Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Khái niệm, đặc điểm của vô thức. Vai trò của vô thức trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.08 KB, 2 trang )

Trong đời sống tâm lí con người, bên cạnh những hiện tượng tâm lí được ý
thức còn có những hiện tượng tâm lí chưa được ý thức, hay còn gọi là vô thức. Vô
thức là vấn đề chính trong phân tâm học do nhà tâm lý học quốc tịch Áo Sigmund
Freud khảo sát và sáng lập từ năm 1880. Ông đã viết thành sách năm 1905.
Vô thức là loại hiện tượng tâm lý trong đó chủ thể không có nhận thức,
không tỏ được thái độ và không thể thực hiện được sự kiểm tra có chú ý đối với
chúng. Nói cách khác, vô thức bao gồm những hiện tượng tâm lí mà ở đó ý thức
không thực hiện được chức năng của mình. Vô thức bao hồm nhiều hiện tượng phổ
biến khác trong đời sống con người:
Bản năng là tổng hòa các thành tố bẩm sinh của hành vi và tâm lí còn người
và động vật. Bản năng chỉ là những say mê những hành vi bột phát của con người
hay cũng có thể là những phản xạ phức tạp không điều kiện
Hiện tượng lóe sáng là hiện tượng mà bất chợt con người nhận ra nó.
Linh cảm là hiện tượng một quyết định hay một ý nghĩ xuất hiện trong điều
kiện thiếu thông tin, nghĩa là bằng con đường lập luận logic thì không thể thiếu
được
Tiềm thức là những hiện tượng vốn ban đầu được ý thức nhưng sau đó bị
đẩy xuống hoặc dần chìm sâu vào trong tâm thức, thỉnh thoảng trong điều kiện nào
đó mới được ý thức.
Tiền tiềm thức là những hiện tượng nằm sát ngay dưới ngưỡng ý thức, con
người chỉ cảm nhận một cách mang máng, mơ hồ, chẳng hạn như cảm thấy thing
thích một cái gì đó, lúc thích lúc không thức nhưng không hiểu tại sao.
Các hiệm tượng tâm lí diễn ra trong trạng thái hệ thần kinh bị ức chế như
mộng du, mê sảng.


Như vậy, các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức cũng rất đa dạng, phong
phú. Tâm lí học hiện đại cho rằng, các hiện tượng tâm lí chwua được ý thức cũng
giống như các hiện tượng tâm lý được ý thức, thuộc những cấp độ nông sâu khác
nhau.C. G. Jung gọi những hiện tượng vô thức ở cấp độ nông là vô thức cá nhân, ở
cấp độ sâu là vô thức tập thể.


Vai trò của vô thức trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lý: Vô thức có
vai trò và tác dụng nhất định trong đời sống con người. Nhờ vô thức mà con người
tránh được trạng thái căng thẳng không cần thiết khi làm việc quá tải. Nhờ vô thức
mà chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên. Hay như tiềm
thức là một hiện tượng của vô thức, thực chất nó là những tri thức mà chủ thể đã có
được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng
sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó tiềm thức có thể chủ
động gây ra các hoạt động tâm lí và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát
chúng một cách trức tiếp. Tiềm thức có vai trò trong cả hoạt động hằng ngày cả
trong tư duy khoa học. Hay như linh cảm cũng là một yếu tố rất quan trọng trong
hoạt động điều tra của điều tra viên.



×