Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC bảo vệ THỰC vật, PHÂN bón hóa học và ẢNH HƯỞNG của nó đến môi TRƯỜNG đất TRỒNG CHÈ tại xã MINH lập, HUYỆN ĐỒNG hỷ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.77 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,


PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: K43 – ĐCMT N01
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG

ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trường
: K43 – ĐCMT N01
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên, 2015


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt
Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) ..................................15
Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị : triệu tấn) .............19
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh ...................................29

Bảng 4.1: Tài nguyên đất.............................................................................................31
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 20112013.................................................................................................................38
Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học ............40
Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè ..................................41
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ......................................42
Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ..................................................43
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực ................................................44
Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học
.........................................................................................................................44
Bảng 4.9: Kiến thức của người dân khi chọn thời tiết đi phun thuốc BVTV cho
cây trồng. ........................................................................................................46
Bảng 4.10: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc BVTV
.........................................................................................................................47
Bảng 4.11: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV và sử
dụng phân hóa học của người dân trong khu vực .......................................48
Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết về cách pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón của
người dân trước khi sử dụng .........................................................................49
Bảng 4.13: Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng của
người dân ........................................................................................................50


iii

Bảng 4.14: Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và nhận
thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV .............................51
Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Pts đất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt
Nam. ................................................................................................................52
Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá
mùn cho đất đồi núi Việt Nam .....................................................................55
Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam...........................................56

Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập ......56
Bảng 4.19: Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân có thể bị ảnh hưởng
do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học ..................................................57
Bảng 4.20: Tỷ lệ một số bệnh thường gặp có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc
BVTV và phân hóa học tại xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................58
Bảng 4.21: Hiện trang môi trường khu vực nghiên cứu ...........................................59


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất ..............23


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BVTV

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVMT


Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HST

Hệ sinh thái

KHKT

Khoa học kỹ thuật

FAO

Tổ chức nông lương Thế giới

Nts

Đạm tổng số

Pts

Lân tổng số


TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WTO

Tổ chức Y tế Thế Giới

HCBVTV

Hợp chất bảo vệ thực vật


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................... 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................10
2.2. Tổng quan về đất trồng chè..................................................................................11
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .............................................................................11
2.2.2. Yêu cầu về tính chất của đất trồng chè ............................................................12
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................14
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ..............................................14
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ..............................................14
2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ................................................16
2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam ...........................................................16
2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới ........................................19
2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam .........................................20
2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến
môi trường đất và sức khỏe con người .......................................................21


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
các cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý tài nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập
ở trường.
Để đạt được kết quả này tôi xin trân thành cảm ơn thầy T.S Nguyễn
Đức Nhuận – giảng viên khoa Quản lý tài nguyên – Giáo viên hướng dẫn tôi

trong quá trình thực tập. Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, tháo gỡ những
vướng mắc, hướng dẫn tận tình cho tôi để tôi có thể hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn theo dõi sát sao quá
trình thực tập và cũng là người truyền động lực giúp tôi hoàn thành tốt đợt
thực tập của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ và bà
con ở xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên; các cán bộ và bà
con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày...tháng 05 năm 2015
Sinh viên


viii

4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu
vực điều tra .....................................................................................................38
4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực
điều tra ............................................................................................................38
4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc BVTV
và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh
Thái Nguyên ...................................................................................................39
4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học trên
địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên ..................40
4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và phân hóa
học ...................................................................................................................41

4.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ...............41
4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra ................43
4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV ........44
4.5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới môi trường đất. .52
4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới sức khỏe con người ........56
4.7. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hóa học
.........................................................................................................................59
4.7.1. Biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV ..........................................................59
4.7.2. Các cách bón phân hợp lý cho cây chè............................................................61
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................64
5.1. Kết luận ..................................................................................................................64
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................67
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xưa nay khi nói đến trà Việt, người ta thường hay nghĩ ngay đến trà
Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ hai cả nước
(sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng trồng chè lâu đời của Việt
Nam. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái nguyên có nhiều
khả năng phát triển nghành trồng chè. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm chè là thức uống có giá trị dinh dưỡng
cao, nó không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ra
nước ngoài, đưa lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế nước nhà. Vớí khí hậu nhiệt
đới ẩm mưa nhiều, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nghành trồng

chè nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng
nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại
gây hại.
Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh
là sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có
thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi,
dễ dàng mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTB còn là giải pháp duy nhất. Nếu
sử dụng đúng mục đích, đúng kĩ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV
sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng và bảo vệ nông sản.
Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh
bảo vệ cây trồng vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với thuốc
BVTV thì phân bón hóa học cũng là yếu tố rất quan trọng để cây trồng phát
triển một cách thuận lợi, cho hiệu quả năng suất cao.


2

Thuốc BVTV và phân hóa học là một trong những chất hóa học do con
người tạo ra, ngoài những mặt lợi nó cũng gây ra những ảnh hưởng và khó
khăn do quá lạm dụng gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường
đặc biệt là môi trường đất. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì mỗi năm
lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV được sử dụng là không hề nhỏ,
những hệ lụy tới môi trường là không thể tránh khỏi. Những năm gần đây,
vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được các
nhà khoa học và các nhà quản lý môi trường quan tâm. Tuy nhiên thực trạng
ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và
chế tài cụ thể. Minh Lập là một trong số những vùng sản xuất chè được đánh
giá là vùng đất sản xuất chè ngon đặc biệt ở Thái Nguyên. Cây chè đã có mặt
trên đất Minh Lập từ trước năm 1960, với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp,
người dân lại có kinh nghiệm trồng chè nên chè ở đây có hương vị đặc trưng

khó lẫn, đó là loại chè rất đậm và nịnh hương. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc
BVTV và phân hóa học trong vài năm gần đâycủa người dân đã gây ra những
ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Quản lý tài nguyên, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học và ảnh hưởng của nó đến môi trường đất trồng chè tại
xã Minh Lập, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Đánh giá hiểu biết, tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học
và ảnh hưởng của việc ô nhiễm thuốc BVTV, phân bón hóa học đến môi
trường đất cũng như tới sức khỏe của người dân.


3

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử dụng thuốc BVTV và phân hóa học
đến đặc điểm, tính chất của đất.
- Trên cơ sở đánh giá để đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm do thuốc BVTV và phân bón hóa học, nâng cao ý thức người dân cũng
như hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV, phân bón hóa học tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra
phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
- Việc phân tích mẫu phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
- Đánh giá đúng thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học
trên địa bàn nghiên cứu.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi với điều kiện kinh tế xã hội
của địa phương.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm đất: "Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch
quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí,
sinh vật".
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và
các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... Thành phần
chính của đất được trình bày trong hình sau:
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có
thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
- Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh
dưỡng của đất.
- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
- Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
- Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. [15].
* Khái niệm chất độc:
Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể
gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá hủy
nghiêm trọng chức năng của cơ thể làm cho sinh vật ngộ độc hoặc chết.
(Nguyễn Đức Thạnh và cs, 2010) [8].
* Khái niệm về độc tính:
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở

một lượng nhất định của chất độc đó(Trần Oánh, 2007) [6]. Theo từ điển
Bách Khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể
sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng:


5

- Độc cấp tính: Chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc
tức thì, ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với
1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là
chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lần với không khí (hơi độc hay ở trong nước)
thì được ký hiệu LC50 (Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg)
trong một m3 không khí hoặc một lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí
nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
- Độc mãn tính (độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong
cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. (Trần
Oánh, 2007) [6].
* Khái niệm liều lượng:
Là lượng chất độc cần thiết tính bằng gam hay mg để gây tác động nhất
định lên trên cơ thể sinh vật trong nghiên cứu độc lý.
Liều lượng sử dụng: là liều lượng cần thiết dùng để phun trên diện tích
nhất định, được chia ra:
- Liều lượng hoạt chất: Là lượng thuốc nguyên chất cần thiết dùng cho
một đơn vị diện tích g, kg a.i với thuốc ở thể rắn, hoặc ml a.i với thuốc ở thể
lỏng.(a.i là đơn vị hoạt chất)
- Liều lượng thuốc thương phẩm: là lượng thuốc thương phẩm cần thiết
cho một đơn vị diện tích, được tính bằng g, kg, lít, ml thuốc thương phẩm
trên một đơn vị diện tích nào đó. (Nguyễn Đức Thạnh, 2010) [8].
* Khái niệm về thuốc BVTV:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có

nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên
thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và
các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008) [3].


6

* Phân loại thuốc BVTV:
Theo yêu cầu nghiên cứu và sử dụng có thể phân loại thuốc BVTV
thành các loại sau:
- Dựa vào đối tượng phòng chống:
+) Thuốc trừ sâu (Insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có
tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt
trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn chặn tác hại của
côn trùng đến cây trồng cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
+) Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các chất có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ, sinh
học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật) có tác dụng
diệt trừ hoặc ngăn ngừa các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản.
+) Thuốc trừ chuột (Rodenticide hay raticide): Là những hợp chất
vô cơ, hữu cơ hoặc nguồn gốc sinh học được dùng để diệt chuột và các
loài gặm nhấm.
+) Thuốc trừ nhện ( Acricide hay Miticide): Là những hợp chất chủ yếu
trừ nhện hại cây trồng, đặc biệt là nhện đỏ.
+) Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực
vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật hoang dại mọc trên
đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay đường sắt…và gồm các
thuốc trừ rong rêu trên đồng ruộng kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây
hại cho cây trồng nhất vì vậy khi sử dụng thuốc trong nhóm này cần đặc biệt
thận trọng.

+) Thuốc trừ tuyến trùng (Nematode): Các chất xông hơi và nội hấp
được dùng để sử lý đất trừ tuyến trùng trong đất, trong cây.
- Dựa vào con đường xâm nhập đến dịch hại:Tiếp xúc, xông hơi và nội hấp:
+) Thuốc có tác dụng tiếp xúc: Là những loại thuốc gây độc cho cơ thể
sinh vật khi chúng xâm nhập qua biểu bì của dịch hại.


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt
Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) ..................................15
Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị : triệu tấn) .............19
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh ...................................29
Bảng 4.1: Tài nguyên đất.............................................................................................31
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 20112013.................................................................................................................38
Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học ............40
Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè ..................................41
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ......................................42
Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ..................................................43
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực ................................................44
Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học
.........................................................................................................................44
Bảng 4.9: Kiến thức của người dân khi chọn thời tiết đi phun thuốc BVTV cho
cây trồng. ........................................................................................................46
Bảng 4.10: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc BVTV
.........................................................................................................................47
Bảng 4.11: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV và sử
dụng phân hóa học của người dân trong khu vực .......................................48

Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết về cách pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón của
người dân trước khi sử dụng .........................................................................49
Bảng 4.13: Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng của
người dân ........................................................................................................50


8

những nguyên tố cần thiết cho cây trồng gồm những nguyên tố đa lượng như
N, P, K là những nguyên tố vi lượng như Ca, Cu, Zn….để đáp ứng như cầu
phát triển, ra hoa kết trái và tăng năng xuất của cây trồng.
* Phân loại phân hóa học:
Có 3 loại phân bón cơ bản đó là: Phân đạm, phân lân, phân kali
+ Phân đạm: Là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây. Phần lớn thực
vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố N dưới dạng khí là N2 mà chủ yếu
dưới dạng muối nitrat. Phân đạm cung cấp N hóa cho cây dưới dạng ion NO3và ion amoni NH4+. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh
trưởng làm tăng tỉ lệ protein thực vật. Do đó, phân đạm giúp cho cây phát
triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả… Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh
giá bằng hàm lượng % N trong phân.
+ Phân lân: Là những hợp chất cung cấp P cho cây trồng dưới dạng ion
photphat. Phần lớn thực vật hấp thụ P dưới dạng muối đihidrophotphat. Loại
phân này cần cho cây trồng ở thời kì sinh trưởng, thúc đấy các quá trình sinh
hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây. Độ dinh dinh dưỡng của phân lân
được đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có
trong thành phần của nó. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng
photphorit và apatit.
+ Phân kali: Là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố K
dưới dạng ion K+. Phân K giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, cần cho
việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống
chịu cho cây. Độ dinh dưỡng của phân K được đánh giá bằng hàm lượng %

K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. Hai muối KCl và
K2SO4 được sử dụng nhiều nhất để làm phân K. Tro thực vật cũng là một loại
phân K vì có chứa K2CO3.


9

* Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại
hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe
con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô
nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng
tự làm sạch của môi trường đất.
* Ô nhiễm môi trường đất do thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học:
+ Thuốc BVTV:
Thuốc BVTV chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường.
Khác với các chất ô nhiễm khác, thuốc BVTV được rải một cách tự nguyện
vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con
người hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng.
Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả
năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền
trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập
vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán
phân giải” được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu
trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh
thái đất. Mà các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn nó.
Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa
trôi xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái… Như vậy
vô tình chúng ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của
chúng, vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút.

+ Phân bón hóa học:
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng.
Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người
ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Đây là loại hoá chất quan trọng trong


10

nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng.
Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một
trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ,
lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất,
qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho
mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử
dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng
nghiêm trọng.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi
trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở
nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông
dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi
vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.. (Vũ Hữu Yêm và cs, 2005) [10]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Các quy định về quản lý, sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học:
Luật BVMT của nước cộng hòa xã hội cchủ nghĩa Việt Nam số
29/2005/L – CTN.
Quyết định số 184/2006/QĐ – TTg ngày 10/08/2006 do thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 về việc ban hành

quy định quản lý thuốc BVTV.
Quyết định số 63/2007/QĐ – BNN của bộ NN & PTNT về việc sử
đổi bổ sung một số điều của quy định vè quản lý thuốc BVTV ban hành
theo quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng
Bộ NN & PTNT.


11

Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 do Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư 36/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/05/2011 về ban hành
danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng
ở Việt Nam.
Thông tư số 10/2012/TT – BNNPTNT ngày 20/02/2012 về việc ban
hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử
dụng ở Việt Nam.
Thông tư số 36/2010TT- BNNPTNT ngày 24/06/2010 về việc Ban
hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón hóa học.
Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường để đánh giá:
+ TCVN 7373: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng nito
tổng số trong đất Việt Nam.
+ TCVN 7374: 2004 Chất lượng đất – Giá trị về hàm lượng phốt pho
tổng số trong đất Việt Nam.
+ TCVN 7377: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt
Nam.
+ TCCS/PTH 14:2004.
2.2. Tổng quan về đất trồng chè
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính
* Các loại đất trồng chè chính ở Việt Nam:

Cây chè phân bố ở các loại đất và địa hình rất đa dạng nhưng ở Việt
Nam chè được trồng ở những dạng đất chủ yếu:
+ Đất xám: Ở Việt nam trên bản đồ đất ký hiệu là X (ký hiệu theo FAO
- UNESCO là AC-Acrisols) bao gồm: Xám bạc màu, xám có tầng loang lổ,
xám Feralits, xám mùn trên núi là phù hợp cho trồng chè.
+ Đất đen: Ở Việt Nam ký hiệu R (theo FAO - UNESCO là Lv luvisols) trong đó đất nâu thẫm phát triển trên đá bazan là trồng chè tốt.


iii

Bảng 4.14: Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và nhận
thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV .............................51
Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Pts đất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt
Nam. ................................................................................................................52
Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá
mùn cho đất đồi núi Việt Nam .....................................................................55
Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam...........................................56
Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập ......56
Bảng 4.19: Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân có thể bị ảnh hưởng
do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học ..................................................57
Bảng 4.20: Tỷ lệ một số bệnh thường gặp có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc
BVTV và phân hóa học tại xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................58
Bảng 4.21: Hiện trang môi trường khu vực nghiên cứu ...........................................59


13

+ Thành phần cơ giới: Đất thịt pha cát đến thịt nặng (theo phân loại
quốc tế) hay thịt nhẹ đến thịt nặng (theo phân loại của Liên xô cũ) là phù hợp

cho cây chè sinh trưởng. Loại đất này có chế độ nước và không khí điều hoà,
thuận lợi cho cây trồng phát triển rễ, cũng như các quá trình sinh, hoá học xảy
ra trong đất.
+ Mực nước ngầm: Phải > 1 m vì chè không chịu ngập nước lâu, những
nơi đất trũng chè dễ bị chết.
* Đặc tính hoá học đất chè :
+ Độ chua PH: Độ chua thích hợp cho cây chè sinh trưởng là 4 - 6 nếu
đất có độ chua < 4 có thể bón vôi để làm tăng PH nếu đất có độ chua > 6,5 thì
không nên trồng chè.
+ Hàm lượng mùn: Mùn là chỉ tiêu quan trọng, vừa là kho dự trữ dinh
dưỡng vừa có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới và kết cấu đất, tăng khả
năng hấp phụ và giữ các chất dinh dưỡng. Năng suất chè tỷ lệ thuận với hàm
lượng mùn trong đất. Đất trồng chè có hàm lượng mùn rất khác nhau, ở Liên
Xô đất phần lớn có hàm lượng mùn là 3 - 5% thậm chí 7 - 8%, Srilanka 1 2%, Trung Quốc 1 - 2%, Việt Nam phổ biến ở mức 1 - 2% là. Rất ít đất trồng
chè của Việt Nam có hàm lượng mùn > 4%.
+ Các chất dinh dưỡng: Trong lá chè qua phân tích có tới 17 nguyên tố
hoá học, trong đó quan trọng nhất là đạm, lân, kali. Đất càng có đủ nguyên tố
cây cần thì chè càng cho năng suất cao.
* Độ cao và địa hình:
- Độ cao so với mặt biển ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây
chè, chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp, ngược lại chè vùng
thấp thường sinh trưởng mạnh và có năng suất cao hơn chè vùng cao.
- Địa hình: Có ảnh hưởng tới tiểu khí hậu vùng chè, địa hình bằng
phẳng khí hậu thường thuần nhất, địa hình phức tạp khí hậu không thuần nhất,
địa hình nhiều đồi dốc gây xói mòn đất mạnh và khó sử dụng cơ giới trong


14

canh tác chè. Đất có độ dốc cao khó giữ nước dễ bị hạn không thuận lợi cho

sinh trưởng phát triển cây chè. Ở Việt nam vùng chè công nghiệp thường
trồng ở độ dốc < 250, độ dốc > 250 trồng cây lâm nghiệp hoặc trồng chè shan
theo phương thức trồng rừng.
Ngoài những yếu tố chính trên một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển của cây chè như gió, sương muối, mưa đá.v.v[11].
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 2,56 triệu ha, sản lượng
khoảng 2,59 triệu tấn chè khô. Năng suất bình quân 1014 kg chè khô/ha. Theo
thống kê của Uỷ ban chè thế giới (ITC - London) thì từ 1953 đến nay cứ sau
20 năm sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần (1953: 613 ngàn tấn; 1970:
1.196,1 ngàn tấn; 1990: 2.522 ngàn tấn). Hiện có 58 nước sản xuất chè, trong
đó có khoảng 30 nước sản xuất chè chủ yếu, có 115 nước (1/2 thế giới) có
dùng nước chè, có thể nói cây chè và sản phẩm chè được thế giới sử dụng rất
rộng rãi, nó gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của nhiều quốc gia.
Về thị trường chè trên thế giới: Chủ yếu là các khu vực cận Đông, châu
Âu, châu Mỹ, châu Á.Trung Cận Đông là một trong những thị trường lớn vì
người dân ở đây không có thói quen uống cà phê.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay diện tích chè khoảng trên 1000 ngàn ha tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi. Trong những năm gần đây cây chè
thực sự đã đóng vai trò to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo và dần dần tiến
tới làm giàu cho người trồng chè.
Năm 2001 cả nước xuất khẩu được gần 70 ngàn tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 78 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của
Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó
trong nền kinh tế quốc dân.


15


Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo
công ăn việc cho lực lượng lớn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện giao lưu giữa miền
xuôi và miền ngược về văn hoá, kinh tế, xã hội góp phần phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
Theo số liệu ở bảng 2.1, nước ta có 14 tỉnh có diện tích trồng chè trên
1000 ha, trong đó tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là Lâm Đồng, Thái
Nguyên là tỉnh thứ hai trong cả nước về diện tích song sản lượng lại đứng thứ
5 (27,500 tấn/năm)
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở
Việt Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình)

STT

Tên Tỉnh

Diện tích

Diện tích chè cho

trồng chè

thu hoạch

(ha)

(ha)

Sản lượng

(tấn)

1

Hà Tây

1.925

1.765

7.943

2

Hà Giang

8.495

5.264

16.616

3

Lào Cai

1.300

1.041


4.950

4

Tuyên Quang

4.500

3.900

14.000

5

Yên Bái

8.034

6.846

29.500

6

Thái Nguyên

11.222

9.071


27.500

7

Phú Thọ

7.543

6.721

22.000

8

Lai Châu

1.200

550

1.205

9

Sơn La

2.001

1.782


6.306

10

Hòa Bình

2.600

1.913

4.000

11

Nghệ An

4.230

2.934

11.413

12

Quảng Nam

1.362

786


1.589

13

Gia Lai

1.269

1.128

2.933

14

Lâm Đồng

17.189

15.350

67.756

(Nguồn Báo cáo tổng kết của Tổng công ty chè VN 2005) [1].


×