Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.29 KB, 4 trang )

1.

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Mỹ và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam!
(VnEcon.vn)

Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá
dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các
hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn.[/COLOR]
Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua
nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm. Đó là việc bình thường. Nhưng trong 10
năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào
ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những
người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà.
Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất rất thấp
trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường. Hậu quả là một số lớn
hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã
gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái
phiếu ra thị trường tài chính quốc tế.
Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản
phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế
chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản
phẩm phái sinh này. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí
trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo
đảm là không đủ tiêu chuẩn.
Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không
có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán được thì
giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn
vay nợ.
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu
MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn


mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái
phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán.
Theo ước tính của nhiều chuyên gia trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới
hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Các nước khác
cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tài chính
của họ.
Vì vậy trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS bị “nhiễm độc”
chưa thể tính hết được. Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers,
Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia, Morgan Stanley, Goldman Sachs v.v. (Mỹ), New
Century Financial, Northern Rock, HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-BỉLuxembourg), Fortis, Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị ngã gục.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân
hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã đầu
tư mua loại trái phiếu MBS này.
Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit Default


Swap – CDS”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế
bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu
bên vay không trả được nợ.
Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ
USD (theo ước tính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives Association”).
Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đổ vỡ, một phần là do đầu tư vào
MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này. Rồi đây, nếu thị trường tài chính Mỹ không
được giải cứu kịp thời, và thị trường tài chính thế giới bị đóng băng, các hợp đồng CDS sẽ tàn
phá các ngân hàng và các định chế tài chính khác đến mức khủng khiếp chưa thể lường hết
được.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài
chính phát triển vì những lí do đã nói trên. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ sẽ bị sụp đổ, sẽ
bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu sẽ bị co rút lại. Các tập đoàn sản xuất
kinh doanh sẽ gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn.

Đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ
kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, những
nước nào hoặc những khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và bị
tác động trực tiếp.
Điều này chúng ta thấy không ít ngân hàng lớn tại Anh và Đức đang gánh chịu tác động trực
tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng này. Còn nước nào mà quan hệ kinh tế
chưa chặt chẽ lắm với Mỹ thì tác động cũng chỉ ở mức độ nào đó thôi.
Dự đoán trong một vài tháng tới, sự đổ vỡ sẽ lần lượt như kiểu quân bài domino có thể xẩy
ra, chưa thể biết được cú gục ngã của Lehman Brothers và một số định chế tài chính khác
của Mỹ sẽ còn kéo thêm bao nhiêu ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm đi vào kết cục
giống như vậy bởi nguy cơ thiếu thanh khoản.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân
hàng trên khắp thế giới bị rung động theo. Có rất nhiều ngân hàng từ châu Á sang châu Âu
đều đã cho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ trên bờ phá sản vay những số tiền rất lớn.
Ngoài ra, có nhiều ngân hàng quốc tế đã bị “nhiễm độc” với trái phiếu MBS và các hợp đồng
CDS.
Việt Nam có tránh được cơn bão khủng hoảng tài chính?
Tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thì không lớn, vì chưa có định chế tài chính
nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ.
Nói là không tác động lớn và không trực tiếp thôi, nhưng khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện
nay cũng có những tác động nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế
Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới. Trong
điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên “nhất cử, nhất động” của một
nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh
tế lớn như Mỹ.
Nhưng tác động gián tiếp lại khá mạnh. Trước mắt có những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay
liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn
của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.
Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng người ta buộc phải tái cấu trúc kỳ
hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và



doanh nghiệp.
Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ xuống giá và họ có thể rút
USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của
các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.
Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì nhiều nền
kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu, mà Mỹ
là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh vì
hai lý do (1) Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong
khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng
hoảng ở Mỹ, và (2) là sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập
khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa
hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu dùng.
Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô,
tivi, tủ lạnh, thực phẩm... thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc
chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài
sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng
Nhà nước thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND,
chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. Bao nhiêu là nợ đã quá hạn hoặc khó đòi thì không
có báo cáo.
Kết quả tài chính của nhiều ngân hàng thương mại có thể không được như mong muốn vào
cuối năm nay. Đấy là những tác động ngắn hạn.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện
trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi không đi vay được thì nhà
đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp,

tình hình giải ngân những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế
giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn về
khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam.
Dù vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều,
chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Nếu các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu bán ra thì các cơ quan chức năng của chúng ta nên
nghiên cứu vấn đề này. Do vậy, thời gian tới Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước và
Bộ Tài chính cần phải họp bàn xem các tổ chức nào sẽ có khả năng rút vốn ở thị trường Việt
Nam và cần dự báo các tổ chức đó bán cổ phần, cổ phiếu của Việt Nam đến mức nào, ảnh
hưởng ra sao đến dự trữ ngoại hối; cũng cần phải cảnh báo với thị trường và các nhà đầu tư
trong nước để tránh hoảng loạn trên thị trường.
Khu vực ngân hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng không phải quá lớn. Những
ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ dưới mức tối thiểu quy định 1.000 tỷ đồng có thể sẽ phải sáp
nhập với các ngân hàng lớn, nhưng sự đổ bể của hệ thống tài chính Việt Nam khó có khả
năng xẩy ra.


Nhưng lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số có thể lỗ. Đến cuối năm
nợ xấu có thể tăng lên và lúc bấy giờ Chính phủ có thể buộc phải có giải pháp để xử lý các
khoản nợ xấu.
Mình có đọc vài tờ báo về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ,thấy bài viết
này rất hay và dễ hiểu nen share cho các bạn cùng đọc và nình luận.Hi vọng mọi người sẽ có
thêm những kiến thức bổ ích qua bài viết này.



×