Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên với ví dụ về hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm
vi khoa học mà nó nghiên cứu. Đối với phạm trù của phép biện chứng duy vật là
những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, thuộc tính của toàn bộ thế
giới hiện thực bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy vào các cặp phạm trù cơ
bản như: cái riêng và cái chung; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu
nhiên.... Tất cả các cặp phạm trù trên đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội. Trong các cặp phạm trù đó, nhóm 13B1
chúng em đã chọn đề tài phân tích một ví dụ để làm rõ nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.

Với đề tài trên, chúng em đã lấy ví dụ về “ con đường ra đi tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã tìm ra con
đường giải phóng nước nhà – “ con đường Cách Mạng vô sản” mang ánh sáng
đến cho cách mạng Việt Nam, giải quyết vấn đề khủng hoảng đường lối là nền
tảng cốt lõi dẫn đến thành công vang dội của nước ta. Nhóm em thấy đây là một
sự kiện vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy chúng em xin lựa chọn
ví dụ này để phân tích và làm đề tài cho bài tập nhóm đầu tiên gửi đến quý thầy
cô.

1


CHƯƠNG 1: NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP
PHẠM TRÙ “TẤT NHIÊN” VÀ “NGẪU NHIÊN”
1.

Khái niệm tất nhiên, ngẫu nhiên.

Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu


vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế
chứ không thể khác được. Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên
trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài,
do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất
hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc thế khác. Cần
chú ý phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù “cái chung”, nguyên nhân, tính
quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó. Cái tất yếu là cái
chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu. Nếu cái chung được
quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất
nhiên, là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Nếu cái chung không được quyết
định bởi bản chất nội tại mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính
khác ổn định nào đấy của sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái
ngẫu nhiên. Không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu
nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân. Đồng thời cũng không nên cho những
hiện tượng con người chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu
nhiên, còn những hiện tượng con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi
phối được nó là cái tất nhiên. Quan niệm như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm
chủ quan, vì đã thừa nhận sự tồn tại của cái ngẫu nhiên và tất nhiên là do nhận
thức của con người quyết đinh. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, những
quy luật quy định sự xuất hiện cái tất nhiên khác với quy luật quy định sự xuất
hiện cái ngẫu nhiên.
Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
a) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
2.

người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật.

2



Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới
đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều đóng vai trò quan
trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái
ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay
chậm.
b)

Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt

lập dưới dạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự
thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn
tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức
biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên, như
Ph.Angghen nhận xét: “sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất
nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử
tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải là cái tất nhiên, vì cái đó không
phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật
khác sẽ xuất hiện, thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hay xấu hơn,
nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện”. Như vậy ở đây cái tất yếu như
khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần
túy, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên
cũng không tồn tại thuần túy mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên.
Trong cái ngẫu nhiên ẩn dấu cái tất yếu.
c)

Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng
với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể
chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại. Sự chuyển hóa ngẫu nhiên và tất

nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này
thì sự vật hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ
khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất yếu. Như vậy
3


ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Do vậy không
nên quá cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
3.

Ý nghĩa phương pháp luận.
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy

luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại
của sự vật, nó có thể hoặc không xảy ra. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng
ta phải dựa vào cái tất nhiên mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng
không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi
phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự
vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn,
ngoài phương án chính người ra thấy có phương án hành động dự phòng để chủ
động đáp ứng những sự biến đổi ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túy mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu
nhiên. Do vậy muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên
cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào
cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc
tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành cái tất
nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta
không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu
hướng phát triển của sự vật.

CHƯƠNG 2: SỰ BIỂU HIỆN CỦA CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
QUA VÍ DỤ VỀ: “CON ĐƯỜNG RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN
ÁI QUỐC - CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG VÔ SẢN”.
1.

Tiểu sử của Bác Hồ, bối cảnh của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học đổi thành
Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người
sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Cha Người
4


là cụ Nguyễn Sinh Sắc – tuy làm quan trong triều đình nhà Nguyễn nhưng có
thái độ đối nghịch với chế độ thực dân phong kiến. Tấm lòng yêu nước thương
dân của cụ Sắc có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành nhân cách của
Nguyễn Ái Quốc. Hơn nữa, hai anh chị của Người đều tham gia chống Pháp và bị
tù đầy. Điều đó càng làm nỗi uất hận thực dân Pháp trong người con Việt ấy
càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người được sinh ra trên quê hương Nghệ Tĩnh –
vốn là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống áp bức xâm lược, là quê
hương của nhiều vị anh hùng dân tộc như: Mai Hắc Đế, Nguyễn Du, Phan Bội
Châu...truyền thống đó càng ảnh hưởng sâu sắc vào tư tưởng yêu nước của
Nguyễn Ái Quốc. Sau đó, Người theo cha ra Huế và học ở trường Quốc học Huế,
được tiếp xúc với những khẩu hiệu: “Tự do, bình đẳng, bác ái”, với văn hóa Pháp.
Vì vậy Người rất muốn sang các nước phương Tây để tìm hiểu sự thật đằng sau
những khẩu hiệu ấy. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã lên tàu buôn
của Pháp mang tên Đô Đốc Latouche-Tréville rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm
đường cứu nước.
Từ đó, có thể thấy rằng, việc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước là
yếu tố tất nhiên. Bởi vì:

• Nguồn gốc xuất thân, bối cảnh gia đình, bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy

giờ đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm yêu nước của Người.
• Với tinh thần yêu nước thương nòi, bằng trí tuệ sáng suốt Người luôn

trăm trở phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắm cho dân tộc Việt Nam trong
bối cảnh các phong trào đều thất bại do đi sai đường lối cách mạng.
• Với sự mẫn cảm chính trị, Người đã nhận ra được hạn chế của các bậc

tiền bối. Nếu như Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh hướng đến các nước
phương Đông thì Nguyễn Ái Quốc lại hướng về các nước phương Tây. Phan Bội
Châu tìm con đường cứu nước theo cách cầu xin sự trợ giúp từ các chính khách
Nhật, Phan Chu Trinh lại mong chờ vào sự cải cách của Pháp – của chính kẻ thù
mình. Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra con đường ấy là sai và hoàn toàn không phù
5


hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ. Từ đó Người nhận ra phải tìm ra con
đường cứu nước bằng chính sức mạnh của dân tộc mình, chứ không thể dựa vào
người khác. Những yếu tố trên là những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trong bối cảnh lúc bấy giờ cùng với
tình yêu nước nồng nàn của Người, việc Người ra đi là điều tất nhiên. Đây cũng
được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của
Người, là bước khởi đầu quan trọng cho việc Người tìm ra con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức đô hộ. Giữa hàng trăm học thuyết, chủ
nghĩa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy chân lí cứu nước là chủ nghĩa Mác – Lenin.
Từ đó cách mạng Việt Nam đi theo một hướng mới, trở thành một bộ phận của
cách mạng vô sản thế giới.
Sự kiện ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước là tất
nhiên. Nhưng không hẳn là tất nhiên hoàn toàn bởi không có cái tất nhiên thuần

túy. Trong cái tất nhiên đó chứa đựng vô số cái ngẫu nhiên. Nếu như Nguyễn Ái
Quốc không sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan hay Người không mang trong
mình tình yêu dân, yêu nước, không có tư tưởng chính trị thì Người cũng như
bao người dân Việt Nam lúc bấy giờ - có lòng căm thù giặc nhưng vẫn phải cam
chịu và bất lực trước sự bóc lột dã man của thực dân Pháp.
2.

Nguyễn Ái Quốc “ngẫu nhiên” đọc được bản “ Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” và “ tất nhiên” tìm ra
được đó là con đường cứu nước.
Những năm đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam đứng trước những thách
thức mới, đó là tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc đúng đắn. Con đường
phong kiến, khuynh hướng tư sản từng bước dẫn dắt phong trào cách mạng
nước ta đi lên nhưng cuối cùng đều thất bại. Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã
tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản.
Vậy, tại sao Bác lại lựa chọn con đường đó?

6


Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp để có điều
kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân
Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thực sự bước vào cuộc chiến đấu, tham gia vào hoạt
động, vào tổ chức, hòa mình vào phong trào đấu tranh quần chúng rộng lớn.
Người tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ
thuật rất đa dạng, tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau, đặc biệt là gia nhập
Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của đại
cách mạng Pháp: Tự do-Bình đẳng-Bác ái, tiếp xúc với đủ các tầng lớp xã hội
Pháp để tìm hiểu, học hỏi, tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp, vạch trần những
trò bịp bợm, giả dối của thực dân Pháp dưới chiêu bài khai hóa văn minh cho

những người Pháp có khuynh hướng dân chủ và tiến bộ. Một số nhà hoạt động
chính trị ở Pháp đã đánh giá rất cao các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và cho
rằng chính Nguyễn Ái Quốc đã giúp họ hiểu rõ hơn về chủ nghĩa thực dân và
nắm chắc hơn những vấn đề về đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa ra Bản yêu sách 8 điểm của dân
tộc Việt Nam trước Hội nghị Versailles. Một người Việt Nam với tên gọi Nguyễn
Ái Quốc đã dũng cảm đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra quốc tế, đòi cho Việt
Nam có những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực. Trong khi chờ đợi giải quyết
vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp
thiết”. Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu
bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị. Nhưng những yêu sách dù khiêm
tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng. Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái
Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn...”. Những lời tuyên
bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời
đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể
trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Đây là dấu hiệu
mới của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên đường đi tới độc lập dân
tộc và từ đây Nguyễn Ái Quốc thực sự bắt đầu sứ mệnh của người chiến sĩ tiên
phong của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
7


Pháp mà chính Ác nu viên mật thám Pháp đã phải thốt lên dự cảm: “Con người
thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt chữ thập cáo
chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương” (Hồng Hà. Thời thanh
niên của Bác Hồ. NXB Thanh niên. HN. 1976, tr81) . Khát vọng của Nguyễn Ái
Quốc là đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng làm thế nào và đi theo hướng nào
để đạt được mục đích đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn còn đang tìm kiếm. Với một linh
cảm đặc biệt do những năm tháng hoạt động liên tục đem lại, yêu sách không
thể là con đường đánh đổ được chủ nghĩa thực dân và giải phóng được dân tộc.

Con đường đó chỉ có thể là cách mạng theo gương Cách mạng tháng Mười. Khi
được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc ngưỡng
mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận
động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 3-1919, Quốc tế
Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng
thế giới. Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong
nhiều đảng công nhân và ngày trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế
thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con
đường cách mạng.Trước khi tiếp cận với Luận cương của V.I.Lênin, Nguyễn Ái
Quốc đã kết luận: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất
công, người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đọa, "dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản. "
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.266).
Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin viết vào tháng 6 năm 1920
và được công bố trên báo Nhân đạo cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp
ngày 16-17 tháng 7 năm 1920. Đầu đề bài viết có liên quan đến vấn đề thuộc địa
lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc. Trong văn kiện này, V.I Lênin đã
nêu rõ: phải phân biệt lợi ích của giai cấp bị áp bức bóc lột, phân biệt những dân
tộc bị áp bức không được hưởng quyền bình đẳng với dân tộc đi áp bức, bóc lột
8


được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi để đập lại sự lừa dối kiểu dân chủ tư sản đang
che dấu tuyệt đại đa số nhân dân trên trái đất bị một thiểu số nhỏ bé những
nước tư bản tiên tiến rất mực giàu có nô dịch về mặt thuộc địa và tài chính…
Tất cả những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đã từng trăn trở, tìm kiếm bao lâu
nay đã được giải đáp. Sau này, nhớ lại thời điểm lịch sử ấy, Người đã viết: “Luận
cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết

bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to
lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau
khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”!
Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. (Hồ Chí Minh toàn
tập, T10,Tr127). Sơ thảo luận cương ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức phức
tạp. Trên thế giới, các nước tư bản đế quốc sau chiến tranh đã lâm vào
cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bọn chúng đã trút gánh nặng của cuộc khủng
hoảng kinh tế đó lên đầu giai cấp vô sản và quần chúng lao động, cả ở
chính quốc và các nước thuộc địa, khiến cảnh khốn cùng của họ cứ tăng lên
mãi. Trong tình hình ấy, lòng căm phẫn của công nhân và nhân dân lao động
thêm sục sôi, khí thế và tư tưởng cách mạng của họ thêm sâu sắc. Từ Đại hội I
đến Đại hội II của Quốc tế Cộng sản là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong
trào cách mạng thế giới và ngày càng có thêm nhiều quần chúng lao động được
thu hút vào cuộc đấu tranh. Trong phong trào cộng sản đang phát triển nhanh
chóng lúc bấy giờ, V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến bộ phận các lãnh tụ của đảng
thuộc Quốc tế II, những người đã tự coi mình là cộng sản, nhưng trên thực tế, họ
lại là những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Bộ phận này đã thao túng phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Bản chất của họ mang tính dân tộc tư sản
hẹp hòi và sô vanh nước lớn. Trong vấn đề dân tộc và thuộc địa, những
kẻ cơ hội chỉ đơn giản thừa nhận một cách hình thức quyền bình đẳng
giữa các dân tộc. Trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, họ núp dưới chiêu
bài “bảo vệ Tổ quốc” để che đậy việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản trong
việc bị áp bức các dân tộc thuộc địa. Chúng khơi dậy những thành kiến và tô
9


đậm sự nghi kỵ dân tộc nhằm chia rẽ các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô
sản và nhân dân lao động ở chính quốc, ở các nước tư bản khác. Đó là điều
vô cùng nguy hại cho phong trào cộng sản thế giới. Vào thời điểm này, Nhà
nước Xô viết non trẻ đang cần được bảo vệ hơn bao giờ hết trước sự can

thiệp vũ trang của liên minh các cường quốc tư bản đế quốc. Bảo vệ
nước Nga Xô viết lúc này có ý nghĩa là bảo vệ trung tâm của cách mạng
vô sản thế giới, bảo vệ học thuyết cách mạng của C.Mác. Do vậy, việc củng cố
các đảng chuẩn bị cho việc tiến hành chuyên chính vô sản trên phạm vi
toàn thế giới và liên hiệp tất cả những người vô sản cách mạng ở những
nước tư bản tiên tiến với quần chúng cách mạng bị áp bức, bóc lột ở các nước
thuộc địa, ở các nước phương Đông được coi là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong chương trình nghị sự của Đại hội II Quốc tế Cộng sản. Trong
điều kiện như vậy, V.I.Lênin đã soạn thảo những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa. Tác phẩm tuy ngắn gọn nhưng vô cùng quan trọng.
Nó đã củng cố những nguyên tắc mácxít về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa. Những luận cương đó đã được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua
và coi là cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản
trong tình hình lúc bấy giờ. Về nội dung, ngoài phần yêu cầu bổ sung, nội dung
của Luận cương gồm 12 luận điểm. Phân tích những luận điểm đó nhận
thấy rằng, Luận cương của V.I.Lênin nêu lên 5 tư tưởng chiến lược lớn:


Một là, đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa.



Hai là, chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nước

đế quốc là phải ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong
trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.


Ba là, khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có


nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài, mà còn phải đấu
tranh chống lại các lực lượng phản động ở ngay trong nước mình, những lực
lượng đó thường là đồng minh của đế quốc thực dân.
10




Bốn là, đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới - sự đoàn kết chặt

chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công. Cuối bản Luận cương, V.I.Lênin còn
nêu rõ: để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các dân tộc
giành lại được độc lập, thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai
cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.


Năm là, Quốc tế III đóng vai trò bộ tham mưu chung của cách mạng thế

giới. Nước Nga Xô viết là ngọn cờ đầu, là căn cứ địa, là thành trì của cách mạng
thế giới.
Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn
trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng
dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời
tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai. Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng
quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc
trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn

Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận
thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật.Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa
tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân
lý thời đại: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có một phương pháp
nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục
tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học
thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc. Nguyễn Ái Quốc đã
11


ngẫu nhiên đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đây Người chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ
nghĩa Mác-Lênin, từ con người yêu nước thành chiến sĩ cộng sản. Sự ngẫu nhiên
ấy là bước ngoặt để Nguyễn Ái Quốc tất nhiên tìm ra con đường cứu nước là
theo khuynh hướng vô sản. Từ bản Luận cương của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc
đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc trong đó có cách mạng Việt Nam, niềm tin ấy là cơ sở tư tưởng để
Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của chủ nghĩa
Lênin, quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại. Từ đây lịch sử cách mạng
Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, chủ nghĩa Lênin
mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được coi như “kim chỉ nam” soi sáng con đường đi
tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

KẾT THÚC
Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người chúng ta, thế giới xung quanh
ta luôn vận động và biến đổi không ngừng cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Việc Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà bị xâm lược, nhân

dân bị đàn áp, đày đọa, sống cực khổ Người ra đi tìm con đường cứu nước là cái
tất nhiên. Người đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin là cái ngẫu nhiên. Người tìm ra con đường
cứu nước theo con đường cách mạng vô sản là cái tất nhiên.
“Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã
hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân
12


vật đó là ai lại không phải là cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc trực tiếp
vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ
xuất hiện, thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối
cùng nhất định nó phải xuất hiện”. (Ăng-ghen)
Qua tìm hiểu cặp phạm trù tất nhiên - ngẫu nhiên của phép biện chứng duy
vật ta nhận thấy được sự cần thiết của nó trong việc nghiên cứu khoa học cũng
như đối với đời sống thực tiễn. Cũng như tầm quan trọng của việc học tập,
nghiên cứu triết học Mác-Lênin.

13



×