Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP dạy học môn TIẾNG ANH THPT THEO HƯỚNG TÍCH cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.97 KB, 39 trang )

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

1


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


22
23
24
25
26
27
28
29
30

Nội dung
I. Đổi mới chương trình giáo dục THPT
1. Về chương trình giáo dục THPT
2. Về mục tiêu của giáo dục THPT
3. Về kế hoạch dạy học
4. Về đổi mới phương pháp dạy học
II. Đổi mới phương pháp dạy học
1. Dạy đọc hiểu
1.1. Quan điểm chung
1.2. Cấu tạo bài đọc hiểu
1.3. Quy trình dạy bài đọc hiểu
1.4. Một số lưu ý khi dạy kĩ năng đọc hiểu
1.5. Ví dụ triển khai dạy kĩ năng đọc hiểu
2. Dạy kĩ năng nói
2.1. Mục đích của dạy kĩ năng nói
2.2. Bản chất của dạy kĩ năng nói
2.3. Ba giai đoạn trong bài dạy nói
3. Dạy kĩ năng nghe
3.1. Ba giai đoạn trong một bài dạy kĩ năng tiếp nhận
3.2. Các thủ thuật dạy nghe hiểu

4. Dạy kĩ năng viết
4.1. Dạy viết có kiểm soát
4.2. Dạy viết có hướng dẫn
4.3. Dạy viết tự do
4.4. Chuẩn bị viết
4.5. Học sinh viết
4.6. Sau khi viết
5. Dạy kiến thức ngôn ngữ
5.1. Dạy ngữ âm
5.2. Dạy từ vựng
5.3. Dạy ngữ pháp

2

Trang
3
3
3
4
7
12
12
12
14
16
19
19
22
22
22

23
26
26
27
30
30
31
31
32
33
33
34
34
36
39


Đổi mới giáo dục trung học phổ thông gắn bó chặt chẽ và thực chất là
nằm trong khuôn khổ của đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, tuân thủ
các định hướng, nguyên tắc chung của công cuộc đổi mới giáo dục.
I. Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông
Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) trong quá
trình triển khai đã quán triệt các định hướng, các nguyên tắc chung nhất đối
với các cấp học khác đồng thời chú trọng những đặc điểm riêng của cấp học
này.
1. Về chương trì nh giáo dục trung học phổ thông
Chương trình cấp trung học phổ thông quy định mục tiêu, kế hoạch
giáo dục của cấp học với các giải thích cần thiết; các định hướng về phương
pháp tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, sự phát triển logic của các
nội dung kiến thức ở từng môn học, lớp học. Chương trình cấp trung học

phổ thông còn đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và
thái độ trên các lĩnh vực học tập mà học sinh cần và có thể đạt được sau khi
hoàn thành cấp học.
2. Về mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông
Văn bản chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông đã trình bày mục tiêu
cấp học theo Luật Giáo dục quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ
sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật
và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực
cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động.” (Điều 27, mục 2, chương II, Luật Giáo
dục- 2005)
Căn cứ vào mục tiêu chung được luật định, mục tiêu cụ thể của cấp
THPT được xây dựng, thể hiện qua yêu cầu học sinh học xong cấp THPT
3


phải đạt được ở các mặt giáo dục: tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến
thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật và hướng nghiệp; kĩ năng học tập và vận
dụng kiến thức; về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ. Cụ thể nội dung của mục
tiêu cụ thể của giáo dục THPT có một số điểm mới cần được lưu ý như sau:
+ Sống lành mạnh, tự tin, tự tôn dân tộc, có chí lập nghiệp, không cam
chịu nghèo hèn;
+ Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường,
có khả năng ứng dụng một số thành tựu của công nghệ thông tin ở trình độ
phổ thông trong giải quyết công việc;
+ Phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập chung, kĩ năng vận dụng
kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và cuộc
sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng.
3. Về kế hoạch dạy học

Kế hoạch giáo dục là văn bản qui định thành phần các môn học trong nhà trường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho
từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm
học.
Kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông
Số

Môn học và

th

hoạt động

Lớp 10
KH KH Cơ

Lớp 11
KH KH Cơ

Lớp 12
KH KH


TN

TN

TN

XH- bản
NV


XH-

bản

NV

XH

bản

N
V

1Ngữ văn
2 Toán
3 Giáo dục công

3
4
1

4
3
1

3
3
1
4


3,5
4
1

4
3,5
1

3,5
3,5
1

3
4
1

4
3,5
1

3
3,5
1


dân
4 Vật lí
5 Hoá học
6 Sinh học

7 Lịch sử
8 Địa lí
9 Công nghệ
10 Thể dục
11 Tiếng
nước
ngoài
12 Tin học
13 Giáo dục quốc

2,5
2,5
1,5
1,5
1,5
2
2
3

2
2
1
1,5
2
2
2
4

2
2

1
1,5
1,5
2
2
3

2,5
2,5
1,5
1
1
2
2
3

2

2

2

1,5

1,5
2

1,5
2


4
2

1
2

2
2
1,5
2
1,5
2
2
4

2
2
1,5
1
1
2
2
3

3
2,5
2
1,5
1,5
1

2
3

2
2
1,5
2
2
1
2
4

2
2
1,5
1,5
1,5
1
2
3

1,5 1,5
35 tiết/năm

1,5

1,5

1,5


phòng và an
ninh
14 Tự chọn
15 Hoạt động tập

1
2

thể
16 Hoạt động giáo

4
2

1,5
2

1,5
2

4
2

4 tiết/tháng

dục ngoài giờ
lên lớp
17 Giáo dục hướng nghiệp
18 Giáo dục nghề
phổ thông

Tổng số tiết/tuần
Ghi chú:

3 tiết/tháng
Không học
30

30

3 tiết/tuần

30

28,5

30

Không học
30

29,5

30

- Kí hiệu KHTN có nghĩa là ban Khoa học tự nhiên, KHXH&NV là ban Khoa học xã hội
và nhân văn.
- Các số trong mỗi ô là số tiết trong một tuần của môn học hoặc hoạt động giáo dục tương ứng.

Chương trình các môn học của trung học phổ thông gồm chương
trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối

thiểu mọi học sinh cần và có thể đạt; chương trình nâng cao đối với 8 môn
5

29,5


phân hoá: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa và Tiếng nước ngoài.
Trong chương trình của từng môn, mục tiêu môn học được thiết kế nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục của cả cấp học. Chương trình giới thiệu quan điểm
chính của việc xây dựng lại chương trình môn học; trình bày chuẩn kiến
thức kĩ năng môn học theo từng lớp và những gợi ý cần thiết về phương
pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của
học sinh.
- Chương trình tự chọn: Ngoài ra còn có hệ thống các chủ đề tự chọn cung
cấp cho học sinh những cơ hội để củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng có
trong chương trình các môn học hoặc mở rộng, nâng cao đáp ứng nhu cầu của
học sinh.
Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm của trường trung học phổ
thông phân ban, quá trình xây dựng lại chương trình phải đảm bảo được các
nguyên tắc chung đổi mới chương trình, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu
sau:
- Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp học:
- Đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể và yêu cầu kế thừa trong việ hoàn thiện,
phát triển nội dung học vấn phổ thông :
- Tiếp tục đảm bảo yêu cầu cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam
- Đảm bảo tính sư phạm và yêu cầu phân hoá
- Góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học
- Tiếp tục coi trọng vai trò của phương tiện dạy học
- Đổi mới đánh giá kết quả quá trình học tập

- Chú ý tới các vấn đề của địa phương
4. Về đổi mới phương pháp dạy học

6


Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới
phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học
chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể
đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong
bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
(12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999).
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
- Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”,
đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những
điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được
giáo viên sắp đặt.

+ Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

7


Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ
tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh
mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ
học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay
trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả
trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể
đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp
nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là
khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc. Áp dụng phương
pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn. Việc sử
dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu
cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều
kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau:


Quan

Dạy học cổ truyền
Các mô hình dạy học mới
Học là quá trình tiếp thu Học là quá trình kiến tạo; học sinh

niệm

và lĩnh hội, qua đó hình tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện

8


thành kiến thức, kĩ năng, tập, khai thác và xử lí thông tin, …
tư tởng, tình cảm.
Bản chất Truyền

thụ

tri

tự hình thành hiểu biết, năng lực
và phẩm chất.
thức, Tổ chức hoạt động nhận thức cho

truyền thụ và chứng minh học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra
chân lí của giáo viên.
chân lí.
Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri Chú trọng hình thành các năng lực
thức, kĩ năng, kĩ xảo. (sáng tạo, hợp tác, …) dạy phương

Học để đối phó với thi pháp và kĩ thuật lao động khoa học,
cử. Sau khi thi xong dạy cách học. Học để đáp ứng
những điều đã học th- những yêu cầu của cuộc sống hiện
ường bị bỏ quên hoặc ít tại và tương lai. Những điều đã học
dùng đến.

cần thiết, bổ ích cho bản thân học

Nội

sinh và cho sự phát triển xã hội.
Từ sách giáo khoa + giáo Từ nhiều nguồn khác nhau : SGK,

dung

viên

GV, các tài liệu khoa học phù hợp,
thí nghiệm, bảo tàng, thực tế … : gắn
với :
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bồi cảnh và
môi trường địa phương.

Phương

- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Các phương pháp diễn Các phương pháp tìm tòi, điều tra,


pháp

giảng, truyền thụ kiến giải quyết vấn đề; dạy học tương

Hình

thức một chiều.
tác.
Cố định : Giới hạn trong Cơ động, linh hoạt : Học ở lớp, ở

thức tổ

4 bức tường của lớp học, phòng thí nghiệm, ở hiện trường,

9


chức

giáo viên đối diện với cả trong thực tế …, học cá nhân, học
lớp.

đôi bạn, học theo nhóm, cả lớp đối

diện với giáo viên
-Những phương pháp dạy học tích cực cần đư ợc phát triển ở
trường THPT
Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực
của hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi,
vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều

kiện dạy và học ở nước ta để giáo dục từng bước tiến lên vững chắc. Theo
hướng nói trên, nên quan tâm phát triển một số phương pháp dưới đây.
+ Vấn đáp tìm tòi
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi
để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua
đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
Có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp : vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi.
+ Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh
gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tập
dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải
trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ
có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu
giáo dục và đào tạo. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh
vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phơng pháp chiếm lĩnh tri thức
đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng
với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy
10


sinh. Dạy và học phát hiện, giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù
phương pháp dạy học, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá
trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với phương pháp dạy học.
+ Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là mới với đa số giáo viên. ở
những trường từng tham gia các dự án giáo dục dân số, giáo dục môi trường,
phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý, giáo viên đã được làm quen với
phương pháp này do các chuyên gia quốc tế hướng dẫn.
Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các

băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ
hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành
viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia,
nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học
sinh với sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực
của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn
luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần
tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt
động nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học,
hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.
+ Dạy học theo dự án
Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế- xã
hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực
hiện dự án. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế
11


hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính,
điều kiện vật chất, nhân lực và cần đợc thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp,
liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, có thể cần sự tham gia của giáo viên
nhiều môn học.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực
hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc
chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ

thể,.....
Những phương pháp gợi ý trên đây là chung cho nhiều môn học ở trường
phổ thông. Tuỳ từng môn học có thể vận dụng một số phương pháp đặc thù
khác.
II. Đổi mới phương pháp dạy học
1. Dạy đọc hiểu
1.1. Quan điểm chung
Đọc hiểu là một trong những kĩ năng được quan tâm trong SGK. Tầm quan
trọng của đọc được thể hiện ở chỗ nó được thiết kế như là điểm xuất phát
của mỗi đơn vị bài học và được xếp ở tiết đầu tiên của mỗi đơn vị bài học
(A. READING). Nội dung bài đọc thường thể hiện chủ đề chính của đơn vị
bài học ấy.
Các bài đọc trong SGK cố gắng khai thác hợp lí và triệt để hệ thống phương
pháp dạy học ngoại ngữ tiên tiến thể hiện qua quan điểm lấy nhiệm vụ giao
tiếp làm nền tảng. Mỗi bài đọc là một nhiệm vụ giao tiếp lớn (task) và được
dạy trong một tiết trên lớp. Mỗi nhiệm vụ giao tiếp lớn được chia thành

12


nhiều nhiệm vụ giao tiếp nhỏ (sub-task) và được thể hiện qua các bài tập của
bài đọc.
Các bài đọc trong SGK được biên soạn thông qua ba giai đoạn dạy học cơ
bản (The 3-stage process). Có hai cách thể hiện quan điểm dạy học theo quy
trình ba giai đoạn:


Pre-task (introduction to topic and task) → Through-

task (language analyisis and task) → Post-task (application)



Pre-task (introduction to topic and task) → Task cycle

(task and planning report) → Language focus (analysis and
practice)
Quan điểm dạy đọc hiểu vừa nêu ở trên được thể hiện trong SGK qua các
tiêu đề:
Before you read
While you read
After you read
Tuỳ từng điều kiện và hoàn cảnh dạy học (đối tượng học sinh, độ khó hay dễ
của bài đọc hoặc sở thích của giáo viên), GV có thể áp dụng các cách dạy
nhằm đạt hiệu quả dạy học cao.
1.2. Cấu tạo bài đọc hiểu
Cấu tạo của các bài đọc hiểu trong SGK 10 là:
Unit
1.

Before
you read
Answer

While you read
1.

Multiple

choice Summary


A day in the the

sentences

life of ...

2. Answer the questions

questions

13

After you read


3. Make a brief note
Discussion 1. Find the meaning of Discussion

2.
School talks

words in sentences
2. Find out who do what

3.

Answer

3. Answer the questions
1. Match the words with Summary


People’s

the

their meanings

passage

background

questions

2. Decide T/F statements

the words

4.

3. Answer the questions
Discussion 1. Find the meaning of 3.

using

Scan

Special

words in sentences


education

2.

5.

Answer

sentences
passage
1. Complete the sentences Discuss

Technology

the

using the words provided

and you

questions

2.

the

passage

the
&


Multiple-choice complete

the
the

question

Multiple-choice

sentences
3. Arrange the sequence of
event
Discussion 1.

6.

Multiple-choice Fill

in

An excursion

sentences

7.

2. Answer the questions
the passage
1. Match the words with Discussion


The
media

Answer
mass the
questions

missing words in

their meanings
2.

Multiple-choice

sentences
8.

Answer

The story of the

3. Answer the questions
1. Find the meaning of Discussion
words
14

the



my village

questions

2. Read the passage and
complete the table

3. Answer the questions
Discussion 1. Complete the sentences Fill

9.

in

the

Undersea

using the words provided

missing words in

world
10.

Answer

2. Answer the questions
1. Word definition


the passage
Answer

Conservation

the

2. Decide T/F statements

questions

3. Choose the main idea
1. Word definition

Discussion

11.

questions
National Answer

parks

the

2. Answer the questions

12.

questions

Descriptio

1. Complete the sentences Answer

Music

n

using the words provided

questions

Answer

2. Answer the questions
1. Word definition

Discussion

13.
Film
cinema

and the
questions

the

the


2. Answer the questions
3. Decide the title of the

14. The world Answer

passage
1. Match the words with Summary

cup

the

their meanings

questions

2

Scan

the

text

and

complete the sentences.
15.

Answer


3. Decide T/F statements
1. Word definition

Cities

the

2. Decide T/F statements

16.

questions
Answer

3. Answer the questions
1. Find the meaning of Answer

Historical

the

words

Discussion

questions

15


the


places

questions

2. Decide T/F statements

1.3. Qui trình dạy đọc hiểu
Before you read
* Mục đích
Mục đích của các bài tập này là:


Gây hứng thú, thu hút HS vào bài đọc;



Chuẩn bị hoặc trang bị một số hiểu biết, kinh nghiệm của

HS có liên quan đến nội dung của bài đọc;


Giải quyết các khó khăn về ngôn ngữ hoặc kiến thức văn

hoá, đất nước học;


Giúp HS đoán trước các thông tin có liên quan đến nội


dung bài đọc sau đó.
* Cách thức thực hiện
 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoặc cặp nói về các tranh
và thảo luận sử dụng các câu hỏi gợi ý trong SGK. Sau đó GV yêu cầu
đại diện các nhóm/cặp phát biểu quan điểm của nhóm/cặp trước lớp,
các nhóm/cặp khác nghe và cho ý kiến nhận xét.
 GV có thể đặt thêm các câu hỏi, gợi có ý liên quan đến chủ đề
của bài đọc để giúp HS có thêm các thông tin hoặc hiểu sâu thêm chủ
đề của bài đọc. GV cũng có thể yêu cầu HS tham gia các hoạt động
như động não, thảo luận, đố vui gắn với nội dung bài đọc. Các câu trả
lời của HS có thể không đúng với nội dung bài đọc, điều đó không
quan trọng vì mục đích chính của hoạt động này là gây hứng thú, cung
cấp thông tin, những hiểu biết và kinh nghiệm có liên quan đến nội
dung bài đọc sau đó.
16


 Tìm từ, cấu trúc khó, mới liên quan đến bài đọc. HS có thể tìm
5-7 từ mới liên quan đến bài đọc, sau đó các em thảo luận để tìm
nghĩa (qua tra cứu từ điển, hoặc hiểu từ trong văn cảnh hoặc GV giải
thích, …)
* Thời gian tiến hành: từ 5-7 phút
While you read
Bài đọc hiểu trong SGK thường có độ dài khoảng 190-230 đơn vị từ vựng,
được phân thành các đoạn ngắn và được viết bằng văn phong ngắn gọn,
trong sáng, dễ hiểu cho đối tượng học sinh phổ thông.
* Mục đích
Mỗi loại bài tập sau bài đọc có mục đính khác nhau:
Bài tập 1 giúp SH hiểu nghĩa các từ/cụm từ có trong bài

Bài tập 2 giúp HS hiểu sâu nội dung bài đọc
Bài tập 3 giúp HS hiểu bao quát nội dung bài đọc
* Cách thức tiến hành
Với loại bài tập thứ nhất: GV yêu cầu HS làm việc theo cá
nhân, cặp hoặc nhóm, đọc đoạn văn lần thứ nhất (tập trung vào việc
tìm kiếm từ, cụm từ, thông tin cụ thể) và đoán nghiã của từ/cụm từ
trong ngôn cảnh theo yêu cầu của từng bài tập cụ thể.
Với loại bài tập thứ hai: HS đọc sâu và đọc kĩ đoạn văn theo cá
nhân lần thứ hai (hiểu sâu và hiểu chi tiết văn bản), sau đó thảo luận
trong nhóm hoặc cặp theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
Với loại bài tập thứ ba: HS đọc quýet theo cá nhân đoạn văn lần
thứ ba (tìm ý chính của cả bài hay mỗi đoạn) theo cá nhân đoạn văn
lần thứ ba, sau đó thảo luận trong nhóm hoặc cặp theo yêu cầu của các
bài tập trong SGK.
* Thời gian tiến hành: từ 20-25 phút
17


After you read
* Mục đích
Giúp HS tóm tắt lại bài đọc, củng cố lại kiến thức ngôn ngữ đã học và phát
triển kĩ năng đọc hiểu thông qua việc liên hệ những điều đã học với cuộc
sống thực tế.
* Cách thức tiến hành
 Kể tóm tắt ý chính của bài trong nhóm/cặp. Khi kể lại, HS sử
dụng các thông tin đã thảo luận qua các bài tập đã làm trước đó.
 HS thảo luận, đóng vai trong nhóm nhằm so sánh, đối chiếu
những điều đã học với thực tế cuộc sống, bày tỏ quan điểm hoặc phê
phán những điều đã đọc được.
 Viết tóm tắt nội dung chính đoạn văn, so sánh, đối chiếu hoặc

bầy tỏ quan điểm của mình về nội dung bài đọc.
* Thời gian tiến hành: từ 5-10 phút
1.4. Một số lưu ý khi dạy kĩ năng đọc hiểu
 GV lưu ý HS không đọc từng từ một mà hạn chế tốc độ đọc;
không tập trung quá nhiều vào kiến thức ngôn ngữ mà bỏ qua nghĩ
của bài đọc; không chú ý quá nhiều vào các chi tiết mà bỏ qua ý chính
của bài đọc.
 Làm việc theo nhóm/cặp và cả lớp là hoạt động chủ đạo của
bài đọc hiểu.
 Trong tất cả các hoạt động đọc, GV là người tổ chức, điều
khiển, hướng dẫn, nguồn thông tin bổ xung cho hoạt động đọc của học
sinh.
 Cần thay đổi các thủ thuật trong dạy đọc để bài học hấp dẫn,
tránh lối mòn, nhàm chán.
18


1.5. Ví dụ triển khai dạy kĩ năng đọc hiểu
Unit 11: National parks
trọng tâm
1. Kĩ năng ngôn ngữ:
Đọc hiểu nội dung các đoạn văn ngắn về chủ đề rừng quốc gia của một
số nước trên thế giới.
2. Trọng tâm ngôn ngữ:
Từ vựng: Các từ liên quan đến chủ điểm rừng quốc gia như các loài
động, thực vật (butterflies, animals, orphanage, species …), các từ chỉ
phương hướng (northward, southward, through, across, eastern end …), tính
từ chỉ tính chất, đặc điểm (expensive, dangerous, comfortable, ….).
Ngữ pháp:
- Cấu trúc câu với should và shouldn't.

- Giới từ chỉ phương hướng: through, across, away, northward …
Tiến trình bài dạy
Before you read
Theo cặp, yêu cầu HS hỏi và trả lời các thông tin liên quan đến chủ điểm
rừng quốc gia. GV có thể giải đáp một số câu hỏi khó. Ví dụ: What trees and
animals can you see in a national park? I can see herbal trees, tigers,
elephants, ... there.
While you read
Theo cá nhân, yêu cầu HS đọc lướt các đoạn văn, hướng sự chú ý đến tiêu đề
và câu đầu tiên của mỗi đoạn để nắm ý chính qua việc trả lời một số câu hỏi
như: What national parks are described? Where are they? What are the
most significant / important features?
19


Task 1. (10 phút)
Luyện tập cá nhân, yêu cầu HS đọc lướt từng đoạn văn, chú ý đến các từ cần
giải thích trong bài tập. Khuyến khích HS đoán nghĩa từ dựa vào ngữ cảnh
của bài đọc hoặc suy luận từ gốc từ. Ví dụ: rainforest được hình thành trên
cơ sở hai từ rain và forest, sub-tropical là từ ghép giữa sub và tropical ...
Đáp án:
2. contain

3. pecies

4. survive

5. sub-tropical

6.


contamination
Yêu cầu HS giải thích lại các từ vừa hoàn thành mà không nhìn vào SGK.
Ví dụ: To establish means to start an organization/company/system etc that
is intended to exist or continue for a long time.
Task 2. (15 phút)
Làm việc cá nhân, yêu cầu HS đọc thầm bài đọc đã chọn, tập trung chú ý
vào các thông tin liên quan đến các câu hỏi cần trả lời. Có thể có nhiều cách
đọc:
- Đọc cả ba đoạn văn sau đó trả lời các câu hỏi.
- Đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi có liên quan.
- Đọc các câu hỏi trước để xác định các thông tin cần nắm bắt sau đó
đọc các đoạn văn.
Theo cặp hoặc nhóm nhỏ, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. Lưu ý HS không
nhìn vào SGK khi trả lời các câu hỏi (dùng kĩ thuật: Look up and say)
Đáp án gợi ý:
1. (The area of the rainforest in Cuc Phuong National Park is) 200
square km.
2. It is one of the coolest months of the year in this region.
3. They can learn about the habits of animals and how one species is
dependent upon another for survival.
20


4. In the Orphanage, orphaned and abandoned animals are taken
care of.
5. Everglades National Park is endangered because of the toxic
levels of chemicals in the water.
6. If more chemicals are released into the water, plants and animals
will die/be killed/destroyed.

After you read
Làm việc theo nhóm, yêu cầu HS chọn nơi mình thích đến, trao đổi và thảo
luận theo yêu cầu của đề bài. Để việc thảo luận được tiến hành sôi nổi, yêu
cầu học sinh "động não" (brainstorming) vào các ý khác nhau của mỗi đoạn
văn. Ví dụ với Cúc Phương National Park:
- old → what can be seen in the old forest/why is it old?
- rainforest → what is special in the rainforest? What does rainforest
mean?/what can be seen there?
- case → why are you interested in visiting the caves? What can be seen in
the caves?/Is it dangerous to get into the caves?
1,000-year-old trees → why do you like looking at old trees?
2. Dạy kĩ năng nói
2.1. Mục đích của dạy kĩ năng nói
Dạy kĩ năng nói giúp học sinh luyện tập để có thể dùng ngôn ngữ đã học
diễn đạt được ý riêng của mình theo nội dung chủ đề.
2.2. Bản chất của dạy kĩ năng nói
Kĩ năng nói là một trong hai kĩ năng sản sinh (productive skills), đó là kĩ
năng nói và kĩ năng viết. Hai kĩ năng này khác với hai kĩ năng tiếp nhận
(receiptive skills), đó là kĩ năng đọc và viết. Dạy kĩ năng nói gần giống như
21


việc dạy các kiến thức ngôn ngữ như từ vựng hoặc cấu trúc câu; vì vậy học
sinh phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu và cuối cùng
phải sử dụng được ngữ liệu để diễn đạt được ý tưởng của mình theo nội
dung chủ đề nhất định một cách tự do.
Như vậy, việc cung cấp ngữ liệu là cần thiết, làm tiền đề cho việc luyện tập.
Nhưng quan trọng nhất là cuối cùng học sinh phải vận dụng được ngữ liệu đó để
nói.
Để bài luyện nói đạt hiệu quả cao các hoạt động luyện tập cần phải thú vị, hấp

dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của học sinh. Bên cạnh
đó cũng nên thiết kế các hoạt động có tính thách thức cao hoặc tạo khí thế thi
đua giữa các cá nhân, các cặp hay nhóm học sinh bằng cách khuyến khích,
động viên cho điểm, có phần thưởng cho những bài nói hay.
Một bài dạy kĩ năng nói (Speaking) thường bao gồm 3- 4 nhiệm vụ:


Các nhiệm vụ đầu (Tasks1, 2) nhằm cung cấp ngôn ngữ đầu

vào, bao gồm các từ ngữ cần thiết gắn liền với chủ đề của bài học.


Các nhiệm vụ sau (Task 3 hoặc 4) nhằm tổng hợp hoặc bổ sung

các năng lực ngôn ngữ đã được thực hiện ở nhiệm vụ đầu và biến chúng
thành một chủ đề nói của học sinh có độ dài 1-2 phút.
2.3. Ba giai đoạn trong bài dạy nói
A) Giai đoạn chuẩn bị nói (Prepairing for Speaking)
Đó là việc khai thác bài nói mẫu (Nhiêm vụ đầu): Bài nói mẫu có thể là
những phát ngôn riêng lẻ, một đoạn hội thoại hay một đoạn lời nói ngắn.
Giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật sau:


Đọc to bài mẫu một lần (chú ý cách phát âm, trọng âm từ mới,

nhịp điệu câu, nghĩa của từ mới…)

22





Học sinh đọc lại theo giáo viên (đọc đồng thanh và đọc to).



Dùng câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra cách sử dụng từ, cấu

trúc câu.


Cho học sinh luyện đọc bài mẫu thành thạo theo cặp hoặc theo

nhóm
Lưu ý:
- Giáo viên cần chú ý đến độ chính xác ngôn ngữ trong lời nói của học
sinh và sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp.
- Giaó viên gợi mở để học sinh đóng góp những ý tưởng chung cho bài
nói (hoạt động động não “Brain storming”) cho cả lớp hoặc cho học sinh
làm việc theo nhóm, thảo luận liệt kê ý tưởng, sau đó đóng góp với cả
lớp.
- Khi đưa ra yêu cầu bài tập, giáo viên không nên trực tiếp làm mẫu mà
giúp học sinh khá/ giỏi trong lớp làm mẫu trước.
- Giáo viên hỏi vài câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có thực sự hiểu cách
làm và yêu cầu của bài tập hay không.
B) Giai đoạn luyện nói có kiểm soát (Controlled Practice)
- Học sinh luyện nói theo yêu cầu (Các nhiệm vụ sau) và sử dụng những
ý hoặc từ vựng cấu trúc câu cho trước.
- Tổ chức luyện tập: giáo viên nên cho học sinh luyện tập theo cặp hoặc
nhóm để tiết kiệm thời gian (hạn chế việc giáo viên cùng tham gia nói

với học sinh như hỏi - trả lời)
- Vai trò của giáo viên:


Trong khi học sinh luyện tập, giáo viên đi quanh các nhóm

quan sát, nhắc nhở học sinh không nên dùng tiếng Việt, khuyến khích
mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được nói.

23




Giáo viên có thể sửa lỗi và những vướng mắc về ngôn ngữ của

học sinh về phát âm hay ngữ pháp, hoặc gợi ý từ mới có liên quan đến
chủ đề. Tuy nhiên, giáo viên không nên trực tiếp sửa lỗi không quan
trọng; chỉ nên chỉ ra những câu có lỗi phổ biến của học sinh. Giáo viên
nên khuyến khích học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi cho nhau trước khi
chữa lỗi chung cho cả lớp.
- Việc gọi các cá nhân hoặc các cặp học sinh trình bày lại trước lớp đôi
khi không cần thiết vì dễ gây nhàm chán. Vì vậy nên để hoạt động này
vào cuối giờ, chỉ gọi học sinh tiêu biểu lên bảng kiểm tra lại bài, nhận xét
và cho điểm động viên (nếu cần thiết).
Lưu ý: trong quá trình luyện nói, giáo viên cần chú ý tới khả năng nói
của mọi đối tượng học sinh và có thể đưa thêm yêu cầu cao cho học sinh
khá khi các em đã hoàn thành xong trước hoạt động nói của mình. Các
yêu cầu thêm có thể là: nói xong thì viết tóm tắt lại, tìm nguyên nhân và
thống kê số lượng, so sánh đối chiếu, …

C) Giai đoạn luyện nói tự do (Free Practice/ Production)
Hoạt động này thường rơi vào các bài tập cuối cùng (Nhiệm vụ cuối cùng)
tổng hợp các bài tập trước đó hoặc yêu cầu học sinh liên hệ bản thân. Trong
quá trình thực hiện giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
- Yêu cầu học sinh có thể nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân
trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương nơi mình ở…
- Giáo viên lưu ý chỉ nên đưa ra những yêu cầu chung, không hạn chế về ý
tưởng cũng như ngôn ngữ để học sinh tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo
của các em.
- ở giai đoạn này, giáo viên vẫn cần tổ chức cho học sinh hoạt động theo
cặp/ nhóm và yêu cầu học sinh phải nói lưu loát . Giáo viên hạn chế can
thiệp vào quá trình nói của học sinh.
24


- Giáo viên cần kiểm tra và cho điểm để khuyến khích học sinh xung phong
lên bảng.
3. Dạy kĩ năng nghe
Nghe và đọc thuộc các kĩ năng tiếp nhận (receptive skills). Dạy các kĩ năng
tiếp nhận giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
3.1. Ba giai đoạn trong một bài dạy kĩ năng tiếp nhận
Ba giai đoạn trong một bài dạy kĩ năng tiếp nhận thông tin thường được sử
dụng là: trước khi nghe ; trong khi nghe; sau khi nghe.
Giai đoạn 1: Trước khi nghe (Pre-listening)
GV cần tạo tâm thế nghe bằng cách cuốn hút học sinh vào nội dung hoặc
chủ đề của bài nghe; gây hứng thú cho học sinh đối với bài sắp nghe; gợi mở
để huy động kiến thức có sẵn của học sinh về chủ đề bài nghe, giúp học sinh
có thể sử dụng kiến thức đó để nghe hiểu dễ dàng hơn; tạo điều kiện cho học
sinh giúp đỡ nhau trong bài học.
GV có thể giải quyết trước một số khó khăn mà học sinh có thể gặp phải

trong bài nghe những khó khăn về kiến thức văn hoá nền, về ngôn ngữ như
từ, cấu trúc, âm khó, v.v.
GV cần đặt mục đích nghe cho học sinh nghe để làm gì? nghe và tiến hành
các lại bài tập gì.
Giai đoạn 2: Trong khi nghe (While-listening)
Trong giai đoạn này học sinh nghe và thực hiện một số yêu cầu bài tập nhằm
luyện tập những tiểu kĩ năng nghe nhất định như: nghe lấy nội dung chính,
nghe lấy thông tin chi tiết, nghe để hiểu được ý định, thái độ, quan điểm của
25


×