Hình tượng nghệ thuật trung tâm của truyện, kí trong văn học thời
kì 1945-1975
Cập nhật lúc: 31/12/2014 09:45 am Danh mục: Ngữ Văn lớp 12
Truyện kí của ta ưong ba thập kỉ 1945 - 1975 đã phản ánh cuộc sống chiến đấu của
nhân dân ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI
- Truyện kí của ta ưong ba thập kỉ 1945 - 1975 đã phản ánh cuộc sống chiến
đấu của nhân dân ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Trên nền của bức tranh hùng tráng đó, hình tượng người chiến sĩ trực tiếp
cầm vũ khí chống giặc nổi bật và hình tượng nhân vật tập thể chiến đấu được
khắc hoạ đậm nét. Họ tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, tinh thần
hi sinh vì sự nghiệp cứu nước, vừa thể hiện những nét đẹp lâm hồn, những
phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta.
- Dẫn đề và chuyển mạch: "Phân tích hình tượng nghệ thuật trunq tâm...
II. THÂN BÀI
Hình tượng nghệ thuật trung tâm là những hình ảnh sinh động về cuộc sống có
sức khái quát rộng lớn và sâu sắc, có giá trị thẩm mĩ cao. Hình tượng nghệ thuật
trung tâm của truyện, kì thời kì văn học 1945 - 1975 được nhà văn tập trung xây
dựng từ nhữns con người thực trong cuộc sống và chiến đấu.
1.Người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang
a) Hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ cụ thể, có cá tính, mỗi ý nghĩ, hành
động đều toát lên tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
- Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi): vừa già dặn, vừa ngây thơ
một cách đáng mến, nhưng nổi bật hơn cả là tinh thần xung phong đánh giặc,
anh dũng chiến đấu, vượt qua hiểm nghèo băng toàn bộ sức lực tinh thần của
mình, chiến đấu để trả thù nhà, giải phóng quê hương.
- Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành): bị giặc giết vợ và con một cách dã
man, bị đốt cả mười đầu ngón lay, nung nấu căm thù, dần dần hiểu rõ bản chất
kẻ thù, đã ra đi "lực lượng" để tiêu diệt tất cả bọn giặc tàn ác, bởi "chúng nó đứa
nào cũng là thằng Dục cả".
b) Hình ảnh anh dân quân, người du kích, cô thanh niên xung phong:
Anh dân quân (Đôi mắt - Nam Cao) được miêu tả bằng những nét tính cách
riêng, chất phác đến ngây ngô, nhưng con tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước,
quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước.
- Trong Manh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu đã "tìm cái hạt ngọc ẩn giấu
trong bề sâu tâm hồn": "Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và tiềm tin
mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội
xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?"
2. Nhân vật tập thể
a) Tập thế bộ đội xung phong diệt đồn Pháp (Trận Phố Ràng - Trần Đăng): Họ
yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu dũng cảm, tượng trưng cho sức mạnh của cả
dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp anh hùng.
b) Đông đảo nâng dân nổi dậy phá ấp chiến lược ở miền Nam trong giai đoạn
chống Mĩ: "Người ta báo cho nhau một cái tin lạ: "Đồng Khởi". Người ở tất cả các
xóm, các con đường làng đổ ra (...) Người kéo đi cuồn cuộn, kéo tràn đến đồn
bốt giặc. Người ta cho nổ những tiếng nổ lớn" (Nguyễn Quang Sáng)
Đó là những bức tranh sinh động về hình ảnh đội quân tóc dài đấu tranh chống
Mĩ, nguỵ: "Khí thế chính trị của ta là ở mái chèo vỗ sóng vỗ nước, ở rừng xuồng
ghe lao mũi tới như tên bắn, ở sự ung dung tự tin của các bà mẹ ngồi trên xuồng
đi đấu tranh vẫn điềm nhiên ngoáy trầu ăn và các cô gái vừa bơi vừa sửa lại
khăn đội đầu cho ngay ngắn (...) Trên mặt sông dàn ra một thế trận vô cùng vững
chắc. Mặt sông vang lên những khẩu hiệu đòi nhận đơn, đòi bồi thường tài sản,
nhân mạng" (Anh Đức).
3.Những nét đẹp của hình tượng nghệ thuật trung tâm
a) Những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta: Thuỷ chung tình nghĩa với gia
đình, làng xóm, quê hương đất nước: Việt, Chiến (Những đứa con trong gia đình
- Nguyễn Thi).
Yêu nước, căm thù giặc kết hợp với nhận thức giác ngộ cách mạng: Núp (Đất
nước đứng lên - Nguyên Ngọc).
b)
Tư thế làm chủ hoàn cảnh, tác động tích cực vào hoàn cảnh để hoán cải
nó: Trước Cách mạng tháng Tám, những chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo, Tám Bính
của vãn học hiện thực phê phán xuất hiện với ý nghĩa là những nạn nhân xã hội
bị những quy luật ác độc của cuộc sống cũ chi phối.
Trái lại, trong truyện, kí 1945 - 1975:
- A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) từ bóng tối nô lệ của nhà thống lí Pá Tra,
vùng lên tự giải thoát, giác ngộ cách mạng để tự giải phóng hoàn toàn câu nói
khẳng định tư thế làm chủ: "Đây không phải là Hồng Ngài, đây là khu du kích
Phiềng Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng du kích mà”.
- Chị út (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), từ giai cấp cố nông ở đợ ba đời đã
dần dần ý thức giai cấp, đứng lên đấu tranh để giải phóng bản thân, quê hương
mình và cho con cháu mai sau...
III. KẾT BÀI
- Bên cạnh thơ, truyện và kí là thể loại văn học phản ánh sinh động chặng
đường ba mươi năm lịch sử đầy sôi động của cách mạng Việt Nam, phục vụ cho
hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mĩ anh hùng của nhân dân ta.
- Truyện, kí thời kì này đã khắc hoạ đậm nét những hình tượng các nhân vật
tập thể anh hùng với nhiều dáng nét phong phú và đa dạng, đánh dấu những
thảnh tựu có giá trị của nền văn học cách mạng hiện đại của nước ta.
Xem thêm tại: />