Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất những định hướng quy hoạch sử dụng đất xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội thời kỳ 2004 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.34 KB, 62 trang )

Đại học quốc gia hà nội
đại học khoa học tự nhiên
Khoa: địa lý

Bun-SovannRothana

đánh giá hiện trạng sử dụng đất và
đề xuất những định hớng quy hoạch
sử dụng đất xã minh khai, huyện từ liêm,
Thành Phố Hà nội thời kỳ 2004 - 2014

Khoá luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành: Địa chính

Hà Nội, 6 - 2004


Đại học quốc gia hà nội
đại học khoa học tự nhiên
Khoa: địa lý

Bun-SovannRothana

đánh giá hiện trạng sử dụng đất và
đề xuất những định hớng quy hoạch
sử dụng đất xã minh khai, huyện từ liêm,
Thành Phố Hà nội thời kỳ 2004 - 2014

Khoá luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành: Địa chính


Cán bộ hớng dẫn: GS. TSKH. Nguyễn Quang Mỹ
TS. Trần Văn Tuấn

Hà Nội, 6 - 2004


Qua thời gian 4 năm học tập với tấm lòng biết ơn vô hạn. Tôi xin chân thành
cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, Trờng đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN, các thầy cô giáo đã giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trờng, cảm ơn các bạn sinh viên lớp K45 Địa
chính đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.
Trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp, với
những sự cố gắng nổ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của cán bộ Phòng Địa
chính xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đặc biệt là sự giúp đỡ vô t, có tình cảm của các thầy cô Khoa Địa lý, Bộ
môn Địa chính để tốt tiến hành khoá luận tốt nghiệp này - với tình cảm sâu sắc tôi
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và có hiệu quả đó.
Xin cảm ơn Phòng Dự án Việt Nam - Canada đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình làm khoá luận.
Để đợc hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu
sắc tới sự hớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy GS. TSKH. Nguyễn Quang Mỹ
và thầy TS. Trần Văn Tuấn .
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn có hạn, không thể tránh khỏi đợc
những thiếu sót, mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để khoa luận tốt nghiệp
này đợc hoàn thành tốt hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ởn.

ĐHKHTN - ĐHQGHN

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2004
Bun - SovannRothana

K45 - Địa chính


Mục lục
Trang
Mở đầu

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Phạm vi nghiên cứu

2

4. Phơng pháp nghiên cứu

2

5. Nội dung nghiên cứu

2

6. ý nghĩa thực tiễn


2

7. Cấu trúc của khoá luận

3
Chơng 1

Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
1.1. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và
phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Đất đai là Từ liệu sản xuất đặc biệt

4
4

1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất của xã hội

5

1.1.3. Những nhân tố ảnh hởng đến việc sử dụng đất

6

1.2. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất

8

1.3. Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã


9

1.4. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trong sự nghiệp công nghiệp
hoá - nông nghiệp, nông thôn

13
Chơng 2

điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
xã minh khai
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

14

2.1.1. Vị trí địa lý

14

2.1.2. Địa hình và thổ nhỡng

14


2.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn

14

2.2. Những nét chủ yếu về kinh tế - xã hội

15


2.2.1. Nông nghiệp

15

2.2.2. Dịch vụ

15

2.2.3. Dân số - Lao động - Việc làm

16

2.2.4. Hiện trạng phát triển của các khu dân c

17

2.2.5. Hiện trạng phân bố cơ sở hạ tầng

17

2.2.6. Mức sống và những áp lực trong sử dung đất

19

Chơng 3
đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Minh khai
năm 2003
3.1. Công tác quản lý đất đai trớc năm 1993


21

3.1.1. Về địa giới hành chính

21

3.1.2. Về tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính

21

3.1.3. Về tình hình giao đất cho thuê đất

21

3.2. Khái quát tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nớc về
đất đai sau năm 1993
3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2003

21
22

3.4. Thực trạng sử dụng đất theo các thành phần kinh tế năm 2003

23

3.5. Nhận xét chung về xu hớng biến động sử dụng đất
giai đoạn 1999 - 2003

24
Chơng 4


Những định hớng quy hoạch sử dụng đất
xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
thời kỳ 2004 - 2014
4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai

26

4.2. Phơng hớng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
xã Minh Khai

26


4.3. Các quan điểm khai thác sử dụng đất

29

4.4. Những định hớng quy hoạch sử dụng đất xã Minh Khai

30

4.4.1. Dự báo số hộ có nhu cầu cấp đất ở trong giai đoạn quy hoạch

30

4.4.2. Định hớng sử dụng đất khu dân c nông thôn

31


4.4.3. Định hớng sử dụng đất chuyên dùng

32

4.4.4. Định hớng sử dụng đất nông nghiệp

37

4.4.5. Định hớng đối với đất cha sử dụng

38

4.5. Chu chuyển các loại đất trong thời kỳ quy hoạch

38

4.6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của phơng án đề xuất

39

Kết luận và kiến nghị

41

Tài liệu tham khảo

42


Mở đầu

1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá là t liệu sản xuất đặc
biệt của con ngời, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trờng sống, là địa
bàn phân bố các khu dân c, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên hữ hạn về số lợng, cố định về vị trí và
không gian, không thể di dời đợc theo ý muốn chủ quan của con ngời.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, kéo theo đó sử dụng
đất ngày càng gia tăng, làm cho đất đai ngày càng chật chội lại càng chật chội hơn
nữa. Vấn đề đạt ra phải sử dụng đất cho hợp lý, tránh lãng phí để đạt đợc mục đích
sử dụng và có hiệu quả nhất là vấn đề luôn luôn đợc đặt ra trong xã hội từ xa tới
này. Do đó quy hoạch sử dụng đất là biện pháp hữu hiệu để Nhà nớc thực hiện mục
tiêu đó.
Điều 18 chơng II Hiến pháp nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành năm 1992 nêu rõ Nhà nớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và pháp luật bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả
Trong điều 1 Luật đất đai 1993 đã khẳng định Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nớc thống nhất quản lý . Một trong những nội dung quản lý Nhà
nớc về đất đai là quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Điều 13 chơng II Luật đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật đất đai 1993 đợc Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã quy định: quy hoạch
và kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nớc về đất
đai.
Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm là một xã ngoại thành Hà Nội nên việc sử
dụng đất cần thiết phải có quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất để đáp ứng và phù
hợp với chiến lợc lâu dài và phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị trong
những năm tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất đai xã
Minh Khai đa ra những định hớng quy hoạch sử dụng quỹ đất của xã giai đoạn 2004 2014.

- Góp phần vào việc quản lý và việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.

-1-


- Rút ra các đặc điểm đặc trng của công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Khai.
- Đánh giá khái quát tình hình quản lý đất đai.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất.
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất các ngành giai đoạn 2004 - 2014 và đa ra
những định hớng quy hoạch sử dụng đất xã Minh Khai.
4. Phơng pháp nghiên cứu
- Phơng pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin: Dùng để điều tra thu thập
các số liệu thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích quy hoạch sử dụng đất.
- Phơng pháp bản đồ: Đa mọi thông tin cần thiết đợc minh hoạ trên bản
đồ có tỷ lệ thích hợp.
- Phơng pháp thống kê: Dùng để phân nhóm các đối tợng điều tra và các
số liệu về diện tích đất đai.
- Phơng pháp tổng hợp: Dùng để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
hiện trạng sử dụng đất và biến dộng đất đai.
5. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của khoá luận tôi đã nghiên cứu về cơ sở khoa học và
thực tiễn của công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã, nghiên cứu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của địa phơng qua đó đánh giá tiềm năng của đất đai đối với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng những định hớng quy hoạch sử
dụng đất xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời kỳ 2004 2014.
6. ý nghĩa thực tiễn
Đề tài khoá luận tốt nghiệp này mong rằng góp phần phát triển kinh tế - xã
hội ở xã , đẩy mạnh các ngành nghề có hiệu quả cao, xúc tiến việc thay đổi cơ cấu

sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, mở rộng ngành nghề nâng cao thu
nhập về đời sống của nhân dân xã Minh Khai. Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến
hành khảo sát thực địa từ tháng 3, 4-2004, nhằm thu thập tài liệu, số liệu có liên
quan, tìm hiểu tiếp cận và nghiên cứu công tác lập quy hoạch sử dụng đất xã Minh
Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

-2-


Để hoàn thành công trình đầu tay của mình, tôi chân thành cảm ơn vì giúp
đỡ có hiệu quả của các thầy cô giáo Khoa Địa lý - Địa chính, đặc biệt các thầy cô
giáo Bộ môn Địa chính lời cảm ơn chân thành nhất.
7. Cấu trúc của khoá luận
Không kể phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm có 37 trang đánh máy vi
tính, đợc cấu trúc thành 4 chơng sau:
Chơng 1: Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
Chơng 2: Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội xã Minh Khai
Chơng 3: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Minh Khai năm 2003
Chơng 4: Những định hớng chủ yếu trong quy hoạch sử dụng đất xã
Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội thời kỳ 2004 - 2014

-3-


Chơng 1
Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
1.1. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển
kinh tế - xã hội
1.1.1. Đất đai là T liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt

động của con ngời, vừa là đối tợng lao động cho môi trờng để tác động nh xây
dựng nhà xởng, bố trí máy móc làm đất, vừa là phơng tiện lao động. Vì vậy, đất
đai là t liệu sản xuất. Tuy nhiên, cần lu ý đến các tính chất đặc biệt của loại
t liệu sản xuất là đất so với các t liệu sản xuất khác nh sau :
a. Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức
của con ngời, là sản phẩm của tự nhiên có trớc lao động, là điều kiện tự nhiên của
lao động. Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dới tác động của lao
động sản xuất trong khi đó các t liệu sản xuất khác là kết quả của lao động có trớc
của con ngời do con ngời tạo ra.
b. Tính hạn chế về số lợng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất (số
lợng) bị giới hạn ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu lu ý rằng giới hạn về không
gian không có nghĩa giới hạn về tính chất sản xuất của đất. Các t liệu sản xuất khác
có thể tăng về số lợng chế tạo tuy theo nhu cầu của xã hội.
c. Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lợng, hàm lợng
chất dinh dỡng, các tính chất lý, hoá... (quyết định bởi yếu tố hình thành đất cung
nh chế độ sử dụng đất khác nhau). Các t liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về
chất lợng, quy cách, tiêu chuẩn(mang tính tơng đối do quy trình công nghệ quyết
định).
d. Tính không thay thế: Thay thế đất bằng t liệu sản xuất khác là việc không
thể làm đợc. Các t liệu sản xuất khác, tuy thuộc vào mức độ phát triển của lực
lợng sản xuất có thể đợc thay thế bằng t liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có
hiệu quả kinh tế hơn.
e. Tính cố định vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi sử
dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các t liệu sản xuất đợc sử
dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển trên các khoảng cách nhau tuỳ theo sự
cần thiết.

-4-



f. Tính vĩnh cửu: Đất đai là t liệu sản xuất vĩnh cửu (không lệ thuộc vào tác
động phá hoại của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất
nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị h hỏng, ngợc lại có thể tăng tính chất sản xuất
(độ phì nhiêu) cũng nh hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của
đất tuy thuộc vào phơng thức sử dụng là tính chất có giá trị đặc biệt, không t liệu
sản xuất nào có đợc. Các t liệu sản xuất khác đều bị h hỏng dần, hiệu ích sử
dụng giảm và cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất của xã hội
Về mặt thuật ngữ khoa học Đất đai đợc hiểu theo nghĩa rộng nh sau:
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các cấu thành của
môi trờng sinh thái ngay trên và dới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhỡng, dạng địa hình, mặt nớc (hồ, sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động
vật, trạng thái định c của con ngời, những kết quả của con ngời trong quá khứ và
hiện tại để lại.
Nh vậy, Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích mặt nớc, tài nguyên nớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều
nằm ngang - trên bề mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm
thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với hoạt động sản xuất cũng nh cuộc sống của xã hội loài ngời.
Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội
loài ngời đợc thể hiện theo các mặt sau:
Sản xuất; môi trờng sự sống; cần bằng sinh thái; tàng trữ và cung cấp nguồn
nớc; dữ trữ và cung cấp tài nguyên khoáng sản; không gian sự sống; Bảo tồn- bảo
tàng sự sống.
Luật đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định đất đai:
- Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá
- Là t liệu sản xuất đặc biệt
- Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trờng sống

- Là điạ bàn phân bố các khu dân c, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh và quốc phòng.
- Dùng đất đai làm cơ sở sản xuất và môi trờng hoạt động

-5-


- Đất cung cấp không gian môi trờng cảnh quan mỹ học cho việc hởng thụ
tinh thần.
Điều này có nghĩa là đất đai đã cung cấp cho con ngời t liệu vật chất để
sinh tồn và phát triển, cũng nh cung cấp điều kiện cần thiết về hởng thụ và đáp
ứng nhu cầu cuộc sống con ngời.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội thì vấn đề sử dụng
đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hởng đến việc sử dụng đất
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ ngờiđất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trờng. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trờng sẽ phát hiện quyết định phơng hớng chung và mục tiêu
sử dụng hợp lý nhất là tài nguyên đất, phát huy tối đa công cụ của đất đai nhằm đạt
tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm vi
hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phơng thức sản xuất xã hội nhất định,
việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào các thuộc tính tự
nhiên của đất đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung
sử dụng đất đai đợc thể hiện theo 4 mặt sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân bố hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đợc sử dụng hình thành cơ
cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp thình thành việc sử dụng một cách kinh

tế, tập trung, thâm canh.
Nhân tố chủ yếu ảnh hởng đến việc sử dụng đất:
a. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Khi sử dụng đất đai cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và
quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng nh các yếu tố bao quanh mặt đất.
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hởng rất lớn, trực tiếp sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con ngời. Các yếu tố nhiệt độ, tổng tích ôn
nhiều hay ít , nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ theo thời gian và

-6-


không gian, sự khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian không có sơng dài
hoặc ngắn... trực tiếp ảnh hởng đến sự phân bố, sinh trởng và phát dục của cây
trồng, cây rừng và thực vật thuỷ sinh... cờng độ của ánh sáng mạnh hay yếu, thời
gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức chế đối với sinh trởng, phát dục
và tác dụng quang hợp của cây trồng vận chuyển dinh dỡng, vừa là chất giúp cho
sinh vật sinh trởng và phát triển. Lợng ma nhiều hay ít bóc hơi mạnh hay yếu, có
ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng nh khả năng
đảm bảo cung cấp nớc cho sinh trởng của cây trồng, cây rừng, gia súc và thuỷ
sản...
- Điều kiện đất đai: Sự khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nớc
biển, độ dốc và hớng dốc, sự bào mòn mặt đất và mực độ xói mòn... thờng dẫn tới
sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hởng đến sản xuất và phân bố các
ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đổi
với nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hởng đến phơng thức sử dụng đất nông
nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. Đối với
đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hởng tới giá trị công trình và gây khó
khăn cho thi công.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội

Bao gồm chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách
môi trờng và chính sách đất đai, yếu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát
triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công
nghiệp, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang
thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đa khoa học kỹ thuật vào
sản xuất...
Nhân tố kinh tế - xã hội thờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo với việc sử
dụng đất. Thực vậy, phơng thức sử dụng đất đợc quyết định bởi nhu cầu của xã
hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai
cho phép xác định bởi sự năng động của con ngời và các điều kiện kinh tế - xã hội,
kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng quyết định bởi nhu cầu của thị trờng.
Các nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp
ảnh hởng đến việc sử dụng đất. Tuy nhiên mỗi nhân tố giữ một vị trí có tác động
khác nhau. Còn phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên
cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử
dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng đất với u thế trong tài nguyên của đất

-7-


đai, để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đợc bền vững.
c. Nhân tố không gian
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất đều cần đến đất đai
nh điều kiện không gian để hoạt động. Không gian bao gồm cả vị trí và mặt bằng.
Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên phát cho
xã hội loài ngời. Không gian mà đất đai cung cấp có dặc tính vĩnh cửu, cố định vị
trí khi sử dụng và số lợng không thể vợt quá phạm vi, quy mô hiện có. Vì vậy,
không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng
đất.

Nh vậy trong quá trình thành lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã, nhân tố
không gian ảnh hởng đến mọi loại hình sử dụng đất. Tuy nhiên sự ảnh hởng đó là
không lớn đối với ngành nông nghiệp và lâm nghiệp mà chủ yếu là ngành phi nông
nghiệp nh xây dựng công trình đất ở... Nhân tố này quyết định giá trị sử dụng đất
do đó loại đất nào có giá trị thì càng bị chi phối bởi nhân tố không gian.
1.2. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Thông thờng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đợc phân loại theo nhiều
cấp vị khác nhau nh loại hình, dạng, hình thức quy hoạch... để giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể về việc sử dụng đất đai nh điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức nhiệm
vụ cụ thể về sử dụng đất nh t liệu sản xuất từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.
Đối với nớc Việt Nam, Luật đất đai năm 1993 (điều 16, 17, 18) quy định:
quy hoạch sử dụng đất đai đợc tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ bao gồm các dạng nh sau:
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nớc.
- Quy hoạch sử dụng đất đai các vùng.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Đối tợng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự
nhiên của lãnh thổ. Tuy thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính quy hoạch sử dụng đất
đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và đợc thực hiện theo
nguyên tắc từ trên xuống, từ dới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ các chung đến cái

-8-


riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bớc sau chỉnh lý bớc trớc.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành
chính bao gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tơng lai để phát triển các
ngành kinh tế quốc dân.

Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng nh sau:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất các khu dân c nông thôn
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị
- Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng
Đối tợng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành. Quy hoạch sử dụng
đất các ngành có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của lực lợng sản xuất, với kế
hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nớc. Khi tiến hành cần phải có sự phối hợp
chung của nhiều ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và theo ngành có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Nh vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trớc và có tính định
hớng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch sử dụng
đất đai theo ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất đai theo
lãnh thổ.
1.3. Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã
* Cơ sở pháp lý của việc lập quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay đối với sự phát triển của nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá của
đất nớc. Trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - dịch vụ sang công
nghiệp - dịch vụ nông nghiệp đã gây áp lực càng ngày càng lớn đối với việc sử dụng
quỹ đất đúng mục đích và hợp lý. Để tránh lãng phí sử quỹ đất cần thiết phải có quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất để đạt theo mục đích đặt ra của Nhà nớc.
Điều 18 chơng II hiến pháp nớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nớc thống nhất quản lý
đất đai theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu
quả. Trong điều 1 Luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nớc thống nhất quản lý . Điều 13 xác định một trong những nội dung

-9-



quản lý Nhà nớc về đất đai là quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất, đồng thời tại
điều 19 cũng đã quy định căn cứ để Nhà nớc giao đất, cho thuê đất là quy hoạch
sử dụng đất đã đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền phê duyệt .
Điều 17 Luật đất đai năm 1993 quy định nội dung tổng quát của quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai.
Nh vậy quy hoạch sử dụng đất là một trong những biện pháp quản lý của
Nhà nớc về đất đai là căn cứ để Nhà nớc giao đất, cho thuê đất, là phơng tiện để
Nhà nớc điều tiết và quản lý các vấn đề kinh tế - xã hội. Để làm tốt điều đó, nhất
thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, chính là cấp tạo nền tảng cho cấp trên
cũng nh nền tảng cho việc quản lý Nhà nớc về đất đai.
* Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất
Điều 16 Luật đất đai năm 1993 đã đợc sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001
quy định rõ trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh
thổ hành chính, theo ngành cũng nh trách nhiệm của ngành Địa chính về công tác
này:
a. Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nớc trình
Quốc hội quyết định.
b. UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phơng
mình trình Hội đồng nhân dân cung cấp thông qua trớc khi trình cơ quan Nhà nớc
có thẩm quyền xét duyệt.
c. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của mình lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do Bộ mình phụ trách để trình Chính phủ xét
duyệt.
d. Cơ quan quản lý đất đai Trung ơng và địa phơng phối hợp với các cơ
quan hu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai.
* Khái niệm:
Quy hoạch sử dụng đất là việc khoanh định phân bố đất đai vào mực đích sử

dụng (nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và đất ở) cho phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nớc nói chung và của từng địa phơng (xã, huyện, tỉnh) nói
riêng.

- 10 -


Nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm nh sau:
a. Điều 17 của Luật đất đai năm 1993 đã quy định nh sau:
- Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân c nông
thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất cha sử dụng của từng địa phơng và cả nớc.
- Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội của từng địa phơng và trong phạm vi cả nớc.
b. Điều 23 của Luật đất đai năm 2003 đã quy định chi tiết hơn:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xác định phơng hớng, mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trờng.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
* Mục đích:
- Tạo ra cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý nhất, tạo điều kiện sử dụng các loại đất
và các loại tài nguyên thiên nhiên của xã đầy đủ, hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
- Là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
* Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Phải xây dựng đợc một phơng án sử dụng đất đai của xã phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm của địa phơng trong thời kỳ quy hoạch.

* Yêu cầu:
- Đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nớc về đất đai
- Bảo vệ đợc tài nguyên thiên nhiên và môi trờng.
- Xác định và đáp ứng đợc nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các chủ sử
dụng một cách phù hợp trong khuôn khổ quỹ đất của xã.
- Tính toán cơ cấu các loại đất cho tơng lai theo hớng có lợi nhất. Trên cơ
sở điều tra phân tích tình hình sử dụng đất lập ra phơng án chu chuyển đất tối u

- 11 -


nhằm huy động tới mức cao nhất các loại đất đai và tài nguyên sẵn có vào sản xuất,
vào các mục đích kinh tế, văn hoá phúc lợi ... để đảm bảo đợc vấn đề an toàn lơng
thực của địa phơng.
* Nguyên tắc của công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
- Đảm bảo tính hợp pháp: Đồ án quy hoạch phải đạt đợc sự nhất trí cao
trong quá trình lập và xét duyệt. Đồ án quy hoạch phải đợc các cấp duyệt theo
đúng quy định của pháp luật ( Điều 18 Luật đất đai hiện hành).
- Đảm bảo tính khoa học: Quy hoạch là môn khoa học tổng hợp nên khi tính
toán xây dựng phơng án phải bằng phơng pháp khoa học và dựa vào căn cứ khoa
học về quy hoạch biến động đất đai, dân số và quy luật phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo tính kế thừa: Khai thác, kế thừa và phát huy những mặt tích cực
các tài liệu quy hoạch trớc để xây dựng phơng án quy hoạch tốt nhất.
- Đảm bảo tính dân chủ quần chúng: Đồ án quy hoạch phải đợc nhân dân
tham gia góp ý xây dựng, tôn trọng nguyên tắc Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra để
đồ án quy hoạch không chỉ đạt đợc những mục tiêu ở tầm vĩ mô mà còn phục vụ
thiết thực trong việc sử dụng đất của từng chủ thể sao cho có hiệu quả nhất.
- Đảm bảo tính kinh tế: Bảo toàn những công trình hiện trạng xét thấy còn
tận dụng đợc trên cơ sở đó đầu t có trọng điểm nâng cấp, cải tạo, đổi mới cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

- Đảm bảo tính bao trùm và thống nhất: Đồ án quy hoạch sử dụng đất phải
thể hiện đợc yêu cầu tối đa khả năng đáp ứng của quỹ đất của xã cho các ngành,
các lĩnh vực sử dụng đất nhng không gây xung đột, triệt tiêu nhau.
* Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Theo điều 18 Luật đất đai năm 1993 quy định thẩm quyền xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử đất đai:
1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả
nớc.
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vào
mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
của Uỷ ban nhân dân cấp dới trực tiếp.

- 12 -


Nh vậy Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử
dụng đất cấp xã.
1.4. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong sự nghiệp công nghiệp hoá - nông
nghiệp, nông thôn
Do đặc thù của nền kinh tế nớc ta hiện này, vấn đề công nghiệp hoá - nông
nghiệp và nông thôn có vị trí hết sức quan trọng quá trình thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nớc. Công nghiệp hoá - nông thôn là quá trình phát triển kinh
tế - xã hội mà nội dung chủ yếu là chuyên dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn
gắn liền với đổi mới công nghệ theo hớng công nghiệp hoá và dịch vụ và công
nghiệp hoá - nông thôn là quá trình áp dụng phơng tiện vật chất - kỹ thuật, phơng
pháp sản xuất công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ở nông thôn.
Về mặt hình thức, công nghiệp hoá nông thôn đợc biểu hiện trên các mặt
nh sau:

- Phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, cung cấp năng lợng, điện,
bu chính viễn thông, giáo dục, đào tạo, y tế...) cho sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
- áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn gồm các ngành gắn với đầu
vào cũng nh đầu ra của nông nghiệp, các ngành tận dụng lao động, vốn tay nghề ở
nông thôn để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Quy hoạch sử dụng đất đai nói chung, đặc biệt là cấp huyện, xã với nội dung:
phân bổ đất đai phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công
lại lao động ở nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong nông nghiệp, tăng cờng đầu t vào
thuỷ lợi hoá, điện khí hoá và ứng dụng công nghệ sinh học, cải thiện môi trờng
sinh thái, hớng vào thâm canh tăng vụ là chính và mở thêm diện tích ở những nơi
có điều kiện. Để đảm bảo mục tiêu an ninh lơng thực Quốc gia, cần xác định diện
tích lúa nớc phải duy trì, bảo vệ, tập trung đầu t thâm canh, nâng cao năng suất,
chất lợng và hiệu quả.

- 13 -


Chơng 2
điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
xã minh khai
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Khai là một xã ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
Phía Bắc giáp


: xã Liên Mạc, Thụy Phơng

Phía Nam giáp

: xã Xuân Phơng và Phú Diễn

Phía Tây giáp

: xã Tây Tựu

Phía Đông giáp

: xã Cổ Nhuế

Với hệ thống giao thông đờng bộ khá thuận lợi, đây là một trong những thế
mạnh của xã về phát triển kinh tế theo hớng nông nghiệp - dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp.
2.1.2. Địa hình và thổ nhỡng
Địa hình: Nhìn chung địa hình của xã Minh Khai khá bằng phẳng, địa hình
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có nhiều hồ ao lớn xen kẽ các khu dân c.
Thổ nhỡng: Đất đai xã Minh Khai là do sự bồi đắp của sông Hồng cho nên
thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và trung bình, khá màu mỡ thuận lợi cho
việc sản xuất lúa và các loại cây nh cây ăn quả đặc sản, hoa màu, đạt năng suất
cao.
2.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn
Khí hậu: Xã Minh Khai nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ nên khí hậu
luôn mang tính nhiệt đới, gió mùa một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và
mùa ma.
- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 có đặc điểm nóng ẩm và ma
nhiều.

- Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm, có rét đậm vào các
tháng 12, 02, 03 gây ảnh hởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp.
- Nhiệt độ trung bình năm : 230 9C
- Lợng ma trung bình năm : 1649,2 mm

- 14 -


- Độ ẩm không khí trung bình năm : 83%
Thuỷ văn: Hệ thống thuỷ văn của xã có sông Pheo là nhánh của sông Nhuệ
chảy từ đầm Tây Tựu qua phía Đông Nam xã, qua địa bàn xã Phú Diễn dài 2.000m
có mơng trung thủy nông (N5) đợc bơm nớc từ trạm bơm Thụy Phơng qua cấp
cho việc sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là hệ thống tiêu nớc tốt trong mùa
ma lũ.
Hệ thống hồ ao có 9,52 ha, chủ yếu là các ao hồ lớn và nhỏ nằm xen kẽ khu
dân c, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
2.2. Những nét chủ yếu về kinh tế - xã hội
2.2.1. Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 349,42 ha, trong đó: Diện tích đất lúa,
lúa màu : 268,72 ha, sản lợng lơng thực bình quân 1.789,76 tấn/năm.
- Diện tích đất màu, hoa, rau sạch 45 ha, giá trị sản lợng đạt 3.600 triệu
đồng/ năm, đây là mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cần đợc đầu t
phát triển.
- Diện tích đất trồng cây ăn quả là 71,18 ha với cây trồng chủ yếu là cây
bởi, cam, nhãn, chuối, tổng giá trị đạt khoảng 7.187 triệu đồng/ năm và sẽ tăng cao
vào những năm tới.
- Nuôi trồng thủy sản có diện tích: 9,52 ha, giá trị sản xuất thủy sản đạt 300
triệu đồng/ năm.
- Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: 18.276 triệu đồng/năm 1998.
2.2.2. Dịch vụ

Toàn xã có 117 hộ hoạt động thơng mại dịch vụ, trong đó dịch vụ vận tải có
15 xe ôtô tải trọng 3,5 tấn, 102 hộ kinh doanh, dịch vụ các mặt hàng tạp hoá, dịch
vụ mua bán sản phẩm ngành nông nghiệp... Tổng giá trị ngành dịch vụ là 1.110 triệu
đồng.
Ngành dịch vụ là một ngành mới ở xã cha đợc phát triển mạnh nhng đang
ngày càng có xu hớng phát triển, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của xã và
giải quyết đợc số lao động còn d thừa trong xã và tận dụng lao động trong lúc
nông nhàn.

- 15 -


2.2.3. Dân số - Lao động - Việc làm
Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2003 dân số toàn xã có 10.391 ngời,
trong đó có 5.223 nam và 5.168 nữ, 2.183 hộ gia đình:
- Nhân khẩu nông nghiệp 7.905 ngời
- Nhân khẩu phi nông nghiệp 548 ngời
Toàn thể xã Minh Khai khu dân c phân bố trong 4 thôn:
- Nguyên Xá : 1.584 ngời 417 hộ
- Văn Trì

: 2.731 ngời 627 hộ

- Ngoạ Long

: 693 ngời

124 hộ

- Phúc Lý


: 3.365 ngời

729 hộ

Theo thống kê hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,35%, tỷ lệ tăng
dân số cơ học là 0,8%, tỷ lệ phát triển dân số là 2,15%.
Lao động - Việc làm: Trong 10.391 nhân khẩu của xã có 6.438 lao động
chính, trong đó:
- Lao động nông nghiệp: 4.850 lao động.
- Lao động phi nông nghiệp: 1.588 lao động.
Phân bố lao động trong xã nh sau:
+ Nguyên Xá : 1.122 lao động
- Nông nghiệp

: 995 lao động

- Phi nông nghiệp

: 127 lao động

+ Văn Trì : 1.647 lao động
- Nông nghiệp

: 1.529 lao động

- Phi nông nghiệp

: 118 lao động


+ Ngoạ Long : 365 lao động
- Nông nghiệp

: 290 lao động

- Phi nông nghiệp

: 75 lao động

+ Phúc Lý : 2.044 lao động
- Nông nghiệp

: 2.036 lao động

- 16 -


- Phi nông nghiệp

: 8 lao động

+ Khối cơ quan: 1.260 lao động
- Nông nghiệp

:0

- Phi nông nghiệp

: 1.260 lao động


Nguồn: Phòng Địa chính xã Minh Khai
Lao động phi nông nghiệp chủ yếu là hộ kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp và khối cơ quan nằm tập trung ở thôn Nguyên Xá (286 hộ gia đình).
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 46,67 % dân số toàn xã, nhng do đặc
điểm của ngành nên số lao động này bị d thừa khi hết mùa vụ. Đây là vấn đề đặt ra
phải giải quyết bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
trong toàn xã theo hớng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đa dạng.
2.2.4. Hiện trạng phát triển của các khu dân c
Dân c của xã phân bố ở 4 thôn : Nguyên Xá, Phúc Lý, Ngoạ Long, Văn Trì
nằm tập trung trong 2 cụm dân c gồm 2.009 nóc nhà, số nhà có diện tích đất ở +
vờn > 400 m2 là 635 nhà.
Các khu vực dân c mang đậm sắc thái của vùng nông thôn. Khuôn viên của
các gia đình thờng có nhà ở và vờn cây, bình quân đất ở/ hộ - 286 m2 /hộ. So với
khu vực đồng bằng Bắc bộ thì bình quân đất ở là lớn. Đây là yếu tố cần xem xét, khi
tách hộ và cấp đất giãn dân. Dự kiến trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu đất ở
của nhân dân sẽ đựơc bố trí vào các cơ sở hạ tầng và tiện cho sinh hoạt của nhân
dân.
Trong khu dân c của xã, hệ thống giao thông và thoát nớc còn hẹp, công
trình xuống cấp, việc tu sửa và nạo vét khơi thông cha có tổ chức, nên hiện nay
không đáp ứng cho yêu cầu thực tế, nhất là trong mùa ma, vì vậy cần phải có kế
hoạch xây dựng giao thông và hệ thống thoát nớc thôn xóm cơ bản lâu dài và bền
vững.
2.2.5. Hiện trạng phân bố cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Hệ thống giao thông chính của xã có 3 tuyến đờng huyết mạch lớn quốc lộ
32 chạy qua xã dài 1,4 km, đờng 70 và đờng 69 là tuyến đờng chính trong việc
đi lại, giao lu giữa dân trong xã với các xã trong khu vực.

- 17 -



Mạng lới đờng giao thông liên thôn, liên xóm khá dày và chật hẹp, xuống
cấp, hầu nh đờng gạch cũ và đờng đất rộng từ 1,5 - 3m rất khó khăn trong việc đi
lại. Hệ thống giao thông nội đồng hầu hết là hẹp, cha đáp ứng cho nhu cầu sản
xuất, vận chuyển nông sản, hàng hoá khác.
Vì vậy xã có kế hoạch mở rộng, nâng cấp cải tạo và cứng hoá bề mặt đảm bảo giao
thông thuận tiện.
b. Thủy lợi
Xã Minh Khai có sông Pheo, mơng trung thủy nông (N5) và có 13.600m
kênh tới cấp II, III; 6.000m kênh tiêu rộng trung bình 4,5m, có thể đáp ứng đợc
nhu cầu tới tiêu cho 349,42 ha đất sản xuất nông nghiệp và khu dân c.
c. Năng lợng điện
Hiện nay xã có bốn trạm biến áp (1 trạm treo):
Thôn Nguyên Xá

: 180kvA

Thôn văn Trì

:180kvA

Thôn Ngoạ Long

: 180kvA

Thôn Phúc Lý

:180 KvA

Với công suất các trạm hiện nay trung bình 1 hộ là 330kw/hộ/năm tơng ứng

với 69 kw/khẩu/năm với mức hiện nay thì đủ phục vụ cho mức tiêu dùng của ngời
dân.
Hệ thống lới điện gồm 6.000m chất lợng dây hạ thế đảm bảo.
d. Văn hoá phúc lợi công cộng
Trụ sở Uỷ ban nhân dân (UBND) xã Minh Khai đợc bố trí ở thôn Ngọa
Long, ven đờng liên thôn đã đợc xây dựng 2 tầng kiên cố nhng là công trình sử
dụng của trụ sở hợp tác xã (HTX) nên các Phòng ban còn cha đầy đủ diện tích.
Diện tích hiện có là 742 m2 trên diện tích đất 1.846 m2 .
Trạm y tế của xã nằm ở thôn Ngọa Long với diện tích 724 m2 diện tích này
không lớn nhng đủ rộng để bố trí công trình, có vị trí thuận tiện. Hiện nay là nhà
cấp 4 xuống cấp, cần phải xây dựng lại để đáp ứng cho nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Khu nội trú của bệnh nhân còn chật hẹp và trang thiết bị còn nghèo nàn.

- 18 -


* Hệ thống trờng học:
- Trờng trung học cơ sở liền khu Trờng tiểu học và UBND tại thôn Ngoạ
Long. Xây dựng kiên cố hiện có 1 nhà 3 tầng, 1 nhà 2 tầng, tổng số 14 phòng trên
diện tích đất 3.777 m2 với diện tích này trung bình 6 m2 /học sinh cấp II.
- Trờng tiểu học có hai khu:
+ Khu I thôn Ngọa Long liền kề với trờng học cơ sở gồm 1 nhà 2 tầng, 2
nhà 2 tầng tổng số 14 phòng, diện tích 3.778 m2.
+ Khu II thôn Phúc Lý có 2 cấp 4 đang xuống cấp, tổng số 7 phòng, xây
dựng trên diện tích 1.735 m2 .
Với diện tích công trình hiện nay không còn tình trạng học ca 3 song vẫn còn
chật hẹp, trung bình 6,2 m2/học sinh.
- Trờng mầm non: Bố trí ở trung tâm 3 thôn: Phúc Lý 2 nhà cấp 4 diện tích
828 m , Văn Trì 3 nhà cấp 4 diện tích 600 m2, Nguyên Xá 2 nhà cấp 4 diện tích 738
m2. Diện tích trung bình 3 m2/cháu.

2

Các Trờng đều không đạt tỷ lệ m2/học sinh theo quy định của Thành phố,
diện tích đang sử dụng nằm trong cụm dân c, việc mở rộng là khó khăn, có khu
không thể thực hiện đợc. Do vậy phải di chuyển Trờng mầm non, Trờng trung
học cơ sở đến địa điểm mới.
Các công trình văn hoá công cộng, hiện xã và thôn cha có nên để đáp ứng
nhu cầu thể dục thể thao và văn hoá xã hội của dân, thôn và xã cần phải xây dựng
các khu giải trí vui chơi thể thao và văn hoá.
2.2.6. Mức sống và những áp lực trong sử dung đất
Qua kết quả điều tra cơ bản kinh tế - xã hội của xã Minh Khai về dân số, lao
động và sự phát triển của ngành trồng trọt đã rút ra một số nhận xét nh sau:
- Xã Minh Khai là một xã sản xuất nông nghiệp thuần tuý, nguồn thu chủ yếu
của bà con xã viên là trồng trọt.
- Xã có tiềm năng về đất đai, song việc tổ chức sử dụng và khai thác đất đai
cha đợc hợp lý, dân tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm nhà ở chiếm 5%.
Trong những năm gần đây Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo và quan tâm đúng
đắn tới công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn.

- 19 -


×