Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chứng minh: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để nhất từ trước đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.44 KB, 3 trang )

Đề bài: Hãy chứng minh: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc
cách mạng toàn diện và triệt để nhất từ trước đến nay.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin, ở nghĩa hẹp, cách mạng
xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc
giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền,
thiết lập được Nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nước của giai cấp công
nhân và quần chúng nhân dân lao động. Với nghĩa rộng thì cách mạng xã hội
chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: Cách mạng về chính trị với nội dung
chính là thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản và thời kỳ giai cấp công
nhân và nhân dân lao động sử dụng Nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ
về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng…, xây dựng xã hội mới về
mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Xã hội loài người, trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, đã ghi nhận
nhiều cuộc cách mạng vĩ đại mang tính lịch sử. Nhưng cách mạng xã hội chủ
nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để nhất từ trước đến nay. Nói
cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để
nghĩa là đề cập đến nguồn gốc, mục tiêu, nội dung, cách thức và kết quả của
cuộc cách mạng. Đó là một cuộc cách mạng xuất phát từ những mâu thuẫn
tất yếu của xã hội, với mục tiêu giải quyết tất cả các mâu thuẫn đó, được tiến
hành trên tất cả các lĩnh vực đa dạng của đời sống một cách sâu sắc và cuối
cùng, mang lại quyền lợi và sự giải phóng cho tất cả những lực lượng cách
mạng tham gia.
Nếu như các cuộc cách mạng từng xảy ra ở giai đoạn trước như cách
mạng xã hội lật đổ chế độ chiếm hữu nô lệ để xây dựng chế độ phong kiến,
cách mạng tư sản…chưa tiến hành đấu tranh toàn diện ở mọi mặt của đời
sống; chưa giải quyết được hay giải quyết chưa triệt để mọi nhiệm vụ và yêu
cầu về lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa…mà những lực lượng tham gia đặt
ra thì đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhờ đấu tranh toàn diện mà mọi
quyền lợi trong các lĩnh vực của đời sống – xã hội đều được giải quyết thỏa
đáng. Nguyên nhân hay điều kiện dẫn tới sự toàn diện và triệt để này là do
cách mạng xã hội chủ nghĩa có tiền đề khách quan là những mâu thuẫn gay


gắt giữa lực lượng sản xuất tiến bộ, ngày càng xã hội hóa cao và quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa lạc hậu, mang đậm tính chất tư nhân; giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản… Thêm vào đó, mục tiêu cao nhất của cuộc
cách mạng là giải phóng xã hội, giải phóng con người, lật đổ chính quyền
của giai cấp bóc lột, xây dựng chính quyền của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, tiến tới xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa. Con
đường duy nhất để cải biến xã hội, giải quyết tận gốc mâu thuẫn trong lòng
xã hội tư bản và thực hiện đến cùng mục tiêu cách mạng chỉ có thể là đấu


tranh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một cách triệt để, sâu sắc nhất.
Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là liên minh của giai cấp công
nhân và giai cấp nông dân, trên cơ sở đó, đoàn kết rộng rãi các lực lượng
tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác. Vì thế, sau thắng lợi của
cách mạng, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải đáp ứng một cách toàn diện và
triệt để mọi lợi ích của những giai tầng này.
Tính toàn diện và triệt để của cách mạng xã hội chủ nghĩa được biểu
hiện rõ nét nhất ở nội dung đấu tranh. Cuộc cách mạng vĩ đại này được thực
hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực chính trị, cuộc cách mạng đập tan Nhà nước của giai
cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động,
từ đó, làm thay đổi địa vị của người dân từ người nô lệ lên là người làm chủ
bản thân, làm chủ Nhà nước, làm chủ quá trình xây dựng xã hội mới. Nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa từng bước được tạo điều kiện làm sâu rộng them
để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể tham gia vào tổ chức và quản lý bộ máy
Nhà nước.
Trên lĩnh vực kinh tế, khác với các cuộc cách mạng trước đây – về
thực chất, chỉ mang tính chính trị, thì cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thực sự
có tính chất kinh tế. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi địa vị của
người lao động bằng cách trao vào tay người lao động quyền làm chủ tư liệu

sản xuất chủ yếu nhất của xã hội, làm chủ quá trình sản xuất, làm chủ quá
trình phân phối giá trị thặng dư do sức lao động của mình tạo ra. được nâng
cao.
Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, cuộc cách mạng đã đem lại sự giải
phóng về mặt tinh thần cho đại đa số con người bằng cách từng bước xây
dựng hệ tư tưởng tiến bộ - một hệ tư tưởng khoa học và cách mạng cùng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong điều kiện xã hội mới –
xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với các tầng lớp nhân dân
lao động là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội chứ
không còn phải chịu sự áp đặt của giai cấp thống trị như trước đây nữa. Trên
cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại, cách
mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn toàn giải phóng con người về mặt tinh thần,
hình thành nên con người mới xã hội chủ nghĩa với những phấm chất tốt
đẹp.
Thực tiễn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử
nhân loại – Cách mạng Tháng Mười Nga là một minh chứng tiêu biểu cho
tính toàn diện và triệt để của Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày 7-11-1917,
đông đảo công - nông - binh và quần chúng bị áp bức, bóc lột ở nước Nga,


dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga do V.I. Lê-nin đứng đầu, đã
vùng lên lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đập tan ách thống trị của giai
cấp địa chủ và tư sản, giành lấy ruộng đất và bánh mì, giành chính quyền về
tay mình. Trước Cách mạng Tháng Mười, nhân loại đã chứng kiến nhiều
cuộc cách mạng có vai trò đặc biệt trong số phận của các dân tộc, trong sự
tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, tất cả các cuộc cách mạng đó chỉ dẫn đến sự thay
thế hình thức tư hữu này bằng hình thức tư hữu khác, sự thống trị của giai
cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác. Nhưng khác với các cuộc cách
mạng trước đó, Cách mạng Tháng Mười đã thủ tiêu mọi hình thức người bóc

lột người, giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động nước Nga
khỏi ách áp bức, bóc lột phong kiến và tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô
sản, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, chưa từng có ở nước Nga và
trên thế giới. Những thập kỷ sau khi Liên bang Xô-viết được thành lập, Liên
Xô đã đạt những thành tựu vĩ đại cả về kinh tế, chính trị, văn hóa… Đặc
biệt, nền khoa học Xô-viết đã tiến tới những đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực:
khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn… Những
tuyên ngôn của Cách mạng Tháng Mười đã được thực hiện trong đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Xô-viết, tạo ra không gian
rộng lớn cho khả năng sáng tạo và phát triển con người Xô-viết, nhân cách
Xô-viết. Liên Xô đã trở thành trụ cột của hòa bình thế giới, trở thành một
thực thể không thể thiếu trong đời sống chính trị thế giới và các quan hệ
quốc tế, một tiếng nói đầy trọng lượng trong những quyết định quan trọng
nhất của thế giới ở thế kỷ XX. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã
sáng tạo ra kỷ nguyên mới của lịch sử nước Nga, đồng thời đã vạch mốc thời
đại, mở ra kỷ nuyên mới trong lịch sử nhân loại: kỷ nguyên hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, Cách mạng Tháng Mười
có tầm vóc vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng lớn của
thời đại.
Như vậy, có thể thấy, cách mạng xã hội chủ nghĩa thực sự là một cuộc
cách mạng toàn diện và triệt để nhất từ trước đến nay. Đó là một cuộc cách
mạng tiến hành trên mọi lĩnh vực nhằm giải quyết tận gốc những nguyên
nhân sinh ra nó trên cơ sở tập hợp mọi lực lượng tiến bộ nhất, cách mạng
nhất của xã hội. Bởi vậy mà cách mạng xã hội chủ nghĩa còn được coi là
« bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình phát triển của xã hội loài người »
(C.Mac).




×