Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đái máu, bệnh lý đường tiết niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.05 KB, 6 trang )

Đái máu, bệnh lý đường tiết niệu
Đái máu là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, nam cũng như
nữ. Một số trường hợp tiểu ra máu không nguy hiểm, thậm chí tự khỏi mà không
cần can thiệp điều trị gì. Nhưng trong phần lớn các ca, đái máu là biểu hiện của các
chứng bệnh nguy hiểm chết người.
Đái máu là một trong những biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý thận tiết niệu, vì vậy
khi có biểu hiện đái máu dù ở bất kỳ mức độ nào người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ để
tìm kiếm nguyên nhân gây đái máu và điều trị kịp thời. Để nắm được những kiến thức cơ
bản về triệu chứng này, xin mời quý độc giả và bệnh nhân tham khảo bài viết sau đây.
1. Đại cương về đái máu
Đái máu là tình trạng nước tiểu có máu. Có đái máu đại thể và đái máu vi thể.

Đái máu là tình trạng nước tiểu có máu
- Đái máu đại thể: khi nước tiểu đỏ sẫm màu, nhận biết được bằng mắt thường. Đái
máu đại thể có thể ở mức độ ít sẽ có màu hồng nhạt như nước rửa thịt, có thể đái máu ở


mức độ nhiều sẽ có màu đỏ thẫm kèm theo có máu cục. Một số trường hợp có nước
tiểu màu nâu sẫm kèm theo lắng cặn nâu ở đáy bô.
- Đái máu vi thể: mắt thường không nhận thấy, chỉ phát hiện được khi làm xét
nghiệm tế bào học nước tiểu với số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/mL. Đái máu vi
thể thường được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm nước tiểu kiểm tra định kỳ.
2. Phân biệt đái máu
Nước tiểu có màu đỏ không do đái máu có thể gặp trong những trường hợp sau:
- Do một số thức ăn có nhuộm phẩm màu.
- Một số thuốc (rifampicine, metronidazole...).
Chảy máu niệu đạo: chảy máu từ niệu đạo không phụ thuộc vào các lần đi tiểu tiện do
có tổn thương tại niệu đạo (xước, rách, viêm loét...).
Nước tiểu lẫn máu: ở phụ nữ đang có kinh nguyệt khi đi tiểu có thể lẫn máu.
3. Xét nghiệm cận lâm sàng cần tiến hành khi có đái máu
- Xét nghiệm nước tiểu: tìm tế bào ác tính, cấy vi khuẩn, định lượng protein niệu 24 giờ.


- Thăm dò hình ảnh: Siêu âm, chụp bụng không chuẩn bị, chụp thận có thuốc (UIV),
chụp thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang (UPR), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp
cộng hưởng từ hạt nhân (MRI), chụp mạch máu.
- Nội soi bàng quang: có thể tiến hành trong giai đoạn đang đái máu.
4. Nguyên nhân đái máu
Đái máu do nguyên nhân tiết niệu: trước hết phải cảnh giác với khối u thận tiết niệu
gây ra đái máu.
Đái máu do khối u
- Khối u nhu mô thận: ung thư thận (95% do adenocarcinome), angiomyolipome, nang
thận biến chứng gây đái máu toàn bãi. Siêu âm thận và UIV cho thấy hình ảnh khối ở
thận làm biến dạng thận và co kéo đài bể thận. X quang tim phổi, chụp cắt lớp thận và xạ
hình xương sẽ giúp phát hiện các hình ảnh di căn.


- U biểu mô tiết niệu: u ở xoang, đài - bể thận, u ở niệu quản có thể làm tắc nghẽn niệu
quản gây ứ nước bể thận. Ngoài dấu hiệu đái máu, bệnh nhân có thể thấy đau tức âm ỉ
vùng hố thận.
- U bàng quang: Siêu âm bàng quang và UIV sẽ phát hiện được khối u với hình ảnh ổ
khuyết tại bàng quang. Chẩn đoán xác định có khối u dựa vào nội soi bàng quang và sinh
thiết khối u. U bề mặt bàng quang thường hay tái phát, u xâm lấn thành bàng quang
thường do di căn.

Sỏi bàng quang là nguyên nhân gây đái máu
Đối với khối u bề mặt bàng quang thường mổ nội soi hoặc cắt bỏ toàn bộ bàng quang
(trong trường hợp khối u to, lan toả). Do tính chất hay tái phát của khối u này vì vậy,
người bệnh nên đi theo dõi định kỳ tại bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để phát hiện kịp
thời u tái phát.
Đái máu do sỏi tiết niệu
Đái máu có kèm theo cơn đau quặn thận, đau bàng quang thường nghĩ đến sỏi thận tiết
niệu. Biểu hiện này thường xuất hiện sau khi vận động mạnh, có thể tái phát. Trong một

số trường hợp có tiểu buốt, tiểu dắt kèm theo tiểu máu và có thể có sốt gai rét. Chụp hệ
tiết niệu, SÂ thận tiết niệu và UIV cho phép xác định vị trí có sỏi và vị trí của sỏi. Đối với
sỏi có thành phần acid uric sẽ không có hình ảnh cản quang khi chụp phim tiết niệu.


Điều trị sỏi thận tiết niệu tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hiện nay tán sỏi ngoài cơ
thể, tán sỏi qua da hay tán sỏi qua nội soi được áp dụng rộng rãi do ít xâm lấn, ít tai biến
và hiệu quả cao. Ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp cụ thể, nhưng thường áp
dụng cho những trường hợp sỏi to, có biến chứng kèm theo... Để dự phòng tái phát sỏi,
người bệnh nên uống đủ nước để đảm bảo số lượng nước tiểu từ 1,5 - 2 lít/ngày. Đối với
sỏi acid uric nên kiềm hoá nước tiểu.
Đái máu do u tuyến tiền liệt
Nam giới trên 40 tuổi cần quan tâm đến tuyến tiền liệt. Sau khi đã loại trừ các nguyên
nhân đái máu do đường tiết niệu cần làm một số xét nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân
liên quan đến tuyến tiền liệt. Chẩn đoán dựa vào việc thăm trực tràng để xác định kích
thước, mật độ, ranh giới, tính chất đau, SÂ bàng quang và tuyến tiền liệt trên khớp vệ,
hoặc qua trực tràng để tìm kiếm tổn thương tại tuyến tiền liệt và các vùng lân cận. Định
lượng PSA máu nếu tuyến tiền liệt to hoặc nghi ngờ ung thư. Sinh thiết tuyến tiền liệt
dưới hướng dẫn của SÂ qua trực tràng khi nghi ngờ adenocarcinome.
Về điều trị, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân:
- Rối loạn tiểu tiện mức độ nhẹ: thuốc nội khoa.
- Khối u khu trú: mổ và tia xạ tại chỗ.
- Khối u di căn: điều trị hormon kết hợp dẫn lưu bàng quang hoặc mổ bàng quang tối
thiểu trong trường hợp khối u quá to gây bí đái thường xuyên.
Đái máu do nhiễm trùng tiết niệu
Thường kèm theo rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt, đái đục..) hay gặp ở phụ nữ khi
viêm bàng quang cấp. Xét nghiệm nước tiểu (tế bào và cấy vi khuẩn) giúp chẩn đoán xác
định dễ dàng.
Đái máu do chấn thương
Chấn thương vùng thắt lưng: đái máu kèm theo đau tức vùng hố thận xuất hiện sau khi

bị chấn thương vùng thắt lưng. SÂ hệ thận tiết niệu và hố thận có thể phát hiện các hình
ảnh tụ máu thận và quanh thận. Chụp UIV hoặc CT có thuốc cản quang nếu nghi dập


hoặc vỡ thận, tụ máu quanh thận, rò nước tiểu. Chụp mạch máu chọn lọc (AG) để phát
hiện tắc mạch, phình tách ĐMC.
Chấn thương vùng hạ vị: có thể dẫn đến vỡ bàng quang hoặc vỡ xương chậu. Chụp
bụng và tiểu khung giúp phát hiện chấn thương. Chụp UIV phát hiện rò rỉ vào ổ bụng
hoặc dưới phúc mạc. Điều trị ngoại khoa cấp cứu.
Chấn thương niệu đạo: gây chảy máu niệu đạo, cần phân biệt với đái máu. Trong các
trường hợp chấn thương thường dẫn đến bí tiểu nên đặt ống thông bàng quang dẫn lưu
nước tiểu.
Đái máu do nguyên nhân viêm cầu thận
Đái máu do các bệnh cầu thận thường không rầm rộ, ít khi đái máu cục, thường gặp nhất
là đái máu vi thể. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu gợi ý như: phù lan toả sau một đợt viêm
họng mới, bệnh nhân có tiền sử ĐTĐ hoặc THA, có tiền sử dùng thuốc giảm đau nhiều có
thể nghĩ nhiều đến đái máu do bệnh cầu thận.
- Viêm cầu thận cấp: tổn thương viêm mới xuất hiện, biểu hiện thường gặp là phù và
tăng cân rõ, tăng huyết áp, thiểu niệu với nước tiểu đỏ sẫm màu , protein niệu > 3g/24 giờ
kèm trụ niệu và hồng cầu niệu. Thường gặp trong viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, chủ
yếu ở trẻ em sau khi bị viêm họng 2 tuần.
- Viêm cầu thận mạn: Đái máu vi thể, có trụ niệu, có protein niệu > 1g/24 giờ, có thể
THA và suy thận mạn. Thường biểu hiện là HCTH. Bệnh do nhiều nguyên nhân dẫn đến
như: bệnh hệ thống, bột thận, ĐTĐ…, xơ gan, ung thư, viêm nội tâm mạc, …
Đái máu do các nguyên nhân hiếm gặp: Nghẽn, tắc mạch thận (động mạch và tĩnh
mạch), tắc tĩnh mạch chủ, ký sinh trùng…
Đái máu là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh lý thận tiết niệu nguyên phát
hoặc thứ phát của những bệnh khác. Chẩn đoán nguyên nhân gây đái máu là cần thiết để
có hướng điều trị đúng và triệt để, vì vậy người bệnh không nên bỏ qua dấu hiệu đái máu
hoặc tự điều trị mà cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị đúng.

Theo Benh.vn




×