Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TÌM HIỂU VỀ PHÂN ĐẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 8 trang )

1.

Đặc điểm tính chất của các loại phân đạm:
1.1

Đặc điểm của phân đạm:
Phân đạm là phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N).

Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng
đầu về lượng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất, chiếm 2-3% tổng vật chất
khô của cây trồng. Mỗi năm, cả nước sử dụng trên 2 triệu tấn đạm urê, đây là
loại đạm dễ sử dụng vì không làm thay đổi tính axit, bazơ của đất; riêng vùng
Nam Bộ là hơn 1 triệu tấn.
Tuy nhiên đây lại là loại phân bón dễ thất thoát, đặc biệt qua con đường bay
hơi khiến lượng đạm cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30 – 40 % lượng cung cấp.
Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường
là quan tâm hàng đầu của tất cả bà con nông dân nói chung và người trồng tiêu
nói riêng.
Khi đạm vào trong cây sẽ được tổng hợp để giúp tạo thành các loại prôtêin
từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của cơ thể
sống. Nó tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò quan trọng trong
việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng.
Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá
cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng
của ánh sáng để chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột, nuôi sống toàn
thể giới động vật.
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có
kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng.
Gồm các loại phân đạm amon ( chứa gốc NH ) như phân Sunphat amon,
nitrat amon, clorua amon, urê… và phân đạm nitrat như Kali nitrat, canxi nitrat,
Xianamit canxi…


-

* Đặc điểm, tính chất của phân đạm:
Phân đạm ở dạng tinh thể, có thể là tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn.
Dễ hòa tan.
Dễ bị mất do rửa trôi như đạm Nitrat và Sunphat.
Dễ hấp thụ, dễ bị chảy nước, bay hơi và kết vón.
Các loại phân đạm thường có màu trắng hoặc trắng ngà.
Đạm thường dùng bón thúc là chính, tuy nhiên đất xấu cần bón lót để
cây non có điều kiện hấp thu dễ hơn và sinh trưởng tốt.
1.2
Đặc điểm của 1 số loại phân đạm:


Phân đạm Sunphat amon
- Ở dạng tinh thể mịn màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi nước tiểu
(mùi ammoniac), vị mặn hơi chua.
- Dễ tan trong nước, không vón cục. Thường ở trạng thái rời dễ sử dụng,
tuy nhiên nếu để trong môi trường ẩm phân dễ bị vón cục.
Phân Nitrat amon:
- Ở dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám.
- Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử
dụng.
- Là loại phân sinh lý chua, tuy nhiên đây là loại phân quý có thể bón cho
nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác.
- Được sử dụng để pha thành các dung dịch dinh dưỡng, dùng tưới trong
nhà kính và bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.
Phân Urê:
- Ở dạng tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước và hút ẩm mạnh.
- Dễ bị phân hủy và bay hơi.

- Thích ứng mạnh với nhiều loại đất và cây trồng, đặc biệt là đất chua
phèn.
- Dùng để bón thúc.
Phân Clorua amon:
- Có dạng tinh thể màu trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, hút ẩm
mạnh.
- Không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng.
- Không dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải và
vừng…
- Bón được ở vùng khô hạn, đất nhiễm mặn.
Phân Nitrat canxi:
- Dạng tinh thể hình viên tròn, màu trắng đục. Hòa tan nhanh trong nước.
- Không bị đất hấp thụ, dễ được cây hấp thụ ngay cả trong điều kiện bất lợi
(khô hạn, lạnh, đất chua, mặn…).
- Dễ bị rửa trôi.
- Phân kiềm sinh lý, có khả năng làm giảm độ chua của đất.
- Dễ hút ẩm, đóng thành cục.
Phân Xianamit canxi:
- Bột nhẹ màu đen hay xám thẩm, không tan trong nước, dễ gây bỏng, có
tính sát trùng cao.
- Đây là loại phân kiềm sinh lý.


2.

Khi bón vào đất phân được thủy phân dần qua các chất trung gian, cuối
cùng thanh Urê và Cacbonat amon cây sử dụng được.
Có thể dùng cải tạo đât nặng sét và đã mất nhiều vôi.

Cơ chế tác dụng của phân đạm:

2.1 Quá trình khoáng hóa Nitơ trong đất:
Đây là quá trình biến đổi N hữu cơ thành N vô cơ, bao gồm 2 phản ứng là:
Amine hóa và Amonium hóa.
- Amine hóa: N-Hữu cơ (protein) → R-NH2 + urea +E. Vi khuẩn chiếm ưu
thế trong việc phá vỡ các protein trong môi trường trung tính và kiềm, trong
điều kiện đất chua, nấm là tác nhân chính trong phản ứng này.
-Amonium hóa: R-NH2/urea →NH3 +E
NH3 +H2O/HCO3- →NH4+
Nhiều sinh vật hiếu khí, kị khí, nấm và xạ khuẩn tham gia vào phản ứng này,
khi NH4+ hình thành chúng có thể bị biến đổi:
+ Có thể biến đổi thành NO2- và NO3- bởi các quá trình nitrit và nitrate hóa
hấp thu trực tiếp bởi thực vật bật cao.
+Có thể sử dụng bởi các sinh vật dị dưỡng trong sự phân giải các dư thừa
của C hữu cơ sau đó hấp thu sinh học.
+ Có thể bị cố định trong các khoáng sét thành dạng không hữu dụng.
+Có thể được giải phóng trở lại khí quển thành NH3 thông qua quá trình
bay hơi.
Quá trình này chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
- Độ ẩm đất: đất thoáng không ngập nước, độ ẩm 70% có tốc độ khoáng
hóa nhanh nhất.
- pH: đất trung tính có tốc độ khoáng hóa nhanh hơn đất chua. Độ chua chỉ
làm giảm tốc độ khoáng hóa chứ không ngăn chặn quá trình này. Do đó, ở
đất chua nếu bón vôi có thể giúp sự khoáng hóa N hữu cơ nhanh hơn.
- Nhiệt độ: tối đa là 40-500C và tối thiểu là 5-100C.
- Độ thoáng khí: phần lớn vi sinh vật tham gia vào quá trình khoáng hóa là
vi khuẩn hiếu khí.
- Ở đất ngập nước việc bừa và sục bùn làm gia tang tốc độ khoáng hóa.
2.2 Quá trình hấp thụ sinh học:
Vi sinh vật trong đất cần C như nguồn năng lượng cần thiết, còn cần N để tổng
hợp protein trong nguyên sinh chất. Do đó, ngoài các axit amin chúng cần lấy N

dưới dạng NH4+ hay NO3- của đất để tổng hợp. Sự hấp thụ sinh học N là sự biến
đổi N vô cơ thành N hữu cơ.
Yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quá trình này là tỉ lệ C/N:
- Chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao (>30/1): các vật liệu hữu cơ chứa hàm lượng N
thấp hơn C sẽ không cung cấp đủ cho nhu cầu N của các sinh vật này, nên chúng


sẽ sử dụng N vô cơ có sẵn trong đất- cạnh tranh N với cây trồng → hấp thụ sinh
học N.
- Chất hữu cơ có tỉ lệ C/N thấp (<20/1): các vật liệu hữu cơ chứa hàm lượng
N tương đối cao so với C có thể cung cấp đủ nhu cầu N cho các vi sinh vật phân
giải chất hữu cơ, khi phân giải chất hữu cơ sẽ giải phóng 1 lượng N cao hơn nhu
cầu của vi sinh vât
→ khoáng hóa.
- Chất hữu cơ có tỉ lệ C/N trung bình (20-30/1): ít ảnh hưởng đến N trong
đất. Do đó nếu cung cấp xác bã thực vật nhất là loại chưa ít N như rơm rạ, thì
đất bj mất N vô cơ. Để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật chúng ta cần bón
thêm N vô cơ. Cũng tương tự khi ủ rơm rạ thành phân mục chúng ta cần phải
bón thêm N để đáp ứng yêu cầu của vi sinh vật.
2.3 Quá trình Nitrat hóa:
Trong điều kiện thoáng khí, NH4 sinh ra ban đầu do quá trình khoáng hóa N hữu
cơ sẽ liên tục chuyển hóa và biến thành NO3-. Quá trình này gồm 2 giai đoạn:
- Oxy hóa ammonium thành nitrite (NO2):
2NH4+ +3O2→ 2NO2- + 2H2O +4H+.
Giai đoạn này có sự tham gia của vi khuẩn Nitrosomonas là vi khuẩn tự dưỡng
bắt buộc chúng thu nhận năng lượng từ sự oxy hóa N và nhận C từ CO2.
- Oxy hóa NO2 thành nitrate (NO3): 2NO2- + O2→2 NO3Giai đoạn này xảy ra do vi khuẩn Nitrobacter.
Tốc độ phản ứng liên quan đến sự nitrate hóa trong phần lớn các loại đất
thoát nước tốt theo thứ tự là giai đoạn nitrate nhiều hơn giai đoạn nitrite. Do đó
NO2- thường không đươc tích lũy trong đất. NO3- là anion nên không được hấp

thụ trên CEC do đó rất dễ bị mất do rửa trôi hay khử nitrate. Đây là dạng vô cơ
phổ biến nhất trong hầu hết các loại đất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này là:
- Các vi khuẩn tham gia quá trình này đều là vi khuẩn hiếu khí nên chỉ hoạt
động tốt trong điều kiện đất thoát nước tốt hoặc ở lớp oxi hóa trong đất ruộng
ngập nước.
- Các vi khuẩn hoạt động thích hợp ở pH>6. Mức độ nitrate hóa giảm đi khi
pH<6 nếu pH quá cao NH3 tự do sẽ gây độc cho nitrobacter nên NO2- tích lũy ở
nồng độ cho cây. Do đó,ở đất chua bón vôi sẽ làm tăng tốc độ nitrate hóa.
- Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm vi sinh vật nitrate hóa.
Nhiệt độ tối nhất là 25-350C. Nếu thấp hơn 50C hoặc cao hơn 400C tốc độ chậm
hẳn. Điều này lí giải tại sao nitrate hóa xảy ra chậm vào mùa đông và mùa hè.
2.4 Quá trình khử Nitrate:


Bản chất là biến đổi và chuyển hóa nitrate (HNO3) thành các dạng NH4+ hay
NO3- mà cây có thể hấp thụ được cũng như thành N2 bay ra khỏi đất. Chỉ có 1 số
vi khuẩn hiếu khí không bắt buộc riêng biệt như Pseudomonas, Bacillius,
Paracoccus tham gia vào quá trình này còn nấm và xạ khuẩn không tham gia.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này:
- Độ thoáng khí của đất: sự hình thành nitrate và nitrite phụ thuộc vào sự cung
cấp đầy đủ oxi. Tuy nhiên sự khử nitrate tiến hành khi sự cung cấp oxi bị hạn
chế đến mức rất thấp cho nhu cầu vi sinh vật học. Ở đất ngập nước và trong tầng
khử quá trình này xảy ra nhanh hơn ở đất thoáng khí còn ở đất thoáng khí mức
độ khử nitrate phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và pH.
- Khử Nitrate xảy ra nhanh hơn khi đất bão hòa nước, độ ẩm càng tăng sự mất
N do khử nitrate càng cao.
- Đất có pH>5,5 một số vi sinh vật khử nitrate ở mức cao, ở đất chua hiện
tượng này giảm, dạng mất N thay đổi theo pH:
pH< 5,5 →NO

pH< 5,5-6→N2O
pH>6 →N2
- Nhiệt độ : quá trình này xảy ra nhanh nhất ở 25-300C. Ở 200C quá trình này
xảy ra rất chậm.Tăng nhiệt độ 60-700C, quá trình này vẫn xảy ra mạnh tuy nhiên
sẽ ngừng ở 700C hoặc hơn. Điều này chứng tỏ vi khuẩn nitrate là vi khuẩn chịu
nhiệt.
2.5 Quá trình rửa trôi nitrate:
Do nitrate không hấp phụ trên CEC nên sẽ chuyển di chuyển theo nước. Quá
trình này xảy ra ở đất có độ ẩm cao không xảy ra ở đất khô hạn.
2.6 Quá trình cố định Nitơ:
Quá trình cố định N bao gồm:
- Cố định N sinh học: vi khuẩn- cây chủ ( Rhizobium- cây họ đậu hay chi
Frankia 1 chi xạ khuẩn với cây phi lao); các sinh vật sống tự do, không cộng
sinh: Azotobacter, clostrodium, azospirilum; tảo lam.
- Cố định N hóa học: nhằm sản xuất phân N vô cơ.
- Cố định N điện hóa học ( sấm sét): phóng tia lửa điện trong khí quyển hình
thành nito oxide (NO2).
Tất cả các phân N đều có quá trình đạm hóa, quá trình này ở đất lúa thường xảy
ra khi bón đạm amon: khi bón đạm amon ở lớp trên 1 phần NH4+ bị oxi hóa
chuyển thành NO3- bị khử dần đến N2 bay ra khỏi đất.
Tóm lại: khi bón phân đạm vào đất thì hàng loạt quá trình xảy ra nhằm biến đổi,
chuyển hóa các dạng Nitơ này thành dạng Nito khác mà cây có thể hấp thu được
hay cây không hấp thụ được và bay vào khí quyển để tham gia một quá trình
khác.


3.

Nhu cầu sử dụng phân đạm đối với cây trồng:
Ở nước ta có 3 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê,

phân amôn sunphat và phân amôn phôtphat. Khi được sử dụng hợp lý, 1 kg N
nguyên chất có thể thu được 10 – 22 kg thóc hoặc 25 – 35 kg ngô hạt. Để đảm
bảo hiệu quả sử dụng các loại phân hoá học cần chú ý đến những điểm sau đây:
-

-

Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng
mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với
các loại phân khác.
Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính
rất khác nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu
cầu nhiều N, có cây yêu cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của
cây, N cũng gây ra những tác hại đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây, N
phát huy tác dụng rất tốt.

-

Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với
các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích
hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Đối với các
loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên
rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm ngăn
trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần.

-

Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất: Phân có tính kiềm nên bón cho
đất chua. Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Đất lầy thụt, nhiều bùn
không cần bón phân đạm.


-

Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất
của cây.

-

Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.

-

Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa
to, lúc ruộng vườn đầy nước.

-

Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều
lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón
đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa
chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả
giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả gì, gây lãng
phí.

-

Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).


-


4.

Đặc điểm của cây trồng : Mỗi loại cây trồng yêu cầu chủng loại tỉ lệ khác
nhau. Cây ăn lá cần bón nhiều phân đạm, Cây lấy củ quả cần nhiều lân và
kali, cây mía cần nhiều kali. Cây họ đậu cần ít đạm rất cần nguyên tố
molipđen. Ngay một loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng cần những
loại phân và tỉ lệ khác nhau có nắm vững đặc điểm của từng loại cây trồng
thì chúng ta bón phân mới đúng và đạt hiệu quả.

Triệu chứng thiếu, thừa đạm trong trồng trọt:
4.1 Thiếu đạm:
Nếu thiếu đạm sẽ ức chế sự sinh trưởng của cây. Một trong những triệu chứng
sớm của hiện tượng đói N là diệp lục không hình thành, lá chuyển từ màu xanh
lục sang màu vàng trên toàn bộ phiến lá, biểu hiện ở các lá già trước. Nếu thiếu
N nghiêm trọng, những lá ấy sẽ hóa vàng hoặc rám nắng, rồi rụng khỏi cây.
Thiếu N cây sinh trưởng chậm, đẻ nhánh ít, cây thấp lùn, sự tích lũy các chất
trong bộ phận thu hoạch như protein, tinh bột, đường, lipit, vitamin bị giảm sút
do đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng.
Ví dụ: Triệu chứng của bắp khi thiếu đạm
Các lá dưới bắt đầu bị vàng ngay ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá
chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng linh động trong cây nên các dấu hiệu
thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân
tích hàm lượng đạm trong các tế bào lá ngoài đồng, bằng cách dùng các chất chỉ
thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chuẩn đoán sự thiếu đạm.
Thiếu đạm sẽ làm chết cây non, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất
thấp.
4.2 Thừa đạm:
Nếu thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ,
làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây

sinh trưởng thái quá, mọc vống, mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ
lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công .các hợp chất cacbon phải huy động nhiều cho
việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất xơ do đó làm cho cây
yếu. Ngoài ra thừa đạm cũng ức chế quá trình ra hoa, trổ bông từ đó ảnh hưởng
đến năng suất.


DANH SÁCH NHÓM 1:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

LÊ THỊ THÚY AN
LÊ THỊ NGỌC BA
NGUYỄN THỊ NGỌC CẨN
HOÀNG LINH CHI
HUỲNH THỊ KIỀU DIỄM
NGÔ THỊ ĐÂY
LÝ THỊ ĐỚI
HÀ ĐỨC
VÕ THỊ THU GIANG

VŨ THỊ THANH HÀ
LÊ THỊ HẢO
NGUYỄN THỊ HÂN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×