Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

dân chủ và vấn đề xây dựng dân chủ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.58 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



ĐỀ TÀI :
DÂN CHỦ VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
Tiểu luận cuối khóa
(Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin)
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT150105_12
BUỔI HỌC:
NHÓM THỰC HIỆN:
HỌC KỲ: 2

4

–NĂM HỌC: 2014-2015

GIẢNG VIÊN:

Trần Ngọc Chung

TP.HỒ CHÍ MINH – 05/2015

[Author]


Họ tên SV thực hiện đề tài:
1)
2
3.



Giảng viên hướng dẫn:

Trần Ngọc Chung

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên

[Author]


DÂN CHỦ VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
I. Định nghĩa vể dân chủ

2

1. Dân chủ là gì?

2

1.1 Quan điểm dân chủ sơ khai
1.2 Quan điểm dân chủ theo Mac-Lenin

3

1.3 Quan điểm dân chủ theo xã hội chủ nghĩa.


3

2. Các loại hình dân chủ lớn trong lịch sử

4

2.1 Dân chủ nguyên thủy

4

2.2 Chủ nô

5

2.3 Dân chủ tư sản

7

2.4 Dân chủ xã hội chủ nghĩa

8

II. Nền dân chủ của Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9

III. Thực tiễn xây dựng dân chủ ở Việt Nam

10


1. Kinh tế

10

2. Chính trị

10

3. Văn hóa

11

4. Xã hội

11

IV.Kiến nghị và giải pháp cho vấn đề dân chủ ở Việt Nam.

3


I. Định nghĩa vể dân chủ
1. Dân chủ là gì?
1.1 Quan điểm dân chủ sơ khai
 Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, khái niệm “dân chủ” được hiểu là việc “cử

ra và phế bỏ người đứng đầu” đó là “quyền và sức lực của nhân dân. Ngay
từ xã hội công xã nguyên thủy, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã
biết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên công
xã đều bình đẳng tham gia vào mọi công việc của xã hội. Việc cử ra những

người đứng đầu các cộng đồng và phế bỏ những người đứng đầu được thực
thi đúng những quy định chung : giao do mọi thành viên công xã quyết
định thông qua đại hội nhân dân. Đây được coi là hình thức dân chủ sơ
khai, chất phác của những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có
giai cấp.
 Khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, các hình thức tự
quản của xã hội trước đây đã không còn thích hợp nữa, xã hội cần đến
những tổ chức chính trị mới phù hợp với điều kiện mới. Trong điều kiện
như vậy, một tổ chức đặc biệt đã ra đời, đó là nhà nước. Giai cấp chủ nô đã
lập ra cơ quan quyền lực là nhà nước dân chủ đối với chủ nô để thực hiện
sự thống trị của mình đối với những người nô lệ. Khi đó người ta đã ghép
hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ là “Demos” có nghĩa là “dân” và “Kratos” có
nghĩa là “quyền lực” để diễn đạt nội dung của dân chủ. Nhà nước chủ nô
chính thức sử dụng thuật ngữ “dân chủ” với nghĩa là nhà nước dân chủ chủ
nô có “quyền lực của dân”.
Như vậy, về thực chất, ngay từ thế kỷ VIII trước Công Nguyên, với nhà nước
đầu tiên trong lịch sử, giai cấp tư hữu (giai cấp chủ nô) đã dùng pháp luật và bộ máy
thống trị của mình để chiếm đoạt quyền lực, áp bức bóc lột người lao động (những
người nô lệ ) . Nền dân chủ ở đây là nền dân chủ phục vụ cho giai cấp thống trị.
Theo trang web : dangcongsan.org.com

4


1.2 Quan điểm dân chủ theo Mac-Lenin
 Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của

con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh
những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân
chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

 Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà
nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân
chủ chung chung”.Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những
tập đoàn người này là đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác.
Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống
trị.
 Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ
phát triển của cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp
bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng. Theo V.I. Lênin, dân chủ là
bình đẳng. Bình đẳng phải được hiểu theo nghĩa là xóa bỏ giai cấp.
 Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa
bằng chế độ nhà nước và pháp luật. Từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực
hiện dưới hình thức mới là hình thức nhà nước với tên gọi là “nền dân chủ”.
o Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính
chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch
sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra
được thể hóa hóa bằng pháp luật.
Theo Tạp chí cộng sản số 3 năm 1998

1.3 Quan điểm dân chủ theo xã hội chủ nghĩa.
 Nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa là nền dân chủ thực hiện quyền lực của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa xuất hiện khi giai
cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh giành được chính quyền dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
 Với tính cách là một chế độ chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức
chính trị của nhà nước, do nhân dân lao động lập ra dựa trên nền tảng liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đây là một
nền dân chủ thực sự, đầy đủ và triệt để nhất.
 Nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa gắn liền với công bằng và bình đẳng xã hội,

chống áp bức, bóc lột và bất công.Và được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội.Đồng thời được thể chế bằng hiến pháp, pháp
luật của Nhà Nước.
Trong nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa người dân tham gia tích cực các công việc
Nhà nước.
Theo Giáo Trình Nguyên Lý Cơ bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin

5


2. Các loại hình dân chủ lớn trong lịch sử
2.1 Dân chủ nguyên thủ:
 Khi xã hội chưa phát triển, con người đã biết kết hợp với nhau để sản xuất

và tự tổ chức ra những hoạt động chung mang tính xã hội.
 Cử ra những người đứng đầu, thực thi những quy định chung của cộng đồng.
Các thành viên trong cộng đồng có quyền bầu ra hay bãi miễn người đứng
đầu.
 Mang tính tự quản, sơ khai, chất phát tự nhiên, dựa trên điều kiện kinh tế xã hội thấp kém.
 Đây là hình thái tiền dân chủ, dân chủ phi chính trị


Đặc trưng cơ bản của tự quản nguyên thuỷ:
 Người đứng đầu thị tộc, bộ lạc do tất cả các thành viên trong thị tộc bầu ra
 Mọi thành viên trong thị tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau
 Tất cả mọi công việc trong thị tộc, bộ lạc đều được các thành viên tham gia
bàn bạc
 Đối với khu vực có cư dân đông hơn và lãnh thổ rộng lớn hơn, DCNT được
thực hiện một cách gián tiếp. Người đứng đầu là do hội đồng những người
đứng đầu bộ lạc bầu ra




Ý nghĩa:

Hình thức dân chủ của nhà nước chủ nô sau này là sự phát triển có tính kế thừa
nền Dân chủ nguyên thủy đó

6


2.2 Chủ nô
 Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời - phân chia xã hội thành 2 giai cấp cơ bản:

nô lệ và chủ nô.
 Quyền lực thuộc về giai cấp chủ nô và một số ít nào đó thuộc về các công
dân tự do.
 Thân phận người lao động không được coi trọng, đặc biệt là người nô lệ chỉ
là “những công cụ biết nói”.


Đóng góp:
 Tạo ra và đạt được nhiều thành tựu trong khoa hoc,thiên văn,nghệ

thuật,kiến trúc
 Là bước đi tiến bộ hơn so với nền dân chủ nguyên thủy

Mặt hạn chế:
 Hệ thống chính trị hạn chế, chật hẹp và khép kín, chỉ dành cho dân tự do,
tức công dân

 Bị tước quyền làm người, trong suốt nhiều thế kỷ người nô lệ liên tục nổi
lên chống giai cấp chủ nô, dẫn đến sự suy yếu chế độ chiếm hữu nô lệ.
 Giữa các tầng lớp dân cư tự do cũng nảy sinh mâu thuẫn trong việc phân
chia tài sản, nô lệ, tranh giành quyền lực
• Ví dụ:


Nền dân chủ chủ nô của Hy Lạp chính thức được khẳng định và phát triển rực rỡ vào
nửa sau thế kỷ V TCN. Trong nền dân chủ chủ nô tại Aten quyền lực tối cao thuộc về
Hội nghị công dân. Người Hy Lạp gọi kiểu nhà nước đó là Dân chủ.Nền dân chủ Aten
được coi là hình thức cai trị ưu việt nhất trong thế giới cổ đại
Trong chế dộ này mọi công dân nam từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia các cơ
quan quản lí nhà nước theo cách bầu cử rút thăm.Về thực chất nền dân chủ này nhằm
bảo vệ quyền lợi của quý tộc chủ nô,bảo đảm cho quyền thống trị của họ.Các quyền
dân chủ của con người bị hạn chế, còn quyền lợi của nô lệ bị chà đạp tàn bạo
Sau thời kỳ tồn tại và phát triển hưng thịnh, nền dân chủ chủ nô bộc lộ dần những mặt
trái của nó.
Một đằng thì người Hy Lạp đã khám phá, hay phát minh ra dân chủ, kịch nghệ, triết
lý, nhưng đằng khác họ lại bo bo giữ lấy những nghi lễ, tín ngưỡng cổ hủ và không
tránh được nội chiến.

7


Họ thực hiện được những kiến trúc cân đối, hoàn mỹ, và nền giáo dục của họ phát
triển toàn diện con người về thể xác cũng như về trí tuệ, họ thường tỏ ra khinh mạn
con người…Ngạo mạn đã mang hình phạt tời cho họ

8



2.3 Dân chủ tư sản
Trong chủ nghĩa tư bản mặc dù có tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ
nhưng vẫn không phải là nhà nước thực sự của nhân dân.


Nền Dân chủ Tư sản có ba thiết chế cơ bản:
 1/ Nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam
quyền
 2/Nhà nước dân chủ phải được làm chủ theo nguyên tắc đa nguyên bình
đẳng bởi toàn thể công dân
 3/Nhà nước dân chủ phải được bảo tồn theo chế độ bầu cử tự do hoặc
phải hoạt động theonhiệm kỳ; sau mỗi nhiệm kỳ nhất định, nhà nước
này phải thay đổi nhân sựthông qua bầu cử tự do, theo đó mọi công dân
đều phải được tham gia lựa chọn những người có cả tài năng lẫn đức
hạnh làm người lãnh đạo



Hạn chế:

Công dân trong nền Dân chủ Tư sản chỉ bao gồm các nhà giàu, tức là nền Dân
chủ Tư sản chỉ bảo đảm Tự do – Bình đẳng – Bác ái cho Giai cấp Tư sản mà
không bảo đảm các giá trị đó cho toàn thể nhân dân, không những không xoá
bỏ mâu thuẫn đối kháng giữa nhà giàu với nhà nghèo mà còn dựa vào mâu
thuẫn đó để tồn tại


Kết luận:


Vậy về thực chất, nền Dân chủ Tư sản chỉ là nềnChuyên chế Giai cấp để Giai
cấp Tư sản thống trị Giai cấp Vô sản

9


2.4 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
 Sau CM Tháng Mười Nga - với sự ra đời của chế độ công hữu về tư liệu

sản xuất thì dân chủ Xã hội chủ nghĩa đã thực hiện quyền lực thực sự của
nhân dân.
 Dân chủ Xã hội chủ nghĩa đã thực hiện quyền lực của nhân dân, do nhân

dân và vì nhân dân.
 Trong nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa , người dân tham gia tích cực các công

việc Nhà nước.

10


II. Nền dân chủ của Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Vì vậy, xây dựng nền dân
chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta.
Và theo Hồ Chí Minh dân chủ chính là: “Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ”. Ở
đây dân có quyền lực, trách nhiệm, và năng lực trong bộ máy nhà nước, phát triển xã hội.
Tuy Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nhưng phải luôn lấy dân làm gốc. Nghĩa là Đảng
cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhưng phải luôn để cho dân làm chủ và dân là chủ.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm
mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được
pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi
phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trải qua 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận.

Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN,
bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực
hiện trong cuộc sống thực tế ở từng cấp và trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt
động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và phải được thể chế hóa bằng pháp luật,
được pháp luật bảo đảm. Cách mạng Việt Nam từ khi có Ðảng lãnh đạo, bất kỳ ở
11


giai đoạn lịch sử nào, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
Nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cần xây dựng, phát triển nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa vì đây là một mục tiêu quan trọng của cách mạng. Không có dân
chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà không thực hiện quyền
dân chủ rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống với quảng đại quần chúng thì
chỉ là chủ nghĩa xã hội hình thức.

III. Thực tiễn xây dựng dân chủ ở Việt Nam
3.1 Kinh tế
Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thõa mãn nhu cầu lợi ích kinh
tế ngày càng cao của nhân dân.
 Thực hiện quyền làm chủ và công bằng của công dân đối với tư liệu sản xuất,

trên cơ sở đó làm chủ quá trình sản suất và phân phối sản phẩm.
Ví dụ:
Công dân được quyền tham gia vao tất cả các thành phần kinh tế:Kinh tế quốc
dân, cá thể, tập thể, tư bản nhà nước, tư nhân, ... Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật, được làm chủ tư liệu sản xuấtvà thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
cho nhà nước.
Công dân lựa chọn thức kinh tế phù hợp với mình
3.2 Chính trị


 Thứ nhất, quyền được có một Nhà nước thực sự dân chủ. Nhà nước thực sự

là công cụ thực thi những quyền chính đáng của nhân dân. Nhà nước và
mọi hoạt động của nó phải đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp và thông qua các
tổ chức đại diện của nhân dân. Nhân dân có quyền bày tỏ tín nhiệm hay bất
tín nhiệm với mọi cơ quan nhà nước, công chức nhà nước.
 Thứ hai, mở rộng quyền của người dân tham gia vào công việc nhà nước.
Mức độ nhân dân tham gia vào công việc nhà nước và xã hội, hiệu quả của
sự tham gia đó là thước đo trình độ dân chủ về chính trị của nhân dân , trình
độ dân chủ của chế độ chính trị.

12


 Thứ ba, bảo đảm giữ vững định hướng XHCN, giữ vững nền tảng chủ

nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo đảm cho mọi người dân
quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng.
 Thứ tư, mọi đại biểu của dân phải được nhân dân bầu ra một cách thực sự
dân chủ; mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật... Nhìn vào thực

tế, trên cả bốn vấn đề vừa nêu, chúng ta đều có những bước tiến căn bản,
góp phần nâng cao quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống
xã hội; từ đó, tính tích cực chính trị của nhân dân có bước tiến mới về chất.
 Điểm cốt lõi của dân chủ trong chính trị là chế độ uỷ quyền của dân thong
qua bầu cử, bằng phương thức dân chủ đại diện, bầu ra Chính phủ với chế độ
phổ thông đầu phiếu. Khi Chính phủ đó ra đời, nhiệm vụ chủ yếu cấp bách là
phải thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đó là mục đích căn
bản sâu xa của dân chủ trong chính trị.

Ví dụ:
Hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp
luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
o Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thực sự tham gia vào quá trình quản
lý nhà nước.
o Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất
đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi.
o Phải có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, và trừng trị những hành vi
quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ
của công dân.
o

Theo Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 6, tr.515

3.3 Văn hóa
Sự dân chủ trong lĩnh vực văn hóa thể hiện ở việc ban hành các bộ luật đảm bảo
cho các hoạt động văn hóa được thực hiện trên nền tảng công bằng, tự do. Điều đó thể
hiện bằng việc ban hành các quyền như: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, luật bản quyển
các tác phẩm văn hóa… Các quyền được ban hành giúp người dân có thể tự do tiếp cận
hoặc sáng tạo văn hóa theo nhu cầu và sở thích, hội nhập với quốc tế
Ví dụ thực tiễn:

3.4 Xã hội
13


Trên lĩnh vực xã hội sự dân chủ thể hiện ở nhiều mặt, nổi bật nhất là việc ban hành
các quyền cơ bản như:
Quyền công dân, quyền con người của nhân dân: được bảo đảm bằng các văn bảng
pháp lý, và bộ luật, được đảm bảo thực thi trong thực tế,
Đảm bảo quyền lợi lao động, học tập cho mọi tầng lớp giai cấp.
Quyền bình đẳng giới trong mọi phương diện của xã hội, giảm thiểu ý nghĩ “Trọng
nam khinh nữ” đã ăn sâu vào đời sống của nhân dân từ thời phong kiến.
Ví dụ thực tiễn:
Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo trước thời hạn so với Mục tiêu thiên
niên kỷ (MDG) mà Liên hiệp quốc đưa ra và được nhiều nước xem là mẫu mực

IV.Kiến nghị và giải pháp cho vấn đề dân chủ ở Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập với thế giới, vấn đề dân chủ của Việt Nam cần phải được
nâng tầm lên một bước tiến mới. Hiện nay, nước ta đang gặp phải các vấn đề về dân chủ
như sau:
Sử dụng quyền dân chủ không đúng cách, điển hình như hiện nay mạng Internet
phát triển mọi người sử dụng quyền tự do ngôn luận để thể hiện quan điểm cá nhân của
mình trên các diễn đàn, mạng xã hội rất thuận tiện. Việc đó sẽ phát triển theo chiều hướng
tốt nếu một bộ phận không nhỏ đang biến tướng quyền tự do ngôn luận của mình để thóa
mạ, sỉ nhục làm tổn thương người khác một cách vô tội vạ. Họ vẫn nghị việc làm đó là
quyền và tự do của mình, nhưng trên thực tế nó đang ảnh hưởng đến quyền lợi của người
khác một cách nghiêm trọng.
Giai pháp:
Thay đổi và bổ sung các quyền mới.
Giam sát đảm bảo các quyền dân chủ đã đề ra được thực hiện theo đúng mục tiêu ban
đầu.

Bên cạnh đó trừng phạt nghiêm khắc các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng quyền dân chủ để
thực hiện các hành vi trái pháp luật, hoặc gây hại đến người khác.
1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 6, tr.515
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.251

14


15



×