Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 171 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI KIM THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI KIM THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS TRẦN MINH TUẤN
2. TS NGÔ HOÀI ANH



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận án

Bùi Kim Thanh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1
6

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nhà nước đối 6
với thị trường chứng khoán
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước nước về quản lý nhà nước 11

đối với thị trường chứng khoán
1.3. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề 20
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 25
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.1. Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán
2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán
2.3. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số nước và
bài học cho Việt Nam
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ

25
33
51
73

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

3.1. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển và hội nhập của thị trường 73
chứng khoán Việt Nam
3.2. Hội nhập quốc tế và những tác động đặt ra đối với quản lý nhà 78
nước về thị trường chứng khoán
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt 83
Nam trong hội nhập quốc tế
3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với thị trường chứng 111
khoán Việt Nam những năm qua
Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ 120
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP

QUỐC TẾ

4.1. Cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 120
Việt Nam trong hội nhập quốc tế
4.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường chứng 131
khoán Việt Nam trong hội nhập quốc tế
KẾT LUẬN
148
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN 151
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

152


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CK

:

Chứng khoán

CK & TTCK

:

Chứng khoán và thị trường chứng khoán

CPH


:

Cổ phần hóa

CTCK

:

Công ty chứng khoán

CTCP

:

Công ty cổ phần

CTNY

:

Công ty niêm yết

CTQLQ

:

Công ty quản lý quỹ

DN


:

Doanh nghiệp

DNNY

:

Doanh nghiệp niêm yết

ĐKGD

:

Đăng ký giao dịch

ĐTCK

:

ĐTNN

:

Đầu tư chứng khoán
DNNN
Đầu tư nước ngoài

GDCK


:

Giao dịch chứng khoán

HNQT

IOSCO

:

Hội nhập quốc tế

:

Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán

KDCK

:

Kinh doanh chứng khoán

KTTT

:

LKCK

:


Kinh tế thị trường
HNQT
Lưu ký chứng khoán

NĐT

:

Nhà đầu tư

NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NYCK

:

Niêm yết chứng khoán

PHCK

:

Phát hành chứng khoán

QLNN


:

Quản lý nhà nước

SGDCK

:

Sở giao dịch chứng khoán

TCNY

:

Tổ chức niêm yết

TTCK

:

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

:

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTLKCK


:

Trung tâm lưu ký chứng khoán

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Các tiêu chí đánh giá nội dung quản lý thị trường chứng khoán

46

Bảng 3.1:

Cam kết cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán

80

Bảng 3.2:

Quy mô số lượng công ty niêm yết của thị trường chứng khoán


90

Việt Nam giai đoạn 2006-2013
Bảng 3.3:

Kết quả so sánh hoạt động quản trị công ty năm 2009 và 2010

95

Bảng 3.4:

Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán năm 2013

98

Bảng 3.5:

Thống kê số liệu về các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt năm

110

2009-2010
Bảng 4.1:

Kinh tế thế giới giai đoạn 2014 - 2015, triển vọng giai đoạn 2016 - 2020

121

DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang

Biểu đồ 2.1:

Mức độ cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường

38

chứng khoán Việt Nam
Biểu đồ 3.1:

Vốn hóa thị trường/GDP (%) của thị trường chứng khoán Việt

77

Nam giai đoạn 2000-2013
Biểu đồ 4.1:

GDP theo đóng góp của vốn, lao động và TFP

126

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1:

Mô hình quản lý thị trường chứng khoán Mỹ

52

Sơ đồ 2.2:


Mô hình giám sát hai cấp của thị trường chứng khoán Mỹ

56

Sơ đồ 2.3:

Mô hình quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán của

63

Thái Lan
Sơ đồ 3.1:

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với thị trường

84

chứng khoán Việt Nam
Sơ đồ 3.2:

Mô hình quản lý các tổ chức tự quản trên thị trường chứng
khoán Việt Nam

87


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn
hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) đã chứng minh: giữa TTCK và tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau,
trong đó sự phát triển bền vững, hiệu quả của TTCK tạo cơ sở để thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Cùng với các thị trường khác như thị
trường tín dụng ngân hàng… TTCK là thành tố quan trọng của hệ thống tài chính; là
một thể chế bậc cao và không thể thiếu của kinh tế thị trường hiện đại. Sự phát triển
và hoàn thiện của TTCK sẽ góp phần tạo nên một thị trường tài chính hoàn chỉnh,
phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Chính phủ nước ta đã tiến hành hàng loạt các
bước chuẩn bị và đến tháng 7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK)
ở nước ta đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ hình
thành và phát triển TTCK ở Việt Nam. Đây cũng là sự kiện ghi nhận bước phát triển
quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Đến nay, sau 15 năm hoạt động, quy mô thị trường có bước tăng
trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài
hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Song từ sau năm 2008 đến nay, TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp và
có nhiều tác động bất lợi đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Bất chấp
các biện pháp "giải cứu" của Nhà nước cũng như các tín hiệu tích cực khác, TTCK
vẫn tiếp tục đà lao dốc với những diễn biến bất thường, khó kiểm soát: năm 2009,
mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%; năm 2011, TTCK chứng
kiến mức đáy sâu nhất trong lịch sử của HNX-Index tại mức 56 điểm (27-12-2011),
giảm 50% so với mức đỉnh trong năm và VN-Index cũng chính thức ghi nhận mức
đáy 347 điểm.
Cùng với những chuyển biến của TTCK Việt Nam thời gian qua, công tác
QLNN đối với thị trường này cũng có những bước tiến đáng kể, trong đó phải kể


2

đến những động thái hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tạo lập hành lang pháp lý, tạo
hàng hóa cho thị trường, xây dựng và chuyển đổi mô hình hoạt động của UBCKNN
với Sở Giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch
chứng khoán tại Hà Nội (HNX), thành lập Trung tâm Lưu ký chứng khoán
(TTLKCK) v.v… Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào quá trình
hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, thì hoạt động QLNN đối với TTCKVN vẫn còn có những yếu kém nhất
định, chưa theo kịp với những động thái trên thị trường, tổ chức bộ máy quản lý
TTCK đã tỏ rõ những bất cập, khung pháp lý chưa đồng bộ, giám sát hoạt động
chưa hiệu quả, thiếu minh bạch, mua bán chứng khoán thông qua các thông tin nội
gián còn nhiều, nguyên tắc công khai chưa được tuân thủ một cách triệt để… Tất cả
những tồn tại đó đã làm chậm tiến trình phát triển của TTCK Việt Nam và có
nguyên nhân đặc biệt quan trọng từ vai trò quản lý của Nhà nước.
Xuất phát từ thực tế đó và với mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế
trên, tôi đã chọn vấn đề "Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam trong hội nhập quốc tế" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với
TTCK; khảo sát, phân tích thực trạng QLNN đối với TTCK Việt Nam giai đoạn
2000-2015 (đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay), từ đó đề xuất giải
pháp tăng cường QLNN đối với TTCK Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế (xét đến năm 2020) đảm bảo tính ổn định, hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TTCK và QLNN đối với
TTCK, hệ thống hoá và xác định rõ các nội dung, tiêu chí QLNN đối với TTCK;
+ Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với
TTCK của một số quốc gia trên thế giới (chú trọng nghiên cứu một số trường hợp
điển hình và các nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam), Luận án rút ra
những bài học có thể tham khảo đối với Việt Nam;



3
+ Thông qua nghiên cứu thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam thời gian qua,
đánh giá tác động của HNQT đến QLNN đối với TTCK cũng như qua việc đánh giá
thực trạng QLNN đối với TTCK ở nước ta giai đoạn 2000-2015, Luận án rút ra
những thành công, hạn chế và yếu kém trong QLNN đối với TTCK Việt Nam làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong chương 4;
+ Trên cơ sở cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển của TTCK Việt Nam
trong HNQT, Luận án đề xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với TTCK Việt
Nam tới năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung, chính sách, tổ chức quản lý của
nhà nước đối với TTCK Việt Nam thời gian qua xét trên phương diện các chủ thể
tham gia trên TTCK (QLNN đối với tổ chức phát hành, tổ chức trung gian thị
trường, NĐT và QLNN đối với thị trường thứ cấp), chú trọng đi sâu phân tích, đánh
giá thực trạng QLNN đối với TTCK kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: nghiên cứu QLNN đối với TTCK Việt Nam kể từ khi
TTCK chính thức được thành lập (năm 2000) tới năm 2015, đặc biệt chú trọng thời
điểm từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11/2006) đến nay.
- Về mặt không gian: nghiên cứu QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam, được giới hạn ở Sàn Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Sàn Giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
- Về mặt nội dung:
+ Thứ nhất, nghiên cứu QLNN đối với TTCK dưới góc độ quản lý chủ thể
gồm: quản lý các tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, nhà
đầu tư, các tổ chức có liên quan trên TTCK (đơn vị quản lý và tổ chức phụ trợ)…
không nghiên cứu QLNN theo các nghiệp vụ của TTCK và chức năng quản lý của

nhà nước.
+ Thứ hai, TTCK được nghiên cứu trong luận án chỉ gồm thị trường giao dịch
cổ phiếu tập trung, không đề cập đến thị trường trái phiếu hay TTCK phi tập trung,
thị trường giao dịch tương lai…


4
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong từng phần của nội dung nghiên
cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau và trong từng giai đoạn
nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp thích hợp nhất, có kế thừa các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước làm cơ sở cho việc lý luận.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu dựa trên các tư liệu
thực tế: Đối với Luận án, nguồn số liệu thống kê thứ cấp được thu thập chủ yếu từ
cơ quan quản lý như: Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia, Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội… Ngoài ra, luận án còn kế thừa số liệu nghiên cứu từ các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Từ những số liệu và tài
liệu đã được thống kê, sẽ phân tích, tổng hợp để tìm ra nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tương lai;
từ đó đề xuất được những biện pháp thích hợp và hiệu quả.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương án này để so sánh hiện
trạng công tác quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với TTCK trong tương quan một
số nước, cũng như trong giai đoạn trước đó.
- Phương pháp khảo sát điều tra: Đối tượng nghiên cứu của đề tài có nội dung
rộng, liên quan đến nhiều bộ ngành cũng như các doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng tính
thực chứng cho nội dung và nhận định nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng bảng
hỏi, gồm 11 câu với 427 phiếu hợp lệ và sử dụng phần mềm SPSS để cập nhật, phân
tích thông tin.
5. Đóng góp mới của luận án

- Một là, góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về TTCK và QLNN
đối với TTCK (tiệm cận dưới góc độ QLNN đối với chủ thể tham gia trên TTCK),
đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ ra các tác động của HNQT tới
QLNN đối với TTCK Việt Nam.
- Hai là, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của quốc tế trong QLNN đối với
TTCK (qua điển hình Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan), luận án rút ra 04 bài học
kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quản lý TTCK trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.


5
- Ba là, cung cấp một cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về QLNN đối với
TTCK Việt Nam thời gian qua (đặc biệt là kể từ tháng 11/2006 - thời điểm Việt
Nam chính thức gia nhập WTO) trên các bình diện: tổ chức bộ máy quản lý, tạo lập
môi trường pháp lý cho tới việc tổ chức, điều hành và giám sát hoạt động của các
chủ thể trên TTCK trên các phương diện: QLNN đối với tổ chức phát hành, tổ chức
kinh doanh dịch vụ trên TTCK, quản lý tổ chức liên quan (đơn vị quản lý, và tổ
chức phụ trợ) và quản lý NĐT.
- Bốn là, trên cơ sở nhận định cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển
TTCK Việt Nam trong HNQT (chú trọng phân tích từ mốc thời gian Việt Nam gia
nhập WTO đến nay), Luận án đưa ra một cách tiếp cận mới mẻ về trong việc nhìn
nhận, xem xét vai trò của cơ quan quản lý đối với TTCK trong bối cảnh hội nhập.
Từ đó, Luận án đề xuất 07 nhóm giải pháp tăng cường công tác QLNN đối với
TTCK Việt Nam tới năm 2020.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 12 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trước tiên, cần khẳng định, CK, TTCK và quản lý TTCK là chủ đề thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế - tài chính. Các tác giả đề cập đến khá nhiều vấn đề: hình thành và tạo lập
TTCK, hình thành và phát triển các tổ chức tham gia TTCK, tạo lập hàng hóa cho
TTCK, v.v… Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về
TTCK và QLNN đối với TTCK ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay,
nhất là trong 10 năm gần đây.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán được coi là một thể chế bậc cao và không thể thiếu
của kinh tế thị trường hiện đại, là một kênh huy động vốn chủ đạo để phát triển nền
kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển không bền vững của thị TTCK lại là nhân tố chủ
yếu gây nên những bất ổn của kinh tế khu vực và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ châu Á 1997, gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế - tài chính năm
2008 là một minh chứng rất rõ ràng cho sự cần thiết phải phát triển bền vững
TTCK. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết về QLNN đối với TTCK luôn là chủ đề thu hút
sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế trong đó có một
số nghiên cứu tiêu biểu như:
- The regulation of non-bank financial institutions: The United States, the
European Union, and Other Countries (Quy định của những thể chế tài chính phi
ngân hàng: Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác) [54] đây là tài liệu giới
thiệu kết quả nghiên cứu, phân tích sự gia tăng nhanh chóng và rộng lớn của các thể
chế tài chính phi ngân hàng trong những năm gần đây, vị trí của hệ thống tài chính
phi ngân hàng ở những nước khác nhau và những thách thức, rủi ro trong hệ thống
tài chính. Đặc biệt, xem xét chi tiết quy định và sự giám sát các hoạt động và thể

chế phi ngân hàng. Trong đó, TTCK được xem xét như một thể chế tài chính phi


7
ngân hàng đặc trưng và phổ biến với những khuôn khổ pháp luật đã được thông qua
ở một số thị trường phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu và thảo luận những vấn
đề quy định đang xuất hiện ở một vài thị trường mới nổi như Trung Quốc, Thái
Lan. Từ đó, khuyến khích thảo luận và cung cấp những lựa chọn chính sách cho các
nhà hoạch định chiến lược ở các nền kinh tế.
- The Dual Role of the government: securities market regulation in China
1980-2007 (Vai trò kép của Chính phủ: Quy định thị trường chứng khoán Trung
Quốc từ 1980 đến 2007) [61] nghiên cứu đã nêu bật đặc trưng riêng về vai trò kép
của chính phủ Trung Quốc vừa là chủ sở hữu vừa là người điều chỉnh TTCK, phân
tích tác động của đặc điểm đó đến quá trình hình thành, điều chỉnh và phát triển quy
định TTCK Trung Quốc từ năm 1980 đến năm 2007. Quản lý TTCK là nhiệm vụ
của Chính phủ nhằm đối phó với những thất bại của thị trường thông qua những
công cụ luật pháp, chính sách kinh tế, thủ tục hành chính và bản thân chính những
quy định. Theo những nghiên cứu đã được thực hiện về điều chỉnh TTCK từ viễn
cảnh kinh tế học thông thường, việc Chính phủ điều chỉnh TTCK là cần thiết và là
phương pháp hiệu quả để giải quyết "những thất bại thị trường" nếu các hoạt động
điều chỉnh được xác định phù hợp và thực hiện có hiệu quả. Dựa vào những nghiên
cứu này, nhóm tác giả Đại học Thanh Hoa đã cho rằng vai trò của chính phủ trong
điều chỉnh TTCK là cạnh tranh với thị trường, là đối lập với việc tham gia vào thị
trường. Toàn bộ những nghiên cứu tồn tại về chủ đề này đã dẫn đến một sự thừa
nhận ngấm ngầm rằng, chính phủ và thị trường là độc lập với nhau về sở hữu và
quyền sở hữu (ownership and property right).
Tuy nhiên, những lập luận này không thể áp dụng trong trường hợp của Trung
Quốc bởi vì kể từ cuộc cải cách kinh tế năm 1980, khi Chính phủ Trung Quốc sở
hữu các sở giao dịch chứng khoán thì chính phủ giữ một vai trò kép trong TTCK,
vừa là chủ sở hữu, vừa là người điều chỉnh thị trường. Điều đó cho thấy học thuyết

giả định về độc lập giữa chính phủ và thị trường là không phù hợp với Trung Quốc.
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết khi Chính phủ vừa là chủ sở hữu, vừa là người
điều chỉnh TTCK, quá trình điều chỉnh thị trường sẽ diễn ra theo một lộ trình thay
đổi thường mang tính bắt buộc, tập trung vào định hướng của chính phủ hơn là theo


8
định hướng thị trường, phản ứng phù hợp với thay đổi thể chế theo nhu cầu thị trường.
Sử dụng trường hợp Trung Quốc, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng độc nhất về quá
trình điều chỉnh chứng khoán như thế nào trong phản ứng giám sát và quản lý của
Chính phủ nếu Chính phủ vừa là người sở hữu, vừa là người điều chỉnh TTCK.
- The Chinese stock market: pitfalls of a policy-driven market (Thị trường
chứng khoán Trung Quốc: Cạm bẫy của 1 thị trường được điều chỉnh bởi chính
sách) [34], cuốn sách cho biết những đặc trưng của 1 thị trường được điều chỉnh
bằng chính sách và TTCK Trung Quốc đã được chính sách tác động như thế nào?
Đặc biệt, cuốn sách này tập trung phân tích vào mâu thuẫn giữa thị trường chứng
khoán - một thể chế kinh tế phi xã hội chủ nghĩa mới và nhà nước Trung Quốc với
thể chế chủ nghĩa Lênin cũ, liệu có thể hình thành một thể chế TTCK lành mạnh,
tăng trưởng và cạnh tranh khi chủ nghĩa Lênin vẫn có ý nghĩa quan trọng đến hoạt
động quản lý hành chính và chính trị. Kể từ khi thành lập, TTCK Trung Quốc đã
cho thấy những quy tắc cụ thể, khác biệt so với sự hiểu biết thông thường về các thị
trường chứng khoán. Sự lãnh đạo chính trị đặt ra một loạt quy định có tính chất định
hướng như tập trung hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng thị
trường nhanh với một phí tổn phù hợp với những tiêu chuẩn quy định.
Do đó, có thể thấy rõ ràng hơn, TTCK Trung Quốc là một thị trường được
điều chỉnh bởi chính sách. Đó là thị trường mà sự can thiệp hành chính, những
nhiệm vụ chính trị, các tính toán chính trị là yếu tố xác định sự biến động về giá
quan trọng hơn những động lực cạnh tranh của thị trường. Đó là thị trường được
phân chia với những cổ phiếu chắc chắn (cái mà ở Trung Quốc gọi là cổ phiếu sở
hữu nhà nước và cổ phiếu cá nhân hợp pháp) không tham gia vào thị trường tự do

để bảo đảm sự kiểm soát mãi mãi của Nhà nước.
- Debt Management and government securities markets in the 21st Century
(Quản lý nợ và thị trường công trái trong thế kỷ 21) [62], đây là báo cáo chuyên sâu
xem xét những xu hướng và thay đổi gần đây trong cấu trúc thị trường công trái và
những hoạt động quản lý nợ của chính phủ các nước OECD, đồng thời nhấn mạnh
những vấn đề về cấu trúc chính sách chung trong các thị trường nợ mới nổi, những
mục tiêu chính sách, đặc điểm của nợ công và thị trường trái phiếu ở các nước OECD.


9
Qua thời gian, các nhà quản lý nợ của OECD đã phát triển được phương thức
tốt nhất để gia tăng, quản lý và xóa nợ ở mức rủi ro cho phép với giá thấp nhất có
thể, mà chủ yếu là những khoản thâm hụt lớn kéo dài. Nhiều kỹ thuật mới cũng
được phát triển để đối phó với những hậu quả tồi tệ của thặng dư liên tục (những bất
thường về giá và tính thanh khoản thấp hơn trong những thị trường chuẩn truyền
thống). Do đó, báo cáo đã phân tích và làm rõ tác động của hệ thống điện tử hiện đại
vào thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong tương lai, hệ thống đấu giá điện tử tinh vi sẽ
có thể hỗ trợ các nhà đầu tư thông thường trả giá trực tiếp trong những phiên đấu giá,
do đó bỏ qua những người buôn bán sơ cấp. Đặc biệt, báo cáo cũng giới thiệu những
công cụ mới và chính sách thông tin cũng như những chính sách liên quan đến các
bên phát hành, đầu tư trong thị trường trái phiếu; từ đó chỉ rõ thách thức lớn trong
quản lý nợ ở các thị trường trái phiếu mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan...
- Primary Dealers in government securities: Policy issues and selected
countries experience (Những người buôn bán sơ cấp công trái nhà nước: Các vấn đề
chính sách và kinh nghiệm ở một số nước) [22], tài liệu đã phân tích vai trò của
những người buôn bán sơ cấp trong quản lý nợ công của các quốc gia; mục tiêu và
cơ sở của hệ thống buôn bán sơ cấp cũng như những vấn đề chính sách liên quan
đến việc thành lập hệ thống buôn bán sơ cấp của các nước. Từ đó, tài liệu cố gắng
làm rõ những điều kiện để thành lập một hệ thống buôn bán sơ cấp hiệu quả, góp
phần tích cực vào sự phát triển của thị trường công trái; cung cấp phương thức

thành lập hệ thống buôn bán sơ cấp đáp ứng được những nhu cầu phát triển của thị
trường. Bởi vấn đề chính là liệu hệ thống buôn bán sơ cấp có phù hợp với chiến
lược toàn cảnh phát triển thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Thực tế, các quốc
gia được khảo sát đều cho rằng việc hình thành hệ thống buôn bán sơ cấp là cần
thiết. Tuy nhiên, mỗi nước với những đặc điểm khác nhau có những cách thức khác
nhau. Do đó, dựa trên kết quả khảo sát ở 39 nước, nghiên cứu đã đưa ra một số kinh
nghiệm xây dựng hệ thống buôn bán sơ cấp ở một số nước.
- Sử dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng để chứng minh về mối quan hệ
giữa sự phát triển của TTCK và tăng trưởng kinh tế với những ví dụ cụ thể của các
quốc gia đang phát triển (như Thái Lan, Malaysia…), Hamid Mohtadi và Sumit


10
Agarwal trong tác phẩm Sự phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ
các nước đang phát triển [14] và Salvatore Capasso với Sự phát triển TTCK và tăng
trưởng kinh tế [32] đã kết luận rằng, giữa sự phát triển của TTCK và tăng trưởng
kinh tế có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại. Tuy vậy, các công trình cũng
chưa chỉ rõ nội dung của QLNN đối với TTCK.
- Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, nhiều quốc gia ở châu Á đã
tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự phát triển của thị trường vốn, TTCK
của mỗi quốc gia để đưa ra định hướng chính sách, trong đó tiêu biểu là: Uỷ ban
Chứng khoán Thái Lan với công trình nghiên cứu có tiêu đề Thập kỷ đầu tiên của
Uỷ ban Chứng khoán Thái Lan và thị trường vốn ở Thái Lan (1992 - 2000), trong
đó đã phân tích một cách toàn diện, đầy đủ sự phát triển của thị trường vốn, TTCK
ở Thái Lan trong vòng một thập kỷ (1992 - 2002), đánh giá những tác động của hệ
thống tổ chức bộ máy quản lý, giám sát đối với sự phát triển của thị trường, hệ
thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của thị trường…, trên cơ sở đó chỉ rõ những
thách thức và mục tiêu cần giải quyết trong tương lai nhằm thúc đẩy thị trường vốn,
TTCK Thái Lan phát triển hiệu quả và minh bạch. Những kinh nghiệm của Thái
Lan trong tạo dựng, quản lý TTCK giai đoạn sơ khởi là tư liệu quý trong quá trình

nghiên cứu đề tài luận án của tác giả; Uỷ ban Chứng khoán Malaysia với nghiên
cứu khá công phu về Kế hoạch cấp cao cho thị trường vốn Malaysia, trong đó phân
tích xu hướng phát triển của thị trường vốn, TTCK Malaysia trong giai đoạn 1970 2000, làm rõ những thách thức trong quá trình phát triển của của thị trường vốn,
TTCK Malaysia, từ đó đề xuất tầm nhìn chiến lược với việc xây dựng hệ thống mục
tiêu và các giải pháp thực thi để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao.
Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính quốc tế cũng có một số công trình nghiên
cứu đưa ra những kiến nghị giải pháp đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam
trong ngắn hạn và trung hạn, tiêu biểu là: Nghiên cứu về cổ phần hóa và sự phát
triển của TTCK - Kinh nghiệm của Việt Nam của Rijksuniversiteit Groningen [31]
đã phân tích những kết quả đạt được của tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước gắn với niêm yết trên TTCK và coi đó là một yếu tố quan trọng tăng
trưởng nhanh TTCK Việt Nam trong những năm 2005-2006; Ngân hàng Thế giới


11
với Tổng quan về thị trường vốn của Việt Nam và các định hướng phát triển [26]
phân tích sự phát triển của TTCK Việt Nam trong mối liên hệ với thị trường vốn, đề
xuất hệ thống các khuyến nghị tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam
trong tương lai.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.2.1. Các công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài, luận án tiến sĩ
Sau khi TTCK tập trung - TTSGDCK TP. Hồ Chí Minh (nay là SGDCK thành
phố Hồ Chí Minh) chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000, nhiều công trình
nghiên cứu về QLNN đối với TTCK đã được thực hiện.
- Đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho TTCK
Việt Nam, có một số luận án tiêu biểu như: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp
luật thị trường chứng khoán ở Việt Nam [43], Hoàn thiện pháp luật về giao dịch
chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung [3]; Hoàn thiện pháp luật về các

tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
[42]; Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán tập trung ở Việt Nam [11]. Hầu hết trong những công trình nêu trên, đều
khẳng định tính cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt
đông của TTCK nói chung, và những đối tượng quản lý riêng biệt nói riêng. Về
khung pháp lý đối với TTCK Việt Nam nói chung, Xây dựng và hoàn thiện khung
pháp luật thị trường chứng khoán ở Việt Nam [43], trên cơ sở phân đặc điểm cơ bản
của quá trình hình thành khung pháp luật TTCK Việt Nam là: khung pháp luật
TTCK Việt Nam được hình thành trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền KTTT định hướng XHCN. Qua phân tích
nguyên tắc và thực trạng khung pháp luật TTCK Việt Nam, Luận án đề xuất 05 giải
pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật TTCK Việt Nam, tuy nhiên, so với thời
điểm hiện nay, khi Luật Chứng khoán đã ban hành và khi TTCK Việt Nam đã tham
gia sâu vào thị trường tài chính thế giới thì những nghiên cứu nêu trên đã lạc hậu.
Hay với khung pháp lý chuyên sâu hơn nữa đối với một đối tượng cụ thể tham
gia hoạt động trên TTCK, ví dụ như Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà


12
đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam [11] đã phân tích, đánh
giá thực trạng quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ
quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam trên các khía cạnh: quyền
tham gia thị trường, quyền được cung cấp thông tin, quyền thực hiện các giao dịch
mua, bán chứng khoán, quyền và lợi ích của nhà đầu tư là cổ đông trong công ty.
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT trên
TTCK là một nhu cầu tất yếu, và để hoàn thiện pháp luật, tác giả đã đưa ra nhóm
giải pháp sau: hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK; nâng cao
năng lực bảo vệ nhà đầu tư của chủ thể bao gồm: nâng cao năng lực quản lý TTCK
của các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao năng lực của các tổ chức tự quản; nâng
cao năng lực tự bảo vệ của các nhà đầu tư.

Đặc biệt, đề tài Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của các
tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam [17], đề tài khẳng định,
trong nền KTTT, TTCK là một thể chế kinh tế tài chính bậc cao và nhạy cảm, là nơi
huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế và phân bổ chúng đến những nơi có khả
năng sinh lời cao nhất. Thực tiễn lịch sử cũng như sự phát triển của thị trường này
cho thấy luôn cần đến một "bàn tay hữu hình" can thiệp để khuyến khích sự phát
triển của thị trường và ngăn chặn các hoạt động tiêu cực, bất hợp pháp, bảo vệ
người đầu tư. Trên cơ sở đó, đề tài đã hệ thống hoá về lý luận và phân tích thực tiễn
những quy định hiện hành được áp dụng cho các tổ chức KDCK, cũng như những
bất cập của nó. Qua nghiên cứu hệ thống pháp lý của một số nước, đề tài rút ra kinh
nghiệm làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về
tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ CK, bao gồm: quy chế về
kiểm soát rủi ro và kiểm soát nội bộ của CTCK, CTQLQ, quy chế về nguyên tắc
hoạt động kinh doanh của CTCK, CTQLQ, quy chế về nguyên tắc và hoạt động của
các CTCK, điều lệ mẫu về quản trị CTCK, CTQLQ, xây dựng bộ quy tắc về đạo
đức nghề nghiệp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đưa ra 04 nhóm giải pháp về cơ
chế quản lý cấp phép, giải pháp về an toàn tài chính, về việc tự doanh của CTCK,
CTQLQ của Việt Nam tại nước ngoài và của bên nước ngoài vào Việt Nam, giải
pháp đồng bộ hoá các quy phạm pháp luật chung có liên quan.


13
Do phạm vi và giới hạn nghiên cứu, trong khuôn khổ của đề tài, luận án tiến sĩ
luật học, các đề tài, luận án trên mới chỉ đề cập đến một nội dung của QLNN đối
với TTCK là xây dựng, hoàn thiện pháp luật cho các chủ thể, các hoạt động của
TTCK mà chưa đề cập đến các nội dung khác của QLNN đối với TTCK. Cạnh đó,
do độ trễ về thời gian, những nội dung về QLNN đối với xây dựng, hoàn thiện
khuôn khổ pháp luật chưa cập nhật những thay đổi về quy định, chính sách trong
bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Do vậy, những khoảng trống kiến thức trong các
đề tài nêu trên ví dụ như QLNN về hàng hóa, chủ thể tham gia trên thị trường chứng

khoán trong hội nhập quốc tế là hướng nghiên cứu của đề tài.
- Liên quan đến chủ đề hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập quốc tế, các bài học về kinh nghiệm quản lý TTCK của các nước trên
thế giới và những gợi ý cho Việt Nam, có một số luận án tiêu biểu sau: Luận án
Quá trình hình thành và quản lý thị trường chứng khoán ở một số nước và bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam [40]; Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng
khoán ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [28]. Trên cơ sở
phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý TTCK, các
luận án nêu trên đã rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam, từ đó
đề xuất một số áp dụng cụ thể. Việc nghiên cứu hoạt động quản lý tại các nước này
tập trung vào những vấn đề sau: 1- Mô hình quản lý, bao gồm: cơ cấu quản lý nhà
nước đối với TTCK và cơ cấu quản lý theo quy định riêng cũng như việc phân cấp
quản lý giữa 2 tổ chức này; 2- Hệ thống pháp luật điều chỉnh TTCK; 3- Các chính
sách điều tiết, biện pháp quản lý thị trường mà các nước này đã và đang áp dụng tập
trung vào giai đoạn từ năm 1997 đến nay; 4- Các biện pháp về thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động trên TTCK. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về việc
hình thành TTCK Việt Nam, về quản lý TTCK đối với Việt Nam trên các phương
diện: xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, xây dựng hệ thống pháp lý cho TTCK,
xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTCK, về tạo hàng, đào tạo nguồn nhân lực và về thiết
lập hệ thống tổ chức và giao dịch ở TTCK… Vận dụng những bài học kinh nghiệm
đó vào việc xây dựng, vận hành TTCK Việt Nam, tác giả Nguyễn Hải Thập đã đưa
ra 7 giải pháp hoàn thiện việc hình thành và 7 giải pháp hoàn thiện việc quản lý


14
TTCK Việt Nam, 11 kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan QLNN có liên
quan những vấn đề cần thiết cho việc phát triển và quản lý TTCK Việt Nam. Còn
tác giả Bùi Thùy Nhi đã đưa ra 10 bài học kinh nghiệm, căn cứ vào những hạn chế
còn tồn tại trong quản lý TTCK Việt Nam, luận án đã phân tích về cơ sở vận dụng
cũng như nội dung có thể vận dụng những bài học trên vào thực tiễn Việt Nam.

Trần Thị Thùy Linh với Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn hội nhập đến năm [18], đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận về TTCK và
phát triển TTCK của một số nước, kinh nghiệm cho Việt Nam. Thực trạng phát
triển TTCK được tác giả tiếp cận qua 2 góc độ: TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp, từ
đó đi đến những nhận định về thành công, hạn chế trong phát triển TTCK Việt Nam
thời gian qua. Trên cơ sở những dự báo về xu hướng phát triển TTCK Việt Nam và
các nước khu vực, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, luận án đã
đưa ra 09 nhóm giải pháp, trong đó chú trọng việc kết nối thị trường chứng khoán
Việt Nam với Singapore và các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy
nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu đơn thuần về TTCK Việt Nam, trong đó, nội
dung quản lý nhà nước đối với thị trường này không được phân tích, đề cập.
- Đề cập đến một trong những nội dung của QLNN đối với TTCK như xây
dựng, hoàn thiện pháp luật cho các chủ thể, các hoạt động của TTCK; ban hành
chính sách, công cụ quản lý TTCK; tăng cường giám sát đối với hoạt động GDCK,
tăng cường minh bạch hóa thông tin trên TTCK là chủ đề thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học, trong đó có một số luận án tiêu biểu như:
Tác giả Trần Văn Quang với Cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động của
thị trường chứng khoán ở Việt Nam [30] nghiên cứu những vấn đề cơ bản về TTCK
và cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động của thị trường này; thực trạng và giải
pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động của TTCK ở Việt Nam
được kiến nghị gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính vĩ mô đối với hoạt động
của TTCK (hoàn thiện cơ chế chính sách thuế, phí, lệ phí); hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính đối với hoạt động của TTCK… Tuy cơ chế tài chính là nội dung rất
quan trọng đối với hoạt động của TTCK nhưng cũng chỉ là một trong các khía cạnh
nội dung cần giải quyết của QLNN đối với TTCK.


15
Nguyễn Thùy Linh với Giải pháp tài chính phát triển bền vững thị trường
chứng khoán Việt Nam [19]. Trên cơ sở lý luận chung về phát triển bền vững TTCK

và giải pháp tài chính cho phát triển bền vững TTCK Việt Nam được trình bày
trong chương 1, luận án trình bày thực trạng giải pháp tài chính phát triển bền vững
TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2011 trên các khía cạnh: thực trạng giải pháp về
ngân sách nhà nước (thuế, chi ngân sách nhà nước, về phát hành trái phiếu chính
phủ và giải pháp về phí đối với các giao dịch chứng khoán); giải pháp về tiền tệ;
giải pháp về thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài; giải pháp tài chính đối với
doanh nghiệp; giải pháp tài chính đối với các trung gian tài chính trên TTCK. Trên
cơ sở dự báo những tác động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đến sự phát
triển bền vững của TTCK Việt Nam giai đoạn 2012-2019, tác giả đã đưa ra 05
nhóm giải pháp (về ngân sách, tiền tệ, quản lý vốn đầu tư nước ngoài, tài chính đối
với doanh nghiệp và trung gian tài chính trên thị trường). Tuy nhiên, Luận án cũng
chỉ giải quyết một trong các khía cạnh của QLNN đối với TTCK.
Giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK Việt Nam của Lê Trung Thành
[40] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giám sát GDCK trên TTCK;
phân tích, đánh giá thực trạng giám sát GDCK trên TTCK Việt Nam và rút ra kết
luận TTCK Việt Nam không đạt mức hiệu quả dạng yếu, thị trường bị trục lợi bởi
các giao dịch thao túng, nội gián, với nhứng mức độ trục lợi khác nhau ở các thời kỳ
nghiên cứu và những vi phạm pháp luật khác liên quan đến GDCK. Tác giả đã đi sâu
phân tích thực trạng giám sát GDCK trên TTCK Việt Nam ở cả 2 cấp là UBCKNN
và các tổ chức tự quản. Đánh giá chung, các chủ thể giám sát mới chỉ giám sát được
các vi phạm tuân thủ quy định của pháp luật về quy trình giao dịch, công bố thông tin
liên quan; còn giám sát các giao dịch nội gián, thao túng thị trường chưa được thực
hiện. Luận án đã đề xuất những giải pháp tăng cường giám sát GDCK trên TTCK
Việt Nam: xác lập mô hình giám sát GDCK và mối quan hệ giữa các chủ thể giám
sát, nội dung và phương thức giám sát GDCK của mỗi chủ thể giám sát, trong đó chú
trọng vai trò của Hiệp hội KDCK trong hoạt động giám sát GDCK. Các giải pháp về
nâng cao năng lực nhân sự thực hiện giám sát GDCK, xây dựng cơ sở dữ liệu phục
vụ giám sát và đề xuất hệ thống chỉ tiêu giám sát GDCK cũng được luận án đưa ra và



16
luận giải một cách có khoa học. Tuy nhiên, cũng như các luận án nêu trên "Giám sát
giao dịch chứng khoán trên TTCK Việt Nam" cũng chỉ là một trong số nhiều nội
dung, nghiệp vụ của QLNN đối với TTCK.
Minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Thúy Anh [1], dựa trên hai lý thuyết về
thông tin, luận án đã chỉ ra sự cần thiết phải minh bạch hóa thông tin thông tin bắt
buộc và thông tin tự nguyện trên TTCK. Thực trạng minh bạch hóa thông tin trên
TTCK Việt Nam được tác giả tiếp cận qua hai góc độ: Thực trạng minh bạch hóa
thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện. Trên cơ sở phân tích các điều kiện đảm
bảo minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam qua những phân tích về khung
pháp luật; về minh bạch hóa thông tin trong hoạt động quản trị công ty; về kế toán,
kiểm toán đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán… tác giả đã phân tích thực
trạng quản lý nhà nước đối với việc minh bạch hóa thông tin trên TTCK được thể
hiện qua công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TTCK và việc xử lý các vi
pham trong công bố thông tin. Qua đó, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp
tăng cường minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế, bao gồm 7 nhóm giải pháp về phía nhà nước, 3 nhóm giải pháp cho
doanh nghiệp phát hành, giải pháp về phía công ty xếp hạng tín nhiệm và công ty
kiểm toán độc lập và giải pháp về phía nhà đầu tư. Trong đó, luận án nhấn mạnh
đến việc xây dựng và triển khai áp dụng chỉ số VN-CTIndex để đánh giá mức độ
minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Quản lý và vai trò quản lý của nhà nước đối với TTCK là chủ đề được nhiều
học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt đáng lưu ý là Một số giải pháp nâng cao vai
trò quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam hiện nay
của Vũ Xuân Dũng [12], đã nêu rõ vai trò của Nhà nước trong việc quản lý các hoạt
động của TTCK tập trung thể hiện trên 04 mặt: thiết lập bộ máy QLNN đối với lĩnh
vực CK & TTCK; xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật và công cụ quản lý
khác; tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động của TTCK tập trung; định hướng và
thúc đẩy TTCK phát triển. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động

QLNN đối với Việt Nam theo lát cắt ngang trên các mặt công tác: thiết lập và hoàn


17
thiện bộ máy QLNN đối với TTCK; xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý; quản
lý các hoạt động cơ bản trên TTCK tập trung (phát hành, niêm yết, GDCK, công bố
thông tin, LKCK,…). Các giải pháp để nâng cao vai trò QLNN đối với TTCK Việt
Nam được xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn quản lý TTCK Việt Nam, cùng
với việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước, đồng thời gắn với chiến lược
phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010. Những nghiên cứu về QLNN đối với
TTCK theo chủ thể tham gia (lát cắt dọc: Quản lý chủ thể tham gia trên TTCK,
quản lý hàng hóa và các hoạt động giao dịch trên TTCK) sẽ là hướng nghiên cứu
tiếp theo của tác giả.
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh
Hiếu [15] cung cấp một cách nhìn mới toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung QLNN
đối với TTCK trên các bình diện: quản lý theo chức năng, theo các yếu tố của thị
trường và theo các hoạt động cơ bản của TTCK. Trên cơ sở đó, Luận án phân tích,
đánh giá thực trạng QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian qua theo các
nhánh nội dung sau: Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển
TTCK; Tạo lập môi trường pháp lý cho các chủ thể hoạt động trên TTCK; Tổ chức
bộ máy quản lý các hoạt động của các chủ thể trên thị trường; Ban hành các chính
sách và công cụ quản lý; Thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động và điều hành
TTCK. Trên cơ sở đó, các giải pháp để nâng cao vai trò QLNN đối với TTCK Việt
Nam được đề xuất. Tuy nhiên, có thể thấy, trong luận án tác giả tập trung tập trung
nghiên cứu QLNN đối với TTCK theo chức năng. Các nội dung về QLNN đối với
chủ thể tham gia TTCK Việt Nam trong hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu
tương xứng. Những dư địa đó sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này Luận
án "Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập
quốc tế".
Quản lý nhà nước về pháp luật đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam củaVũ Thị Thúy Ngà [25], trên cơ sở ứng dụng các lý thuyết kinh
tế cơ bản, luận án đã làm rõ các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về pháp luật
đối với công ty niêm yết trên TTCK; nghiên cứu và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế
về quy định của pháp luật đối với các nội dung quản lý nhà nước về niêm yết, phát
hành, công bố thông tin và quản trị công ty. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với


18
công ty niêm yết trên TTCK được luận án làm sáng tỏ qua 2 phương thức phân tích
chính: phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu trên cơ sở hoạt động thực tiễn của
thị trường và kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK
tại thời điểm tháng 12/2009-01/2010. Thông qua việc đánh giá cụ thể thực hiện các
quy định về phát hành, niêm yết, công bố thông tin và quản trị công ty trên TTCK
Việt Nam thời gian qua, những bất cập được ghi nhận làm căn cứ đề xuất phương
án hoàn thiện, đổi mới hệ thống quản lý nhà nước nói chung trong giai đoạn 20102020 trên các khía cạnh niêm yết, phát hành, công bố thông tin và quản trị công ty.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trong Luận án chỉ dừng lại ở khía cạnh quản lý nhà
nước về pháp luật đối với công ty chứng khoán - một trong những chủ thể tham gia
TTCK, vì vậy sẽ không trung lắp với chủ đề mà NCS nghiên cứu.
Đề tài Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam do Nguyễn Thành Long
làm chủ nhiệm [21], trên cơ sở trình bày tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm về cấu trúc hệ thống tài chính, đi sâu vào việc hệ thống hóa các nghiên cứu
và thực tiễn về tái cấu trúc thị trường chứng khoán trên thế giới, đề tài hướng tới
mục tiêu đánh giá thực trạng, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2012 trên tất cả các mặt hoạt động cụ thể như: cơ sở hàng hóa,
thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cơ sở nhà đầu tư, hệ thống
các tổ chức kinh doanh chứng khoán… trên cả hai phương diện thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân. Nhận diện rõ thực trạng, vận dụng lý thuyết và áp dụng kinh
nghiệm thế giới để đề xuất các giải pháp tái cấu trúc TTCK Việt Nam. Trên cơ sở
những nội dung tái cấu trúc thị trường chứng khoán đã được phê duyệt tại Đề án do
Thủ tướng phê duyệt, nhóm đề tài đánh giá những mặt cụ thể về việc tái cấu trúc thị

trường chứng khoán trong thời gian 2012-2013, từ đó đề ra phương hướng trong
giai đoạn sắp tới nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và bền
vững. Trong đó, nội dung của việc tái cấu trúc TTCK được nhóm tác giả xác định
trên những khía cạnh sau: 1- Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, gồm nâng cao chất lượng
phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch; Tăng cường hoạt động công bố thông tin;
Tăng cường công tác quản trị công ty; Hoàn thiện công tác cổ phần hóa; 2- Tái cấu
trúc TT trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; 3- Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu
tư; 4- Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tuy những phân tích, đề xuất


19
trong đề tài thiên về phân tích thực trạng phát triển của TTCK, và các hướng tái cấu
trúc loại hình thị trường này, nhưng chính số liệu cập nhật của đề tài sẽ là tài liệu
tham khảo có giá trị cho NCS trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu.
Đề tài "Chính sách và giải pháp phát triển bền vững TTCK Việt Nam đến năm
2020" ở phạm vi cấp Nhà nước nằm trong Chương trình nghiên cứu "Những vấn đề
cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020" đã: 1- Nghiên cứu làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển an toàn và bền vững TTCK, hệ thống hoá
và xác định các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của TTCK nói chung và xây
dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của TTCK Việt Nam, đồng thời
nghiên cứu làm rõ hệ thống điều kiện đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững
của TTCK Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; 2- Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế về việc phát triển bền vững TTCK của một số quốc gia trên
thế giới (chú trọng nghiên cứu một số trường hợp điển hình và các nước có điều
kiện tương đồng như Việt Nam), rút ra những bài học về phát triển bền vững TTCK
ở nước ta đến năm 2020; 3- Thông qua khảo sát thực tiễn quản lý và vận hành
TTCK Việt Nam, tổng kết, đánh giá chính sách phát triển TTCK ở nước ta trong
thời gian qua, đề tài đi sâu phân tích và đánh giá mức độ bền vững của TTCK Việt
Nam, nhận dạng những dấu hiệu phát triển không bền vững và nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế, khiếm khuyết trong cơ chế, chính sách và quản lý vận hành thị

trường, chỉ rõ những bất cập về các điều kiện để TTCK phát triển bền vững ở nước
ta; 4- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK Việt Nam, dự báo
xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam đến 2020, đề tài đề xuất các quan điểm và
phương hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo cho sự phát triển
an toàn, bền vững của TTCK Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 đồng thời xây dựng
lộ trình và các điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất.
1.2.2. Các công trình dưới dạng sách, báo, tạp chí và các công bố khác
Đáng lưu ý trong số này là Phát triển bền vững TTCK Việt Nam của Đinh Văn
Sơn [37]. Cuốn sách đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và quan trọng về
TTCK cũng như các tiêu chí xác định và điều kiện để phát triển bền vững thị


×