Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Công tác xã hội với trẻ khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.59 KB, 9 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT
1.Khái niệm
“Trẻ khuyết tật” là người dưới 16 tuổi bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Các dạng khuyết tật:
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính) : chỉ sự suy giảm hay mất khả năng
nghe dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp.
- Khuyết tật vận động: Do bị tổn thương các cơ quan vận động : tay chân,
cột sống gây khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi, đi, đứng .
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị): chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn
như mù hay nhìn kém.
- Khuyết tật trí tuệ: Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không thích nghi
với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành,
khó chữa trị.
- Khuyết tật ngôn ngữ: Do bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ
vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao
tiếp.
- Ða tật: Trên 1 trẻ có 2 hay nhiều loại khuyết tật
2. Thực trạng
Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2006 (VHLSS,
2006) cho thấy, tỷ lệ khuyết tật của dân số từ 5 tuổi trở chiếm đến 15,3% trong
tổng dân số, và mới đây nhất, kết quả
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ người khuyết
tật ở độ tuổi từ
5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có
khoảng 5,8% là
nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực nông thôn.
Mặc dù, những số liệu trên có thể còn chưa phản ánh đầy đủ và chính xác
quy mô, cơ cấu
người khuyết tật ở Việt Nam, nhưng ở một chừng mực nào đó đã cho thấy vấn đề


khuyết tật và

Đồng Thị Minh Phúc

1


người khuyết tật là phổ biến ở Việt Nam1 và là vấn đề cần quan tâm trong quá
trình phát triển
kinh tế, xã hội quốc gia.
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1
triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay, mới chỉ có
khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các
loại hình trường lớp. Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ
học. Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì
lý do khuyết tật. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi
đến trường vào năm 2010 khó có thể đạt được (Chiến lược phát triển giáo dục
giai đoạn 2001-2010) (Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật – Viện Khoa học giáo
dục Việt Nam điều tra tại 13 tỉnh, 13 huyện với tổng 313 xã thuộc xã thành
phố, nông thôn, cả đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển trên dọc Bắc
Trung Nam, năm 2008)
3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân trước khi sinh: trong thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm
độc, bệnh di truyền gây dị tật bẩm sinh…
- Nguyên nhân trong khi sinh: Do mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng
cụ… .
- Nguyên nhân sau khi sinh:
+ Do nuôi dưỡng và chăm sóc : suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A,
loét giác mạc, thiếu iốt, lơ là trong khi chăm sóc trẻ khiến trẻ bị ngã, điện giật,
bỏng …

+ Do bệnh tật để lại di chứng : viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại liệt,
lao, viêm tai chảy mủ.
+ Do chiến tranh, thiên tai, tai nạn: bom mìn, lũ lụt, tai nạn giao
thông…
Theo báo cáo năm 2006 của Bộ Y tế, dị tật bẩm sinh là nguyên nhân gây
ra khuyết tật ở 70,8% trẻ em ở độ tuổi từ 5-9, và 74,9% trẻ em ở độ tuổi dưới 4
4. Hậu quả
- Đối với trẻ khuyết tật:
+ Thể chất: sức khỏe yếu, ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt…
Đồng Thị Minh Phúc

2


+ Tinh thần: Tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, khó hòa nhập, Khã
kh¨n trong viÖc häc tËp, tr×nh ®é häc vÊn thÊp: Theo Bộ LĐTBXH, trình độ học
vấn của NKT rất thấp. 41% số NKT chỉ biết đọc biết viết; 19,5% NKT học hết
cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ hoc nghề,
và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3%
được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện
có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo (Bộ LĐTBXH, 2005).
- Đối với gia đình trẻ khuyết tật: Những gia đình có người thân mới trở
thành NKT cũng trải qua những đau đớn và bối rối tương tự. Đặc biệt hơn, mất
đi một phần hay mối thu nhập chính từ người thân giờ đã trở thành khuyết tật,
mất cả một công lao động để phải chăm sóc cho NKT này, và những thay đổi
trong tâm tính của người mới bị khuyết tật làm cho sự khuyết tật trở thành một
“tai họa” cho cả gia đình. Mọi người, cả NKT lẫn các thành viên khác của gia
đình, đều mệt mỏi và thay đổi.
Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những gia đình này thường
không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ thương hại hay tội

nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ hơn. Họ hết sức
cần những hỗ trợ thích hợp để không cảm thấy đơn độc hay bị bỏ rơi trong tình
huống bất ngờ nhưng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc sống của họ và cả gia đình.
- Đối với xã hội:
+ Bố trí nguồn kinh phí cho công tác chăm sóc người khuyết tật
+ Phải có một hệ thống từ con người, thể chế chính sách để thực hiện các
hoạt động chăm sóc người khuyết tật
5. Nhu cầu
- Nhu cầu cơ bản (thể chất): chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh,
phục hồi chức năng,…
- Nhu cầu an toàn: Hỗ trợ pháp lý, được bảo vệ…
- Nhu cầu được yêu thương: được quan tâm, chia sẻ, khuyến khích, động
viên…
- Nhu cầu được tôn trọng: được hòa nhập cộng đồng, đối xử công bằng,
được đánh giá đúng năng lực, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi …
Đồng Thị Minh Phúc

3


- Nhu cầu được phát triển: Được học tập, học nghề, tạo việc làm, có thu
nhập, có chỗ đứng trong xã hội…
6. Các chính sách, dịch vụ trợ giúp
6.1 Chính sách
- Các văn bản pháp luật liên quan:
+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 số
25/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
+ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010 (chưa có
thông tư hướng dẫn thi hành);
+ Luật giáo dục;

+ Nghị định 67 và 13 …
- Chúng tôi hệ thống các chính sách dành cho trẻ khuyết tật như sau:
a. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật
- Trợ cấp: Trẻ khuyết tật không có khả năng tự phục vụ (1) và trẻ bị tâm
thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần
chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống
độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo (2) được
hưởng chế độ theo nghị định 67 và 13:
+ Do xã, phường quản lý: Đối tượng (1) hưởng trợ cấp hệ số 2,0;
đối tượng (2) hưởng trợ cấp hệ số 1,5. (NĐ 67 là 120k, NĐ 13 sửa thành 180k)
(các địa phương cũng có thể điều chỉnh mức trợ cấp cho trẻ khuyết tật theo tình
hình tài chính của địa phương nhưng không được thấp hơn khoản trợ cấp mà
nhà nước qui định). Gia đình có 2,3 hoặc 4 trẻ tàn tật nặng được hưởng trợ cấp
hệ số 2, 3 hoặc 4.
+ Tại các cơ sở bảo trợ XH: Đối tượng (1) không có chế độ; đối
tượng (2) hưởng hệ số 2,5, ngoài ra còn được trợ cấp mua sắm tư trang, vật
dụng phục vụ đời sống hàng ngày, trợ cấp thuốc chữa bệnh thông thường…
+ Ngoài ra, các đối tượng khi chết được hưởng mai táng phí
2tr/người.
+ Nhà nước còn khuyến khích các cá nhân, gia đình nhận nuôi
dưỡng trẻ khuyết tật. Gia đình nhận nuôi trẻ khuyết tật dưới 18 tháng tuổi
hưởng hệ số trợ cấp 3,0. Nhận nuôi trẻ KT trên 18 tháng tuổi là hệ số 2,5

Đồng Thị Minh Phúc

4


- Khám chữa bệnh
+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại NĐ 63/2005/NĐ-CP ngày

16/5/2005 về ban hành điều lệ bảo hiểm y tế.
+ Được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập
theo quy định điều 18 NĐ 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về việc quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
b. Chính sách học văn hóa và hòa nhập học đường
Luật về người khuyết tật quy định nhà nước tạo điều kiện để trẻ khuyết tật
được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của các em.
Việc học tập của trẻ khuyết tật được tổ chức thực hiện dưới các hình thức:
Học hội nhập và hoà nhập trong các trường phổ thông, học ở trường chuyên
biệt dành cho người khuyết tật, học tại nơi chăm sóc trẻ khuyết tật và tại gia
đình.
Trẻ khuyết tật được miễn, giảm học phí và được hưởng chế độ học bổng
khuyến khích:
+ Trẻ khuyết tật được miễn học phí là đối tượng: thân nhân của người có
công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số
26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005
+ Trẻ khuyết tật được giảm học phí, hỗ trợ học phí: (theo Điều 5 Nghị
định 49/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng là trẻ em được giảm học phí như
sau)
/ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông (trong đó có trẻ khuyết tật)
có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo
được giảm 50% học phí.
/ Khoản 2 Điều 6 NĐ này cũng quy định: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh
phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật
có khó khăn về kinh tế được hỗ trợ chi phí học tập với mức 70.000 đồng/học
sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác... thời gian được hưởng theo thời
gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học
+ Học bổng và khuyến khích học tập: (Theo thông tư liên tịch số
53/1998/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/8/1998) học sinh là người tàn
tật đang học tại các trường dạy nghề Trung ương dành cho thương binh và người

tàn tật (không hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học) do ngành Lao động –
Đồng Thị Minh Phúc

5


Thương binh và Xã hội quản lý. Mức học bổng chính sách là 120.000 đồng
/tháng, nếu có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ khá – giỏi trở lên thì ngòai
phần học bổng chính sách được cấp hàng tháng còn được nhận thêm phần thưởng
khuyến khích học tập.
Dù đã có những qui định bảo vệ về luật pháp, trình độ văn hoá của các em
khuyết tật vẫn được đánh giá là rất thấp. Tình trạng trẻ em không được đi học
và bỏ học giữa chừng được cho là do gia đình các em còn nghèo, thiếu các
chương trình giáo dục và hỗ trợ trẻ khuyết tật, nhà trường không tiếp cận được
các em khuyết tật và tâm lý đau buồn và mất lòng tin ở các em khuyết tật, thiếu
đội ngũ giáo viên và thông tin liên quan tới các em khuyết tật, và tình trạng kỳ
thị định kiến đối với các em.
Hy vọng rằng mục tiêu của chiến lược giáo dục vào năm 2010 sẽ có
khoảng 75% trẻ khuyết tật được giáo dục hòa nhập sẽ là con số trở thành hiện
thực, để trẻ khuyết tật nào cũng được đến trường, được học, được giao lưu với
những bạn không khuyết tật trong môi trường yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau. Giáo dục hòa nhập chính là việc “nâng cánh” để trẻ khuyết tật bước vào
đời với một tương lai tươi sáng hơn.
c. Chính sách học nghề và tạo việc làm
Việc dạy nghề và học nghề là một trong các nội dung chính trong việc
trang bị hành trang vào đời cho các em.
Trong học nghề, các em ở trung tâm bảo trợ được quyền tự chọn ngành
nghề học theo sở thích và nguyện vọng. Các em trai thường theo học các nghề
sửa chữa cơ khí (sửa xe gắn máy), điện gia dụng, điện lạnh, cắt tóc, mộc mỹ
nghệ...Các em gái thường theo học may công nghiệp, may dân dụng, uốn tóc, tiểu

thủ công, vi tính văn phòng, đan lát, mây, tre, lá, thú nhồi bông...
Theo Pháp lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/7/1998 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về Người tàn tật quy định về việc học nghề và việc làm đối
với người tàn tật từ điều 18 đến điều 23 Chương IV như sau:
- Với trẻ khuyết tật:
+ Người tàn tật học nghề được giảm hoặc miễn học phí, được hưởng trợ
cấp xã hội theo quy định của Chính phủ

Đồng Thị Minh Phúc

6


+ Người tàn tật tự tạo việc làm và làm việc tại nhà được vay vốn lãi suất
ưu đãi; được chính quyền địa phương giúp đỡ về chuyển giao công nghệ, hướng
dẫn sản xuất và kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.
- Với Tổ chức, cơ sở dạy nghề, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh:
+ Thu nhận người tàn tật vào học nghề, làm việc và tạo việc làm cho người
tàn tật được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật lao động. (Điều
18)
+ Cơ sở dạy nghề thu nhận người tàn tật vào học nghề, cơ sở dạy nghề , Cơ
sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được xét giảm, miễn thuế,
được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án dạy nghề, được địa phương giao hoặc
cho thuê đất tại những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề; được chính
phủ hỗ trợ ngân sách xây dựng trường, lớp, mua sắm thiết bị, phương tiện dạy
học, đào tạo giáo viên.(Điều 19)
+ Cơ quan hành chính, sự nghiệp không được từ chối nhận người tàn tật
vào làm việc khi người tàn tật đó đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn làm công
việc phù hợp mà cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.
+ Khi sử dụng lao động là người tàn tật, người sử dụng lao động phải thực

hiện những quy định của Bộ Luật lao động và các quy định riêng đối với lao
động là người tàn tật.(Điều 21)
d. Chính sách hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao
-Tại luật người khuyết tật nhấn mạnh sự cần thiết tạo điều kiện cho trẻ
khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội, gồm các hoạt động văn hóa, thể
thao và vui chơi giải trí, và tham gia vào các tổ chức xã hội và quy định Nhà
nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật phát triển tiềm
năng sáng tạo của mình trong các lĩnh vực.
- Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết
tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về
loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du
lịch của người khuyết tật. VD: Paragame
6.2 Dịch vụ trợ giúp
- Dịch vụ chăm sóc tại trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội, mái ấm tình
thương…
Đồng Thị Minh Phúc

7


- Tư vấn tâm lý qua đường dây nóng hoặc trực tiếp
- Hỗ trợ pháp lý cho người khuyết tật
- Mô hình Nhà chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ
khuyết tật nặng, thí điểm tại 14 tỉnh: Hải phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vĩnh
Phúc, Kontum, Đắc lắc, HCMinh…
- Tăng cường giao thông công cộng và các nơi vui chơi công cộng dành
cho trẻ khuyết tật đáp ứng quy cách kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng đảm bảo
thân thiện như ga tàu, nhà văn hóa, bưu điện... như hiện nay ở sân bay quốc tế
Nội Bài, khu tổ hợp thể thao Mỹ Đình, Bảo tàng dân tộc học Hà Nội, Trung tâm
thương mại Tràng Tiền, các khu phố cổ ở trung tâm thành phố Hội An, một vài

tuyến phố ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
VD: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên và cũng là nơi duy nhất đưa
các xe khách thân thiện với người khuyết tật vào sử dụng . Bắt đầu từ 1/11/2011
một HTX xe buýt tại TP HCM sẽ vận hành mỗi ngày 5 xe buýt thân thiện với
Người Khuyết Tật. Các phương tiện vận tải sẽ có sàn thấp và cửa có lắp ván trượt
được kéo xuống vỉa hè. Các loại xe này cũng được có khu riêng dành cho Người
Khuyết Tật, người già và phụ nữ mang thai. Các xe này sẽ đi qua một số điểm
chính như trung tâm chấn thương và chỉnh hình, Trung tâm Phục hồi chức năng
cho Trẻ em Khuyết tật, Làng trẻ em mồ côi và khuyết tật SOS Thủ Đức, Bệnh
viện Quân đội ở Thủ Đức. Giá cao gấp 1,5 lần đến 2 lần so với các loại xe bình
thường do các thiết kế đặc thù.Người Khuyết Tật có thể đi lại miễn phí. Thành
phố kể từ tháng 6 đã cấp 4000 thẻ xe buýt miễn phí cho Người Khuyết Tật và
thương bệnh binh. Con số này có thể tăng nhiều lần trong thời gian tới.
- 18/4 ngày người KT Việt Nam và 3/12 ngày người KT quốc tế là cơ hội
lớn cho người khuyết tật trên cả nước giao lưu, chia sẻ và tìm kiếm cơ hội việc
làm.
7. Thách thức
- Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức
và còn quá ít. Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm
cho việc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật.
- Đã có nhiều dịch vụ và chương trình cho trẻ khuyết tật nhưng những
chương trình này chưa kết nối với nhau nên còn tình trạng manh mún rải rác;
- Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và
Đồng Thị Minh Phúc

8


thiếu về số lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những
trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ

dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào
tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng. Các nhân viên y tế tại xã, phường
không được đào tạo chuyên nghiệp về phát hiện sớm tình trạng khuyết tật;
- Các tài liệu hướng dẫn vẫn chưa chú ý đến việc phát hiện sớm và can
thiệp kịp thời để tránh tình trạng khuyết tật trong trẻ em, giảm hiệu quả của
phương pháp phục hồi.
- Sự kỳ thị với người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng vẫn
tồn tại trong một nhóm nhỏ của xã hội. Cha mẹ các sinh viên khỏe mạnh bình
thường không ủng hộ nhiều việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật vì sợ tác
động tiêu cực lên con. Học sinh đôi khi lại trêu đùa bạn khuyết tật cùng lớp, làm
giảm sự tự tin của các em này.
Như vậy, nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp lý khá toàn
diện về người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng, Mặc dù vậy, vẫn
cần Nhà nước và chính quyền địa phương cố gắng hơn nữa trong trợ cấp xã hội
cho trẻ khuyết tật. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các cơ quan tài trợ cần
chủ động hỗ trợ tài chính và kỹ thuật hơn nữa cho nhiều dự án và chương trình
chăm sóc cho trẻ khuyết tật để trẻ nhanh chóng hòa nhập và phát triển trong xã
hội

Đồng Thị Minh Phúc

9



×