sinh.
+ Trong chăn nuôi, không sử dụng chất tăng trọng,…
10. Nếu em phát hiện cơ sở chế biến thực phẩm không đảm bảo quy
trình vệ sinh an toàn thực phẩm em sẽ xử lí như thế nào?
Đa số các em đều bày tỏ thái độ cương quyết trước hành vi vi phạm về vệ sinh
an toàn thực phẩm. Ví dụ như: Báo với chính quyền địa phương hoặc nhờ sự giúp
đỡ của người lớn báo với chính quyền địa phương để xử lí.
11. Theo em, có nên duy trì tổ chức các tiết học ngoại khóa về vệ sinh an
toàn thực phẩm không?
Ý kiến

Số lượng

Tỷ lệ (%)



68

100%

Không

0

0%



Tất cả học sinh đều hứng thú theo dõi chuyên đề và có ý thức tìm hiểu vệ vệ
sinh an toàn thực phẩm. Và các em đều xác định sự cần thiết duy trì những tiết học
ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua tiết học các em biết được thực trạng,
hậu quả của tình hình thực phẩm trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời,
các em cũng biết cách phòng tránh ngộ độc bằng cách thực hành vệ sinh an toàn
thực phẩm cho gia đình và bản thân tránh ăn thức ăn ở những gánh hàng rong
không đảm bảo vệ sinh.
Tóm lại, việc đưa nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh
trung học phổ thông trong tiết học ngoại khóa môn công nghệ 10 là việc làm đúng
đắn và có ý nghĩa thiết thực. Cụ thể hiệu quả của đề tài đã được chứng minh bằng
ý kiến của các em học sinh.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
5.1. Khả năng áp dụng:
- Từ thực tế áp dụng chuyên đề ngoại khóa về vệ sinh an toàn thực phẩm cho
học sinh khối 10 trường THPT Xuân Thọ, chuyên đề này có thể áp dụng rộng rãi ở
các trường THPT trong chương trình học của môn công nghệ 10.
5.2. Yêu cầu của đề tài:
5.2.1. Đối với giáo viên:
- Cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, ít nhất biết thiết kế
bằng phần mềm POWERPOINT để hỗ trợ xây dựng tiết học hấp dẫn, sinh động,
lôi cuốn.
- Tích cực, chủ động, thu thập, cập nhật, xử lí thông tin thường xuyên từ sách,
báo, mạng Internet…về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm. Là tấm gương tự học,
sáng tạo để học sinh học tập, noi theo.
- Bám sát hướng dẫn của Bộ GD – ĐT về xây dựng chuyên đề dạy học theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh.
5.2.2. Đối với nhà trường:

- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt
chuyên đề ngoại khóa như phòng học có trang bị máy chiếu.
- Hệ thống máy tính có kết nối Internet để giáo viên, học sinh dễ dàng tìm
kiếm tài liệu, hình ảnh phục vụ cho việc dạy và học.
5.3. Khuyến nghị:


- Theo tôi Bộ GD – ĐT nên đưa kế hoạch giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
vào trong chương trình môn công nghệ lớp 10. Ở lứa tuổi học sinh THPT các em
đã dần trưởng thành, độc lập về suy nghĩ. Các em là những người chủ tương lai của
đất nước, là những tuyên truyền viên tích cực bảo vệ sức khỏe của bản thân và
cộng đồng.
- Để con người học tập, lao động đạt hiệu quả trước hết cần phải có sức khỏe.
Vệ sinh an toàn thực phẩm - bảo vệ sức khỏe cộng đồng cần phải có sự chung tay
của toàn xã hội: nhà nước – nhà sản xuất – doanh nghiệp thương mại – người tiêu
dùng.
- Cơ quan chức năng cần tuyên truyền đến người dân - người tiêu dùng phải
cương quyết đối với các cơ sở dấu hiệu vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm để
thực hiện quyền lợi của mình bằng cách báo cho cơ quan chức năng; tẩy chay
những hàng hóa không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…Vì người tiêu dùng –
khách hàng là thượng đế, không có khách hàng thì doanh nghiệp, nhà sản xuất
không thể tồn tại. Có như vậy chắc chắn sẽ cải thiện được tình hình.
- Các cấp quản lí, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ tăng
cường kiểm tra, giám sát, xử lí những vi phạm ở các cơ sở chế biến, chợ để đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho những bữa ăn hàng ngày của người dân Việt
Nam. Bằng nhiều hình thức khác nhau cần tăng cường tuyên truyền, tư vấn, hướng
dẫn người nông dân phương thức sản xuất thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng, xuất khẩu, an toàn sức khỏe và bền vững.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kha Thoa (2015). Ngày Sức khỏe Thế giới 2015: Thực phẩm không an toàn là
nguyên
nhân
của
hơn
200
bệnh,
/>co_id=30111&cn_id=707526#, đăng ngày 07/04/2015

VII. PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN


Cho biết ý kiến của các em trước và sau khi học tập chuyên đề ngoại khóa: Vệ
sinh an toàn thực phẩm, các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
* Trước khi học tâp chuyên đề ngoại khóa về Vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Em đã từng được tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa?
A. Có



B. Chưa



2. Nếu có, em đã được tuyên tuyền qua kênh thông tin nào?
A. Đài truyền hình




B. Đài phát thanh của xã, phường



C. Cán bộ y tế



D. Kênh thông tin khác:………..……………………………………………….
……………………….……………………………………………………. ………..
………………………………………………………………………………………
3. Qua kênh thông tin đó em biết được những gì về tình hình vệ sinh an toàn
thực phẩm hiện nay?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
4. Em có biết được nguyên nhân, hậu quả, và cách phòng tránh các vụ ngộ độc
thực phẩm không?
A. Có



B. Không

C. Ý
kiến khác:
……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….

* Sau khi học tâp chuyên đề ngoại khóa về Vệ sinh an toàn thực phẩm:
5. Để tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến sức khỏe, bệnh tật và đặc biệt về vệ
sinh an toàn thực phẩm em sẽ nhờ đến kênh thông tin nào?
……………………………………………………………………………………
……………………..………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..


6. Em hãy cho biết hậu quả để lại nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm:
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
7. Với kiến thức đã học, cá nhân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ sức khỏe bản
thân, gia đình, cộng đồng, giống nòi dân tộc?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
8. Theo em, gia đình mình nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
cho mỗi bữa cơm của gia đình?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
9. Đối với người nông dân em nên khuyên họ nên canh tác, chăn nuôi như thế
nào để sản xuất ra thực phẩm an toàn?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………
10. Nếu em phát hiện cơ sở chế biến thực phẩm không đảm bảo quy trình vệ
sinh an toàn thực phẩm em sẽ xử lí như thế nào?
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
11. Theo em, có nên duy trì tổ chức các tiết học ngoại khóa về vệ sinh an toàn
thực phẩm không?
A. Có



B. Không



Lí do: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


NGƯỜI THỰC HIỆN

Trần Thị Ngọc Anh

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Xuân Thọ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xuân Lộc, ngày 16 tháng 5 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014 – 2015
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
"XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM CHO MÔN CÔNG NGHỆ 10”
Họ và tên tác giả: Trần Thị Ngọc Anh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị:
Trường THPT Xuân Thọ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lí giáo dục:
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục:
- Lĩnh vực khác:................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai: - Tại đơn vị
- Trong ngành
1. Tính mới:
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
2. Hiệu quả:
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành đạt hiệu quả
cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả.

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giải tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
3. Khả năng áp dụng:


- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
-Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc

Khá

Đạt

Không xếp loại

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và thủ trưởng đợn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm

này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét,
đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng
kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có kí tên xác nhận của tác giả và
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


×