Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.68 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
TRANG
A. Mở đầu…………………………………………………………………1
B. Nội dung………………………………………………………………..1
I. Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế………………………..1
1. Thừa kế theo pháp luật………………………………………………....1
2. Diện và hàng thừa kế……………………………………………………3
2.1. Diện thừa kế……………………………………………………………3
2.2. Hàng thừa kế…………………………………………………………..5
II. Thực tiễn áp dụng các qui định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật
hiện hành- một số điểm hạn chế và hướng hoàn thiện…………………….13
C. Kết luận…………………………………………………………………16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….17
1
A. MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam (tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992) cũng như
những quốc gia khác thì quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những
quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế
giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Thực tế cho thấy phần lớn các vụ việc
thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo quy định của pháp luật mà trong
thừa kế theo pháp luật thì diện và hàng thừa kế là vấn đề vô cùng quan trọng.
Nó xác định phạm vi và thứ tự được hưởng thừa kế của những người được
hưởng thừa kế. Em xin chọn đề tài “Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế
theo qui định của pháp luật hiện hành” để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về vấn
đề này.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế.
1. Thừa kế theo pháp luật.
 Theo Điều 674 BLDS năm 2005 quy định: “ Thừa kế theo pháp luật là
thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy
định”.


Như vậy, khái niệm “thừa kế theo pháp luật” có thể được hiểu là sự dịch
chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế,
điều kiện cà trình tự thừa kế do pháp luật qui định.
Thừa kế theo pháp luật vừa đảm bảo quyền đương nhiên của người có tài sản
để lại của họ khi chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết
thống, gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tài
sản để lại. Như vậy hình thức thừa kế theo pháp luật là hình thừc thừa kế
truyền thống được bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội
loài người nhằm củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ huyết thống gia
2
đình – nền tảng của mọi xã hội.
 Pháp luật hiện hành cũng qui định rõ những trường hợp thừa kế theo pháp
luật tại Điều 675 BLDS, cụ thể trong những trường hợp sau:
+Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
không còn vào thời điểm mở thùa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản;
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
+ Phần di sản không được định đoạt theo di chúc;
+Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật.
+ Phần di sản có liên quan đến người được hưởng thừa kế theo di chúc
nhưng họ không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ
chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở
thừa kế.
Những người được hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật không phụ
thuộc vào mức độ năng lực hành vi, nghĩa là dù cho người đó có bị hạn chế

năng lực hành vi hay thậm chí bị mất năng lực hành vi thì người đó vẫn có
quyền thừa kế. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của công dân về quyền thừa
kế nên mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế từ
người chết và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết
để lại trong phạm vi di sản mình nhận được. Bởi phạm vi những người thừa
kế là rất rộng nên pháp luật phải qui định thành nhiều hàng thừa kế, trong đó
hàng thứ nhất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống gần gũi nhất
3
so với các hàng khác; các hàng thứ hai, thứ ba là hàng dự bị- nếu như người
chết không có những người ở hàng thứ nhất hoặc có nhưng họ đều không
nhận hoặc không có quyền nhận.
2. Diện và hàng thừa kế.
2.1. Diện thừa kế.
 Khái niệm: Diện những người thừa kế là phạm vi những người hưởng di
sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật.
Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ học thuật mà
không được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự bởi vì nó chỉ là sự suy
đoán ý chí người để lại di sản của các nhà làm luật.
 Diện những người thừa kế được xác định dựa trên 3 mối quan hệ với
người để lại di sản, đó là:
+ Quan hệ hôn nhân
+Quan hệ huyết thống
+Quan hệ nuôi dưỡng
Trong số đó, không phải ai cũng được hưởng di sản thừa kế mà chỉ một số
người nhất định có thể được hưởng di sản thôi. Việc những người thừa kế có
được hưởng di sản hay không còn phụ thuộc vào sự sắp xếp của hàng thừa
kế.
Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế trước và
thừa kế toàn bộ di sản. Như vậy những người thuộc hàng thừa kế sau sẽ
không được hưởng di sản mặc dù họ thuộc diện những người thừa kế theo

pháp luật. Họ chỉ có thể được hưởng di sản nếu như không còn thừa kế ở
những hàng trước hoặc những người thừa kế đó không nhận hoặc không có
quyền nhận. Vì vậy chúng ta gọi diện những người thừa kế theo pháp luật là
phạm vi những người có thể được hưởng di sản thừa kế.Việc pháp luật lựa
chọn và sắp xếp ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật được căn cứ vào các
4
mối quan hệ trong xã hội có tính chất thân thuộc gần gũi nhất đối với người
quá cố, mà dựa vào đó pháp luật xác định phạm vi những người thừa kế theo
pháp luật.
 Quan hệ hôn nhân: xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.Quan hệ đó phải
hợp pháp, tức là tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn, có
đăng kí kết hôn. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Đăng kí kết hôn
làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở hình thành gia đình.
Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân
tuân thủ các qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết
hôn(điều kiện về tuổi kết hôn, sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn,
việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn…) và đăng kí kết hôn
(việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện theo nghi thức do pháp luật qui định)
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa vợ và
chồng, nội dung của quan hệ hôn nhân bao gồm các quyền và nghĩa vụ về
thân nhân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Quyền và nghĩa vụ về tài sản
đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, bao gồm quyền sở hữu tài
sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản.Trong đó, quyền
thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng đã được ghi nhận tại Bộ luật dân
sự 2005 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
 Quan hệ huyết thống: là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ”
(như giữa cụ và ông,bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa cha mẹ đẻ với con;

giữa anh chị em cùng cha mẹ; cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ.)
 Quan hệ nuôi dưỡng: là quan hệ dựa trên cơ sở nuôi con nuôi, được pháp
luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.
5
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ con giữa người nhận nuôi con
nuôi và người được nhận làm con nuôi…, dựa trên các ý chí chủ quan của
các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận làm phát sinh quan hệ nuôi dưỡng
giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
2.2. Hàng thừa kế.
Pháp luật qui định di sản của người chết được chia cho những người
thân thích, gần gũi đối với người chết, tuy nhiên không phải tất cả những
người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng
một lúc. Để những người thừa kế theo pháp luật theo trình tự trước, sau phải
căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết. Theo trình tự hưởng di
sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người đã chết sẽ được
hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có mức độ gần gũi với người
chết sẽ cùng dược hưởng di sản của người đó. Khi không có người gần gũi
nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của
người chết để lại. Mức độ gần gũi thân thiết của những người thân thích đó
với người chết là khác nhau khiến cho việc phân chia di sản thừa kế trở nên
khó khăn, phức tạp. Vấn đề này xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới không
chỉ ở riêng Việt Nam. Nhiều nước trong đó có Việt Nam đã căn cứ vào mức
độ gần gũi giữa họ với người chết xếp những người đó theo từng nhóm khác
nhau mà mỗi nhóm được gọi là hàng thừa kế theo pháp luật.
Khái niệm: Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng
mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối
với di sản thừa kế để giải quyết vấn đề này.
 Theo Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 đã xếp những người thuộc
diện thừa kế thành ba hàng thừa kế, cụ thể như sau

“ Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
6
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
 Hàng thứ nhất bao gồm:vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết.
Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người có quyền
hưởng di sản của nhau:
+ Người thừa kế là vợ (chồng)
Điều kiện để vợ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau là vợ chồng
đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp có thể là hôn nhân có giấy chứng
nhận kết hôn hoặc trường hợp hôn nhân thực tế theo qui định tại mục 3,
Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình:
“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng
01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa
đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có
yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm
1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy
7

×