Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO kĩ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.22 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - CSMT
TRẦN THỊ NGỌC
PHẠM NHƯ QUỲNH
NGUYỄN THỊ THẮM
Tóm tắt
Kĩ năng thuyết trình là một trong số những kĩ năng mềm mà mỗi
người chúng ta cần phải có. Trong khi đó, sinh viên khi tự đánh giá
khả năng thuyết trình của mình, 47 trên tổng số 53 sinh viên được
nghiên cứu đã đánh giá mình ở mức độ bình thường và không tốt.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động học tập của sinh viên, chúng ta có
thể nhận định rằng, sinh viên còn chưa thuần thục ở kĩ năng thuyết
trình, lúng túng khi thực hành kĩ năng này. Từ đó, đưa ra một số biện
pháp nâng cao kĩ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học Nội
vụ Hà Nội – CSMT.


1.

Đặt vấn đề
Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể uyển

chuyển trong các công việc, đó là bạn đã thiếu kĩ năng mềm. Bạn học
không giỏi, nhưng bạn có thể làm được ra kết quả dù công việc có
thay đổi sao đi nữa, đó là bạn có kĩ năng mềm. Và một trong số những
kĩ năng mềm đó chính là kĩ năng thuyết trình. Kĩ năng thuyết trình
trước giờ vẫn là một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT nói
riêng. Thuyết trình có một vai trò quan trọng như vậy song khả năng
thuyết trình của sinh viên còn rất hạn chế. Đa số sinh viên chúng ta
chưa thể nói trước đám đông về một vấn đề nào đó một cách trôi chảy


và thuyết phục nếu không sử dụng tài liệu kèm theo. Do đó, trau dồi kĩ
năng thuyết trình là một việc làm thiết thực, tạo nên một nền tảng thực
sự vững chắc cho sinh viên khi ra trường.
2.Giải quyết vấn đề


Nghiên cứu về giải pháp nâng cao kĩ năng thuyết trình cho sinh
viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT, trước hết chúng ta sẽ
tìm hiểu về thực trạng khả năng thuyết trình của sinh viên trường Đại
học Nội vụ Hà Nội – CSMT. Nghiên cứu này được tiến hành với 53
sinh viên tại trường. Sinh viên được chọn nghiên cứu là những sinh
viên chính quy hệ bốn năm (cụ thể là sinh viên năm thứ hai và thứ ba).
Có thể thấy rằng, sinh viên khi tự đánh giá khả năng thuyết trình
của mình, chủ yếu đánh giá ở mức độ bình thường và không tốt. Đây
là một dấu hiệu tiêu cực trong bức tranh toàn cảnh thực trạng kĩ năng
thuyết trình của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội – CSMT.

Hầu hết sinh viên đều cho rằng, thuyết trình là lên đọc lại bài đã
làm được chiếu trên slide. Khi được hỏi về sự chuẩn bị trước khi


thuyết trình, bạn H.M sinh viên năm hai cho rằng: “Em thấy điều đó là
sự không cần thiết, vì thuyết trình chỉ có đọc theo hình thôi, mà việc
đọc thì ai cũng biết”. Điều này cũng là câu trả lời của đa số bạn sinh
viên được chọn phỏng vấn. Do đó, số sinh viên chuẩn bị trước cho nội
dung thuyết trình là rất ít.

Song, tất cả sinh viên dù có chuẩn bị hay không, cũng đều không
sáng tạo cho mình tác phong khi thuyết trình, họ chỉ diễn đạt bằng
ngôn từ, mà không hề sử dụng các tác phong tay chân hay ngôn ngữ

cơ thể để làm sinh động bài thuyết trình. Tất cả các sinh viên đều
không chú ý đến một số yếu tố ngoại tác như không gian, thời gian
hay thính giả. Ánh mắt của họ ngay từ đầu chỉ tập trung vào bài slide
đang chiếu, do đó, họ không nhìn vào mắt người nghe, từ đó không


thể thấy được thái độ người nghe với bài thuyết trình của họ. Đó là
cách thuyết trình mà không hề mang lại hiệu quả cao, đôi khi sẽ gây
nhàm chán cho thính giả và cũng chính là một dấu hiệu đáng báo động
với sự phát triển kĩ năng cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
– CSMT.
Sinh viên biết vai trò của kỹ năng giao tiếp rất quan trọng nhưng
thuyết trình còn ở mức độ chưa cao là vì một số lí do khách quan như:
Chuẩn bị không tốt bài thuyết trình, kiến thức về chủ đề thuyết trình
bị hạn chế, thể chất và tinh thần không tốt, thính giả nhìn bạn chằm
chằm, người nghe không tập trung chú ý hay một số lí do về không
gian hoặc thời gian.
Hơn hết, chúng tôi nhận thấy sự thành công trong bài thuyết
trình liên quan trực tiếp tới mối quan hệ giữa 2 đối tượng (người
thuyết trình và người nghe). Nếu làm tốt công tác này thì chúng ta sẽ
vừa đưa được thông tin đến đối tượng người nghe và nhận phản hồi


thông tin từ những người đó sẽ rất khách quan. Ngoài ra, qua kĩ năng
thuyết trình chúng ta còn biết được những năng lực, phẩm chất, nhân
cách của mỗi cá nhân. Vì vậy, đối với giải pháp nâng cao kĩ năng
thuyết trình, chúng ta cần đặc biệt hướng tới 2 đối tượng đó là người
thuyết trình và người nghe.
Đối với người thuyết trình:
-


Khi thuyết trình cần vứt bỏ những mệt mỏi, bất ý,… để tạo một
gương mặt, cử chỉ hành động thân thiện, linh hoạt. Tránh những
hành động lúng túng bằng cách giấu đi nỗi lo lắng của bạn, biết
khi nào nên bắt đầu, khi nào nên dừng lại để tạo sự chú ý và khi

-

nào nên kết thúc.
Chọn những bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh, không gian
để tạo hiệu ứng với người nghe. Không nên chọn những bộ trang
phục quá lố lăng, dễ gây hiểu nhầm là một người không đàng


hoàng. Nếu bạn chọn được những bộ trang phục phù hợp thì sẽ

-

gây được cái nhìn thiện cảm ngay từ lần đầu thuyết trình.
Ngôn ngữ phải rõ ràng để giúp người nghe hiểu đúng nội dung
mình hướng tới. Trong lúc thuyết trình bạn nên sử dụng một số
từ ngữ có khả năng phản ứng mạnh mẽ nào đó nhằm tăng hiệu

-

quả của bài thuyết trình.
Đi thẳng vào vấn đề, nêu bật các nét chính của vấn đề cần giới
thiệu, không lặp lại nội dung đã trình bày, loại bỏ những từ vô

-


nghĩa và đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến mọi người.
Phát âm đúng, tránh nói ngọng, nói lắp để không gây những hiểu
lầm đơn giản như là “người nước nào” với “người nước Lào”
hay khi nói lắp bạn sẽ làm người nghe mất kiên nhẫn với bài

-

thuyết trình của mình.
Nói với tốc độ vừa phải nhưng nhiều chỗ cần nhấn mạnh để gây
điểm nhấn, tránh nói giọng đều đều rất dễ gây cảm giác nhàm

-

chán, tẻ nhạt cho người nghe.
Lời lẽ phải lịch sự, nhã nhặn, hình thức trình bày cẩn thận, đẹp,
sáng sủa. Không nên nhìn chằm chằm vào slide, đọc một mạch


từ A tới Z, bạn phải biểu diễn vấn đề của mình theo ngôn ngữ cơ
thể, sơ lược những ý chính rối tự diễn giải theo cách bạn hiểu

-

hay bạn đã tìm hiểu được từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Phải có đầy đủ những nội dung, những phần, những điều kiện ,
điều khoản cần thiết. Không trình bày về những điều mình
không nắm chắc. Trình bày một vấn đề mà bạn không hiểu rất dễ
bị vặn lại và đề tài mình nghiên cứu thì khó mà bảo vệ thành


-

công được.
Sử dụng công nghệ thông tin như máy chiếu, loa, laptop,... để
phục vụ vào công việc như chiếu hình ảnh, âm thanh, gây cảm
giác hứng thú cho người nghe. Mọi người cảm nhận bài thuyết
trình của bạn không chỉ bằng những xúc cảm đơn thuần như
thính giác, xúc giác, thị giác,…mà còn cảm nhận bằng tâm hồn
trong họ. Đánh thức được cảm xúc sâu thẳm trong tâm hồn,
mang họ đến với một tầm nhìn mới, khác hẳn với suy nghĩ ban
đầu của họ thì bài thuyết trình của bạn đã thành công.


-

Sau khi thuyết trình xong, bạn nên đặt ra những câu hỏi hay là
lắng nghe những ý kiến của những người xung quanh, tiếp thu
những nhận xét phê bình để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, tránh
tự ái hoặc bảo thủ. Nhưng tuyệt đối không nên tự đặt câu hỏi và
tự trả lời chúng.

Đối với người nghe:
-

Mọi người cần chân thực, thẳng thắn, trung thực tỏ rõ chính kiến
của mình, trình bày ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn đề tài
thuyết trình mà mình được lắng nghe, không nên tỏ thái độ bất
hợp tác như làm việc riêng trong lúc người ta đang bảo vệ đề tài
của mình, điều này không những thể hiện thái độ không tôn
trọng người khác mà phần nào lại thể hiện chính bản thân mình

là người không có văn hóa.


-

Nếu người thuyết trình có khả năng diễn thuyết tốt, dễ gây thiện
cảm thì bạn nên học hỏi phong cách và kinh nghiệm của người

-

đó.
Hãy luôn tin tưởng rằng mình đang được lắng nghe, thầy cô giáo
hay bạn bè (người thuyết trình) luôn tôn trọng và tạo điều kiện
cho mình được phát biểu ý kiến. Vì vậy, cần tích cực đưa ra
những ý kiến của cá nhân mình đồng thời phải khéo léo bảo vệ ý
kiến ấy.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu này chính là sự nhìn nhận chung về thực

trạng kĩ năng thuyết trình của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
– CSMT. Từ đó, tìm hiểu được nguyên nhân và đưa ra các giải pháp
để nâng cao kĩ năng thuyết trình cho sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội – CSMT. Kết quả này đặt ra những thách thức và nhiệm vụ
khá quan trọng cho cả giảng viên và sinh viên trường Đại học Nội vụ


Hà Nội – CSMT trong công tác phát triển kĩ năng thuyết trình cho
sinh viên một cách có hiệu quả. Điều này tạo nên một nền tảng thực
sự vững chắc cho sinh viên khi ra trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tim Hindle (2008), Kĩ năng thuyết trình, Nxb Tổng hợp TP Hồ

2.

Chí Minh.
Thế Luyện Lại (2011), Kĩ năng thuyết trình hiệu quả, Nxb

3.

Công ty Văn hóa Hương Trang.
Đỗ Thị Loan (2014), Giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình
cho sinh viên khoa kế toán trường ĐH Duy Tân, Trường Đại

4.

học Duy Tân.
Tôn Thất Sam & Nguyễn Thị Thuyết, Học sinh với kỹ năng
thuyết trình và diễn đạt ý tưởng, Nxb Trẻ.


5.

Huỳnh Văn Sơn (2012), Kĩ năng mềm cho SV đại học sư phạm,

6.

Nxb Giáo dục.

Huỳnh Văn Sơn (2012), “Thực trạng một số kĩ năng mềm của
sinh viên Đại học Sư phạm”, Tạp chí Khoa Học ĐHSP TP Hồ
Chí Minh, (Số 39), tr. 22-28.



×