Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của công nghệ aao tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 98 trang )

ĐẠ
IH

C THÁI NGUYÊN
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
IH

C NÔNG LÂM
---------
----------

NGUY

N NG

CB

O TRUNG

Tên


đề
tài:


Đ
ÁNH GIÁ HI



U QU

X

LÝ N
ƯỚ
C TH

I
C

A CÔNG NGH

AAO T

IB

NH VI



N
Đ
A KHOA
TRUNG
ƯƠ
NG THÁI NGUYÊN”

KHÓA LU


NT

T NGHI

P
ĐẠ
IH

C


H

đ
ào t

o
:
Chính quy
Chuyên ngành :
Đị
a chính Môi tr
ườ
ng
Khoa
Qu
:

n lý tài nguyên

Khóa h

2011 – 2015
:
c

Thái Nguyên, n


ă
m 2015

ĐẠ
IH

C THÁI NGUYÊN
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
IH

C NÔNG LÂM
---------
----------

NGUY

N NG


CB

O TRUNG


Tên
đề
tài:


Đ
ÁNH GIÁ HI

U QU

X

LÝ N
ƯỚ
C TH

I
C

A CÔNG NGH

AAO T




IB

NH VI

N
Đ
A KHOA
TRUNG
ƯƠ
NG THÁI NGUYÊN”

KHÓA LU

NT

T NGHI

P
ĐẠ
IH

C


H

đ
ào t

o

:
Chính quy
Chuyên ngành :
Đị
a chính Môi tr
ườ
ng
:
Qu
Khoa

n lý tài nguyên
Khóa h

c
:
2011 – 2015


Giáo viên h
ướ
ng d

n: TS. D
ư
Ng

c Thành
Khoa Môi tr
ườ

ng - Tr
ườ
ng
Đạ
ih

c Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, n
ă
m 2015

LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp


sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ
thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ
lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, được sự phân công của Khoa
Quản lý tài nguyên đồng thời được sự tiếp nhận của Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên. Em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải của công nghệ AAO tại Bệnh viện đa khoa trung
ương Thái Nguyên”.
Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên và khoa môi
trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư
Ngọc Thành người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài

khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cán bộ chuyên trách môi trường trong Bệnh viện đa
khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình
thực tập tại đây.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời
gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Bảo Trung


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ...........................................................
28
Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực dân cư xung quanh ......
33
Bảng 4.2. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực thi công xây
dựng .............. 34
Bảng 4.3. Chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
trước khi có hệ thống xử lý AAO (1-2013) .............................................
49 Bảng 4.4. Kết quả đo, phân tích nước thải bệnh viện đợt 1 năm
2014 ..................... 51
Bảng 4.5. Kết quả đo, phân tích nước thải bệnh viện đợt 2 năm 2014 .....................

52
Bảng 4.6. Kết quả đo, phân tích nước thải bệnh viện đợt 3 năm 2014 .....................
53
Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và đầu ra của 2 hệ thống
xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ............... 54

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Công nghệ AAO ..........................................................................................
8
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình AAO ................................................................................
11
Hình 2.3. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện bằng cách sử dụng tia
ozone ................. 16


Hình 2.4. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi ....................................
17
Hình 2.5. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Da Liễu ...........................................
18
Hình 2.6. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Đồng Tháp ......................................
19
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên .................
32
Hình 4.2. Mặt cắt các khoang....................................................................................
40
Hình 4.3.Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống ...................................................
43
Hình 4.4. Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái

Nguyên .......................................................................................................
45
Hình 4.5. Sơ đồ hoạt động của trạm xử lý nước thải ................................................
47
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD5 trong nước thải Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên với QCVN 28:2010/BTNMT (B) ....................
54
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD trong nước thải Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên với QCVN 28:2010/BTNMT (B) ....................
55
Hình 4.9. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NH4+ - N trong nước thải Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên với QCVN 28:2010/BTNMT (B) ...........
56
Hình 4.10. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu dầu mỡ trong nước thải Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên với QCVN 28:2010/BTNMT (B) ...........
57
Hình 4.11. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform trong nước thải Bệnh viện Đa


khoa Trung ương Thái Nguyên với QCVN 28:2010/BTNMT (B) ...........
57

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxi hóa trong 5 ngày

BTNMT
BYT


: Bộ Tài nguyên Môi trường

COD
CP
HTXL

: Bộ y tế
: Nhu cầu oxi hóa học
: Chính phủ
: Hệ thống xử lý

MPN/100ml : Most probable number 100 mililiters (Số lượng vi sinh
QCVN

TCVN
TSS
TT
VSV

vật trong 100 ml)
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Tổng chất rắn lơ lửng
: Thông tư
: Vi sinh vật

MỤC LỤC
Trang



14

Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một bệnh viện trọng
yếu ở khu vực Đông Bắc có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân
dân các dân tộc thuộc 6 tỉnh miền núi phía Đông Bắc, đào tạo sinh viên
trường Đại học Y Thái Nguyên, trường Trung học y tế Thái Nguyên, các bác
sỹ có trình độ sau đại học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc
khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng cao. Là một bệnh viện
lớn, nơi luôn tập trung một lượng lớn bệnh nhân khám chữa bệnh và những
người thân chăm sóc. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã phát sinh
ra một lượng lớn nước thải,các chất thải độc hại và nguy hiểm gây ảnh hưởng
xấu tới sức khoẻ của con người.
Chất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải và chất thải rắn được phân
vào nhóm chất thải nguy hại do tính độc và tính lây nhiễm. Các loại chất thải
này nếu không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thẳng ra môi
trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Hiện tại vấn đề
nước thải đang là vấn đề nổi cộm của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên. Với số lượng giường bệnh là 1000 giường, mỗi ngày bệnh viện thải
ra một lượng lớn khoảng 350 m3 đến 500 m3 nước thải, hệ thống xử lý nước
thải cũ của bệnh viện bị xuống cấp và quá tải, không đáp ứng được yêu cầu
của việc xử lý nước thải bệnh viện, các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng
chất lượng nước thải bệnh viện cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, với
nhiều thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng và phải tiến hành xử lý triệt để ô nhiễm phải tiến hành

xử lý triệt để ô nhiễm. Do vậy, để đảm bảo xử lý triệt để chất thải, đặc biệt là


15
nước thải, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO của
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Dư
Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải của công nghệ AAO tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái
Nguyên”
1.2. Mục tiêu của đề tài
-

Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải AAO.

-

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của công nghệ AAO so với hệ

thống xử lý nước thải cũ của bệnh viện.
-

Đề xuất và giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của

công nghệ AAO
1.3. Yêu cầu của đề tài
-

Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nước


thải của Bệnh viện Đa khoa Trung ương thái Nguyên
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác, trung thực, khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước thải của Bệnh viện.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam.
-

Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù

hợp với điều kiện của Bệnh viện.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học:
-

Tạo cho em cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, cách thức

tiếp cận và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
-

Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra

những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.


16
-

Giúp chúng ta hiểu được chế độ vận hành và quá trình xử lý


nước thải của công nghệ AAO.
-

Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.

* Ý nghĩa trong thực tiễn:
-

Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải sau khi xử lý qua

hệ thống AAO tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ đó tăng
cường trách nhiệm của ban lãnh đạo Bệnh viện trước hoạt động đến môi
trường, có những hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
-

Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm môi trường do nước thải

gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, và
bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh bệnh viện.


17
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
-

Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về


việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
-

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều

của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường.
-

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
của Bộ

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007

trưởng Bộ Y tế về Ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.
-

Quyết định số 2868/QĐ-BYT ngày 01/8/2007 về việc phê duyệt

quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên đến
năm 2020.
-

Thông tư số 31/2013/TT-BYT của Bộ y tế quy định về quan trắc


tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
-

Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT về hướng

dẫn
phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế
do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.


18
-

TCVN 5999:1995 Chất lượng nước - lấy mẫu, hướng dẫn lấy

mẫu
nước thải.
-

TCVN 6663-3:2008 Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

-

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng môi trường không khí xung quanh
-

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vể tiếng


-

Quyết định 3733/2002/BYT - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất

ồn

lượng không khí vùng làm việc.
-

QCVN 28:2010/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước

thải y tế.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1.Tổng quan về nước thải bệnh viện
Khi xã hội ngày càng phát triển đời sống con người nâng cao đồng thời
nhu cầu cá nhân cũng được tăng lên. Việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cũng
được quan tâm nhiều bằng việc xây dựng thêm nhiều hệ thống bệnh viện từ
các phòng khám nhỏ, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện nhà nước. Bên cạnh
vấn đề sức khỏe của con người đó là vấn đề môi trường cũng được đề cập và
quan tâm không kém. Lượng nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, và các hoạt
động khám chữa bệnh trong bệnh viện thải ra cũng làm ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh, tới sức khỏe của con người. Nghiên cứu và tìm ra các
giải pháp xử lý nước thải bệnh viện là một vấn đề khá cấp bách đối với tất cả
mọi
người nhằm giảm thiểu và xử lý lượng nước thải ô nhiễm.


19
Nước thải bệnh viện có nguồn gốc từ quá trình sinh hoạt của bệnh

nhân, người nhà bệnh nhân và các cán bộ y bác sĩ làm việc tại bệnh viện, quá
trình tẩy rửa các thiết bị y tế trong quá trình khám chữa bệnh. Vệ sinh các
thiết bị y tế, phòng bệnh.
2.1.2.2. Thành phần và tình chất của nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện gồm rất nhiều các thành phần gây bệnh và ô
nhiễm như: Hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, chủ yếu được
thải ra trong quá trình điều trị khám chữa bệnh và sinh hoạt của người bệnh,
người nhà bệnh nhân,cán bộ làm việc tại bệnh viện.

Các vi khuẩn, vi rút vi sinh vật gây bệnh trong quá trình khám chữa
bệnh, tẩy rửa.
Các chất phóng xạ trong quá trình điều trị bệnh bị nhiễm ra ngoài, các
hóa chất, các chất độc hại như các loại thuốc điều trị ung thư và các sản phẩm
bị phân hủy.
Các vi khuẩn gây bệnh từ trong cơ thể người bệnh.
Đặc trưng của nước thải
Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau:
- Độ đục:
Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền
phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo
váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt.
- Màu sắc:
Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ
nhận biết. Màu xuất phát từ các cơ sở công nghiệp nói chung và các sơ sở tẩy
nhuộm nói riêng. Màu của các chất hoá học còn lại sau khi sử dụng đã tan


20
theo nguồn nước thải. Màu được sinh ra do sự phân giải của các chất lúc đầu
không màu. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong nước. Màu vàng

biểu hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung
gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân giải gần đến
mức cuối cùng của các chất hữu cơ.
- Mùi:
Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân huỷ các
hợp chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của các vi
sinh vật, thực vật có Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên
tố N, P, S nên khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là Amôniac
(NH3), tanh là các Amin (R3N, R2NH-), Phophin (PH3). Các mùi thối là khí
Hiđrô sunphua (H2S). Đặc biệt, chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi rất thối,
bám dính rất dai là các hợp chất Indol và Scatol được sinh ra từ sự phân huỷ
Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên Prôtêin của vi sinh vật, thực vật
và động vật.
- Vị:
Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH = 7. Nước có vị
chua là do tăng nồng độ Axít của nước (pH < 7). Các Axit (H 2SO4, HNO3) và
các Oxit axit (NxOy, CO2, SO2) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp đã
tan trong nước làm cho độ pH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu
hiện của kiềm (pH > 7). Các cơ sở công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH
trong nước lên cao. Lượng Amoniac sinh ra do quá trình phân giải Protein
cũng làm cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hoà tan, điển
hình là muối ăn (NaCl) có vị mặn.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt
ở Việt Nam dao động từ 14,3 - 33 0C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ chính


21
là nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy, khi
nhiệt độ tăng lên còn làm giảm hàm lượng Oxy hoà tan trong nước.

- Độ dẫn điện (EC):
Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho nước có khả
năng dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh động của các
ion. Do vậy, độ dẫn điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô nhiễm nước.
- Lượng Oxy hoà tan(DO):
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật sống dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng,…). DO thường
được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ
oxy tự do trong nước nằm khoảng 8-10 mg/l và dao động mạnh phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo… Khi nồng
độ DO thấp, các loài sinh vật trong nước giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy,
DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
- Chỉ tiêu vi sinh vật:
Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu tảo, giun
sán,... Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua
một loại vi khuẩn đường ruột hình đũa điển hình có tên là E.Coli. E.Coli được
coi như một loại vi khuẩn vô hại sống trong ruột người, động vật. E.Coli phát
triển nhanh ở môi trường Glucoza 0,5% và Clorua amoni 0,1%; Glucoza
dùng làm nguồn năng lượng và cung cấp nguồn Cacbon, Clorua amoni dùng
làm nguồn Nitơ.


22
2.1.2.3. Tổng quát chung về công nghệ AAO

Hình 2.1. Công nghệ AAO
AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (Yếm khí) - Anoxic (Thiếu
khí) - Oxic (Hiếu khí).
Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tiếp ứng dụng nhiều
hệ vi sinh vật khác nhau: Hệ vi sinh vật Yếm khí, Thiếu khí, Hiếu khí để xử

lý chất thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà
chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.
* Quá trình Anaerobic (yếm khí)
Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong
quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ
+ Thủy phân:
Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các
phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa
thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid
béo).


23
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích
thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.
+ Acid hóa
Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan
thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol,
CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Sự hình thành các acid có thể làm pH
giảm xuống 4.0.
+ Acetic hoá (Acetogenesis)
Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành
acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
+Methane hóa (methanogenesis)
Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ kỵ khí. Acetic, H2, CO2,
acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Trong 3 giai đoạn thuỷ phân, acid hóa và acetic hóa, COD hầu như
không giảm, COD chỉ giảm trong giai đoạn methane.
* Quá trình Anoxic (thiếu khí)
Trong nước thải, có chứa hợp chất Nito và photpho, những hợp chất

này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện
thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình
Nitrat hóa và Photphoril.
Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas
và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử
Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa
NO3- → NO2- → N2O → N2↑
Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy
là nitơ đã được xử lý.


24
Quá trình Photphorit hóa
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các
hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa
thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho
nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể
Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức
năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật
thiếu khí phát triển. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho
hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học
được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m 2/m3. Hệ vi sinh
vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và
phát triển.
*Quá trình Oxic (hiếu khí)
Đây là bể xử lý sử dụng chủng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất
thải. Trong bể này, các vi sinh vật (còn gọi là bùn hoạt tính) tồn tại ở dạng lơ
lửng sẽ hấp thụ oxy và chất hữu cơ (chất ô nhiễm) và sử dụng chất dinh

dưỡng là Nitơ & Photpho để tổng hợp tế bào mới, CO 2, H2O và giải phóng
năng lượng. Ngoài quá trình tổng hợp tế bào mới, tồn tại phản ứng phân hủy
nội sinh (các tế bào vi sinh vật già sẽ tự phân hủy) làm giảm số lượng bùn
hoạt tính. Tuy nhiên quá trình tổng hợp tế bào mới vẫn chiếm ưu thế do trong
bể duy trì các điều kiện tối ưu vì vậy số lượng tế bào mới tạo thành nhiều hơn
tế bào bị phân hủy và tạo thành bùn dư cần phải được thải bỏ định kỳ.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.


25
CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + ∆H
+ Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào
CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H +
Giai đoạn 3: oxy hóa chất liệu tế bào.
C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’
Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể Aeroten: 3500 mg/l, tỷ lệ tuần
hoàn bùn 100%. Hệ vi sinh vật trong bể Oxic được nuôi cấy bằng chế phẩm
men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính. Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu
khí từ 45 đến 60 ngày. Oxy cấp vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn hoặc máy
sục khí đặt chìm.

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình AAO
* Ưu điểm của công nghệ: Bể vi sinh vật hiếu khí có tác dụng xử lí chất hữu
cơ các bon và ni tơ hóa, bể vi sinh vật yếm khí và bể vi sinh vật thiếu khí có
tác dụng khử ni tơ và phốt phát, công nghệ này thích hợp cho việc xử lí nhiều
loại nước thải. Quá trình xử lí như sau:
Aerobic Process
NH4+ Oxidation→ NO2- + NO3Anaerobic Process



×