Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả về hiện tượng sụt lún tại TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.79 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHAN NGUYÊN HỒNG

VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN – HỆ QUẢ
VỀ HIỆN TƯỢNG SỤT LÚN TẠI TPHCM

Tiểu luận Triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN – HỆ QUẢ
VỀ HIỆN TƯỢNG SỤT LÚN TẠI TPHCM
Tiểu luận Triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học

PHAN NGUYÊN HỒNG
Học viên cao học
Khoa Quản lý môi trường


Trường Đại học KHTN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn phát triển nói chung, và Thành phố
Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển bậc nhất nói riêng. Trước đây
khu vực Sài thành này còn tồn tại nhiều vùng đất hoang lầy lội mà nay đã mọc lên các
đô thị từ thấp đến cao cấp chẳng hạn như khu đô thị Phú Mỹ Hưng trong hai mươi
năm gần đây. Ở các khu vực đô thị dân cư tập trung với mật độ dày sẽ kéo theo thương
mại từ quy mô nhỏ đến lớn, đường giao thông cũng được hình thành để nối các khu
này rồi theo thời gian chúng trở thành một đầu mối giao thông vận tải phát triển nhộn
nhịp nhất nước. Các nguồn tài nguyên sẵn có như đất, nước, không khí được tận dụng
triệt để vào mục tiêu phát triển đô thị. Do vậy mà tài nguyên đất chịu tải trọng ngày
một tăng dần, từ tải trọng của các tòa nhà, đường xá, áp lực khai thác nước ngầm quá
mức cho đến việc thoát nước thải bừa bãi. Đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng sụt lún ở các thành phố lớn hiện nay, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh. Vì
vậy tôi chọn đề tài vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để đề cập đến hiện
tượng sụt lún ở TP.HCM, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục hiện tượng sụt lún
đất.



Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM

CHƯƠNG 1. VẬN DỤNG LÝ LUẬN TRIẾT HỌC
1.1. Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
Nguyên nhân là tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với
nhau gây ra những biến đổi nhất định
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Chẳng hạn như thảm họa đập Vajont nằm ở phía Bắc nước Ý xảy ra vào năm
1963. Hiện tượng của thảm họa này là do hồ chứa nước nằm trong hẻm núi bị vỡ ra
tạo nên cơn sóng thần cao khoảng 200m tàn phá toàn bộ khu vực dân cư đang yên bình
trong giấc ngủ. Người ta điều tra ra được nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng này là
do lớp sét nằm kẹp giữa lớp đá vôi rơi vào tình trạng mất cân bằng dẫn đến toàn bộ
khu vực phía sau đập trượt lở từ từ làm thu hẹp dòng chảy. Nước từ hồ chứa bị vỡ do
trượt lở, chảy qua đoạn sông bị thu hẹp, làm áp lực nước tăng đột ngột tạo nên cơn
sóng cao khoảng 200m đổ ập vào khu vực dân cư ngay sau nó không xa gây thiệt
mạng 2000 người.
1.2. Một số tính chất của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả
1.2.1. Tính khách quan
Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả vốn có trong bản thân sự vật nên không thể
đồng nhất với khả năng tiên đoán. Con người chỉ có thể tìm ra mối quan hệ nguyên
nhân – kết quả trong giới tự nhiêm, chứ không phải là tạo ra nó từ trong ý thức.
1.2.2. Tính phổ biến
Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều gây nên bởi những
nguyên nhân nhất định.
1.2.3. Tính tất yếu
Ta biết rằng trong thiên nhiên không thể có những sự vật hoàn toàn giống nhau.
Vì vậy một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra
kết quả nhất định. Tuy nhiên, có những sự vật, những hiện tượng về cơ bản là giống
nhau. Chẳng hạn như: bất kỳ hạt giống nào được gieo vào đất trong điều kiện ẩm thì

đều nảy mầm. Cho nên ta phải hiểu tính tất yếu của mối quan hệ nguyên nhân – kết
quả như sau: nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các
kết quả do chúng gây nên cũng càng ít khác nhau bấy nhiêu.

Phan Nguyên Hồng

1


Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM

1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả
1.3.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
− Trong mối quan hệ nguyên nhân – kết quả phải có quan hệ sản sinh, trong đó
nguyên nhân sinh ra kết quả. Vì nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân
luôn luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện
và bắt đầu tác động.
− Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào?
 Thực tế cho thấy cùng một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau
phụ thuộc vào điều kiện cụ thể. Ngược lại cùng một kết quả có thể được gây
nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay cùng một lúc.
 Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì
chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại,
nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau
thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau.
− Phân loại nguyên nhân
 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
 Nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân mà khi thiếu chúng kết quả
không thể xảy ra;
 Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân nào mà sự có mặt của chúng

chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định của hiện tượng.
 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
 Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những yếu tố của cùng
một kết cấu vật chất và gây ra những biến đổi nhất định;
 Nguyên nhân bên ngoài là tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất
khác nhau và gây ra những biến đổi thích hợp trong những kết cấu vật chất
ấy.
 Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và
phát triển của các kết cấu vật chất. Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy
được tác dụng thông qua những nguyên nhân bên trong.
 Nguyên nhân khác quan và nguyên nhân chủ quan
 Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiên và tác động độc lập với
ý thức của con người;
 Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào
ý thức của con người.
Phan Nguyên Hồng

2


Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM
1.3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai
trò thụ động đối với nguyên nhân, mà nó còn ảnh hưởng tích cực trở lại nguyên nhân.
1.3.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan
hệ khác lại là kết quả.

Phan Nguyên Hồng


3


Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG VÀO ĐỀ TÀI
2.1 .

Nguyên nhân dẫn đến sụt lún ở Thành phố Hồ Chí Minh

Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới
tác dụng tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Đất gồm có ba pha: rắn, lỏng, khí.
Sụt lún là sự dịch chuyển theo chiều thẳng đứng làm cho mặt đất bị hạ thấp từ từ
cho đến đột ngột của một vùng với diện tích thay đổi từ rất nhỏ hoặc rất rộng lớn.
Nguyên nhân gây sụt lún ở TP.HCM chủ yếu là do hoạt động nhân sinh.
Tại khu vực đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước như TP.HCM thì dân cư
tập trung với mật độ dày đặc. Nước là tài nguyên thiết yếu phải sử dụng trước tiên để
con người tồn tại. Khi đã tồn tại thì con người tiếp tục hoạt động sản xuất ra của cải
vật chất, nước tiếp tục đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động này. Bên cạnh việc khai
thác nước mặt trên đoạn sông Sài Gòn, thì nước ngầm cũng giữ vai trò quan trọng
không kém.
Khu vực TP.HCM gồm có năm tầng chứa nước: tầng chứa nước Holocen; tầng
chứa nước Pleistocen; tầng chứa nước Pliocen trên, điệp Bà Miêu; tầng chứa nước
Pliocen dưới, điệp Nhà Bè; nước trong đá gốc Mezozoi. Nhưng chỉ có tầng chứa nước
Pleistocen là được khai thác sử dụng nhiều vì chất lượng nước tương đối tốt, chiều dày
tương đối ổn định. Thành phần thạch học của tầng chứa nước Pleistocen chủ yếu là bột
sét, bột, bột cát bị phong hóa laterit, cát hạt trung – thô đôi chỗ lẫn sạn, ít cát hạt mịn.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng sụt lún là do tháo khô chất lỏng, và do
biến đổi thành phần vật liệu của đất nền và sự gia tăng tải trọng trên bề mặt:
2.1.1. Nguyên nhân sụt lún do tháo khô chất lỏng

Việc tháo khô chất lỏng thường là do hoạt động khai thác nước ngầm quá mức và
nguồn nước không được bổ cấp kịp thời cho tầng ngầm. Theo nghiên cứu của nhóm
chuyên gia lập đề án (thuộc Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Việt
Nam) cho biết hiện nay (2013) TPHCM đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng
hơn 669.000 m3/ngày. Hệ thống quan trắc cho thấy tầng chứa nước Pliocen có xu
hướng giảm. Cụ thể tại quận 12 mực nước đã xuống sâu 34m, tại huyện Bình Chánh là
26m, và huyện Hóc Môn là 21m,...Với thực trạng khai thác nước ngầm như hiện nay
khó tránh khỏi hiện tượng sụt lún trên diện rộng. Như ta đã biết đất gồm ba pha (rắn,
lỏng, khí), khi khai thác nước ngầm sẽ làm cho pha lỏng trong đất giảm xuống thay
vào đó là pha khí tăng lên nhiều hơn, thì lực căng bề mặt của các hạt đất giảm xuống.
Ở khu vực TPHCM, do quá trình đô thị hóa tăng nhanh nên tải trọng đè lên bề mặt của
đất nền cũng gia tăng. Chính vì lý do đó, sự dồn tụ vật liệu sẽ xuất hiện làm giảm thể
tích lỗ rỗng của đất. Kết quả là bề dày trầm tích của tầng chứa nước giảm xuống vượt
quá khả năng hồi phục lại trạng thái ban đầu, hay nói cách khác là đất trong khu vực
Phan Nguyên Hồng

4


Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM
này đang trong trạng thái sụt lún. Sự dịch chuyển thẳng đứng theo cơ chế này thường
xảy ra chậm chạp, khó quan sát trong thời gian ngắn.
2.1.2. Nguyên nhân sụt lún do sự biến đổi thành phần vật liệu của đất nền và sự
gia tăng tải trọng trên bề mặt
Kiểu dịch chuyển này xảy ra trên các vùng có nền đất cấu tạo bằng vật liệu hạt
mịn, có chứa thành phần dễ hòa tan.
Phần lớn hoạt động nhân sinh tác động nhiều vào lớp đất đá có thành phần chủ
yếu là bùn sét, bột cát, cát lẫn sạn sỏi, bột chứa nhiều mảnh vụn sò ốc, mùn thực vật
phân hủy kém, hay nói chung là nền đất có cấu tạo vật liệu hạt mịn.
Khi nền đất có thành phần chủ yếu là vật liệu hạt mịn bị thấm nước, thì vật liệu

tại vị trí này sẽ được mang đi, dẫn đến sụt lún. Vào 01/2008 sự cố sụt lún xảy ra tại Sở
Ngoại Vụ TPHCM do hiện tượng cát chảy. Hiện tượng cát chảy xảy ra, nguyên nhân
có thể là do con người hoặc tự nhiên. Ở TPHCM, việc quản lý xả thải còn nhiều bất
cập, vì vậy mà một số cơ sở sản xuất xả nước thải trực tiếp vào tầng ngầm làm gia tăng
mực nước ngầm ở quy mô cục bộ tại khu vực có thành phần chủ yếu là cát, khi lượng
nước cung cấp cho đất cát vượt quá mức gắn kết chặt chẽ của cát thì các hạt này có xu
hướng trôi đi do lực liên kết bị suy yếu. Ta có thể kiểm chứng sự liên kết của các hạt
các trên một bãi biển, rõ ràng có sự khác biệt giữa bãi cát bị sóng biển vỗ và bãi cát
nằm dưới nước biển, khi ta di chuyển trên bãi cát bị sóng biển vỗ ta sẽ không bị lún, và
ngược lại ta sẽ bị lún khi di chuyển trên bãi cát nằm dưới nước biển.
2.1.3. Nguyên nhân cuối cùng
Như đã trình bày bên trên, có rất nhiều nguyên nhân có mối liên hệ nối tiếp nhau
dẫn đến hiện tượng sụt lún. Nhưng nguyên nhân cuối cùng là sự thay đổi thành phần
các pha trong đất làm cho tính liên kết của chúng suy yếu, cùng với các điều kiện khác
nhau như: mực nước ngầm dâng cao, hoặc tải trọng bên trên nền đất...mà làm cho
nguyên nhân này tồn tại. Kết quả là dẫn đến hiện tượng sụt lún với nhiều biểu hiện
khác nhau như: các vết rạn nứt, hố, các công trình lún đều, các công trình bị nghiêng
do lún không đều...
2.2 .

Hiện tượng sụt lún ở thành phố Hồ Chí Minh

Trước thực trạng phát triển đô thị với tốc độ nhanh nhưng lại thiếu liên hệ với tự
nhiên trong thời gian dài đã dẫn đến hậu quả không thể khắc phục, điển hình như hiện
tượng sụt lún.
Hầu hết các biểu hiện của hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi trong TPHCM, từ
đường phố cho đến nhà cửa. Nhiều con đường thuộc địa phận TPHCM xuất hiện các
vết rạn nứt và hàng trăm hố tử thần từ quy mô nhỏ đến lớn. Bên cạnh, còn nhiều căn
nhà bị sụp lún gây nhiều thiệt hại đến tính mạng và vật tư.


Phan Nguyên Hồng

5


Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM

Hình 1: Vị trí sụt lún tại giao lộ Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị, P10, Q Gò Vấp (2012)

Hình 2: Hố sụt lún tại Quận 12 (nguồn SGGP, 2013)

Hình 3: Một phần căn nhà sụp xuống gần 1m ở quận 8 (nguồn: báo GDVN, 2013)

Phan Nguyên Hồng

6


Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – hệ quả về hiện tượng sụt lún ở TPHCM

2.3 .

Mối liên hệ giữa nguyên nhân – kết quả của sụt lún đất

Khi vật liệu trong đất nền bị mất đi, sẽ sản sinh ra kết quả sụt lún đất là điều tất
yếu. Theo mục 2.1.1 ta thấy để dẫn đến hiện tượng sụt lún phải có nhiều nguyên nhân
như: khai thác nước ngầm quá mức, tải trọng trên bề mặt đất nền, mực nước ngầm
dâng cao, thành phần vật liệu, lực liên kết giữa các thành phần hạt của đất nền, tất cả
các nguyên nhân này đều tác động cùng một hướng dẫn đến kết quả là sụt lún từ trong
nhà ra đường phố.

Nhưng khi kết quả sụt lún xảy ra thì thể tích lỗ rỗng giảm xuống làm nén chặt vật
liệu của đất nền và đưa đất nền từ trạng thái mất cân bằng đến cân bằng, kìm hãm lại
quá trình nén vật liệu. Ứng dụng quá trình nén vật liệu của đất nền, trong ngành xây
dựng con người gia cố nền đất bằng các biện pháp khác nhau như đầm để làm giảm lỗ
rỗng của đất nền, hay mục đích chính đưa tốc độ lún vào quy chuẩn cho phép của Bộ
xây dựng.
Trong đề tài này thì sụt lún là kết quả của quá trình giảm lỗ rỗng hoặc mất vật
liệu của đất nền. Nhưng khi ta xét sụt lún trong hiện tượng ngập nước thì nó lại là một
trong các nguyên nhân.
2.4 .

Một số giải pháp khắc phục hiện tượng sụt lún tại TPHCM

Quy hoạch khai thác và sử dụng nước ngầm hợp lý: xác định vùng cấm và vùng
hạn chế khai thác nước ngầm. Để quản lý tốt việc khai thác và sử dụng nước ngầm hợp
lý cần có những văn bản pháp luật được áp dụng một cách minh bạch, nhưng phải
quản lý theo lộ trình phù hợp và có tính hiệu quả kinh tế - xã hội.
Các nhà đầu tư xây dựng cần phải nắm rõ cấu trúc của đất nền, hạn chế xây dựng
trên nền đất cát, hoặc nếu có xây dựng thì cần phải có kỹ thuật gia cố nền móng hiệu
quả để tránh hiện tượng các chảy.
Trong quá trình phát triển đô thị, chúng ta nên giảm thiểu bê tông hóa để nước
ngầm nhận được nguồn nước bổ cập. Thay vì phải đổ một lớp bê tông vừa dày lại vừa
ngăn nước mưa bổ cập cho tầng ngầm, thì thay vào đó ta dùng các loại vật liệu có khả
năng rút nước mà một số nước trên thế giới đang áp dụng, hoặc trồng cây xanh thay bê
tông mà ta đã tiến hành ở một số vỉa hè như ở đường Trần Quốc Thảo, Nguyễn Đình
Chiểu...
Cần nâng cao nhận thức vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý cho người dân.
Cần quản lý tài nguyên nước ngầm trong khuôn khổ đa ngành theo định hướng
phát triển bền vững.


Phan Nguyên Hồng

7


KẾT LUẬN
Trên con đường xây dựng và phát triển TPHCM, chúng ta nhận thấy rằng khi tập
trung phát triển đô thị chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế sẽ dẫn đến nhiều kết quả có tính
rủi ro cao. Ta biết rằng vật chất luôn vận động và phát triển, vì vậy khi phát triển đô
thị mà bỏ qua các yếu tố mang tính liên kết xung quanh như: tài nguyên đất, tài
nguyên nước... sẽ dẫn đến những thiệt hại vô cùng đau lòng. Chúng ta cứ loay hoay
mãi trong vấn đề xây dựng đô thị rồi lại sụt lún, sau đó lại trùng tu sửa chữa hay xây
mới, liệu ta có phát triển bền vững được hay không? Qua những nguyên nhân – kết
quả của hiện tượng sụt lún mà tôi đã phân tích cho riêng khu vực TPHCM, chúng ta sẽ
tìm ra được những biện pháp để giảm thiểu và ngăn ngừa sụt lún.
Vì vậy chúng ta phải xem phát triển đô thị là một phần trong quản lý tổng hợp,
do sự vật có mối liên hệ với nhau và luôn vận động. Trong đó cần chú trọng đến quản
lý vấn đề khai thác và sử dụng nước ngầm có phù hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Giáo trình Triết học. NXB Lý luận chính trị.

[2].

Hội đồng Trung ương (1999). Giáo trình Triết học Mác – Lênin. NXB Chính
trị Quốc gia


[3].

Huỳnh Thị Minh Hằng (2001). Địa chất môi trường. NXB Đại học Quốc gia
TPHCM.

[4].

Lâm Thị Hương (2007). Đánh giá hiện trạng tầng chứa nước Pleistocen khu
vực xã Bà Điểm – Hóc Môn. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Địa chất Môi
trường.



×