Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chọn giống trong chăn nuôi gà chọi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.79 KB, 4 trang )

Chọn giống trong chăn nuôi gà chọi
Nếu muốn có được chú gà chọi (hay còn gọi là gà đá) tốt, bà con cần
chú ý ngay từ khâu chọn giống. Vậy ngoài việc quan tâm đến nguồn gốc,
xuất xứ của gà bố mẹ, liệu rằng con giống đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần có
những đặc điểm gì?
1. Tướng gà
Khi lựa chọn con giống trong chăn nuôi gà chọi, bà con cần chú ý chọn
những con cao lớn, thân hình lực lưỡng. Khi di chuyển, chúng cần mạnh
dạn, thể hiện sự oai vệ và chững chạc. Khi sờ vào gà, thịt gà phải chắc
nịch, lườn sau, vai nở, ngực lớn.
2. Đầu gà
Con giống tốt cần có thân hình cân đối, đầu tương xứng với cổ và phần
thân phía dưới. Nếu bà con để ý sẽ thấy rằng, những con gà chọi có đầu
với bề ngang rộng thường rất gan lì nhưng lại thường di chuyển chậm
chạp. Do đó, khi bước vào thi đấu, chúng thường tỏ ra yếu thế, dễ bị ăn
đòn của đối thủ mà không thể phản xạ kịp thời. Ngược lại, những con có
đầu hẹp lại thường khá nhát. Khi chưa bước vào thi đấu chúng đã tỏ ra
sợ

sệt





thể

quay

đầu


bỏ

chạy.

Tốt nhất giống gà trong chăn nuôi gà chọi cần có đầu không quá hẹp,
không quá rộng, cân đối sẽ thường là những con lì đòn, ra đòn
nhanh. Ngoài ra, bà con cần chú ý đến một vài chi tiết nhỏ, đặc biệt là
phần mắt của gà.


– Gà có mắt sâu, tròn: những con mắt sâu thường khá lì đồn và dữ dằn.
Nếu khoảng cách từ mắt tới mũi của gà rộng, đây là những con vô cùng
tự tin và hiếu chiến.
– Gà có mắt tròn và lồi: những con này thường nhút nhát, khó có thể
nuôi làm gà đá mà chỉ phục vụ cho việc lấy thịt.
3. Mỏ gà
Mỏ gà cũng là bộ phận khá quan trọng và đây cũng là lợi thế lớn nhất
của gà khi tham gia chiến đấu. Do đó, khi chọn giống để chăn nuôi gà
chọi, bà con cũng cần chú ý đến bộ phận này.
– Mỏ gà đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần có hình tam giác hay còn gọi là 3 lá.
Ngoài ra, mỏ ngắn hay vẹo cũng giúp lực mổ khá mạnh và nhanh.
– Mỏ gà không đáp ứng đủ tiêu chuẩn thường bị cụt, biểu tượng cho sự
chậm chạp. Ngoài ra, mỏ quắm lại cũng chỉ giúp mang đến tướng dữ dằn
cho gà nhưng lâm trận lại kém.
4. Cổ gà
Nếu cổ gà yếu, khi tham gia đấu đá có thể sẽ bị gãy dẫn đến thua cuộc
cũng như có thể khiến gà tử vong. Do đó, bà con nên chọn những con có
cổ liền, các khớp xương liền mạch với nhau. Ngược lại, những con cổ
hẹp, cụt đá khá kém. Bà con cũng chú ý thêm đến phần hầu gà. Nếu hầu
quá bé cũng là biểu tượng cho gà nhát, không phù hợp với việc nuôi đá.



5. Ức và vai
Những con gà chọi tốt sẽ thường nẩy ức khi di chuyển. Ngoài ra, vai gà
cần rộng, lớn là tốt nhất.

6. Chọn đuôi
Đối với gà chọi, đuôi gà cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng.
Khi lâm trận, bộ phận này sẽ giúp giữ thăng bằng cho gà. Thế nên,
những con đạt tiêu chuẩn cần có đuôi xòe rộng, phần chóp đuôi chĩa
xuống đất là hoàn hảo nhất.
7. Chọn lông


Gà chọi có thể sẽ có rất nhiều màu lông khác nhau. Tuy nhiên, dù sở hữu
sắc lông như thế nào thì lông gà cũng cần sáng bóng, lông sát vào thân
gà. Riêng phần lông mã cần phải phủ dài sẽ tượng trưng cho những con
đá hay, sức bền.



×