Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu dân tộc Chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.48 KB, 26 trang )

Dân tộc thiểu số Chăm có khoảng 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước
ta; sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư
trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Ðông và Tây Nam Bộ. Hiện nay người Chăm còn
sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia…
Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật
tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt
hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi
giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã
Lai. Cho đến bây giờ Chăm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và
thư từ… Chăm Ðông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống.
Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Chăm-pa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo.
Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu
Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc
dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng
tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu
văn hoá, quá trình phát triển của tộc người.
Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và
chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn
nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và
liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay.
Múa Chăm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng. Những điệu
múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác
thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa
quạt là điệu múa phổ thông của người Chăm. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu
diễn những loại múa khác nhau. Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người
Chăm. Trong những nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho
múa thương gồm hai trống ba-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu Chăm-pa nhằm
phô diễn vẻ đẹp của con người.
Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ Pơk Băng Yang, lễ
Katê… Trong đó, lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm được tổ chức


thường xuyên vào đầu tháng 7 (lịch âm) tức là vào trung tuần tháng 9 (âm lịch) và tháng 10
(dương lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên.
Thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm. Thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, ai cũng biết dệt vải.
Những tấm khăn, cái áo làm ra được coi là thước đo của sự đảm đang tháo vát của các cô gái
Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Ðể có một tấm chăn, các cô gái phải cần
mẫn ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều tối với sự nhịp nhàng, chuẩn xác trong từng thao tác.
Chỉ cần một mối chỉ bị rối, mặt vải sẽ không còn mịn nữa. Các sản phẩm dệt của người Chăm
khá phong phú, đáp ứng rộng rãi cho nhu cầu trang phục, trang sức của người Chăm.
Vào dịp hội hè, lễ lạc, trai gái Chăm còn trang sức bằng các thắt lưng do người Chăm tự dệt.
Hầu như phần lớn các sản phẩm vải của người Chăm không thể thiếu các loại hoa văn trang trí,
nhất là trên các y phục cổ truyền của các thiếu nữ.
Nghề truyền thống khác của người Chăm là nghề làm đồ gốm. Làng Chăm Bầu Trúc duy nhất có
nghề làm đồ gốm từ lâu đời. Hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ


chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất
dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc. Sản phẩm gốm Chăm còn được trao đổi
rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy
rằng người Chăm đã có một nền văn hoá thật phong phú về nội dung, đa dạng về diện mạo. Nền
văn hoá ấy đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kiến trúc; đó là kết quả của
quá trình hoạt động có định hướng trong một thời gian lịch sử lâu dài.

AA.

CÁC LỄ NGHI NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN
Nghi lễ sinh đẻ:
Theo quan niệm của người Chăm, mục đích của cuộc hôn nhân là
sinh đẻ con cái đặc biệt là con gái, để có người nối dõi dòng họ.
Ngược lại không có con là điều bất hạnh lớn nhất cho các cặp vợ
chồng. Những người đàn bà lập gia đình mà không có con thường

xin con hoặc cháu của chị em mình nuôi, để nối dõi và trông coi
gia đình.
Trước năm 1975, ở hầu hết các vùng người Chăm sinh sống
Con gái cưới chồng.
không có trạm y tế, nhiều bệnh tật, dịch tả đã xảy ra dẫn đến tử
vong rất cao, điều đó càng khuyến khích ước muốn có nhiều con. Ngày nay do phương tiện khoa
học phát triển, nhiều cơ sở y tế đã mở ra ở các địa phương làm giảm dần tỷ lệ tử vong.


Ở người Chăm trước đây cũng như hiện nay, phụ nữ có thai phải kiêng cữ nhiều thứ, không được
ăn đu đủ bởi sợ hài nhi mai kia có khuôn mặt na ná dạng hình trái đu đủ không ai ưa. Họ không ăn
chuối hột, đặc biệt không ngồi ở lối cửa ra vào bởi sợ tà ma làm cho đau yếu, ngoài ra không dùng
bát đĩa để ăn cơm vì họ sợ rằng thai nhi lớn giống như cái bát, đĩa, sẽ đẻ khó.
Phụ nữ Chăm thường đẻ ngồi ở trong buồng được che kín, hai tay vịn chặt vào cột nhà hoặc nắm
chặt vào người thân. Trong thời gian sinh nở, theo phong tục không cho phép người khác tới gần
trừ bà mẹ và bà mụ. Sau khi đứa trẻ sinh ra bà mụ cắt rốn bằng một vật bén như dao hay bằng một
mảnh tre hoặc cây giang (nôi), đồ cắt rốn chỉ dùng một lần rồi bỏ. Nhau được đem chôn ở trong
khuôn viên nhà, có khi chôn ở trước cổng nhà để đứa trẻ lớn lên sẽ giỏi và khôn ngoan. Người ta
phải lựa những giờ vắng để chôn nhau chẳng hạn vào lúc xế trưa, khi chôn phải lặng thinh, không
được nói chuyện.
Theo cụ Thập Thị Cua ở làng Văn Lâm, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận kể: Trước đây sản phụ
Chăm nằm sinh trong một cái chòi riêng. Sản phụ nằm ở đây trong một tuần lễ, xông hơ bằng lửa
ngọn nên gọi là “nằm lửa lớn”. Thời gian này việc kiêng cữ rất được chú ý, cấm các phụ nữ đến
thăm trừ người thân, vì sợ sản phụ lây chứng bệnh do người khác mang tới vì “máu còn non”. Qua
một tuần bà mụ làm lễ vái tổ và đưa sản phụ vào nằm trong nhà, xông hơ bằng lửa than, và từ đó
hết kiêng cữ. Đứa trẻ, sau khi cắt rốn thì cho tắm rửa bằng nước nấu với lá có mùi thơm để nguội
và quấn tã bằng quần áo cũ của bố mẹ để đứa trẻ quen hơi bố mẹ nó.
Thông thường khi trong gia đình có người sinh đẻ, người ta đốt một đám lửa ở giữa sân để mọi
người biết. Trước sân nhà người ta còn đóng một cây cọc, chẻ đầu cọc ra, lấy một cây lửa đã tắt
dắt lên. Sinh con gái thì đầu lửa quay vô, sinh con trai thì đầu lửa quay ra với ý nghĩa là con gái thì

ở với mình, con trai lớn lên theo vợ về nhà khác. Sau đó người ta treo nhánh xương rồng trước
cổng ra vào, 7 ngày cho con trai và 9 ngày cho con gái. Đủ ngày thì hốt bếp nhổ cọc, có nơi không
có định ngày, mà treo cho đến khi hết kiêng cữ thì thôi.
Để giữ gìn cho đứa trẻ khỏi tác động có hại của các lực lượng siêu nhiên, người ta áp dụng các
biện pháp như đeo bùa chú, đeo vòng (làm bằng dây).
Lễ Khan Prók (Trình tổ tiên):
Nghi lễ này rất đơn giản, với ý nghĩa công nhận đứa trẻ mới ra đời này là một thành viên mới của
gia đình, để được gia tiên “prók” phù hộ được khỏe mạnh. Lễ thường làm vào buổi xế chiều, thầy
được mời tới, lễ vật bao gồm một chai rượu, ba trứng gà. Thầy khấn các thần chú và tổ tiên phù hộ
cho đứa trẻ. Ngoài ra trong lễ này đều phải có bông điệp mà theo người Chăm cho là lễ cúng thần
người Việt. Sau khi khấn vái thần linh xong lễ chấm dứt.
Lễ Plau Yang (lễ cúng đầy tháng):
Lễ cúng đầy tháng cũng đơn giản như lễ trình tổ tiên. Gia đình của đứa bé coi ngày nào tốt thì mời
thầy tới làm lễ. Lễ vật gồm gà, chuối, dừa, xôi. Lễ vật này được dâng lên cho một vị thần khuất mặt
“ôn próh” trong dòng họ, do đó khi một đứa trẻ ra đời, gia đình phải tổ chức cúng để báo cho “próh”
biết sự có mặt của một thành viên mới, vì người Chăm quan niệm vong hồn gia tiên luôn luôn ở
gần mình, người sống luôn luôn tiếp xúc với giới vô hình qua việc cúng tế, lễ vái. Trong gia đình
nếu có biến cố xảy ra, gia chủ khấn bái gia tiên rồi trình bày sự kiện để xin phù hộ. Ngoài việc cúng,
trong lễ này thân nhân và người quen được mời đến dự và mang quà đến tặng đứa bé.
Lễ Đam cúh (Lễ hỏa táng):
Trong suốt chiều dài của lịch sử xã hội loài người chúng ta đã biết sự tồn tại của nhiều hình thức
mai táng mà mỗi vùng có những đặc điểm riêng vì nó thuộc phạm trù xã hội, dân tộc và truyền


© Trung Tâm Tin Học - VNPT Ninh Thuận Quản Lý và Thực Hiện
Địa chỉ: 217A Thống Nhất Phan Rang Ninh Thuận - ĐT: 068.823507 - Fax: 068.831677
Email:

BB.


Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo. Hồi giáo thế
giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó
đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh
liệt của truyền thống văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền
văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa
của tín ngưỡng và tôn giáo.
1. Người
Chăm và Hồi giáo ở Việt Nam
1.1. Người Chăm ở Việt Nam
Người Chăm hiện nay cư trú khá tập trung trong các palei (hoặc puk) thuộc
các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước,
Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, họ còn sinh
sống ở một số tỉnh Tây Nguyên nhưng không nhiều. Dân số Chăm hiện nay có
145.235 người*.
Về nguồn gốc, người Chăm được xếp vào nhóm Malayo-Polynesian (Nam
Đảo). Có giả thuyết cho rằng các dân tộc này là con cháu của cư dân đến từ thế
giới đảo. Có ý kiến cho rằng đó là cư dân đến từ phía Nam Trung Quốc (1).
Những phát hiện về khảo cổ học những năm gần đây đưa ra một giả thiết rằng chủ
nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung có thể là tổ tiên của người Chăm và
các dân tộc Malayo-Polynesian khác ở Việt Nam hiện nay (2).
Do đặc điểm cư trú và bản sắc văn hóa mang tính địa phương, người Chăm
ở Việt Nam được chia thành ba nhóm cộng đồng: Chăm Hroi (Chăm theo tín
ngưỡng cổ truyền), Chăm Panduranga (ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã
bị bản địa hóa), Chăm Nam Bộ (ảnh hưởng Hồi giáo chính thống). Sự phân hoá
người Chăm thành 3 nhóm đã chứng tỏ ở cộng đồng này vấn đề dân tộc gắn bó
chặt chẽ với vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng. Đồng thời, bản sắc dân tộc cũng được
biểu hiện thông qua từng cộng đồng tôn giáo với những mức độ khác nhau.

1.2. Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam



Hồi giáo (tiếng Ả Rập: ‫ اللسل م‬al-'islām), là một tôn giáo độc thần. Đây là tôn
giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh
nhất về số lượng tín đồ. Được ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do
Muhammad sáng lập, đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng tối cao, Đấng duy nhất (tiếng
Ả Rập: ‫ الل‬Allāh). Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải
Thiên Kinh Qu'ran (còn viết là Koran) qua Thiên sứ Gabriel. Hồi giáo trong tiếng
Ả Rập là Islam nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa". Hồi giáo truyền sang
Trung Quốc, được người Hồi Hồi (có nơi gọi là Hồi Hột) tiếp nhận. Người Trung
Quốc thấy người Hồi Hồi theo tôn giáo lạ nên mới gọi là "Hồi giáo".
Đối với người Chăm, đặc biệt là người Chăm Nam Bộ ở Việt Nam thì vai
trò của Hồi giáo rất lớn trong đời sống văn hoá và tâm linh. Trong lịch sử, vương
quốc Chămpa tôn sùng Hindu giáo và đặc biệt là một nhánh của Hindu giáo
(Shivaism). Điều này thể hiện trên hàng trăm đền tháp Hindu giáo và hàng trăm
pho tượng và ngẫu tượng Siva, thần chủ Srisana Bhadresvana (Siva hai lần linh
thiêng) còn được lưu giữ đến hiện nay hay được ghi chép trong bi ký.
Vậy Hồi giáo thâm nhập Chămpa vào lúc nào?
P. Ravaisse (1922) công bố hai bản chữ Arab do một viên sĩ quan hải quân
Pháp phát hiện ở “gần bờ biển miền Trung Việt Nam”. Bản dập thứ nhất chỉ dẫn
ngôi mộ của một người tên là Abu Kamil có niên đại 21-11-1039. Bản thứ hai “nét
chữ thô xấu và sứt sát hơn” cho biết về một thông báo cho cộng đồng người Arab,
Ba Tư cần phải cư xử như thế nào đối với dân bản địa trong giao tiếp và giao dịch.
Bản dập thứ hai không có niên đại song cả hai cùng thời, có nét chữ “thuần khiết
Arap Phatimit”. Điều đó dẫn tới đoán định của P. Ravaisse về sự hiện diện của
cộng đồng thương nhân Hồi giáo vào thế kỷ XI ở vương quốc Chămpa. Sự hiện
diện của cộng đồng này chưa có căn cứ chắc chắn để khẳng định, mà hơn thế nữa
nó cũng không ảnh hưởng hay có vai trò gì trong vương quốc cũng như triều đình
Chămpa.
Đầu thế kỷ XIV, một nhà du lịch Hồi giáo người xứ Tanger (Ma Rốc) có
tên là Ibn Batutah đi sang Trung Quốc có ghé qua một số nơi trên Biển Đông, qua

xứ Tawalisi, được đoán định là Chămpa. Theo ông, ở đó Công chúa nói được tiếng
Thổ và viết thạo chữ Arab. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là bằng chứng sự
hiện diện của Hồi giáo nhưng chưa có gì là chắc chắn cả. Trước khi đó, thế kỷ
XIII, Marco Polo đã đến Chămpa và sau đó một chút, vào thế kỷ XIV, Odiric de
Pordenone đều cũng có nhận xét khi dừng chân ở nước này, yết kiến nhà vua. Ở
đây, vua và cả nhân dân đều sùng kính ngẫu tượng - muốn nhấn mạnh phong tục
tôn thờ Hindu giáo.
Tống sử cũng nói tới một cộng đồng thương nhân Hồi giáo sống ở Nam
Trung Hoa từ thế kỷ XIII. Thư tịch Trung Hoa thường dùng từ Bồ (trong bồ liễu),


Bố (trong bố cáo) dùng để chỉ người Arab Hồi giáo. Thực ra đây là cách gọi tắt
của Abu-I-Hassan, tên sứ giả đầu tiên của người Arap tới Trung Hoa. Thư tịch
Trung Hoa cũng cho biết có nhiều phái bộ sứ giả Chiêm Thành đến đất nước họ,
trong đó có sứ giả họ Bồ. Chămpa nằm trên đường mậu dịch hàng hải Đông - Tây,
cũng có một cộng đồng Arap Hồi giáo sinh sống trong khoảng trước- sau thế kỷ X,
đóng vai trò tiếp xúc thương mại và ngoại giao (phiên dịch). Có thể đoán định đạo
Hồi được truyền bá vào Java vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đều xuất phát từ
Chămpa và gắn liền với một số nhân vật hoàng tộc Chămpa. Nhưng thời gian này,
ở Chămpa phần lớn triều đình và thường dân vẫn theo Hindu giáo.
Quá trình người Việt tiến xuống phía Nam (đặc biệt dưới thời chúa Nguyễn
- Đàng Trong), xã hội Chăm ngày càng bị đẩy sâu về phía Nam. Một bộ phận
người Chăm di cư vào An Giang, một bộ phận khác đến Compong Cham trên
trung lưu sông Mê Công thuộc Campuchia ngày nay (Khoảng 70.000 người được
gọi là Khơmer Islam). Bộ phận này chủ yếu là người Chăm theo đạo Hồi, hoặc có
quan hệ buôn bán với vùng đất phía nam từ trước, còn nhân dân và hoàng tộc cơ
bản vẫn ở lại quê hương.
Đạo Hồi là một tôn giáo xuất hiện khá sớm ở Việt Nam nhưng không phổ
biến mà chỉ trong một phạm vi nhỏ, chủ yếu của người Chăm ở miền Trung và
miền Nam Việt Nam. Sự quá ngặt nghèo của nghi lễ Hồi giáo, sức sống trường tồn

của văn hóa bản địa, sự ảnh hưởng sâu rộng của đạo Phật, đạo Hindu từ Ấn Độ và
Trung Quốc, đạo Thiên chúa giáo với sự bảo trợ của các thuyền buôn và thực dân
phương Tây… là những nguyên nhân cản bước đạo Hồi thâm nhập vào Việt Nam,
thậm chí những khu vực đạo Hồi đã thâm nhập cũng biến đổi khá nhiều để phù
hợp với văn hóa truyền thống của cư dân bản địa (đặc biệt là người Chăm Bàni ở
Ninh Thuận và Bình Thuận).
1.3. Đặc điểm Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam
Nguời Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam chia thành hai nhánh: Chăm Bàni
(một bộ phận Chăm Islam) ở miền Trung và Chăm Islam ở Nam Bộ.
Người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận là những người “Hồi
sớm”, tức là đến sớm mà không sâu, căn bản vẫn là Chăm, lưu giữ và pha trộn nhiều
tập tục Hindu trong tín ngưỡng và cấm kị Hồi giáo. Họ không theo đầy đủ, không đúng
quy tắc và không liên hệ gì với thế giới Hồi giáo cũng như với những đồng đạo của
mình ở miền Nam. Họ không biết giáo lý Hồi giáo, không biết chữ Arab, không thông
hiểu kinh Coran (chỉ một vài người đứng đầu có thể đọc được kinh Coran bằng tiếng
Arab nhưng không phải tiếng Arab hiện đại).
Cộng đồng người Chăm ở miền Trung hình thành hai thực thể khác nhau,
sống bên cạnh nhau. Người Chăm theo tôn giáo truyền thống (Hindu giáo) tự gọi


mình là Chăm Bàlamôn hay chăm Jat (tiếng Phạn Jati = gốc, nguồn gốc), còn
người Chăm theo Hồi giáo tự gọi mình là Chăm Bàni (tiếng Arab thì Beni = con,
tức là con cháu của thánh Allah) và gọi người Chăm Jat là Chăm Kaphir “vô
đạo”… Mỗi nhóm theo những phong tục, tập quán, quy tắc khác nhau… Tuy
nhiên, họ không có thái độ kỳ thị nhau, cùng tổ chức và tham dự lễ hội cổ truyền:
lễ Kate, Chabun và các nghi lễ truyền thống khác.
Còn lại người Chăm ở Nam Bộ là những tín đồ Hồi giáo nhiệt thành. Mỗi
làng hay mỗi cụm làng là một giáo khu, có một thánh thất, nhiều khi chỉ là một
căn nhà lớn hơn nhà bình thường một chút. Cả vùng có một thánh đường và một
lớp học xây gạch. Mỗi khu có một trưởng giáo khu, một số phó giáo khu (kalik) và

một số giảng sư (hadii), chừng 10 người, còn gọi là Guru (vốn là cách gọi pháp sư
Hindu giáo đã được chuyển nghĩa, mà âm địa phương gọi là Ong Khù). Những vị
này được đào tạo cẩn thận, học tại Kelantan (Malaysia) hay Mecca (Arap Seut),
trở thành những người Monomat Koruan, thông thuộc và giải thích được kinh
Coran. Ngoài ra, có một số vị tư tế (Imân) và một số vị phó tư tế (Ketip/Katip) là
những người trông coi tín đồ trong phạm vi hẹp hơn, cũng có thể theo dõi và
hướng dẫn nghi lễ Hồi giáo.
Người Chăm Hồi giáo Nam Bộ còn giữ được nhiều nghi lễ và quy tắc của
đạo Hồi chính thống hơn so với đồng đạo của họ ở miền Trung, đặc biệt là những
kiêng kị và tâm nguyện hành hương đến thánh địa Mecca. Hiện nay họ có khuynh
hướng giao lưu với các tín đồ Hồi giáo chính thống ở các quốc gia Đông Nam Á
như Indonexia, Malaixia… và có quan hệ khá gắn bó với cộng đồng Islam trên thế
giới.
2. Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam
Đạo Hồi được đánh giá là một tôn giáo khắc nghiệt, với hàng loạt các điều
kiêng kỵ và quy tắc đối với các tín đồ, đòi hỏi họ phải thực hiện triệt để. Tuy
nhiên, đạo Hồi du nhập và tồn tại trong cộng đồng người Chăm đã bị cải biến và
đơn giản hoá rất nhiều để dung hoà với văn hoá của cư dân sở tại. Do vậy, đạo Hồi
của người Chăm ở Việt Nam mang nhiều yếu tố bản địa. Nó thể hiện ở các điểm
sau:

2.1. Về giáo lý Hồi giáo
Giáo lý và các quy định của đạo Hồi rất nghiêm ngặt cho toàn thể tín đồ
Hồi giáo trên thế giới. Đối với một tín đồ Hồi giáo thì “năm hành vi tôn giáo” có
tính bắt buộc để mỗi tín đồ chứng minh mình là người Hồi giáo - người có niềm
tin duy nhất vào thánh Alla. Năm hành vi tôn giáo bắt buộc đó là: Lễ nguyện Salat
(Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày); Tháng chay Ramanda; Zakah (Bố thí);
Haji (Hành hương về thánh địa Mecca); Jihad (Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo)



Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam, kể cả những tín đồ Chăm Hồi giáo nhiệt
thành ở Nam Bộ, do ảnh hưởng truyền thống chuộng hoà bình của dân tộc và các
chính sách phù hợp đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên việc thực hiện
năm hành vi tôn giáo đã được cải biến:
-Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng
của Allah, là người khai sáng Islam.
- Mỗi ngày đêm phải cầu nguyện đủ 5 lần.
- Phải ăn chay trọn tháng Ramadan.
- Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình.
- Nếu có khả năng thì ít nhất một lần trong đời hành hương về thánh địa
Mecca (Saudi Arabia) để làm lễ Haji (4).
Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam đặc biệt là những người Chăm Hồi giáo
ở Nam Bộ tuân thủ khá chặt chẽ những giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính
thống. Họ đã thay đức tin “Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo” bằng đức tin “Tin
tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng
của Allah, là người khai sáng Islam”.
Khác với người Chăm Islam ở Nam Bộ, người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và
Bình Thuận tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất. Họ
vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi,
Thần biển... Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian
như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần
Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong)... Người Chăm Bàni
cầu nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có
giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh
địa La Mecque. Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở nước ta được xuất
phát và gìn giữ bởi nền tảng văn hoá truyền thống Chămpa cổ.

2.2. Về hôn nhân, gia đình
Giáo lý Hồi giáo giành quyền ưu thế tuyệt đối cho đàn ông trong quan hệ
hôn nhân. Kinh Koran xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà: "Đàn ông

có quyền đối với đàn bà vì Chúa sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà…. Đối với
những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm
chung giường và có quyền đánh đập" (Koran 4:34). Đàn ông có quyền lấy nhiều
vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng. Người đàn bà ngoại tình sẽ bị đem ra
nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết. Một quy định khác của Hồi giáo


thường được các tín đồ hết sức coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt là hôn nhân
đồng đạo. Không có hôn nhân ngoài Hồi giáo. Nếu có xảy ra cuộc hôn nhân này
thì người ngoại đạo phải cải theo đạo Hồi trước khi cử hành hôn lễ.
Tuy nhiên, trong xã hội Chăm truyền thống cũng như hiện tại ở nước
ta vấn đề hôn nhân và gia đình của người Chăm Hồi giáo (đặc biệt là Chăm
Bàni ở miền Trung Việt Nam) có rất nhiều cải biến để phù hợp với truyền
thống dân tộc và luật pháp Việt Nam, thập chí có những tác động để cải
biến các giáo lý Hồi giáo khắt khe.
Người Chăm ở Việt Nam theo mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ,
người phụ nữ trong nhà nắm giữ nhiều của cải, quyết định mọi hình thức
cưới hỏi. Đạo Hồi đã đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống Chăm nhưng đã
dung hoà với phong tục truyền thống Chăm:
+ Trong hôn nhân có sự bình quyền tương đối giữa nhà trai và nhà
gái, cho tự do tìm hiểu giữa nam nữ trước hôn nhân.
+ Cho phép kết hôn con chú, con gì.
+ Cho phép con mang cả họ mẹ và họ cha.
+ Chú rể – chồng bắt buộc phải ở lại nhà vợ 2 - 3 tháng (ở nông thôn) hay 3
- 4 ngày ở thành thị sau ngày cưới. Người Chăm theo mẫu hệ, họ chỉ có tục đưa rể
chứ không đón dâu. Chú rể được đưa sang nhà cô dâu và mọi thủ tục, nghi lễ được
thực hiện bên nhà gái.
+ Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc
bạn của mẹ.
+ Khi ly hôn, theo luật pháp người đàn ông được chia tài sản nhưng

phần lớn họ ra đi tay không.
+ Người đàn ông có quyền lấy 4 vợ nhưng rất hiếm trường hợp người
đàn ông Chăm lấy hơn một vợ (6) (Luật pháp Việt Nam không cho phép).
+ Người Chăm có thể tục huyền khi vợ hoặc chồng chết, tuy nhiên người
đàn bà phải ở vậy trong 10 tháng để xác định dòng máu của đứa con sau này (có
nơi người ta chỉ bắt buộc người phụ nữ ở vậy trong 3 tháng để xác định có thai hay
không). Mặc dù có sự ngự trị của chế độ phụ hệ nhưng gia đình mẹ vợ (nếu như có
điều kiện kinh ế) giúp đỡ người con gái xây dựng nhà cửa bên cạnh nhà mình,
nhất là với người con gái út (huyết thống theo dòng mẹ và theo đằng con gái út).


Đối với người Chăm Bàni, trước đây họ cũng tuân thủ nguyên tắc hôn nhân
đồng tôn giáo. Những năm gần đây, người Chăm Bàni ở Bình Thuận đã có những
cuộc hôn nhân không cùng tôn giáo, được cộng đồng và các chức sắc chấp nhận.
Tuy nhiên, trong những cuộc hôn nhân như thế, người ngoại đạo không phải cải
thành đạo Hồi nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện: phải biết tiếng và chữ Chăm cổ
truyền; phải chịu lễ Katat (nếu là đàn ông) hoặc lễ Karơh (nếu là phụ nữ) và phải
tuân thủ đầy đủ các nghi lễ Hồi giáo Bàni; khi chết không được chôn chung vào
nghĩa địa của dòng họ mà phải chôn riêng.

2.3. Đối với người phụ nữ
Giáo lý Hồi giáo có những quy định khắt khe đối với phụ nữ trong hôn
nhân và vai trò của họ trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo trong
cộng đồng người Chăm ở Việt Nam đối với người phụ nữ khá dung hoà trong
quan hệ giới và quan hệ xã hội.
Tùy theo luật pháp và phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự
biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi Giáo cũng thay đổi nhưng đạo
Hồi vẫn quyết định phần lớn số phận của họ. Họ phải che kín toàn thân khi ra
đường, chỉ được hưởng ½ tài sản so với đàn ông, giá trị phụ nữ trước pháp luật chỉ
bằng ½ so với đàn ông, không được ngoại tình …. Tuy nhiên phụ nữ Chăm theo Hồi

giáo ở Việt Nam không bị những quy định quá ngặt nghèo chi phối như phụ nữ ở các
quốc gia Hồi giáo khác, kể cả là những người Chăm ở Nam Bộ được coi là những người
Chăm Hồi giáo chính thống.
Trong gia đình, người phụ nữ lớn tuổi vẫn rất được coi trọng. Nó thể hiện
truyền thống mẫu hệ còn ảnh hưởng khá mạnh đến đời sống tộc người. Ở đây,
người phụ nữ không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong quản lý kinh tế và điều phối các
hoạt động trong gia đình mà còn có vai trò trụ cột trong đời sống tâm linh và tinh
thần nói chung. Người phụ nữ Chăm Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh không
chỉ là người nội trợ mà còn là người buôn bán rất giỏi, là công nhân, ca sĩ, giáo
viên, giảng kinh Qur,an ở thánh đường và nhà riêng. Họ không phải cấm cung,
được học hành và giao tiếp rộng rãi, không phải mang mạng che mặt, mặc áo dài
tay hay có người lớn đi kèm khi ra đường... như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo
khác (7). Các quy định của giáo lý Hồi giáo trong người Chăm ở Việt Nam đã bị
bản địa hoá nhiều, có hướng mở cho phụ nữ Chăm trong quan hệ gia đình và xã
hội.

2.4. Kiến trúc thánh đường
Đại diện nổi bật của kiến trúc Hồi giáo trước hết là các thánh đường. Điều
mà mọi người để ý đến đầu tiên ở một thánh đường Hồi giáo là các ngọn tháp cao
với mái vòm bên cạnh thánh đường, thường gắn một ngôi sao và vành trăng lưỡi


liềm vốn là biểu tượng của đạo Hồi, vào trong là một cái sân cầu nguyện rộng rãi.
Ở đó thường có một bể nước để dùng vào việc thanh tẩy trước khi cầu nguyện, và
đó cũng là nơi hội họp ưa thích của cộng đồng. Nội thất thánh đường đơn giản.
Với kiến trúc như vậy, thánh đường Hồi giáo thể hiện rất rõ hai định hướng của
đạo Hồi, hướng đến Thượng đế và hướng đến cộng đồng tín đồ, được biểu tượng
bằng Mecca là trung tâm trên trần thế. Tất cả mọi kiến trúc thánh đường đều
hướng về thánh địa Mecca.
Trong khu vực sinh sống của người Chăm Bàni ở miền Trung, mỗi làng

cũng có một thánh đường (tiếng Chăm là Thang Mưgik – nhà làm lễ cầu nguyện,
Thang Pô - nhà thánh hay thánh đường, Thang Dhat – nhà phước), Tuy nhiên, kiến
trúc thánh đường Bàni khác với Islam. Thánh đường Bani gọi là Chùa, có kiến
trúc gần với nhà tục (thang Yơ) truyền thống nhưng mở ở đầu hồi hướng đông
(hướng thần thánh trong tín ngưỡng của Hindu giáo) và không xuất hiện tháp đỉnh
vòm trên nóc thánh đường. Thánh đường của người Chăm không chỉ nơi cầu
nguyện mà còn là nơi hội họp các việc làng, là nơi tấn phong của các tu sĩ…

2.5. Một số nghi lễ tôn giáo
Một số nghi lễ tôn giáo Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam đã bị bản địa
hoá, giản lược và mang nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ truyền:
2.5.1. Nghi lễ thành niên
Hồi giáo quy định nghi lễ thành niên đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nghi lễ này nhằm chứng nhận một người đã đến tuổi trưởng thành hay có quyền
kết hôn. Đối với nam giới phải thực hiện nghi lễ làm cuộc tiểu phẩu ở bộ phận
sinh dục là cắt bao quy đầu bằng dao sắc (lễ Khotan), đối với nữ giới cũng phải
chịu lễ rạch màng trinh bằng dao sắc có sát trùng (lễ Karơh). Tuy nhiên, khi đạo
Hồi truyền bá vào người Chăm ở Việt Nam nó đã bị giản lược đi nhiều, chỉ còn
mang tính tượng trưng kể cả với cộng đồng người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ gần
gũi với Islam chính thống.
Người Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam quy định con trai, con gái đến 15
tuổi là coi như bước vào tuổi trưởng thành. Họ phải thực hiện nghi lễ thành đinh.
Khi thực hiện nghi lễ Khotan cho nam giới (Nghi lễ này đã được dịch là Katat đối
với người Chăm Bani ở Bình Thuận), nhiều chàng trai thực hiện một lần. Họ phải
dựng một chiếc lều đơn giản ở khu vực khuất nẻo trong làng, trải chiếu trên đó bày
một bộ đồ pha trà, một ít trà khô và thuốc lá, một tô to đầy nước và trứng vịt để
thày Achar làm lễ. Đến giờ hành lễ, các chàng trai phải tập trung trước cửa lều,
thầy Achar gọi lần lượt từng người vào làm lễ. Ông cầu kinh, một tay cầm bao quy
đầu của chàng trai, một tay cầm thanh tre cật đã được chuốt mỏng hoặc một con
dao đưa qua đưa lại ở đầu dương vật của người chịu lễ. Sau đó, thày Achar lấy



một quả trứng vịt xoa vào chỗ vừa giả vờ cắt. Đây chỉ là nghi lễ tượng trưng, mô
phỏng động tác thực sự cắt bao quy đầu của người chịu lễ Khotan truyền thống
Hồi giáo. Qua nghi lễ này, có thể thấy quá trình đạo Hồi chính thống bị pha loãng
trong xã hội truyền thống của người Chăm để trở thành Hồi giáo Bani, nghi lễ
Khotan hà khắc của Hồi giáo chính thống (cắt da bao quy đầu thật sự) đã thích
nghi với xã hội Chăm và trở thành một nghi thức mang tính tượng trưng (8).
Nữ giới cũng phải tham gia nghi lễ thành niên gọi là Karơh. Nghi thức này
đối với nữ giới cũng mang tính tượng trưng so với các quốc gia Hồi giáo chính
thống. Lễ này cũng được làm tập thể cho các cô gái trong vùng. Họ phải làm hai
cái rạp: Cái lớn thờ thánh Allah, cái nhỏ để các cô gái chịu lễ thay quần áo và ở đó
trong suốt thời kỳ làm lễ. Các thiếu nữ không được ra ngoài với bất kỳ lý do gì.
Người làm lễ này gồm có thầy chính gọi là Po Grù, hai thầy phụ gọi là Imưn. Sau
một đêm trôi qua, các cô gái mặc quần áo chỉnh tề mới bước ra rạp nhỏ. Họ sang
rạp lớn chờ các thầy ban phép. Chỗ các thầy làm lễ ban phép có một cái bát lớn
đựng nước phép và một cành lá thơm, một cái kéo. Đến giờ làm lễ, các thầy đọc
kinh, rồi ra hiệu cho từng người một vào quỳ đối diện với thầy chính (Pô-Grù).
Thầy để vào lưỡi người thiếu nữ vài hạt muối, rồi lấy kéo cắt một ít tóc trên đỉnh
đầu và cho uống một ngụm nước phép. Sau đó người nhà dâng lễ ăn sáng cho các
thầy. Khi vào dâng lễ, người nhà và họ hàng phải mặc toàn đồ trắng tượng trưng
cho sự trinh bạch đến chào người thiếu nữ vừa chịu lễ xong.
2.5.2. Tục thờ cúng tổ tiên
Người theo Hồi giáo chỉ có một niềm tin duy nhất là: “Tin tưởng Thượng
đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là
người khai sáng Islam”. Tuy nhiên, người Chăm ở Việt Nam (đặc biệt là người
Chăm Bàni ở miền Trung Việt Nam) vẫn còn lữu giữ và coi trọng tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Họ quan niệm những người trong gia đình, khi mất đi vẫn có ảnh
hưởng rất nhiều tới những người còn sống. Trách nhiệm này người Chăm giao cho
người đàn ông đã thành niên (đã trải qua lễ Katat). Cùng với những người anh em

trai của mình và những người đàn ông là anh em ruột của mẹ mình, họ chịu trách
nhiệm chăm lo đời sống tâm linh và xử lý mọi công việc của gia đình cha mẹ và
gia đình những người chị gái ruột đã tách hộ ở riêng nhưng vẫn giữ việc thờ cúng
tổ tiên chung tại gia đình mẹ. Người đàn ông thành niên chịu trách nhiệm trình
báo, xin phép tổ tiên của gia đình mẹ mình khi có những việc lớn trong nhà như
làm nhà, dựng vợ gả chồng, ma chay hay trong các dịp lễ tết cổ truyền. Cho dù sau
này lập gia đình, sang ở nhà vợ thì người đàn ông Chăm Hồi giáo Bani vẫn phải có
trách nhiệm với việc cúng tế tại gia đình mẹ và gia đình các chị em gái mình mỗi
khi có việc cần.
Lễ Tảo mộ là một trong 5 nghi thức của chuỗi lễ hội Ramưwan, nó giống
như tiết thanh minh của người Việt.


Lễ hội tảo mộ diễn ra trước tháng ăn chay Ramưwan 3 ngày, bắt đầu từ
ngày mùng Một tháng Chín của lịch Hồi giáo. Tảo mộ là nghi thức cúng viếng ông
bà, tổ tiên. Trước đó từ ngày 25 tháng 8 lịch Islam, các làng Chăm Bani bắt đầu đi
rãy mả (tảo mộ), rước vong linh ông bà tổ tiên về nhà, lập bàn thờ tạm, tổ chức lễ
cúng ông bà trước khi đưa lên Chùa (Thánh đường Hồi giáo). Tháng Ramưwan
kết thúc bằng lễ ra chùa, còn gọi là lễ xả chay. Từ nghi lễ tưởng nhớ trong đạo
Hồi, đến với cộng đồng người Chăm, nó trở thành nghi lễ tưởng nhớ và thờ cúng
tổ tiên mạng đậm văn hoá truyền thống bản địa Đông Nam Á.
Dưới mức độ ảnh hưởng đậm hay nhạt của văn hoá Hồi giáo ở hai cộng
đồng người Chăm Bàni ở miền Trung hay Chăm Islam ở Nam Bộ, văn hoá bản địa
và Bàlamôn giáo của người Chăm vẫn được lưu truyền trong nhiều trạng thái của
nghi lễ Hồi giáo. Nó thể hiện sức sống dẻo dai và mãnh liệt của văn hoá truyền
thống của người Chăm, tạo dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại thống nhất trong
đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.
Kết luận
Trong quá trình lịch sử, sự hoà trộn các yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại
sinh đã hình thành một nền văn hoá Chămpa phong phú về nội dung và đa dạng về

diện mạo. Tại mỗi vùng cư trú của người Chăm, quá trình giao lưu, tiếp xúc với
yếu tố văn hoá bên ngoài (văn hoá Ấn Độ và Hồi giáo) đã hình thành những sắc
thái văn hoá đặc thù mang đậm tính bản địa.
Hồi giáo truyền bá vào Việt Nam đã đem những văn minh và cả những giáo
luật khắt khe đến với cộng đồng Chăm nước ta. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc với
văn hoá bản địa, Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm đã bị phân hoá làm hai bộ
phận tách biệt là Chăm Bàni và Chăm Islam với những đặc trưng tôn giáo và văn
hoá riêng. Xét về bản chất Hồi giáo của người Chăm, chúng ta thấy rõ sự tác động
và vai trò của tín ngưỡng, t
CC.

Người Chăm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Người Chăm


Phụ nữ người Chăm
với trang phục truyền thống bên tháp cổ

Tổng dân số
400.000
Khu vực đông người sinh sống
Campuchia
Việt Nam
Malaysia
Thái Lan
Hoa Kỳ
Pháp

Lào
Ả Rập Saudi

217.000
162.000
10.000
4.000
3.000
1.000
800
100

[1]
[2]

[3]

Ngôn ngữ
tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng Việt, tiếng Mã Lai
Tín ngưỡng
Đa phần theo Hồi giáo dòng Sunni. Một bộ phận theo
Ấn Độ giáo.
Nhóm dân tộc liên quan
Utsul, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru, Mã Lai,
Indonesia, Philippines

Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người
Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ.
Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban
Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số

lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Mục lục
[ẩn]







1 Lịch sử
2 Ngôn ngữ
3 Dân số và cư trú
o 3.1 Phân bố dân cư ở Việt Nam
4 Tín ngưỡng, Tôn giáo
5 Đặc điểm kinh tế
6 Tổ chức cộng đồng






7 Hôn nhân gia đình
8 Nhà cửa
9 Trang phục
o 9.1 Trang phục nam
o 9.2 Trang phục nữ
10 Người Chăm nổi tiếng

11 Xem thêm
12 Chú thích



13 Liên kết ngoài





[sửa] Lịch sử
Xem thêm: Vương quốc Champa
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử; có
nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.
Các cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Hoa Kì... có quan hệ
đồng tộc, đồng tôn. Ở Việt Nam người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói
các tiếng cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Mã lai-Đa đảo như Gia Rai, Ê Đê, RaGlai và Chu
Ru.
Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm
Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, tình hình nước Chăm Pa không rõ cho
đến thế kỷ thứ 8. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và
tiếng Chăm cổ là Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung
Quốc gọi là Lâm Ấp quốc (phiên âm theo tiếng Bắc Kinh hiện nay là Lin-yi-guo),
Chiêm Bà Quốc, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu
suy tàn từ đầu thế kỷ 15 sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh dưới sự chỉ huy của
vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đài: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và
triều đại Vijaya (Chăm Pa). Sau khi quân đội nhà Minh rút về, vương quốc Chăm Pa
được phục hồi nhưng chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn:
1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Tiểu vương quốc

Vijaya bị quân đội Đại Việt tiêu diệt dưới sự chỉ huy của vua Lê Thánh Tông để thôn tính
đất đai vào năm Hồng Đức thứ 2 nhà Lê tức năm 1471). Năm đó, tiểu vương quốc
Panduranga cũng trở thành chư hầu của Đại Việt. Năm Hiển Tông thứ 2 chúa Nguyễn
(năm Chính Hòa thứ 14 nhà Lê tức năm 1693), Nguyễn Hữu Cảnh đã một lần chinh phục
Tiểu vương quốc Panduranga, đổi tên Chiêm Thành quốc thành Thuận Thành trấn, rồi
đổi Thuận Thành trấn thành Bình Thuận phủ. Nhưng, năm 1694, trong khi Nguyễn Hữu
Cảnh tây chinh đánh Campuchia, tướng người Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng người
Thanh tên A Ban đã tập hợp được đông đảo lực lượng người Chăm Pa, nổi dậy và tiêu
diệt toàn bộ lực lượng chúa Nguyễn tại đây. Chúa Nguyễn (vua Nguyễn Hiển Tông tức
Nguyễn Phúc Chu) đã bất đắc dĩ cầu hòa với người Chăm Pa và cho phép người Chăm Pa
phục hồi Thuận Thành trấn (Khu Tự trị Chăm Pa). Hòa ước giữa chúa Nguyễn và chúa
Chăm Pa được ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều vào năm Hiển Tông thứ 21 (năm Vĩnh
Thạnh thứ 8 nhà Lê tức năm 1712) và được duy trì cho đến năm Minh Mạng thứ 13


(1832). Sau cải thổ quy lưu (giải thể khu tự trị) vào năm 1832, một số người Chăm liên
minh với Lê Văn Khôi, nổi dậy để phục hồi Thuận Thành trấn nhưng kết thúc thất bại.
Hậu duệ của chúa Chăm Pa có ông Dụng Gạch, một vị hoàng tử anh hùng, phó chủ tịch
ủy ban hành chính lâm thời huyện Hòa Đa (Bắc Bình ngày nay) phụ trách miền núi sau
Cách mạng tháng Tám.
Chăm Pa thừa kế Lâm Ấp được thành lập sau cuộc nổi dậy của một viên quan địa phương
(quan Công Tao) tên là Khu Liên (Kiu-lien) chống lại chính quyền nhà Hán năm 192 tại
huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là Huế). Lãnh thổ của Chăm Pa
ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và
một số vùng Tây Nguyên. Lâm Ấp chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa và tôn giáo Trung
Quốc nhưng sau các cuộc chiến với quốc gia láng giềng Phù Nam, cũng như sự thôn tính
lãnh thổ của quốc gia này vào thế kỷ 4, đã hòa trộn văn hóa Ấn Độ. Theo văn bia tiếng
Phạn tại Mỹ Sơn, vua Chăm Pa và vua Campuchia đều là hậu duệ của hoàng tử
Asvattaman, một anh hùng lưu vong bạc mệnh trong sử thi Ấn Độ Mahabarata thuộc nhà

Kuru. Riêng, các chúa Panduranga thì thuộc dõng Pandu nên Chăm Pa (Vijaya, thuộc nhà
Kuru) và Panduranga (thuộc nhà Pandu) vốn là 2 quốc gia thù địch với nhau. Sử sách
Trung Quốc luôn ghi rõ 2 nước Chiêm Thành (Chăm Pa) và Tân Đồng Long
(Panduranga) là 2 quốc gia riêng.
Lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, Khmer
và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chính là do các cuộc xung đột này mà Chăm Pa
mất dần lãnh thổ vào tay Đại Việt, một quốc gia có tổ chức chính quyền và quân sự hoàn
hảo hơn. Chăm Pa trong quá khứ là một nước chư hầu của các triều đại phong kiến Trung
Quốc và Đại Việt nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa và sự toàn vẹn lãnh thổ. Người
Chăm Pa là những chiến binh giỏi đã sử dụng địa hình đồi núi để chiếm ưu thế. Năm
Hồng Đức thứ 2 nhà Lê (1471), Tiểu vương quốc Vijaya chịu tổn thất nặng nề trong cuộc
chiến với Đại Việt dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Khoảng 60.000 quân Chăm Pa bị
giết và 30.000 bị bắt làm tù binh. Ngược lại, Tiểu vương quốc Panduranga tiếp tục phát
triển dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn và vua Gia Long (Nguyễn Thế Tổ) trong các vùng
thung lũng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết. Tuy nhiên vua Minh Mạng đã không quan
tâm Chăm Pa như vua cha nữa và thủ tiêu cơ chế tự trị của Thuận Thành trấn vào năm
Minh Mạng thứ 13 nhà Nguyễn (1832).

[sửa] Ngôn ngữ
Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo (Malayo-Polynesian) của hệ ngôn ngữ
Nam Đảo (Autronesian).

[sửa] Dân số và cư trú


một làng của người Chăm ở Ninh Thuận
Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này. Trải qua hàng ngàn năm, dưới
những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là do chiến tranh và mẫu thuẫn nội bộ, người
Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng

rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hiện nay tổng số người Chăm trên thế giới khoảng 400.000 người, phân bố chủ yếu ở
Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Cộng đồng Chăm lớn nhất thế
giới là vào khoảng trên 217.000 người tại Campuchia, được gọi là Khmer Islam; kế đến
là Việt Nam. Malaysia có trên 10.000 người, Thái Lan khoảng 4.000 người và Hoa Kỳ
trên 3.000 người[cần dẫn nguồn]...
Một số người Chăm di cư sang các nước khác, như tộc Utsul ở đảo Hải Nam, đến bang
Terengganu của Malaysia. Trong thế kỷ 20, nhiều người Chăm hoặc gốc Chăm di cư
sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Người Chăm ở Lào có hơn 800 người, trong
đó có 600 người sống ở thủ đô Viêng-chăn, cộng đồng này di cư từ Campuchia do sự diệt
chủng của Khơ-me Đỏ[3].

[sửa] Phân bố dân cư ở Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các
tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng
Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn
giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành
3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận và Chăm Nam
Bộ.
Nhóm Chăm Hroi bao gồm những người Chăm hiện đang sống rải rác từ Bình Định tới
Khánh Hòa, chủ yếu là ở Phú Yên và Bình Định; tổng số khoảng 20.500 người. Người
Chăm Hroi có nguồn gốc từ những người Chăm cổ là một bộ phận của cộng đồng Chăm
Việt Nam và từ lâu được gọi là Chăm Hroi. Người Chăm Hroi theo đạo Balamôn.


Nhóm Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận,
Bình Thuận, có tên gọi là Campaduraga; tổng số khoảng 98.000 người (Ninh Thuận:
66.000; Bình Thuận: 32.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng
67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. Người Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận theo đạo
Bàlamôn và Hồi giáo Bani.

Nhóm Chăm Nam Bộ bao gồm những người Chăm sinh sống chủ yếu ở An Giang,
thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ; tổng số khoảng 26.700 người, cư
trú ở các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Bình
Dương, Bình Phước,... trong đó tập trung chủ yếu ở An Giang và thành phố Hồ Chí
Minh. Người Chăm ở đây có cùng nguồn gốc với người Chăm Hroi và người Chăm ở
Ninh Thuận - Bình Thuận, nhưng do nguyên nhân lịch sử, nhiều người Chăm đã rời Việt
Nam đến các nước như Campuchia, Thái Lan, Malaysia vào những thế kỷ trước. Từ cuối
thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ thứ XX, một bộ phận người Chăm ở Campuchia mâu
thuẫn với người Khmer bản địa và sự ngược đãi của chính quyền Campuchia nên đã tìm
về cư trú ở An Giang và Tây Ninh tạo nên cộng đồng người Chăm ở hai tỉnh này. Những
năm sau đó, một bộ phận nhỏ người Chăm này chuyển đến một số tỉnh khác ở Nam Bộ
để sinh sống. Người Chăm Nam Bộ theo Hồi giáo chính thống.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở Việt Nam có dân số
161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm cư trú tập trung
tại các tỉnh: Ninh Thuận (67.274 người, chiếm 41,6 % tổng số người Chăm tại Việt
Nam), Bình Thuận (34.690 người, chiếm 21,4 % tổng số người Chăm tại Việt Nam), Phú
Yên (19.945 người), An Giang (14.209 người), thành phố Hồ Chí Minh (7.819 người),
Bình Định (5.336 người), Đồng Nai (3.887 người), Tây Ninh (3.250 người)[2]

[sửa] Tín ngưỡng, Tôn giáo

Những tượng đá (điêu khắc Chăm). Hiện vật cổ đang trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).
Tôn giáo đầu tiên [cần dẫn nguồn] của Chămpa là 1 dạng của Ấn giáo Shaivite, tới từ Ấn Độ
qua đường biển. Khi các thương gia Ả Rập dừng chân ở miền duyên hải Trung bộ Việt
Nam trên đường tới Trung Hoa, Hồi giáo (Islam) bắt đầu ảnh hưởng tới văn hóa của
người Chăm.


Không rõ chính xác khi nào Hồi giáo tới Champa nhưng các di chỉ ngôi mộ có niên đại

vào thế kỷ 11 đã được phát hiện. Nhìn chung người ta cho rằng Hồi giáo tới Đông Dương
nhiều sau khi đã tới Trung Quốc trong suốt thời kì nhà Đường (618–907), và các nhà
buôn Ả rập trong vùng đã tiếp xúc trực tiếp với người Chăm chứ không phải với các dân
tộc khác. Điều này có thể giải thích tại sao chỉ có người Chăm theo Hồi giáo một cách
truyền thống trong vùng Đông Dương.
Đa số người Chăm, đặc biệt là ở Cam-pu-chia, theo Hồi giáo và duy trì các trụ cột của nó
bao gồm cả cầu nguyện năm lần một ngày, ăn chay trong tháng Ramadan và thực hiện
hành hương hajj đến thánh địa Mecca. Từ nhiều năm nay, các đại diện từ Campuchia đã
tham gia vào cuộc thi quốc tế ngâm thơ Kinh Qur'an tại Kuala Lumpur. Các cộng đồng
người Hồi giáo Chăm ở Campuchia điều hành các trường học tôn giáo, và được đứng đầu
bởi một Mufti. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người Chăm, tự gọi mình Kaum Jumaat, theo
một sự thích nghi thần học Hồi giáo được địa phương hóa, theo đó họ cầu nguyện chỉ vào
thứ Sáu và tổ chức Ramadan chỉ trong ba ngày. Tuy vậy, trong những năm gần đây, một
số thành viên của nhóm này đã tham gia vào cộng đồng Chăm Hồi giáo lớn hơn trong các
thực hành tôn giáo. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi này là ảnh hưởng từ các
thành viên trong gia đình của họ đã ra nước ngoài để nghiên cứu về Hồi giáo.
Có khoảng 60.000 người Chăm theo Ấn giáo (Hinduism) và ngày nay không có một hệ
thống đẳng cấp nghiêm ngặt, dù trước đó họ có thể đã được chia thành đẳng cấp
Nagavamshi Kshatriya[4] cùng với 1 thiểu số đẳng cấp Brahmin có vai vế[5]. Các đền
Hindu được gọi là Bimong trong tiếng Chăm nhưng cũng thường được gọi là Tháp. Các
thầy tế lễ được chia thành 3 cấp, cấp bậc cao nhất được gọi là Po Adhia hay Po Sá, tiếp
theo là Po Tapáh và thấp nhất là Po Paséh.
Người Chăm ở Việt Nam về mặt tín ngưỡng có 3 nhóm: người Chăm Balamôn theo Ấn
giáo (đạo Balamôn) dung hợp với tín ngưỡng dân gian gồm có người Chăm Hroi và một
phần người Chăm ở Ninh Thuận-Bình Thuận; người Chăm Bani ở Ninh Thuận-Bình
Thuận theo Hồi giáo Bani, là 1 dạng Hồi giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa sẵn có; và
người Chăm Islam chủ yếu ở An Giang, Tp.HCM, Tây Ninh, Đồng Nai theo Hồi giáo
chính thống, tiếp tục có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới Hồi giáo bên ngoài, đặc biệt là
với Malaysia. Tại tỉnh Ninh Thuận, nơi có nhiều người Chăm ở Việt Nam cư trú, có
khoảng 44.000 người Chăm Balamôn (Hindu) và gần 31.000 người Chăm Bani. Trong số

34 làng Chăm ở Ninh Thuận, có 23 làng Hindu và 11 làng Bani[6]. Tại tỉnh Bình Thuận,
nơi có 4 làng toàn người Chăm và 9 làng hỗn hợp thì có gần 25.000 người Chăm
Balamôn và khoảng 10.000 người Chăm Bani[7].

[sửa] Đặc điểm kinh tế
Chăm là một dân tộc có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ
gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc...
đặc biệt là nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những
cải tiến về giống và thủy lợi.


Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật
thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Hai
nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không
trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỉ.

[sửa] Tổ chức cộng đồng
Người Chăm thường sinh sống tập trung trong paley Chăm (làng Chăm). Mỗi paley có
khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tôn giáo nhất định, gồm nhiều tộc họ
sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong
tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Paley là người đóng vai trò rất quan trọng
trong Paley. Luật tục Chăm ghi:



Ếch có nắp đậy hang;
Làng có chủ cai quản.




Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập
quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động
giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết.
Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả:



Cây to lan tỏa một lòng,
Xòe ra che mát cho người dừng chân.



Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục
tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín
trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín
ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi
phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người
thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như
người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng.
Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia
đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình
vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những
con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người.
Mỗi một dòng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm
quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín
trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối.


[sửa] Hôn nhân gia đình
Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài

nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm qui định con theo họ mẹ,
họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ,
đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả
lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út
được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

[sửa] Nhà cửa

Mặt trước ngôi nhà chính trong khối nhà ở và sinh hoạt của một gia đình người Chăm Phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Nhà ở của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên (bây giờ do việc quy
họach phân lô đất theo kiểu nhà liên kế hẹp nên việc phát triển nhà theo quần thể trong
một khuôn viên dần không còn nữa). Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể
hiện quá trình tan vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ.






Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba
cột (kèo được liên kết với cột hoặc không có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo).
Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu
cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo.
Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữ là trung tâm (người
Chăm gọi là sang-yơ), phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên trái là kho, sau là
phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.
Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong
nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi, than, v.v.).

Nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác.



Nhà người Chăm ở An Giang: cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất
cái hình đồ sộ của nhà sang yơ ở Bình Thuận.




Nhà người Chăm ở Châu Đốc: khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn
nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng
trâu bò và lợn được làm xa nhà ở.

Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt
hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang.

[sửa] Trang phục
Có những nhóm địa phương khác nhau với lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với
các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực.

[sửa] Trang phục nam

Nhóm nhạc công người Chăm với trang phục nam truyền thống
Trang phục cổ truyền: Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn
màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải.
Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có hoa văn
màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài
dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần soọc, ngoài quấn
váy xếp.

[sửa] Trang phục nữ

Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc
quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi
phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối
viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường
có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua
vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các
mô tip trong bố cục của dải băng.
Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp (khi làm lễ)
hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc.


Phụ nữ Chăm ở Châu Đốc dệt vải theo phương pháp truyền thống
Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, phụ nữ mặc quần bên trong áo dài. Nhóm Chăm Hroi
mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy.
Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm.
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về
màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét
cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm
trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn
thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.

[sửa] Người Chăm nổi tiếng





Chế Bồng Nga, vua Chămpa
Chế Linh, ca sỹ
Inrasara (Phú Trạm), nhà thơ

Đàng Năng Thọ, nhà điêu khắc, giám đốc trung tâm văn hóa Chăm, Phan Rang

DD.
Những kho báu Chàm: Báu vật không cánh mà bay
7:10, 23/08/2012


Rất nhiều câu chuyện về những kho tàng Chàm nay chỉ còn trong ký ức của những bậc
cao niên - ông Lâm Tấn Bình.
Lưu để đọc sau
Email bài này
In trang này
In bài này
Ý kiến của bạn
Liên hệ đăng lại bài
10 bài được đọc nhiều nhất
Theo một số tư liệu, Tây Đồ Di là tên gọi cổ của vương quốc Chàm ngày trước và tỉnh
Ninh Thuận ngày nay là một phần của vương quốc này. Là tỉnh có người Chàm (Chăm)
cư trú đông nhất, Ninh Thuận từng là kinh đô cuối cùng của vương triều Chàm nên địa
phương này là nơi được đồn đại có nhiều khó báu Chàm bí hiểm! Vậy trên đất Ninh
Thuận từng có bao nhiêu kho báu của vua chúa Chàm? Một, hai hay nhiều hơn thế?
Kho tàng Chàm đầu tiên mà PV Chuyên đề ANTG muốn chia sẻ với bạn đọc được ghi
nhận tại thôn Phước Đồng, xã Hậu Phước, quận An Phước (nay là xã Phước Thái, thành
phố Phan Rang-Tháp Chàm). Kho tàng này chứa rất nhiều bảo vật của Vua Pô Glong
Garai và được người Chàm lưu giữ.
Cần lưu ý rằng có không ít người nhầm lẫn vua Pô Glong Garai là Vua Pô Klong Garai.
Sử Việt gọi Vua Pô Klong Garai là Chế Mân, còn theo tiếng Phạn, ông chính là Vua
Sinhavarma đệ III (hiện ở Phan Rang - Tháp Chàm có ngôi tháp cổ trên đỉnh đồi Trầu do
chính Vua Pô Klong Garai cho xây dựng vào thế kỷ XIII và được người Chàm lấy tên
vua đặt cho tháp). Sở dĩ vua Pô Klong Garai được dân tộc Chàm tôn là thần bởi trong

quá khứ, ông là vị vua mưu trí, thao lược, có tài dẫn thủy nhập điền). Riêng về Vua Pô
Glong Garai, người viết dù đã cất công tìm hiểu nhưng không tìm được thông tin gì ngoài
kho báu mà vị vua Chàm này để lại cho hậu thế!
Vậy kho tàng Pô Glong Garai có những báu vật gì, số lượng bao nhiêu? Đầu thế kỷ XX,
ông H.Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, khi đến thăm kho báu này đã có bản
kiểm kê chi tiết ghi lại trong tập kỷ yếu của Trường Viễn đông Bác cổ tập V (1905) với
nhan đề "Le Trésor des Rois Chams". Nhờ sự tỉ mẩn của H.Parmentier mà hậu thế biết
được kho tàng Pô Glong Garai có 173 món đồ, gồm 1 món bằng vàng, 84 món đồ bằng
bạc, số còn lại là những cổ vật bằng các chất liệu đồng, đồng thau (đồng pha thiếc), thiếc,


gỗ, đồi mồi.
Có thể liệt kê những bảo vật tiêu biểu trong kho tàng của Vua Pô Glong Garai như sau:
Các lá cây viết chữ Chàm, 1 hộp khảm vàng (nắp đậy bằng đồng đỏ và vàng, trong có
một hộp khác bằng bạc), 1 hộp bằng đồi mồi đỏ và trong suốt (phía trong mạ vàng, có
khay bạc, núm nắp đậy bằng vàng), 2 gương soi (một đặt trong nửa trái dừa và cái còn lại
gắn trong vỏ ốc mỏng), 1 hộp đựng cau bằng bạc có núm vàng đỏ, 1 hộp đựng vôi bằng
bạc (chạm vảy cá, nắp có gắn một miếng thủy tinh, 1 cái bát nhỏ bằng đồng còn vôi), một
số dao ăn trầu lớn nhỏ khác cỡ (sống dao có cái bằng bạc hay bằng đồng, cán dao bằng
gỗ hoặc sừng), 1 ống nhổ bằng thiếc, 1 lược đồi mồi xung quanh viền bạc, một số nhẫn
đeo tay lớn nhỏ đủ cỡ….
Căn cứ vào bảng phân loại và mô tả kích cỡ, chất liệu của các món đồ trong kho tàng, các
chuyên gia khảo cổ đoán định những hộp đựng trà, thuốc hút, trầu cau, vôi ăn trầu trong
kho tàng là của vua, các bà hoàng và công chúa. Trong tổng số gần 200 món đồ xưa cổ có
giá trị về phương diện khảo cổ và bảo tàng, chúng tôi đặc biệt ấn tượng trước những bảo
vật là hộp klong. Kho tàng được ghi nhận có 1 hộp klong hình ống bằng đồng, 1 hộp
klong chất liệu bạc chạm hình miếng trám đã mất nắp. Ngoài ra còn một số hộp klong
khác bằng đồng hoặc trơn hoặc chạm trổ.

Hộp klong, những bộ chén tách bằng bạc, đồng còn sót lại trong một kho tàng của

vua chúa Chàm ngày trước.

Những hộp klong trong kho tàng kể trên được dùng để đựng xương trán người chết trước
khi đưa vào kút ở nghĩa trang. Tìm hiểu về những bí ẩn của hộp klong và mộ kút, chúng
tôi không khỏi ngỡ ngàng trước tục an táng người chết kỳ lạ của người Chàm tại Ninh
Thuận. Sau khi được hỏa táng, tro cốt của người chết được cho vào kút để tại nghĩa trang
của gia tộc.
Có nhiều hình dạng khác nhau, kút là mộ chí của người Chàm (ngày trước được tạc bằng
đá theo dạng hình người với dáng điệu nghiêm trang nhưng nay đa phần chỉ còn là phiến
đá trên nhỏ dưới to). Để được vào kút, người chết phải hội đủ một số điều kiện bắt buộc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×